5. Kết cấu khoá luận
2.2.1. Thực trạng rủi ro tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội khi cung cấp các dịch vụ
cấp các dịch vụ thanh toán L/C cho khách hàng:
Rủi ro TTQT theo phương thức TDCT được biểu hiện không chỉ là việc bộ chứng từ không được thanh toán mà còn là bất cứ sự chậm trễ nào trong thanh toán, những biểu hiện rủi ro này được thể hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của thanh toán TDCT như: rủi ro khi phát hành L/C, rủi ro khi thông báo L/C, rủi ro khi xác nhận L/C, rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá,...
Các dịch vụ thanh toán quốc tế dựa trên phưong thức thanh toán Tín dụng chứng từ mà Vietcombank đang cung cấp cho khách hàng khá đa dạng phá phục vụ khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng khi tìm đến với ngân hàng. Tuy nhiên khi cũng cấp những sản phẩm dịch vụ này, ngân hàng cũng không tránh khỏi gặp phải những rủi ro.
2.2.1.1. Dịch vụ thanh toán xuất khẩu:
Dịch vụ thông báo L/C, sửa đổi L/C: Nhận được L/C từ NH nước ngoài,
VCB kiểm tra tính chân thực của L/C hoặc sửa đổi L/C và thông báo đến khách hàng qua điện thoại. Bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C sẽ được giao trực tiếp cho khách hàng tại trụ sở VCB hoặc qua dịch vụ bưu điện. Nhờ có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, Vietcombank có khả năng kiểm tra tính chân thực của L/C một cách chính xác và nhanh chóng.Với kinh nghiệm sâu rộng về Thanh toán quốc tế, Vietcombank sẽ lưu ý khách hàng những điều khoản L/C bất lợi cho người xuất
khẩu, từ đó có thể hạn chế rủi ro cho khách hàng. Vietcombank cũng đưa ra dịch vụ tư vấn miễn phí về các điều khoản thanh toán và nội dung L/C, lựa chọn ngân hàng phát hành cho khách hàng trước khi ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo an toàn thanh toán và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên trên thực tế có những L/C được mở bằng điện hoặc bằng thư mà không qua hệ thống Swift lại bị sai mẫu chữ ký và lỗi rất nhiều nên ngân hàng phải điện yêu cầu xác nhận bằng Telex có mã. Tại những ngân hàng không có quan hệ đại lý, việc xác nhận mẫu chữ kí gặp nhiều khó khăn khi phải xác nhận qua một ngân hàng thứ ba. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thứ ba không đồng ý thực hiện dịch vụ nên lại phải yêu cầu qua một ngân hàng khác gây mất rất nhiều thời gian, có những L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được cho khách hàng nên có trường hợp nhà xuất khẩu bị lỡ chuyến hàng, thậm chí có L/C không thông báo được phải gửi trả lại cho ngân hàng mở, tốn kém nhiều chi phí và thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng.
Cũng có những L/C được chuyển đến từ những thị trường mới đặc biệt là từ các nước châu Phi, đây là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ở những nước này Ngân hàng chưa có quan hệ ngân hàng đại lý hoặc có quan hệ ngân hàng đại lý nhưng ít giao dịch, từ đó dẫn đến việc thiếu thông tin về các đối tác và tạo ra những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch với các đối tác này.
Dịch vụ xác nhận L/C: Vietcombank cam kết sẽ thanh toán (hoặc chấp nhận thanh toán và thanh toán khi đến hạn) cho bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C do NH nước ngoài phát hành cho khách hàng. Để hạn chế rủi ro có thể gặp phải khi cung cấp dịch vụ này, Viecombank chỉ xác nhận những L/C đáp ứng đủ các điều kiện sau: L/C cho phép đòi tiền bằng điện hoặc đòi tiền ngân hàng hoàn trả theo cam kết hoàn trả hoặc cho phép ghi nợ tài khoản của NH phát hành tại Vietcombank; NH phát hành có hạn mức xác nhận L/C tại Vietcombank. Đồng thời với kinh nghiệm của mình, Vietcombank khuyến cáo
các khách hàng của mình nên tham khảo ý kiến của Vietcombank về các điều khoản thanh toán trước khi ký kết hợp đồng XNK sử dụng L/C xác nhận qua Vietcombank để tránh một cách tối đa những khúc mắc có thể gặp phải trong quá trình thanh toán sau này.
