Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Hoạt động TTQT ngày càng khẳng định được vai
trò trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoạinói riêng.Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nềnkinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vựcxuất nhập khẩu đặc biệt là công tác TTQT TTQT được coi là một trongnhững trọng tâm của kinh tế đối ngoại Tín dụng chứng từ là phương thứcthanh toán có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác nên được sửdụng phổ biến trong TTQT Tuy nhiên quá trình tham gia thương mại quốc tếchúng ta chưa dáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vìvậy gặp nhiều rủi ro khi sử dụng phương thức này NH ĐT & PT Nam Hà Nộimới tham gia hoạt động TTQT được gần 5 năm, thực tề kinh nghiệm vẫn cònit trong lĩnh vực này do vậy phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro Vìvậy NH ĐT & PT Nam Hà Nội càng phải hạn chế rủi ro trong phương thứcthanh toán TDCT nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Ngân hàng cũng nhưcủa doanh nghiệp XNK.
Quá tình thực tập tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, được tìm hiều về hoạtđộng TTQT tại Ngân hàng, cùng với việc vận dụng kiến thức đã học và thực
tế tìm hiểu tại Chi nhánh Em đã chọn đề tài: “Giải pháp & kiến nghị nhằmhạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT
Nam Hà Nội trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong phươngthức thanh toán TDCT tại Ngân hàng.
Trang 2 Phương pháp nghiên cứu:
o Vận dụng lí luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, sosánh, khái quát hóa và tổng hợp.
o Sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic.
- Đối tượng: rủi ro trong TT TDCT
- Phạm vi: từ năm 2007 - đến nay, tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Kết cấu của báo cáo thực tập:
Chương I: Giới thiệu khái quát về NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Chương II: Thực trang rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức thư tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong
thanh toán theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Trang 3CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN NAM HÀ NỘI
1.1 Sự ra đời và phát triển của NH ĐT & PT Nam Hà Nội
Ngày 31-10-1963, Chi điểm Tương Mai thuộc Chi Nhánh Kiến ThiếtHà Nội được thành lập, tiền thân của Chi Nhánh NH ĐT & PT Thanh Trì Saumột chặng đường dài kể từ đó đến nay, Chi Nhánh đã thay đổi nhiều tên gọikhác nhau Trước đây, NH ĐT & PT Thanh Trì (10/1981 – 2/1983): là Chinhánh cấp II, trực thuộc Chi nhánh cấp I NH ĐT & PT Hà Nội Ngày 31-10-2005, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của NH ĐT & PT VN đã ký quyết định số219/QĐ – HĐQT, nâng cấp Chi nhánh cấp II NH ĐT & PT Thanh Trì lênthành Chi nhánh cấp I và đổi tên thành NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Chi nhánh NH ĐT & PT Nam Hà Nội có trụ sở chính tại km8-đườngGiải Phóng - Quận Hoàng Mai – Thành Phố Hà Nội Chi Nhánh hoạt độngchủ yếu tại Quận Hoàng Mai và Huyện Thanh Trì, nơi có các đường giaothông quan trọng đi qua: quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì,đường vành đai 2,5 và đường thủy Sông Hồng nối mạch giao thông với cáctỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam Địa bàn này là nơi có vị trí quan trọngvề chính trị, quân sự và kinh tế của TP Hà Nội và là nơi có tốc độ đô thịnhanh chóng.
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển cùng với sự lớn mạnh của NHĐT & PT Việt Nam, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ,không ngừng đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng trong tiến trình hội nhập khuvực và quốc tế Đồng thời, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công nhân viênNH ĐT & PT Nam Hà Nội đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của cácngân hàng bạn, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục những mặt
Trang 4chưa đạt được, phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh.
1.2 Cơ cấu tổ chức của NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Căn cứ theo quyết định số 825/QĐ – HĐQT, ngày 23/9/2008 của ChủTịch Hội Đồng Quản Trị NH ĐT & PT VN, V/v: phê duyệt mô hình của Chinhánh NH ĐT & PT Nam Hà Nội có cơ cấu tổ chức: gồm 1 Giám Đốc, 3Phó Giám Đốc (PGĐ) cùng 5 khối với các Phòng Ban như: Phòng Kế HoạchTổng Hợp, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Quản trị Tín dung
Sơ đồ 1.1 Mô hình bộ máy tổ chức tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chung:
- Giúp việc cho Giám Đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trìnhcông tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệmvụ được phân giao.
PGĐ 1
PGĐ 3
Phòng Dịch vụkhách hàngPhòng Quản trị tín dụng
Phòng Quản lý rủi ro
Phòng Kế hoạch tổng hợpPhòng giao dịch 1, 2, 3
Phòng quan hệ khách hàngPhòngTổ chức
hành chínhPhòng Tài chính
kế toán
Trang 5- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệmhoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn,hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ được giao góp phần hoàn thành nhiệm kinhdoanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
Phối hợp chặt chẽ với các Phòng/Tổ khác trong Chi nhánh theo quy trìnhnghiệp vụ Tổ chức lưu giữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáo,thống kê trong phạm vi nhiệm vụ để phục vụ công tác quản trị điều hành củaChi nhánh và của NH ĐT & PT VN theo yêu cầu của cơ quan Nhà Nước - Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện Cánbộ Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh và NH ĐT & PTVN Nghiên cứu đề xuất ứng dụng CNTT vào nghiệp vụ.
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động,thỏa ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựngChi nhánh vững mạnh.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng thuộc các khối:
1.2.2.1.Khối quan hệ khách hàng: (Gồm 2 Phòng)
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tham mưu, đề xuất chính
sách, kế hoạch phát triển khách hàng trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (Sảnphẩm bán buôn, tài trợ thương mại dịch vụ ), chịu trách nhiệm thiết lập,duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng và bán sản phẩm của Ngân hàng.Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng Quản lý tìnhhình hoạt động của khách hàng Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện phápphòng ngừa, xử lý rủi ro.
- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: Nghiên cứu, đề xuất chính sách
phát triển khách hàng, thu thập thông tin và khai thác hệ thống thông tin về thịtrường bán lẻ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketingtổng thể cho từng nhóm sản phẩm Tiếp xúc với khách hàng và nhận hồ sơ
Trang 6vay vốn, phân tích khách hàng và lập báo cáo thẩm định, đồng thời theo dõitình hình hoạt động của khách hàng để đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiệuquả.
