Cần đưa luật áp dụng vào trong Tín dụng thư:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu khoá luận

3.2.7. Cần đưa luật áp dụng vào trong Tín dụng thư:

Cho đến nay, hầu như không có TDT nào đưa vào điều khoản luật áp dụng. TDT là một cam kết bảo đảm của một bên (ngân hàng phát hành) cho đối tác (người hưởng) cũng được coi là một hợp đồng. Trong TDT, câc bên chấp nhận áp dụng UCP. Tuy nhiên bộ quy tắc này không phải là luật mà chỉ là tập hợp các thông lệ và tập quán quốc tế về giao dịch tín dụng chứng từ, hướng dẫn thực hành. Nó không đề cập đến luật áp dụng giải quyết tranh chấp giữa các bên. Do vậy, dẫn chiếu UCP là chưa đủ để đảm bảo sự hoàn thiện của một hợp đồng có tính quốc tế. UCP không giải quyết những vấn đề tranh chấp kiện tụng sự khác biệt hay mẫu thuẫn về luật quốc gia. Khi xảy ra kiện tụng, các bên mới bắt đầu “tìm kiếm” luật áp dụng. Trong cuốn “Letter of Credit: A confict of Laws perspective”, tác giả Tech Oon Ieong – Viện Hàn Lâm Singapore đã nêu vấn đề tranh chấp và luật áp

dụng trong giao dịch tin dụng chứng từ. Tác giả khẳng định vấn đề chọn luật áp dụng rất quan trọng vì nó sẽ giải quyết tranh chấp được nhanh chóng và quyết định đến kết quả tranh chấp của các bên.

Tuy nhiên cho đến nay, các bên – đặc biệt là ngân hàng phát hành vẫn bỏ qua điều khoản luật áp dụng trong TDT, mặc dù tranh chấp không phải ít xảy ra. Trong trường hợp này, Toà sẽ xác định luật áp dụng, xem xét mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch TDT. Điều cần lưu ý là do tính độc lập của giao dịch tín dụng chứng từ với giao dịch của hợp đồng thương mại, luật áp dụng trong hợp đồng cơ sở không nhất thiết phải áp dụng cho giao dịch tín dụng thư. Tuy nhiên, Toà sẽ xác định luật áp dụng, xem xét mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch TDT. Thông thường các mối quan hệ khác nhau của từng cặp đối tác áp dụng theo các luật khác nhau. Mối quan hệ giữa người mở và ngân hàng phát hành được điều chỉnh bởi luật của một nước vì cả hai đối tác cùng chung một quốc gia. Có thể Luật của quốc gia, nơi ngân hàng chiết khấu, ngân hàng được chỉ định và người hưởng sẽ được áp dụng trong giải quyết tranh chấp của hai đối tác này. Nhưng việc lựa chọn luạt sẽ phức tạp đối với tranh chấp giữa ngân hàng phát hàng và ngân hàng chiết khấu hoặc giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận vì liên quan đến hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia.

Việc quy định luật áp dụng trong tín dụng thư sẽ giúp các bên tham gia xác định được nguồn luật điều chỉnh giao dịch của mình và có thể đưa ra những quyết định phù hợp với luật áp dụng, tránh được những rủi ro pháp lý mang lại, hoặc nếu có xảy ra tranh chấp thì việc xác định trước luật áp dụng giúp các bên tham gia nhanh chóng có được kết quả cuối cùng, giảm thiểu tổn thất về thời gian cũng như tiền của do các tranh chấp mang lại.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 72 - 74)