5. Kết cấu khoá luận
3.2.9. Những giải pháp về hoạt động nghiệp vụ:
3.2.9.1. Đối với dịch vụ mở L/C nhập khẩu trả ngay:
Để hạn chế rủi ro từ phương thức này, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:
Cần nâng cao trình độ thẩm định để nắm chắc tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Sở cần liên hệ chặt chẽ với khách hàng nhập khẩu để hạn chế rủi ro đạo đức.
Cán bộ làm việc trong lĩnh vực này cần phải tự mình trau dồi nghiệp vụ, nắm vững UCP để kiểm tra được những sai sót nhằm bảo vệ khách hàng của mình kịp thời. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần liên hệ thường xuyên với khách hàng nhập khẩu để nắm vứng thồn tin về hàng hoá, xem hàng đã được giao hay chưa. Nếu bộ chứng từ phù hơp mà hàng hoá vẫn chưa được giao lên tàu tức là đã có dấu hiệu lừa đảo, thì cần phải dựa vào sự can thiệp của pháp luật để ngừng thanh toán.
Phải cân nhắc những điều kiện bất lợi trong nội dung của L/C đối với ngân hàng phát hành.
Ngân hàng nên quy định mức ký quỹ hợp lỹ. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm trong kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì với mức ký quỹ hợp lý, ngân hàng có thể giảm thiểu được tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra đồng thời tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Bởi vậy cần có sự linh hoạt trong mức ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ thường dựa vào các tiêu chí sau:
- Uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu: Nếu khách hàng là những bạn hàng truyền thống, có uy tín trong thanh toán thì có thể được hưởng mức ưu đãi.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm: tuỳ thuộc loại hàng nhập về có khả năng tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng như thế nào, thị trường tiêu thụ lớn hay nhỏ, giá cả có ổn định không... mà ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ phù hợp.
- Hiệu quả kinh tế của lô hàng: tuỳ hiệu quả kinh tế mà định mức ký quỹ cho phù hợp, bởi vì tỷ suất lợi nhuận mà lô hàng mang lại theo giá chuyển nhượng bao giờ cũng thấp hơn giá nhập.
- Căn cứ vào tình hình biến động của tỷ giá: Trong thời kỳ có sự biến động lớn về tỷ giá, ngân hàng cần điều chỉnh các mức ký quỹ để đề phòng với những rủi ro về tỷ giá.
3.2.9.2. Đối với dịch vụ mở L/C nhập khẩu trả chậm:
Đơi với loại L/C dễ gây rủi ro này, ngân hàng cần có những quy định chặt chẽ hơn và nghiêm túc thực hiện các giải pháp sau:
- Chú trọng vào nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. Đây là một khâu không thể thiếu được khi quyết định mở L/C trả chậm cho khách hàng. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc biệt là hình thức bảo đảm bằng thế chấp để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Tiếp tục cập nhật bổ sung về quy chế mở L/C trả chậm, thực hiện theo đúng hướng dẫn trong quy chế. Không nên vì những rủi ro đã xảy ra mà có tâm lý dề chừng, ngại mở những L/C loại này.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.
3.2.9.3. Đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán xuất khẩu:
Nếu ngân hàng được chọn làm ngân hàng thông báo thì cẩn kiểm tra tính xác thực một cách cẩn thận, đặc biệt là với những L/C đến từ những thị trường mới, chứa nhiều rủi ro, những L/C mà ngân hàng phát hành không có quan hệ đại lý, không tham gia hệ thống Swift, không có uy tín trên trường quốc tế,.. Đồng thời ngân hàng nên chủ động tư vấn cho khách hàng những điểm bất lợi trong L/C và sửa đổi L/C cho phù hợp.
Khi thực hiện việc chiết khấu bộ chứng từ, ngân hàng nên thực hiện tốt các bước sau:
- Nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước nhập khẩu, xem xét tư cách của ngân hàng phát hành, người nhập khẩu để quyết định có chiết khấu cho bộ chứng từ không.
- Nên kiểm tra, cân nhắc kỹ lượng về sự phù hợp của bộ chứng từ, khả năng bộ chứng từ được chấp nhận bởi ngân hàng phát hành, khả năng thu hồi lại vốn từ người xuất khẩu nếu bộ chứng từ không được thanh toán (với chiết khấu có truy đòi), các điều khoản không rõ ràng trong L/C dễ phát sinh tranh chấp, về độ rủi ro của hàng hoá trước khi quyết định chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.