1.2.2.2 Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý Rủi ro.
Phòng có chức năng và nhiệm vụ sau: công tác quản lý tín dụng, quảnlý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền,công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ Phòng sẽtham mưu đề xuất chính sách, biện pháp nhằm quản lý rủi ro trong hoạt độngcủa Chi nhánh Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (Quyđịnh, hướng dẫn về công tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ).
1.2.2.3 Khối tác nghiệp: (Gồm 3 Phòng và 1 Tổ).
- Phòng Quản trị Tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị
cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theokết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm về antoàn trong tác nghiệp của Phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộtrước khi giao dịch được thực hiện Và một số nhiệm vụ khác như lưu trữchứng từ, hồ sơ, quản lý thông tin và lập báo cáo thống kê về QTTD
- Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Trực tiếp quản
lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửatiền, kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch Đềxuất với Giám Đốc Chi nhánh về: chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm,dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.
- Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: trực tiếp quản lý kho và xuất/nhập quỹ
(tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố , giao dịch thu – chi tiền mặt phụcvụ khách hàng theo quy định) Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánhvề các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ Tổnghợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
Trang 71.2.2.4 Khối Quản lý nội bộ: (Gồm 3 Phòng).
- Phòng Kế Hoạch – Tổng Hợp: có 4 chức năng nhiệm vụ.
+ Công tác kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác
kế hoạch tổng hợp để tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạchkinh doanh và tổ chức triển khai và theo dõi kế hoạch kinh doanh Đánh giátổng thể hoạt động hoạt động kinh doanh, trực tiếp quản lý con người, hànhchính Tổ Điện toán Chi nhánh.
+ Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức điều hành nguồn vốn, chính
sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn Đề xuất các biện pháp, giảipháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sáchchung của BIDV và tình hình thực tiễn của Chi nhánh Trực tiếp thực hiệnnghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định Chịu trách nhiệmquản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năngthanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
+ Công tác kinh doanh tiền tệ - tài trợ thương mại: trực tiếp thực hiện
các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng Phối hợp tiếp thị, tiếp cậnphát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đốingoại của Chi nhánh Các nhiệm vụ khác như: quản lý hồ sơ, thông tin liênquan đến công tác của Phòng và lập báo cáo nghiệp vụ phục vụ quản trị điềuhành theo quy định
+ Công tác Điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống CNTT, quản trị
mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ,kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Phối hợp với Trung tâmCNTT hoặc Phòng CNTT khu vực góp phần bảo vệ an ninh chung của toànhệ thống
- Phòng Tổ Chức – Hành Chính:
Trang 8+ Công tác tổ chức: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc
về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhânlực tại Chi nhánh.
+ Công tác hành chính: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công
văn đi – đến Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệgiao tiếp, đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong, ngoài hệ thống NH ĐT & PTVN Và công tác quản trị hậu cần như trình duyệt và tổ chức thực hiện muasắm các loại tài sản, công cụ đảm bảo điều kiện làm việc và hoạt động củaChi nhánh
- Phòng Tài Chính Kế Toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp và công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kếtoán tại Chi nhánh Giám sát tài chính, đề xuất tham mưu với Giám Đôc Chinhánh về việc hướng dẫn chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ, biệnpháp quản lý tài sản, định mức tài chính Kiểm tra định kỳ, chịu trách nhiệmvề tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán,báo cáo kế toán, báo cáo tài chính , quản lý thông tin và lập báo cáo.
1.2.2.5 Khối trực thuộc:
- Nhiệm vụ chung: Thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng,giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếpnhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng Lập chương trình, kế hoạch,biện pháp, và chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao Phát triểnkinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàngtrong hoạt động kinh doanh và góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệuquả của Chi nhánh.
- Phòng Giao dịch 1,2,3 và Điểm giao dịch 4,5: Bên cạnh các nhiệm vụchung nêu trên còn một số nhiệm vụ sau: trực tiếp giao dịch với khách hàng(tạo số CIF, quản lý tài khoản ) Huy động vốn như nhận tiền gửi tiết kiệm,
Trang 9phát hành giấy tờ có giá Cho vay với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân,cầm cố bằng thể tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV phát hành Cung cấp cácdịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, thu đối ngoại tệ
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
1.3.1 Hoạt động huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội liên tục tăngqua các năm Đây là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngânhàng Đặc biệt, huy động vốn của Ngân hàng năm 2009 có sự tăng trưởngđáng kể so với thời điểm cuối năm 2007 Tính đến 31/12/2009, tổng nguồnvốn huy động là 2.560 tỷ đồng tăng 522 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồngtương ứng với tốc độ tăng 11,5% so với năm 2008; là nguồn vốn có thời hạncố định.
Trang 10Trong năm 2009, Ngân hàng tiếp cận được với khách hàng là cácTCKT Trong đó, tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như bảohiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiêp có nguồn tiền dồi dào.Như Cty Tasco, Cty phân lân nung chảy Văn Điển và Tcty Lâm Nghiệp Ngân hàng đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việctrực tiếp huy động từ các Phòng giao dịch đến việc tổ chức huy động vốn lưuđộng tại địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính Huy động vốn bằng VND chiềm tỉ trọng cao 90% tổng nguồn vốn, huyđộng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27% trong tổng nguồn vốn tăng 22% so vớinăm 2008.
Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, Chi nhánh có 3PGD và hai Điểm giao dịch Chi nhánh đang nghiên cứu điạ bàn, dự kiếntrong thời gian tới mở thêm các điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trìnhphát triển mạng lưới để tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dâncư và tổ chức trên địa bàn.
1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn:
Trong những năm qua nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, NH ĐT& PT Nam Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinhtế Với sự kiểm soạt chặt chẽ giới hạn tín dụng đảm bảo kế hoạch giao, Chinhánh đã phát triển và duy trì, giữ khách hàng tốt và sàng lọc khách hàng yêukém đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả Chi nhánh đã chủ độngtích cực tiếp thị khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK.
Tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh và mạnh qua cácnăm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao Dư nợ tín dụng dài hạn tăngtrưởng nhanh trong năm 2009, chiếm tỉ trọng 45% trong tổng dư nợ Tỷ trọngdư nợ/tổng tài sản: 54%, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ 3,4%.
