5. Kết cấu khoá luận
3.3.2. Kiến nghị của người viết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp
doanh nghiệp XNK:
3.3.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước:
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước ngày càng được khẳng định. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại một cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với khả năng tồn tại và phát triển của quốc gia đó. Các chính sách kinh tế của Nhà
nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, thanh toán xuất nhập khẩu nói chung, tín dụng chứng từ nói riêng rất cần đến những chính sách hợp lý, phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động ngày càng được mở rộng và ngày càng phát triển, đồng thời phòng tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và ngân hàng. Sau đây là một số kiến nghị đối để Nhà nước có thê phát huy tối đa vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực thanh toán quốc tế nói riêng:
- Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ Thanh toán quốc tế của NHTM, đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế.Tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh cho hoạt động thanh toán TDCT của toàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các bên trong quy trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thừa nhận hoàn toàn và áp dụng tuyệt đối UCP trong thanh toán quốc tế (tín dụng chứng từ). Các NHTM nội địa, NH nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài đều tuân thủ quy định trên. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thông báo tuân thủ UCP 600 hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
Tuy nhiên UCP không phải là luật mà chỉ là tập hợp các thông lệ và tập quán quốc tế về giao dịch tín dụng chứng từ, hướng dẫn thực hành. Nên khi tranh chấp xảy ra, UCP không thể giải quyết một cách trọn vẹn. Cho đến nay UCP 600 được tất cả các ngân hàng được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế áp dụng nhằm hoà nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu. Việt Nam đến nay chỉ dừng lại ở mức độ chấp nhận và áp dụng UCP, chưa có các Quy định về xét xử tranh chấp
theo Tín dụng chứng từ mà chỉ dựa vào Luật Dân sự, Luật Thương mại và các Luật khác. Vấn đề thủ tục pháp lý trong giải quyết tranh chấp vẫn bỏ ngỏ. Do vậy cần có những quy định nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp đặc biệt là chống gian lận, lừa đảo trong giao dịch tín dụng thư. Ngày càng có nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng sự yếu kém của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giao dịch tín dụng chứng từ để hành nghề. Ta cần sử dụng cơ chế pháp luật để ngăn chặn. Thực ra, soạn thảo các quy định xét xử tranh chấp tín dụng thư không khó, vấn đề là ý chí của cơ quan pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước cho một luật tín dụng thư hoàn chỉnh.Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập đặc thù của nước ta.
Các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ là cơ sở để Toà án, Trọng tài kinh tế áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp mà còn mang lại lợi ích cho các ngân hàng cũng như các đối tác tham gia vào quá trình thanh toán. Họ sẽ có thể nghiên cứu trước, tuân thủ theo các quy định đó và không bị lúng túng khi phát sinh tranh chấp.
-Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu:
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tăng cường hiệu lực các văn bản và thủ tục xuất nhập khẩu. Cần có quy chế bắt buọc đối với các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, phương hướng phát triển kinh doanh,... thì mới cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (trở thành các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ). Thực tế cho thấy, thực lực tài chính của các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu
bằng vốn vay ngân hàng. Nếu kinh doanh thua lỗ sẽ trực tiếp có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, uy tín thanh toán đối với ngân hàng.
-Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với các hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động Thanh toán quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
3.3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các quy trình , quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát các ngân hàng các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.
-Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC). Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngửa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho ngân hàng kiẹp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh của ngân hàng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm . Đồng thời cũng nên có cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nự của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng.
- Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Để thị trường tiền tệ hoạt động theo quy chuẩn đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có những bước đổi mới về cơ chế điều hành cũng như quản trị ngân hàng.
- Phát triển công nghệ ngân hàng và hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế về hoạt động dịch vụ thanh toán.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
3.3.2.3. Kiến nghị với các công ty xuất nhập khẩu:
Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ phía khách hàng – những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Chính những yếu kém về nghiệp vụ xuất nhập khẩu đã khiến họ là người phải gánh chịu những hậu quả không đáng có. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cần phải đi từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tuy nhiên lại chưa sẵn sàng về mọi mặt để đáp ứng những đòi hỏi về nghiệp vụ, trình độ, kinh nghiệm cũng như sư hiểu biết khi tham gia vào nền kinh tế thế giới. Do vậy trước khi bước vào một giao dịch kinh tế với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những yếu tố sau để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể:
- Các doanh nghiệp tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế và TTQT, có năng lực trong công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.
- Kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chộp giật, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và do đó nó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ tín , thực hiện cam kết với ngân hàng. Phải luôn giữ quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng về các điều khoản, điều kiện trong L/C, hợp đồng thương mại, về tư cách, tình hình tài chính của phía đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng, thực hiện đúng các chỉ dẫn về điều khoản của L/C. Khi có tranh chấp phát sinh, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục chứ không nên quy hết trách nhiệm cho ngân hàng.
- Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến các đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết rất dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi chấp nhận bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng cần kiểm tra hàng và bộ chứng từ để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hóa sau này đặc biệt là trong trường hợp do nhu cầu cấp thiết về hàng hoá nên đã chấp nhận mọi điều kiện của chứng từ để ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng trước khi bộ chứng từ tới nơi.
- Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài. Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và do nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam thường ít có được kết quả khả quan trong các phiên toà quốc tế.
Do vậy, khi được quyền chọn toà án xử án khi có tranh chấp nên chọn trọng tài xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam) hoặc toà án ở một nước thứ ba mà Doanh nghiệp có sự am hiểu và thông thạo về luật pháp nước đó.
-Tìm hiểu kỹ càng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. các chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán của các quốc gia có liên quan đến quy trình thanh toán để có thể tránh những rủi ro quốc gia và rủi ro chính sách có thể xảy ra.
Như vậy chỉ khi các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế thực hiện đúng các điều kiện trên thì công tác thanh toán qua ngân hàng mới nhanh chóng, thuận tiện và hoạt động XNK của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Kết luận chương III
Trên những cơ sở lý luận về rủi ro thanh toán TDCT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những phân tích đánh giá thực trạng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội, chương 3 của khoá luận đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị tới ngân hàng, các cơ quan chuyên trách, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội có thể hạn chế được những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và trên thế giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó phải kể
đến lĩnh vực thanh toán quốc tế. Kim ngạch xuât nhập khẩu tăng mạnh qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. ĐẠt được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là trung gian thanh toán quốc tế, với phương thức thanh toán chủ yếu là tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã giúp cho hoạt động TTQT diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao.
Có thể noíu sau khi gia nhập WTO, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt về mức độ cạnh tranh, về quy mô, chất lượng các sản phẩm dịch vụ và công nghệ ngân hàng. Điều này cho thấy định hướng phát triển nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đang đi đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bất cứ sự phát triển nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro mà hệ thống ngân hàng cần có những biện pháp dự phòng và hạn chế tổn thất, đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và kinh doanh ngân hàng nói chung được diễn ra trong điều kiện an toàn nhất. Vì vậy, khoá luận xác định đề tài về giải pháp hạn chế rủi ro làm mục tiêu nghiên cứu và đã hoàn thành được những việc sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán TDCT, nhận diện những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động thanh toán trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, khoá luận đã đánh giá được toàn diện thực trạng rủi ro hoạt động thanh toán TDCT đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong những năm gần đây, từ đó rút ra được những tồn tại và nguyên nhân rủi ro để làm cơ sở cho những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại ngân hàng.
Ba là, đưa ra được một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với hoạt động thanh toán TDCT trên cơ sở thực trạng và những biện pháp hạn chế đối
với hoạt động TTQT. Để những biện pháp này có tính khả thi trong thực tế, khoá luận cũng nêu ra một số kiến nghị làm điều kiện thực hiện các giải pháp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1. Tính cấp thiết của đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...2
4. Phương pháp nghiên cứu:...3
5. Kết cấu khoá luận...3
CHƯƠNG I...4
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO...4
1.1. Khái quát về thanh toán TDCT...4
1.1.1. Định nghĩa tín dụng chứng từ...4
1.1.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT (L/C):...5
1.1.3. Các bên tham gia:...7
1.1.4. Qui trình nghiệp vụ thanh toán L/C:...8
1.1.5. Văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch L/C:...10
1.2. Thanh toán quốc tế bằng L/C – nhận diện rủi ro:...13
1.2.1. Khái niệm rủi ro:...14
1.2.2. Nhận diện rủi ro:...15
1.2.3. Nhân tố tác động đến rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ:...27
1.3. Quản lý rủi ro trong TTQT – kinh nghiệm từ một số ngân hàng lớn:...31
1.3.1. Khái quát rủi ro trong TTQT trên thế giới:...31
1.3.2. Quản lý rủi ro trong TTQT tại một số NHTM điển hình trên thế giới và Việt Nam:...32