Quản lý rủi ro trong TTQT tại một số NHTM điển hình trên thế giới và Việt Nam:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 32 - 37)

5. Kết cấu khoá luận

1.3.2.Quản lý rủi ro trong TTQT tại một số NHTM điển hình trên thế giới và Việt Nam:

Việt Nam:

1.3.2.1. Quản lý rủi ro ỏ Citibank:

Trong nhiều năm qua, Citibank luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với sự ra đời và phát triển từ rất lâu, cùng với công nghệ ngân hàng hiện đại, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT nhất là phương thức thanh toán TDCT.

Một số biện pháp mà Citibank đã áp dụng để quản lý rủi ro:

- Luôn cập nhật thông tin về tình hình thị trường và các khách hàng để từ đó ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán.

- Lập các trung tâm thanh toán ở các châu lục khác nhau như: + Trung tâm thanh toán TAMPA ở châu Mỹ.

+ Trung tâm thanh toán LONDON ở châu Âu và châu Phi. + Trung tâm thanh toán MUMBAI ở Đông Nam Á.

+ Trung tâm thanh toán PEANAng ở Nam Á.

Việc thành lập các trung tâm thanh toán ở các khu vực khác như vậy sẽ giúp tiếp cận các thị trường khác nhau từ đó tìm hiểu tập quán, quan điểm của từng nước trong thanh toán, các điều kiện vi mô và vĩ mô của khách hàng. Từ đó, thông tin được cập nhật nhanh chóng tới toàn bộ hệ thống, nó có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau giữa các chi nhánh. Vì trong thanh toán quốc tế, việc hiểu rõ tập quán, quan điểm

của từng nước, từng khu vực trong thanh toán là một việc làm cần thiết để từ đó có thể ngăn ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng thanh toán.

- Citibank cũng rất chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực vì họ cho rằng dù khoa học công nghệ có phát triển tới đâu thì có những việc mà máy móc không thể thay thế được cho con người. Hơn nữa, các thanh toán viên là những người trực tiếp vận dụng công nghệ và các kiến thức chuyên môn của mình vào quá trình thanh toán. Vì vậy cần đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao về mọi mặt để vận hành quá trình thanh toán trơn tru hơn và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

- Thực hiện việc luân chuyển cán bộ từ phòng nghiệp vụ này sang nghiệp vụ khác, giúp các cán bộ nắm được toàn diện các nghiệp vụ của một ngân hàng. Vì vậy khi tiến hành một nghiệp vụ nào đó trong thanh toán thì họ có thể hiểu đầy đủ các bước của một quy trinh nghiệp vụ và các kiến thức liên quan, từ đó hạn chế được các rủi ro trong thanh toán.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ HSBC Việt Nam:

HSBC hiện đứng đầu về thanh toán xuất nhập khẩu trong khối các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Dịch vụ này hiện chiếm 30% tổng doanh thu của ngân hàng.

Cứ khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC thì 7 phải chỉnh sửa L/C.

Theo HSBC thì điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là:

- Các doanh nghiệp Việt Nam khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt đầy đủ các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá,...

- Còn thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hẩu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Còn nhỉều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách , luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế.

Theo kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu của HSBC, các doanh nghiệp cần đặc biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá cả quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Bởi những hàng hoá quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vẩn tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao hàng đúng và đủ như thoả thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo hiểm, tài chính không lành mạnh. Với người bán (doanh nghiệp xuất khẩu) các rủi ro thường gặp là khả năng tài chính, hàng hoá không được chấp nhận, chiến tranh hoặc bạo động ở nước xuất khẩu, ngoại tệ thanh toán biến động, các luật lệ, quy định của các nước nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá.

Về lãi suất, doanh nghiệp nên cẩn trọng với các biến động khi cho vay xuất khẩu như biến động tỷ giá ngoại hối, mẫu L/C từ phía ngân hàng không đúng thủ tục quốc tế...

Người mua (doanh nghiệp nhập khẩu) có thể gặp rủi ro do không được giao hàng theo hợp đồng, bị giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng giả, lừa đảo, kém phẩm chất và không đúng quy cách. Thậm chí, cả khi ngân hàng được uỷ nhiệm chiết khấu hay nhờ thu không thực hiện đúng quy cách quốc tế. HSBC cũng khuyến cáo doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá như thông tin về công ty giao nhận, mở L/C, bảo hiểm tín dụng,... nhằm đảm bảo hạn chế và phòng chống được rủi ro.

Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, số đông doanh nghiệp vẫn e ngại với thanh toán điện tử, họ ngại bởi phải thay đổi thói quen, nghi ngờ tính an toàn của thanh toán điện tử vì thiếu việc...ký và đóng dấu.

Theo HSBC, quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trong nhất để doanh nghiệp gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, có nhiều chi phí ở nước ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát hết.

1.3.2.3. Kinh nghiệm Từ ANZ:

Với kiến thức và hiểư biết của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, ngân hàng ANZ đưa ra cho khách hàng các gói dịch vụ “Quản lý rủi ro thương mại” và “ Tư vấn thương mại quốc tế”, hỗ trợ khách hàng nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế.

- Dịch vụ quản lý rủi ro thương mại: ANZ đã đưa ra một số giải pháp nhằm giảm bớt rủi ro khi các doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng mua bán quốc tế. Mỗi doanh nghiệp có nhu cầu khác nhau, vì vậy ngân hàng cung cấp cho khách hàng những rủi ro có thể gặp phải và tư vấn các giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

- Dịch vụ tư vấn thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế là môi trường năng động và đầy thách thức. ANZ áp dụng phương pháp mang tính chiến lược trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp các giải pháp tài trợ thương mại phục vụ nhu cầu kinh doanh của họ. Để đơn giản và thuận tiện cho khách hàng, ANZ có đội ngũ các chuyên gia thương mại ở những chuyên ngành khách nhau, những người hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chuyên gia này sẽ năm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, đưa ra những tư vấn hợp lý để doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng một cách hiệu quả và tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Kết luận chương I

Chương I đã nêu một cách khái quát chung về phương thức thanh toán TDCT và những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng phương pháp này trong thương mại quốc tế.

Có thể nói tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và dường như có thể dung hoà khá tốt lợi ích cũng như rủi ro cho các bên tham gia. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì phương thức thanh toán này cúng ẩn chứa nhiều rủi ro cho các chủ thể gắn quyền lợi của mình vào một L/C, đạc biệt là những chủ thể chưa chuẩn bị sẵn sàng về luật pháp, chính sách xuất nhập khẩu, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia liên quan, các thông lệ, tập quán thanh toán quốc tế,...

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại vietcombank hà nội (Trang 32 - 37)