Trang 11BẢNG 1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI.
Tổng nợ quá hạn đến 31/12/2009: 7,05 tỉ đồng (chiếm 0,5 tổng dư nợ).
Nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 là: 19,74 tỷ đồng (chiếm 1,4% tổng dư nợ).
1.3.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại:
1.3.3.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
- Mục tiêu của NH ĐT & PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanhdịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đónggóp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành Chi nhánh đã tậptrung mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng và tư vấn khách hàng lựa chọndịch vụ thích hợp Tính đến 31/12/2009, thu dịch vụ dòng đạt 18 tỷ đồng, tăng42,9% so với năm 2008, với số tăng tuyệt đối là 5,4 tỷ đồng
Trang 12BẢNG 1.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHOẠI TỆ TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI
Lãi KDNT
(triệu VNĐ) 700 2.600 1.900 271,4 4.000 1.400 54,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)
- Trong công tác kinh doanh ngoại tệ (KDNT), Chi nhánh luôn bám sát
biến động của tỉ giá và nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch kinh doanhthích hợp, vừa đảm bảo sự phù hợp của khách hàng vừa đảm bảo kinh doanhcó lãi Nếu như năm 2007, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 66 triệu USD(quy đổi) thì đến năm 2008 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 110 triệu USD.Lãi và phí thu được từ dịch vụ này đạt 2.600 triệu VND, chiếm 20,6% thudịch vụ ròng Đến 31/12/2009, lãi và phí dịch vụ thu được từ hoạt động muabán ngoại tệ đạt 4.000 triệu VNĐ, chiếm 22,2% thu dịch vụ, tăng trưởng53,8% so với năm 2008 Mặc dù, doanh số KDNT năm 2009 giảm 19,2% sovới năm trước nhưng lãi thu được từ hoạt động KDNT lại có tốc độ tăngtrưởng cao hơn so với năm 2007, 2008 Điều này chứng tỏ hoạt động kinhdoanh của Phòng Nguồn vốn đạt hiệu quả cao và các chỉ tiêu thu dịch vụ ròngcủa Chi nhánh đạt kết quả cao so với kế hoạch và có mức tăng trưởng cao sovới hệ thồng NH ĐT & PT VN, các Chi nhánh cụm động lực phía Bắc và cácChi nhánh trên địa bàn Hà Nội
- Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như: sảnphẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩmdịch vụ tới thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã cónhững bước cải tiến đáng kể.
Trang 131.3.3.2 Hoạt động TTQT:
Hoạt động TTQT phát triển nhanh chóng, doanh số hoạt động TTQTtính đến 31/12/2008 đạt 66,75 triệu USD, phí dịch vụ TTQT thu được 3.398triệu đồng, chiếm 26,9% thu dịch vụ, tăng 95,7% so với năm 2007 Đến31/12/2009, doanh số TTQT đạt 63 triệu USD, giảm 3,67 triệu USD tươngứng với tốc độ giảm là 5,504% so với năm 2008, nhưng thu phí dịch vụTTQT đạt 5.257triệu đồng, tăng 54,7% so với năm 2008 và chiếm 29,2% thudịch vụ ròng Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượngdịch vụ TTQT và phấn đấu đạt được chuẩn mức quốc tế để nâng cao uy tincủa Ngân hàng và tạo điệu kiện để có bước tăng trưởng mạnh trong TTQT
Do sự đoàn kết của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đãgiúp NH ĐT & PT Nam Hà Nội nghiêm túc triển khai chỉ đạo của NHNN,hướng dẫn của NH ĐT & PT VN thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và Chính phủ Với phương trâm kinh doanh “tăng trưởng bền vững –chất lượng – hiệu quả - an toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt
trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ Vớinhững kết quả đạt được qua các năm, Chi nhánh được NH ĐT & PT ViệtNam xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh Kết quả kinh doanhcủa Ngân hàng đạt được qua các năm như sau: lợi nhuận trước thuế năm2008 đạt 32 tỷ đồng, năm 2009 đạt 45,6 tỷ đồng, tăng 42,5% so với năm2008 Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các khoản thu từ dịch vụTTQT.
Trang 14CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐCTẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG ĐT & PT NAM HÀ NỘI.
2.1 Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PTNam Hà Nội.
Nghiệp vụ TTQT bắt đầu thực hiện tại Chi nhánh khi chính thức đượcnâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I (năm 2005) Trong tất cả các phương thứcTTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, phương thức thanh toán TDCT được sửdụng phổ biến và chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong tổng giá trị thanh toán XNKcủa Ngân hàng Các món hàng XNK chủ yếu được thanh toán bằng ngoại tệmạnh, trong đó phần lớn tập trung vào thanh toán bằng USD chiếm 85% giaodịch trở lên tổng giá trị thanh toán.
Bảng 2.1 DOANH SỐ TTQT TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI.
(Đơn vị: triệu USD)
CƠ CẤU
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2007- 2009)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán theo phương thứcTDCT có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm Năm 2007, tổng doanh sốthanh toán TDCT đạt 20,2 triệu USD chiếm 57,2% tổng doanh số TTQT và
Trang 15đến năm 2008 đã tăng lên 18,3 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 90,6%,chiếm 57,6% tổng doanh số TTQT Tính đến 31/12/2009, tổng kim ngạchthanh toán TDCT đạt 50 triệu USD, tăng 29,9% với mức tăng là 11,5 triệuUSD (chiếm tỷ trọng 79,3% trong tổng doanh số TTQT), chứng tỏ hoạt độngthanh toán TDCT có sự tăng trưởng rõ rệt.
Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
luôn cao hơn so với doanh số L/C xuất khẩu Nguyên nhân là do đặc điểmkhách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyênnhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: CTy Phânlân nung chảy Văn Điển nhập nguyên liệu, hóa chất và Cty Bao Bì Việt Namnhập máy móc thiết bị Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT &PT Nam Hà Nội chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/Cnhập khẩu Do đó phải thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệpvà tổ chức tín dụng khác cùng sự hỗ trợ của Hội Sở Chính để đảm bảo nhucầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị kinh doanh Nhằm mục đích hạnchế tối thiểu rủi ro trong thanh toán TDCT.
