Nâng cao năng lực cho nhà quản trị ngân hàng và đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu khoá luận

3.2.6. Nâng cao năng lực cho nhà quản trị ngân hàng và đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế

toán quốc tế đủ tầm và tâm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nâng cao năng lực nhà quản trị và đội ngũ thanh toán viên là một nhiệm vụ mang tính chiến lược và cấp bách, không chỉ để giải quyết nhu cầu cạnh tranh hiện tại mà còn nhằm đáp ứng chiến lược phát triển lâu dài.

Hiệu quả làm việc xuất phát đầu tiên từ con người. Trong công tác TTQT càng đòi hỏi trình độ của người lao động, vì đây là lĩnh vực, công việc phức tạp và khó cả về môi trường, nghiệp vụ. Do đó cần phải tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán trong lĩnh này. Cán bộ thanh toán cần nắm vững, bám sát UCP600; những quan điểm về thanh toán, vận tải, bảo hiểm, phong tục, tập quán, pháp luật của các nước, các khu vực thị trường trên thế giới. Thông qua các buổi hội thảo học hỏi, trao đổi với ngân hàng bạn, nâng cao các nghiệp vụ liên quan như vận tải, bảo hiểm ngoại thương, chú trọng cập nhật các quy định và luật pháp nhà nước về xuất nhập khẩu hay tổ chức các lớp học để đào tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán quốc tế. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đúng đối tượng, có kế hoạch cụ thể nhằm phát huy tốt nhất các kiến thức mới được trang bị, tránh đào tạo tràn lan gây lãng phí về thời gian và tiền bạc.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT, sử dụng thành thạo vi tính, các máy móc, thiết bị công nghệ trong hoạt động TTQT. Thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền để các thanh toán viên hiểu và chấp hành nghiêm ngặt theo quy trình nghiệp vụ.

Cử cán bộ đi du học nước ngoài chuyên về lĩnh vực TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng, đồng thời cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán TDCT trong nước cũng như nước ngoài để tiếp cận với những kiến thức TTQT hiện đại.

Hình thành bộ phận tư vấn cho khách hàng với một đội ngũ cán bộ có trình độ hiểu biết sâu rộng để giúp khách hàng có những quyết định đúng đắ, kịp thời, thậm chí có thể tham gia cùng khách hàng khi được yêu cầu trong đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm thoả thuận điều khoản thanh toán có lợi nhất như: lựa chọn các ngân hàng đối tác, yêu cầu về chứng từ, hình thức L/C,...

Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác TTQT bằng việc áp dụng những tiêu chuẩn cụ thể về bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp cận với các nghiệp vụ

và công nghệ ngân hàng hiện đại, mức độ am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế, lựa chọn những cán bộ có tư cách phẩm chất tốt, kiên quyết không để những cán bộ có biểu hiện không trong sạch, lợi dụng khách hàng, những cán bộ không đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ thì cần phải đào tạo lại hoặc sắp xếp sang công việc khác. Bên cạnh đó cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ thanh toán viên, gắn liền với quyền lợi của cán bộ thanh toán. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do thanh toán viên thường xuyên đối mặt với rủi ro/

Có chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia về TTQT tận tâm, tận lực làm việc cho ngân hàng. Với một chuẩn mực đặt ra cho cán bộ TTQT và các chuyên gia TTQT về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cần có một chính sách lương thưởng thích hợp, chế độ đãi ngội học tập nhất định để khuyến khích cán bộ phấn đấu tốt hơn, tâm huyết với ngành nghề, với ngân hàng, tránh được tình trạng “chảy máu chất xám”., đồng thời thu hút được các chuyên gia có kinh nghiệm đến và làm việc cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 70 - 72)