Khi thực hiện dịch vụ xác nhận L/C cho khách hàng, ngân hàng có thể gặp phải rủi ro do ngân hàng phát hành không thanh toán hoặc cố tình trì hoãn việc hoàn trả lại tiền cho ngân hàng xác nhận. Ví dụ như Vietcombank đã từng xác nhận cho một L/C được phát hành bởi một ngân hàng Campuchia, người thụ hưởng xuất trình chứng từ tại ngân hàng xác nhận. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, thấy phù hợp với các điều khoản của L/C, Vietcombank quyết định thanh toán và gửi bộ chứng từ đó đến ngân hàng phát hành kèm với yêu cầu hoàn trả. Ngân hàng phát hành Campuchia đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ xuát trình không phù hợp. Vụ việc được đem ra toà, phán quyết cuối cùng nghiêng về Vietcombank, tuy nhiên ngân hàng này vẫn không chịu thanh toán ngay cho ngân hàng của Việt Nam. Vietcombank quyết định xử lý tài sản mà ngân hàng Campuchia đã dùng để thế chấp, tuy nhiên do các tài sản này nằm ở nước bạn nên ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi, xử lý, gây tốn kém về tiền của và mất rất nhiều thời gian cho ngân hàng.
Một rủi ro khác khi ngân hàng thực hiện dịch vụ xác nhận L/C đó là khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ có vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng xác nhận. Vietcombank chiết khấu và gửi cho ngân hàng phát hành L/C bộ chứng từ bao gồm vận đơn được ký hậu cho NHPH và yêu cầu hoàn trả tiền. Sau khi kiểm tra, NHPH thấy chứng từ có sai sót, từ chối thanh toán và thông báo cho Vietcombank, họ gửi trả lại bộ chứng từ. Vietcombank cho rằng mặc dù bộ chứng từ thực tế đã được gửi trả lại nhưng trên thực tế nó như chưa được trả lại do vận đơn chưa được ký hậu lại cho ngân hàng xác nhận, và tiếp tục yêu cầu NHPH thanh toán L/C. Ý kiến của ICC cho rằng NHPH đã hành động đúng, NHXN không thể yêu cầu NHPH ký hậu
chứng từ mà NHPH đã không đồng ý chấp nhận theo L/C. Tập quán của ngân hàng khi gửi trả lại chứng từ nếu phát hiện sai sót là gửi trả lại nguyên trạng như khi nhận. Với tình huống này ta thấy ngoài việc không được thanh toán, ngân hàng xác nhận còn gặp khó khăn là không thể ký hậu vận đơn chuyển nhượng cho nhà nhập khẩu khác nếu như thoả thuận được, vì người có quyền sở hữu hàng hoá theo vận đơn là NHPH.
Dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán: Vietcombank tiếp nhận bộ chứng từ và gửi đi, kiểm tra chứng từ và lưu ý khách hàng về các sửa đổi cần thiết để chứng từ trở nên hoàn hảo. Trong trường hợp không chiết khẩu, Vietcombank lập lệnh đòi tiền theo qui định của L/C và ghi có vào tài khoản của khách hàng ngay khi được NH nước ngoài thanh toán. Trường hợp Vietcombank đồng ý chiết khấu thì ngân hàng sẽ ghi có và tài khoản của khách hàng theo đúng thoả thuận chiết khấu.
Trên thực tế do sự yếu kém trong trình độ nghiệp vụ thanh toán của các đơn vị XNK nên đã thực hiện không đúng những quy định của L/C và lập những bộ chứng từ không hoàn hảo. Hầu hết các bộ chứng từ gửi tới thanh toán hàng xuất đều mắc phải những sai sót. Từ biểu đồ ta thấy cứ 100 bộ chứng từ được gửi đến để thanh toán thì chỉ có 38 bộ chứng từ là phù hợp và 62 bộ chứng từ có sai sót.