Tính đến hết năm 2009, tổng giá trị thanh toán L/C đạt 50 triệu USD,trong đó L/C nhập khẩu đạt 48 triệu USD (chiếm tỷ trọng 96%)
BẢNG 2.2 TỶ TRỌNG DOANH SỐ THANH TOÁN L/C TẠI NH ĐT & PT NAMHÀ NỘI.
(Đơn vị: triệu USD)
CƠ CẤU
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷtrọng(%
Trang 16(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 29007- 2009)
Tỷ trọng L/C NK năm sau cao hơn so với năm trước, đây là tình trạng
chung của các Ngân hàng thương mại, do Việt Nam vẫn là nước nhập siêu.Năm 2009, tổng doanh số TTQT theo phương thức TDCT là 50 triệu USD,trong đó thanh toán L/C NK đạt 48 triệu USD chiếm 96% tổng doanh sốthanh toán L/C, gấp rất nhiều lần so với L/C XK Trong năm 2008, L/C NKchiếm 85,2% tổng doanh số thanh toán L/C với doanh số là 82,8 triệu USD.Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT của Ngân hàng ổn định quacác năm, đây cũng là điều kiện để giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tronghoạt động TTQT
2.1.1 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu:
Doanh số và số món phát hành L/C trong những năm gần đây luôn tăngtrưởng cao, năm sau cao hơn so với năm trước Qua bảng số liệu thấy rõ riêngnăm 2009, số món phát hành và thanh toán L/C NK tăng lên đáng kể Tínhđến 31/12/2009, Chi nhánh đã thực hiện mở 416 món L/C (tăng 141 món sovới năm 2008) với doanh số quy USD đạt 48 triệu USD, tăng 46,3% so vớinăm 2008.
BẢNG 2.3 SỐ MÓN, DOANH SỐ L/C NK QUA CÁC NĂM TẠI NH ĐT & PT NAMHÀ NỘI.
GIAO DỊCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008Phát
hành L/C
Doanh số (quy triệu
Thanh toán L/C
Trang 17Các loại L/C này chủ yếu phục vụ khách hàng nhập khẩu máy móc (CtyBao Bì) và NK nguyên liệu, hóa chất (Cty Phân lân Nung chảy Văn Điển).Qua sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động thanh toán TDCT tại Chinhánh có thể nhận thấy rõ tác động của sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sứccầu hàng hóa từ trong nước và sức cung hàng hóa từ bên ngoài được đáp ứng,đẩy mạnh tỉ lệ hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp Trong giai đoạnphát triển tới, hoạt động thanh toán nhập khẩu TDCT tại Chi nhánh có xuhướng tăng và duy trì ổn định mức doanh thu từ hoạt động này đóng góp tỷtrọng lớn vào doanh thu của Chi nhánh.
- L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại NH ĐT & PT Nam Hà
Nội là L/C không hủy ngang hoặc L/C không hủy ngang có xác nhận và điều
kiện thanh toán các loại L/C này là trả ngay hoặc trả chậm Các loại L/C khác
như L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng vẫn chưa được áp dụng tại
Chi nhánh Thị trường thanh toán lớn nhất của Ngân hàng chủ yếu tập trungtại khu vực Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và gầnđây bắt đầu mở rộng ra thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.
- Mức ký quỹ đối với L/C nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp khi mởL/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội đều phải thực hiện đảm bảo ký quỹ với tỷlệ quy định từ 0% - 100% giá trị L/C Tỷ lệ này cao hay thấp còn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố như: độ tín nhiệm, uy tín của doanh nghiệp mở L/C, khảnăng quay vòng vốn của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp,loại hình doanh nghiệp Các trường hợp ký quỹ dưới 100%, Ngân hàng chỉáp dụng với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tài chínhsòng phẳng, không có nợ quá hạn, không có lãi treo, phương án kinh doanhhiệu quả Khách hàng truyền thống của Ngân hàng như Công Ty Bao Bì ViệtNam, Cty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất, Công Typhân lân nung chảy Văn Điển tỷ lệ ký quỹ của hầu hết các món L/C đều ở
Trang 18mức 0% Các khách hàng này đều có một hạn mức NK để mở L/C với tổng trịgiá bằng hạn mức đó.
2.1.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu:
Sau khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độnhanh và ổn định Năm 2009, dù Việt Nam vẫn là nước nhập siêu nhưng kimngạch xuất khẩu vẫn đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% do khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, nhưng trong 3 tháng cuối năm 2009 cán cân thương mại đã có sựđổi chiểu đi lên, thể hiện tốc độ phát triển nhanh chóng của Đất nước tronggiai đoạn hội nhập kinh tế (Nguồn – Tổng cục Thống kê) Khối lượng XKtăng nhanh kéo theo dịch vụ thanh toán XK của các Ngân hàng phát triểntheo Vì vậy hoạt động thanh toán L/C XK tại NH ĐT & PT Nam Hà Nộicũng được quan tâm phát triển và đóng góp một phần không nhỏ vào doanhthu TTQT tại Ngân hàng
BẢNG 2.4 SỐ MÓN & DOANH SỐ L/C XK QUA CÁC NĂM TẠI NH ĐT & PT NAMHÀ NỘI.
GIAO DỊCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Thông báo L/C
Doanh số (quy triệu
L/C đã thanh toán
Doanh số (quy triệu
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT các năm 2007- 2009)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2008 được coi là năm đánh dấu tốc
độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán L/C XK tại Ngân hàng Với số L/Cthông báo là 34 món tăng 88,9% còn về doanh số tăng 43,9% so với năm2007 Đến năm 2009, cả số món và doanh số L/C thông báo và L/C thanhtoán đều giảm, trong đó L/C thông báo giảm 66,2% và L/C thanh toán giảm
Trang 1964,9% so với năm 2008 (về doanh số) Có thể thấy được trong các năm quanhu cầu thanh toán L/C NK tại Ngân hàng ngày càng tăng cao và nhanh hơnso với nhu cầu thanh toán L/C XK Sự mất cân đối này có thể dẫn đến tìnhtrạng mất cân đối ngoại tệ nghiệm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động TTQT.Mặc dù trong những năm vừa qua, Ngân hàng đã có những cố gắng lớn trongviệc làm giảm tỷ lệ mất cân đối này, song Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữađể thúc đầy L/C XK phát triển.
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Nghiên cứu thực trang rủi ro tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, chúng ta sẽtiếp cận theo cách sau:
- Rủi ro từ môi trường vĩ mô: pháp luật, chính sách và tỷ giá.
