Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Ngoại thương Hà Nội:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu khoá luận

2.1.2.Khái quát về hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Ngoại thương Hà Nội:

Những năm vừa qua, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng như những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thời phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ các NHTM trên địa bàn, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam một mặt vượt qua những khó khăn, mặt khác tranh thủ những điều kiện thuận lợi và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Sau đây là kết quả một số hoạt động kinh doanh của VCB Hà Nội năm 2010:

2.1.2.1. Công tác huy động vốn:

Nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 đạt 11.129 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 10.705 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 2009 và hoàn thành 98,5% kế hoạch huy động vốn năm 2010.

Nếu căn cứ theo chỉ tiêu “Tốc độ thực hiện bình quân” được VCB trung ương đưa ra làm căn cứ tính điểm hoàn thành kế hoạch thì huy động vốn bình quân ngày từ 01/01/2010 đến 31/12/2010 so với thời điểm 31/12/2009 tăng 9,63%. Con số này cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh năm 2010 duy trì được sự ổn định và đồng đều.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VCB Hà Nội từ năm 2008 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 1. Theo thành phần kinh tế 7175 100% 8355 100% 10705 100% Huy động từ dân cư 5395 75% 5904 71% 6165 58% Huy động từ TCKT 1780 25% 2451 29% 4540 42% 2. Theo loại tiền 7175 100% 8355 100% 10705 100% VND 3919 55% 4803 57% 6931 65% Ngoại tệ quy đồng 3256 45% 3552 43% 3774 35%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2010)

Thị phần huy động vốn của VCB Hà Nội năm 2010 trên địa bàn:

Huy động vốn VND năm 2010 tại Chi nhánh đạt mức tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội năm 2010 đạt 767.683 tỷ đồng và thị phần huy động vốn đối với VND – USD – USD quy VND đến cuối năm 2010 của VCB Hà Nội trên địa bàn với hơn 300 ngân hàng và TCTD đang hoạt động lần lượt là 1.2% - 1% - 1.4%. tính chung, thị phần huy động vốn của VCB Hà Nội năm 2010 tăng 0.05% so với thị phần của năm 2009.

Từ đầu năm 2010, công tác cho vay tại VCB Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc Nghị Quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời luôn bám sát chủ trương của Chính phủ về chống suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay, tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác huy động vốn theo chủ trương của NHNT Việt Nam, đảm bảo điều hoà ổn định các cân đối tiền tệ, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, dân cư phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống.

* Dư nợ cho vay toàn chi nhánh

Dư nợ cho vay toàn Chi nhánh đến 31/12/2010 đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 25.8% so với 31/12/2009, vượt kế hoạch năm 2010 (VCB trung ương giao 3.650 tỷ đồng).

Cơ cấu dư nợ cho vay đến 31/12/2010 như sau: - Theo loại tiền:

+ Dư nợ cho vay VND đạt 2.834 tỷ đồng, chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 30% so với 31/12/2009.

+ Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 1.098 tỷ quy đồng, chiếm 30% tổng dư nợ, tăng 30% so với 31/12/2009.

- Theo thời hạn vay:

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.993 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư nợ. + Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 939 tỷ đồng, chiếm 14% tổng dư nợ. Đặc biệt năm 2010, Ban giám đốc xác định nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, luôn duy trì mức dư nợ cho vay hợp lý và đảm bảo định hướng tăng tín dụng của hệ thống.

Nợ xấu tính đến 31/12/2010 là 237,7 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ tại Chi nhánh.

Dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà NỘi cuối năm 2010 đạt 494.770 tỷ đồng, tăng 31,27% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó dư nợ VND đạt 338.980 tỷ đồng, tăng 25,14% so với năm 2009; dư nợ ngoại tệ đạt 125.614 triệu USD, tăng 46,75% so với năm trước. Như vậy, thị phần dư nợ cho vay đối với VND – USD – Quy ND của VCB Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2010 lần lượt là 0.83% - 0.046% - 0.79%. Như vậy, so với cuối năm 2009, thị phần dư nợ cho vay của Chi nhánh giảm khoảng 0.07% - 0.024% - 0.2%.

2.1.2.3. Công tác kinh doanh ngoại tệ:

Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh năm 2010 đạt khoảng 332,7 triệu USD, giảm 47% so với năm 2009. trong đó doanh số mua vào đạt 166,4 triệu USD, doanh số bán ra đạt 166,3 triệu USD bằng 52% doanh số mua vào và bán ra năm 2009.

Trong năm 2010, tình hình ngoại tệ trên thị trường ngoại hối diễn biến phức tạp. Mặc dù ngày 17/8/2010, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND nhằm áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt và phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng tình hình cung cầu ngoại tệ USD vẫn diễn biến phức tạp.

Trước diễn biến thực tế cũng như xu hướng tăng của tỷ giá đồng USD , VCB Hà Nội luôn có các chính sách chủ động trong công tác điều hành tỷ giá và có chính sách thu hút ngoại tệ để giải quyết kịp thời các nhu cầu cho khách hàng nhập khẩu, trả nợ vay,... và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên lượng USD VCB Hà Nội mua vẫn không đủ đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu có quan hệ với VCB Hà Nội.

2.1.2.4. Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ:

Phát triển tốt công tác dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố 2.1.2.5. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Năm 2010 là năm khó khăn đối với hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh do Chính sách của Nhà nước trong việc hạn chế nhập khẩu, biến động phức tạp của tỷ giá trên thị trường, sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do dẫn đến khách hàng có nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu găm dữ USD hoặc bán giá cao vì vậy lượng ngoại tệ Chi nhánh mua được từ khách hàng rất hạn chế, Chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu của khách hàng. Mặt khác, hiện nay VCB không có cơ chế thu phí hoa hồng hoặc phí môi giới... đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá cao như một số ngân hàng TMCP khác nên nhiều khách hàng đã chuyển hoạt động thanh toán XNK sang ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, cạnh tranh giành khách hàng và thị phần trong hoạt động thanh toán XNK giữa các ngân hàng thương mại trên điạ bàn ngày càng lớn cũng tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh.

Bảng 2.2. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của VCB Hà Nội qua các năm (2008 - 2010) Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Xuất khẩu 274.000 259.700 176.000 Nhập khẩu 216.400 173.300 216.000 Tổng kim ngạch 490.400 433.000 392.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010)

Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 392 triệu USD, giảm 3,13% so với năm 2009, hoàn thành 88% kế hoạch năm 2010. Trong đó: kim

ngạch xuất khẩu đạt 176 triệu USD, tăng 3 triệu USD so với năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đạt 216 triệu USD, giảm 43 triệu USD so với năm 2009.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 38 - 44)