Những sai sót thường gặp nhất là:
- Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, sai địa chỉ, tên công ty viết tắt,... - Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng: trong L/C bao giờ cũng có điều kiện cụ thể về số loại và số bản của mỗi loại chứng từ. Nhưng khi lập bộ chứng từ, nhà xuất khẩu thường gặp sai sót như thiếu một loại chứng từ nào đó hoặc không đủ số bản chứng từ yêu cầu hay thừa loại này nhưng lại thiếu loại khác.
-Các sai sót trên bề mặt chứng từ:
+ Số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C.
+ Các chứng từ không ghi số L/C, không ghi nguồn gốc của hàng hoá theo quy định của L/C.
+ Hối phiếu ghi sai tên người bị ký phát. + Chứng từ không đánh dấu bản gốc.
+ Các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá,...
+ Các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hoá,...
Phần thường sai sót nhiều nhất là phần tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee) vì phần này thường được quy định khác nhau trên từng L/C. Một số công ty cho rằng: “Phần người nhận hàng thì phải ghi tên người xin mở L/C (nhà nhập khẩu)”. Trong buôn bán quốc tế, người nào sở hữu vận đơn thì người đó có quyền định đoạt đối với hàng hoá. NHPH thường giành lấy quyền này để tránh rủi ro nhà nhập khẩu không chịu thanh toán. Tuy nhiên, việc này còn tuỳ thuộc và sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng của mình và tuỳ thuộc vào tỷ lệ ký quỹ L/C. Vì vậy mục Consignee thường đa dạng và những sai sót ở phần này thường làm cho NHPH có lý do để từ chối thanh toán.
Đối với bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì việc thanh toán không thực hiện đúng thời gian yêu cầu. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa đi sửa lại nhiều lần, thậm chí đối với những lỗi không thể sửa được thì phải chờ sự đồng ý của bên nhà nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta thường eo hẹp về vốn vì vậy họ thường sử dụng L/C trả ngay. Thực tế phải mất một vài tháng kể từ ngân hàng đòi tiền doanh nghiệp mới nhận được tiền mà nguyên nhân là do bộ chứng từ thanh toán có sai sót và chờ NHPH L/C chấp nhận. Điều này khiến nhà xuất khẩu không thể đáp ứng được vòng quay của vốn. Hơn nữa, họ còn chịu phạt sai sót chứng từ theo quy định của L/C. Và những sai sót trong chứng từ cũng có thể làm cơ sở để người mua giảm giá hoặc từ chối thanh toán. Trong trường hợp này người bán chịu rủi ro lớn nhất song trên thực tế nó lại ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng với tư cách là người tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Khi quyền lợi của khách hàng bị tổn hại, quá trình thanh toán của ngân hàng không được thuận lợi sẽ làm uy tín của ngân hàng giảm sút.
Để đảm bảo khả năng bộ chứng từ được thanh toán là cao nhất, Vietcombank sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, lưu ý khách hàng về các sai sót và gợi ý sửa đổi (nếu có); hỗ trợ khách hàng theo dõi hành trình của bộ chứng từ. Và một lần nữa, với lợi thế về hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới của mình,
Vietcombank sẽ giúp việc thanh toán thực hiện trực tiếp giữa NH nước ngoài với Viecombank hoặc qua NH trung gian với số lượng ít nhất, nhờ đó giúp khách hàng thu hồi tiền hàng trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí hợp lý; Đặc biệt Vietcombank có thể hỗ trợ khách hàng tra soát, đàm phán với NH nước ngoài khi thanh toán gặp trục trặc (bộ chứng từ thất lạc, bị tuyên bố có sai sót,...). Vietcombank cũng lưu khách hàng về thời hạn xuất trình của chứng từ, để bộ chứng từ có thể được sửa chữa kịp thời nếu gặp sai sót, khách hàng nên xuất trình trước khi hết hạn một thời gian hợp lý. Tuy nhiên có những L/C được mở bởi những ngân hàng tại các thị trường khó tính như là HongKong hay Hàn Quốc thường bị thanh toán chậm, thông thường các ngân hàng này có quy định đòi tiền từ ngân hàng thứ ba là chi nhánh của họ ở nước thứ ba bằng hối phiếu, điều này gây mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí đòi tiền làm giảm hiệu quả kinh tế của khách hàng cũng như uy tín của ngân hàng.