- Chủ thể gây ra rủi ro: xuất phát từ ngân hàng (với tư cách là NHPH, NHTB ) và xuất phát từ khách hàng (Người XN - NK), với các rủi ro liên quan đến đạo đức và rủi ro về nghiệp vụ.
2.2.1 Rủi ro từ môi trường vĩ mô.
2.2.1.1 Rủi ro pháp luật, chính sách.
Những quy định về hạn chế XNK của Nhà nước cũng là nguyên nhângây nên rủi ro cho người XK Trường hợp: vào năm 2007 Công ty cung ứngvật tư xây dựng ký hợp đồng thương mại XK gỗ cho một công ty thương mạiở Trung Quốc, trị giá hóa đơn là 12,075 USD Và NH ĐT & PT Nam Hà Nộiđóng vai trò là NHTB Sau khi ký hợp đồng, Nhà nước ban hành quyết địnhtăng thuế, hạn chế XK mặt hàng này Vì vậy, Công ty đáp ứng được 2/3 khốilượng hàng giao theo hợp đồng cho bên mua Bên mua phạt và giảm giá hàngbán vì việc không thực hiện đầy đủ hợp đồng, gây thiệt hại rất lớn cho Công ty Lệnh cấm vận đối với một quốc gia không chỉ mang lại tổn thất chochính quốc gia đó mà còn là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho cả doanh nghiệp
Trang 20XNK và Ngân hàng Năm 2008, Công ty XNK Bảo Tuấn xuất khẩu lô hàngsang Iraq với thời hạn thanh toán là 90 ngày sau ngày giao hàng Nhưng đếnthời hạn trả tiền, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đòi tiền thì Ngân hàng Iraqkhông thể thanh toán được vì lý do Iraq bị cấm vận.
Bên cạnh đó, những quy định về biểu thuế thay đổi liên tục làm cho cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh.Từ đó dẫn đến nhiều trường hợp do gặp thua lỗ trong kinh doanh vì thuế thayđổi mà các doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán cho đối tác, gây giảmsút uy tín cho Ngân hàng Cùng với thủ tục hành chính trong quản lý XNKcòn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí mất cơ hội kinhdoanh cho cả doanh nghiệp và Ngân hàng Do các Bộ ngành liên quan phốihợp chưa chặt chẽ gây trở ngại cho hoạt động TTQT.
2.2.1.2 Rủi ro tỷ giá hối đoái.
Trong L/C được mở tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường quy định sửdụng một loại tiền tệ nhất định và có giá trị trên thế giới như USD, EUR đểthanh toán Song trên thực tế ở Việt nam, có rất ít doanh nghiệp vừa kinhdoanh mặt hàng NK vừa kinh doanh mặt hàng NK cùng một lúc Do vậy, hầunhư tất cả các khách hàng mở L/C tại Ngân hàng thường không thể tự cân đốingoại tệ để thanh toán L/C Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp khách hàngkinh doanh cả hai mặt hàng XNK cũng không thể cân đối đủ lượng ngoại tệcho NK và cần Ngân hàng hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ bổ sung Cuối năm 2009, tỷ giá đồng USD tăng lên đột ngột so với VND, mặtkhác vào thời điểm đó khan hiếm nguồn ngoại tệ để thanh toán mà nhu cầuthanh toán L/C lại rất lớn Nên để đảm bảo độ tín nhiệm của mình trong thanhtoán NH ĐT & PT Nam Hà Nội cũng đã phải tạm ứng một khối lượng lớnngoại tệ bán cho khách hàng lấy tiền thanh toán L/C, song lượng ngoại tệ bị
Trang 21thiếu hụt cũng không thể mua đủ được với giá đã bán và phải gánh chịunhững rủi ro về tỷ giá.
Ngoài ra, ngân hàng còn phải gánh chịu rủi ro khi chuyển đổi giữa cácloại ngoại tệ Ví dụ như khi thanh toán L/C bằng đồng DEM (đồng Mác Đức)hay JPY (Đồng Yên Nhật), do đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tựdo chuyển đổi trên thị trường, nên NH ĐT & PT Nam Hà Nội phải dùng USDlàm đồng tiền trung gian để đổi lấy DEM hay JPY theo giá trên thị trườngquốc tế Nhưng khách hàng của Ngân hàng chỉ có đồng tiền VND để muaDEM hay JPY của ngân hàng theo tỷ giá trong nước (của thị trường liên ngânhàng trong ngày thanh toán) Vì vậy, rủi ro hối đoái sẽ xảy ra khi tỉ giá trênthị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước.
2.2.2 Chủ thể gây rủi ro.
NH ĐT & PT Nam Hà Nội cũng đã chịu nhiều thiệt hại trong việc mở
L/C NK trả chậm, các doanh nghiếp sau khi nhận hàng kinh doanh khônghiệu quả, mất khả năng thanh toán hoặc đang trong vòng tố tụng, nên đến hạnkhông thể thanh toán cho Ngân hàng Nhiều trường hợp Ngân hàng đứng ratrả tiền thay cho khách hàng để bảo vệ uy tín và tuân thủ thông lệ quốc tế.(Theo điều 7 – UCP 600, thì NHPH phải có trách nhiệm thanh toán tiền chongười thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc phásản do kinh doanh thua lỗ) Do đó, rủi ro mất vốn của Ngân hàng là rất cao vìkhả năng thu hồi tiền rất mong manh.
Trang 22Ngoài ra, rủi ro mà Ngân hàng gặp phải đó là sự bội ước của doanhnghiệp, không thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng Trường hợp, Ngânhàng phát hành thư bảo lãnh nhận hàng do hàng về trước BCT, đông thời camkết thanh toán tiền hàng và không khiếu nại gì về BCT có sai sót, ủy quyềncho Ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng Nguyên nhânkhách quan dẫn đến sự bội ước này là do: sự biến động của thị trường tiêu thụtrong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, vì vậy khi nhập hàng vềkhông tiêu thụ được làm doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng thanhtoán cho Ngân hàng Thực tế cho thấy, nhiều Ngân hàngThương mại kháccũng gặp rủi ro này gây thiêt hại đáng kế cho mình.
Tình huống 1: Sự bội ước của doanh nghiệp XNK
Điển hình là trường hợp của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bảo
Tuấn, mở L/C tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội nhập khẩu Ti Vi, người hưởnglợi là công ty Chimie của Đức, phương thức thanh toán là thư tín dụng khônghủy ngang, trả sau.
Hợp đồng được ký ngày 18/03/2009 với tổng giá trị lô hàng là 28,068USD Ngày 18/04/2009, Công ty Chimie thông báo cho Công ty Bảo Tuấnhàng đã xếp lên tầu, vận đơn lập ngày 17/03/2009, dự kiến ngày khỏi hành là18/04/2009 và ngày hàng tới cảng Hải Phòng là 29/04/2009.
Nhưng ngày 22/04/2009 hàng đã đến cảng Hải Phòng mà NH ĐT & PTNam Hà Nội chưa nhận được bộ chứng từ Khi nhận hàng được giấy báo hàngvề của Công Ty vận chuyển hảng hải ở Hải Phòng, Công Ty Bảo Tuấn đã đếnNH ĐT & PT Nam Hà Nội yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và camkết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, ủyquyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của Công Ty.
Ngày 28/04/2009 bộ chứng từ về đến NH ĐT & PT Nam Hà Nội, saukhi kiểm tra ngân hàng phát hiện bộ chứng từ có lỗi là đã gửi thông báo cho
Trang 23Công ty Bảo Tuấn về tình trạng bộ chứng từ, yêu cầu Công ty thực hiện camkết, nhưng Công ty đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi Mặtkhác, vào thời điểm đó nhu cầu thị trường thay đổi, người tiêu dùng thích sửdụng ti vi LCD với giá cả hợp lý và chất lượng tốt Vì vậy, các loại ti vi màCông ty vừa nhập không những giá đã giảm mạnh mà còn không tiêu thịđược Do đó, Công ty kinh doanh thua lỗ nặng và không có khả năng thanhtoán tiền cho Ngân hàng Phía NH ĐT & PT Nam Hà Nội yêu cầu ngân hàngbên Đức lập lại bộ chứng từ cho đúng và yêu cầu của Công ty Bảo Tuấn thựchiện cam kết, nhưng Công ty vẫn cố tình trì hoãn thực hiện thanh toán Theoquy định trong L/C thì NH ĐT & PT Nam Hà Nội vẫn phải thanh toán chophía Ngân hàng Đức vì bộ chứng từ hoàn hảo Vụ việc này cũng gây thiệt hạilớn cho NH ĐT & PT Nam Hà Nội.
Nguồn Phòng Quản lý Rủi ro Nhận xét tình huống: Như vậy Công ty Bảo Tuấn chỉ quan tâm tới lợi
ích của mình không giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh lâu dài Công ty tìmmọi cách để từ chối thanh toán mặc dù BCT hợp lệ sau khi sửa đổi Điều nàyđã đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan Vì nếu không thanh toáncho người hưởng lợi, ngân hàng sẽ mất uy tín trên trường quốc tế L/C mở racó thể bị từ chối hay bị người hưởng lợi yêu cầu xác nhận làm phát sinh chiphí cao làm phát sinh chi phí cao và sẽ dẫn đến mất những khách hàng có uytín Nếu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng phải dùng tiền của mình đề trảthay và việc đòi tiền cũng khó khăn Vậy nên, việc đánh giá khách quan vềmặt đạo đức kinh doanh và khả năng tài chính là rất quan trong.
+ Lợi dụng NHPH còn thiếu kinh nghiệm, thiếu khách hàng lửa đảovề hàng hóa về chứng từ giả mạo Trường hợp: Khi mới thành lập Chi nhánh
năm 2005, NH ĐT & PT Nam Hà Nội tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C yêu cầu
Trang 24mức ký quỹ thấp (10%) Khi xem xét hợp đồng thì TTV nhận thấy chữ ký củangười XK đã được cắt dán và photocopy Người NK giải thích đó là chữ kýqua fax Thấy giao dịch có nghi ngờ, Chi nhánh đã tiến hành điều tra thì kếtquả cho thấy, đây là một công ty ma, số điện thoại và số fax trên hợp đồngkhông có thực NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã từ chối mở L/C Qua tình huốngtrên, Chi nhánh cũng như các Chi nhánh khác của NH ĐT & PT Việt Namphải hết sức cảnh giác để tránh mở L/C cho các công ty ma.
- Người XK:
+ Cố tình chậm xuất trình bộ chứng từ để ngân hàng phát hành bảolãnh nhận hàng theo bộ chứng từ của người NK, sau dó xuất trình bộ chứngtừ có giá trị cao hơn hay không xuất trình vận đơn gốc.
Tình huống 2: Bộ chứng từ về với số tiền cao hơn.
Tháng 5 năm 2007, Chi nhánh mở L/C cho Công ty xuất nhập khẩuVinashin Để nhập khẩu thép cuộn, với điều khoản cho phép giao hàng từngphần và L/C không quy định về đơn giá, chỉ quy định về số lượng
Khi hàng về đến cảng Hải Phòng, để tránh chi phí phát sinh do phải lưukho bãi mặt khác cũng để kịp tiến độ của công trình, Công Ty đã đề nghịNgân hàng ký hậu bảo lãnh nhận hàng bộ chứng từ để nhận hàng với giá trị528.000 USD Tuy nhiên sau đó, Bên XK đã xuất trình bộ chứng từ hoàn hảovới trị giá cao hơn 10.900USD và Ngân hàng đã phải thanh toán với số tiền660.000 USD Nhưng vì Công Ty xuất nhập khẩu Vinashin là công ty có uytín nên đã nộp đủ số tiền chênh lệch cho Ngân hàng.
Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro Nhận xét tình huống: Như vậy việc quy định không rõ ràng trong L/C
về số lượng, số tiền cụ thể trong từng lần giao hàng đã tạo khe hở cho ngườihưởng lợi lợi dụng đòi tiền cao hơn thực tế Nếu trong trường hợp người NK
Trang 25và XK cố tình kết hợp lừa đảo thì ngân hàng không thể thu hồi được số tiềnchênh lệch Nhưng tình huống này xảy ra do có mối quan hệ tốt giữa ngânhàng và Công Ty nên ngân hàng cũng không thiệt hại nhiều Có trường hợpbộ bên XK còn tinh vi hơn, chờ khi ngân hàng đã phát hành bảo lãnh nhậnhàng cho người NK mới xuất trình bộ chứng từ không có vận đơn gốc đểbuộc ngân hàng phải thanh toán với hy vọng dùng bộ vận đơn gốc để lừa đảođòi tiền lần hai.