Khi lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhà xuất khẩu nên tìm hiểu rõ về L/C và hiểu những điều khoản trong thoả thuận L/C để không chấp nhận những yêu cầu bất lợi trong L/C hoặc yêu cầu sửa đổi chứng từ nhằm tránh những tổn thất, rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Dịch vụ chiết khấu truy đòi: Vietcombank tạm ứng một tỷ lệ nhất định trị giá bộ chứng từ thanh toán theo L/C. Nếu sau đó NH nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ đã được chiết khấu, khách hàng phải hoàn trả lại số tiền đã được tạm ứng cho Vietcombank. Để hạn chế rủi ro cho bản thân ngân hàng, Vietcombank yêu cầu bộ chứng từ xuất trình cần hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C, luật áp dụng và các tập quán thông lệ quốc tế, đồng thời thông qua một quá trình thẩm định tín dụng chặt chẽ đối với doanh nghiệp xin chiết khấu sau đó mới quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không.
Dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi: Vietcombank mua đứt bộ chứng từ theo L/C với tỷ lệ chiết khấu nhất định. Để được sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, bộ
chứng từ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: NH phát hành hoặc NH xác nhận là NH có uy tín, có hạn mức chiết khấu miễn truy đòi tại Vietcombank; Vận đơn được lập theo lệnh của NH phát hành hoặc NH xác nhận và toàn bộ vận đơn gốc xuất trình qua Vietcombank; Bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C, với luật áp dụng và các tập quán, thông lệ quốc tế.
Dịch vụ chuyển nhượng L/C: Vietcombank thực hiện chuyển nhượng L/C
theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất; Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu chuyển nhượng từng phần hoặc toàn bộ giá trị L/C; Vietcombank sẽ thông báo đến người hưởng lợi thứ 2; Vietcombank tiếp nhận chứng từ và gửi chứng từ đi thanh toán. Để được sử dụng sản phẩm này, ngân hàng yêu cầu L/C phải là L/C có thể chuyển nhượng và không có điều khoản nào làm cho L/C không thể chuyển nhượng; L/C quy định Vietcombank là NH chuyển nhượng hoặc NH được chỉ định. Nếu L/C không cho phép giao hàng tứng phần, người hưởng lợi thứ nhất chỉ được chuyển nhượng cho tối đa 1 người hưởng lợi thứ 2, người hưởng lợi thứ 2 không được phép chuyển nhượng cho người hưởng lọi tiếp theo.
2.2.1.2. Các dịch vụ thanh toán nhập khẩu:
Dịch vụ phát hành L/C: Vietcombank phát hành L/C theo yêu cầu của
khách hàng (người nhập khẩu), L/C có thể được phát hành miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng cũng như theo thoả thuận riêng giữa Vietcombank và khách hàng. L/C được Vietcombank phát hành trong vòng 24h. Hơn nữa, là một trong những NH hàng đầu Việt Nam, đặc biệt uy tín về thanh toán quốc tế, L/C do Vietcombank phát hành được hầu hết các ngân hàng trên thế giới chấp nhận, nhờ đó nâng cao vị thế đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng. Đồng thời với kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank có thể tránh được những điều khoản bất lợi cho bản thân ngân hàng và cả ngưòi mở khi mở L/C, hay sử dụng mạng lưới các ngân hàng đại lý cũng như
các tổ chức quốc tế mà ngân hàng là thành viên như một kênh thông tin hữu dụng về các đối tác của ngân hàng và người mở L/C. Điều này sẽ làm giảm đáng kể