Trường hợp: Dùng vận đơn gốc để lừa đảo đòi tiền lần hai.
NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã phát hành bảo lãnh nhận hàng cho côngty A nhận hàng Khi bộ chứng từ được xuất trình cho ngân hàng, bộ chứng từcó sai sót là copy vận đơn xuất trình thay vì vận đơn gốc Người hưởng lợithông báo mất vận đơn gốc và nhiều lần gây sức ép yêu cầu Ngân hàng thanhtoán bộ chứng từ vì đã phát hành bảo lãnh nhận hàng Tuy nhiên, NH ĐT &PT Nam Hà Nội quyết định từ chối thanh toán và yêu cầu người hưởng lợixuất trình vân đơn gốc để ngân hàng gửi lại hãng tầu đổi lấy bảo lãnh nhậnhàng Cuối cùng, người hưởng lợi đã xuất trình vận đơn gốc và Ngân hàng đãthanh toán bộ chứng từ.
Như vậy là người hưởng lợi không đánh mất vận đơn gốc như họ đãthông báo cho người NK và ngân hàng Nhờ vào tinh thần cảnh giác của Ngânhàng đã tránh được một vụ lừa đảo có thể có, bảo vệ được quyền lợi của Ngânhàng và khách hàng.
+ Bên nước ngoài lợi dụng những lỗi của chứng từ để trì hoãn thanhtoán, ép người bán giảm giá hay không thanh toán (Trường hợp năm 2007,
Công ty Cổ Phần SX & TM Hà Nội xuất khẩu cafe sang Hàn Quốc, do bộchứng từ có lỗi nên bị phía NK nước ngoài ép giảm 1/3 trị giá lô hàng).
b) Rủi ro nghiệp vụ.
Trang 26Đây là rủi ro thường xuyên xảy ra đối với các ngân hàng trong quátrình thực hiện giao dịch thanh toán DTCT tại Việt Nam Bởi vì, phương thứcnày đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tính phù hợp của bộ chứng từ, phù hợp với tiêuchuẩn, tập quán quốc tế nên một sai sót nhỏ cũng có thể tiềm ẩn rủi ro Thựctế có đến gần 70% bộ chứng từ do doanh nghiệp Việt Nam lập ra khi xuấttrình đều không hoàn hảo Do các doanh nghiệp XNK đã không thực hiệnđúng các quy định của L/C và lập bộ chứng từ không hoàn hảo.
Trong thanh toán L/C hàng xuất khẩu:
Một là, tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội hầu hết những bộ chứng từ gửi
đến thanh toán hàng xuất khẩu đều mắc phải những sai sót Những sai sót
thường gặp như: sai tên, địa chỉ, số lượng đến sai sót như thiếu số loại
chứng từ, chứng từ sai khác với L/C, chứng từ không thống nhất với nhau hayhối phiếu ghi sai tên người ký phát Vì vậy mà việc thanh toán không thểthực hiện được do bộ chứng từ không phù hợp Thời gian thanh toán luôn bịkéo dài do chứng từ phải sửa chữa lại nhiều lần
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XK ở nước ta rất eo hẹp về vốn, vì vậyhọ thường sử dụng L/C trả ngay Do bộ chứng từ có sai sót nên mất nhiều thớigian doanh nghiệp XK mới nhận được tiền Mà phía nước ngoài thường quyđịnh họ chỉ thanh toán khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo, do vậy thời gianthanh toán luôn bị kéo dài Việc này ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, cộng thêm các khoản phạt sai sót chứng từ theo quyđịnh của L/C Người XK chịu rủi ro lớn nhất nhưng song trên thực tế nó lạilàm ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng với tư cách là người tư vấn, bảo vệkhách hàng.
Một số lỗi thường gặp trong bộ chứng từ xuất trình thanh toán hàngXK tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội:
Trang 27- L/C yêu cầu vận tải đơn lập theo lệnh của NHPH, trên mục Consignee
ghi: Made out to order of Issuing Bank, nhưng giấy chứng nhận xuất sứ mụcConsignee lại ghi: Made out to order of Carasoft Co., Ltd (người NK).
- Mô tả hàng hóa trong hóa đơn và giấy chứng nhận đóng gói khôngthống nhất với nhau Giấy chứng nhận đóng gói chỉ ghi trọng lượng, số lượng,mã hàng và số hóa đơn thương mại tương ứng không có mô tả hàng hóa - Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập(chữ ký và con dấu).
- Số hiệu container hay lô hàng không khớp với chứng từ khác như: bảohiểm, hóa đơn
- Trên chứng từ bảo hiểm (Insurance policy/Declaration to openpolicy), không nêu tổ chức giám định hàng hóa hoặc nơi khiếu nại, bồithường theo quy định của L/C.
Hai là, do các doanh nghiệp XK Việt Nam mới gia nhập vào hoạt động kinh doanhquốc tế nên kinh nghiệm không có nhiều, khi hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài đã cónhiều kinh nghiệm, vì vậy không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ lạ lẫm Đó là sự hiểu biết vềthông lệ quốc tế, luật pháp của các nước đối tác, thêm vào đó doanh nghiệp chưa có đượcđội ngũ chuyên môn giỏi am hiểu các lĩnh vực ngoại thương Vì vậy, doanh nghiệp thườngchấp nhận các điều khoản trong hợp đồng bất lợi để rổi không thực hiện được, làm cho đốitác có cơ sở kéo dài thời gian thanh toán, khiến quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn.
Tình huống 3: Bộ chứng từ yêu cầu phải có giấy chứng nhận của người mua
chứng nhận là đã nhận hàng.
Công ty cổ phẩn SX & TM Hà Nội xuất khẩu cafe cho Công ty CarasortCo., Ltd (Hàn Quốc) vào tháng 3/2008 Phương thức thanh toán theo quy định
trong hợp đồng là L/C không hủy ngang, với trị giá là 20,068 USD NH ĐT &
PT Nam Hà Nội đóng vai trò là ngân hàng thông báo Điểu khoản thanh toántrong hợp đồng có quy định là phía Hàn Quốc yêu cầu trong bộ chứng từ đòi
Trang 28tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tạicảng Pusan, Hàn Quốc Hàng đã được giao theo đúng quy định trong hợpđồng, nhưng Công Ty không thể lấy được Giấy chứng nhận của người mua.
Và cuối cùng là ngân hàng mở L/C Korea Exchange Bank Seoul từ chối thanh
toán bộ chứng từ đòi tiền có sai sót là thiếu giấy chứng nhận của người muađã nhận hàng Mặc dù, Công Ty cổ phận SX & TM có văn bản gửi công ty
phía Hàn Quốc và ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán nhưng đều bị từchối Đến năm 2009, Công ty mới nhận được khoản bồi thường nhưng Côngty cũng đã chịu những tổn thất nặng nề
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro Nhận xét: Theo quy định của UCP 600, người mua và người bán tự do
thỏa thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình, ngân hàng sẽ không phản đốinếu sự thỏa thuận này được thể hiện trong L/C Do không tìm hiểu kỹ đối tácvà khả năng có thể cung cấp được một chứng từ nào đó của người mua, nênCông Ty đã tự chịu rủi ro khi đồng ý một thư tín dụng yêu cầu một loại chứngtừ do người mua cung cấp Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với cácdoanh nghiệp XK Việt Nam trước khi ký kết hợp đồng cần phải xem xét kỹcác điều khoản nào có thể gây bất lợi cho mình để tiến hành đàm phán thayđổi sao cho có lợi cho cả đôi bên
Trong thanh toán L/C hàng NK:
Mặc dù NH ĐT & PT Nam Hà Nội chỉ đóng vai trò là NHPH, thực hiệnkiểm tra bộ chứng từ được phía nước ngoài gửi đến Vì bộ chứng từ đã đượcphía nước ngoài kiểm tra nên tỷ lệ bộ chứng từ có lỗi khi đến Ngân hàng là íthơn hẳn so với thanh toán TDCT hàng xuất Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏimột số rủi ro về số lượng chứng từ và mâu thuẫn giữa các chứng từ Dưới đâylà một số lỗi về BCT xuất trình mà NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường gặptrong thanh toán hàng nhập khẩu:
Trang 29- Bộ chứng từ được xuất trình muộn: Trường hợp L/C quy định ngàyhết hạn hiệu lực mà không quy định thời hạn xuất trình chứng từ, thì thời hạnxuất trình chứng từ phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nhưng không đượcmuộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng Tuy nhiên khách hàng lại xuất trình bộchứng từ quá muộn đến Ngân hàng, sát với ngày hết hiệu lực của L/C.
- L/C yêu vầu người bán phải xuất trình 3B/L và 2 bản C/O gốc nhưngNgân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ tới mỗi loại một bản.
- Chứng từ bảo hiểm chỉ gửi có một bản là “original” còn lại là bản“copy” nhưng trong bộ chứng từ gửi lại có hai bản đều thể hiện là “original”trên bề mặt.
Tuy nhiên những sai sót về mặt số lượng cũng không nhiều và cũngkhông quá nghiêm trọng Điều cần chú ý ở đây là TTV phải kiểm tra được sựphù hợp về nội dung của các chứng từ được yêu cầu xuất trình với L/C.
2.2.2.2 Ngân hàng.a) Rủi ro đạo đức:
Trong nhiều trường hợp, Ngân hàng mở L/C cố tình trì hoãn thanh toánkhông có lý do, viện lý do không xác đáng hay cố tình đưa vào L/C nhữngđiều khoản trái ngược nhau khiến người hưởng lợi không thể xuất trình bộchứng từ hoàn hảo Dưới đây là một vài ví dụ điển hình.
Trường hợp: Ngân hàng Canara, Ấn độ phát hành L/C với nội dụng “
Cảng dỡ hàng: Cảng Coimuatore, Ấn Độ” trong khi đó yêu cầu của vận đơnthể hiện “ cảng dỡ hàng là cảng Chennai và cảng đến cuối cùng là cảngCoimuatore, Ấn Độ” Trong trường hợp này đương nhiên vận đơn xuất trìnhkhông thể đáp ứng được đồng thời cả hai điều kiện trên.
Trường hợp: L/C XK, bộ chứng từ hoàn hảo, NHPH (Malayan Banking
Berhad, Singapore) cố tình trì hoãn và không chịu trả lãi phạt chậm trả NHĐT & PT Nam Hà Nội chiết khấu bộ chứng từ do ngân hàng Malayan
Trang 30Banking Berhad, Singapore phát hánh Bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng mởL/C không có một thông báo nào về lỗi sai sót của bộ chứng từ Tuy nhiên,ngân hàng Malayan Banking Berhad sau 6 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược chứng từ mới thanh toán cho NH ĐT & PT Nam Hà Nội Ngân hàngcũng đã điện cho ngân hàng phía Singapore yêu cầu làm rõ việc thanh toánchậm và yêu cầu thanh toán lãi phạt chậm trả nhưng Ngân hàng Malayan đãkhông trả lời điện của NH ĐT & PT Nam Hà Nội và không chịu thanh toánlãi phạt trả chậm.
Rủi ro đạo đức do nhân viên ngân hàng: Từ khi được nâng cấp lên Chinhánh cấp I, NH ĐT & PT Nam Hà Nội chưa xảy ra rủi ro nào do đạo đức củanhân viên nhưng cũng không thể chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra Do đó,việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên ngân hàng làviệc tối cần thiết
b) Rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro tác nghiệp do cán bộ thực hiện giao dịch thanh toán TDCTkhông chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ, theo UCP 600 và các thông lệquốc tế khác NH ĐT & PT Nam Hà Nội cũng không tránh khỏi những rủi rotác nghiệp này.
Đối với L/C NK: Các khâu trong giao dịch L/C NK đã xuất hiện rủi ronghiệp vụ, đó là:
- Thứ nhất, rủi ro trong khâu soạn điện mở, sửa đổi, thanh toán L/C.
Đây là khâu quan trọng bởi L/C sau khi phát hành ra thì NHPH phải cam kếtviệc thanh toán cho một bộ chứng từ xuất trình phù hợp Vì vậy, chỉ cần mộtsai sót nhỏ cũng dẫn tới rủi ro cho ngân hàng Các lỗi cụ thể như:
+ TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hàng hóa trong L/C hay liệtkê thiếu chứng từ yêu cầu xuất trình, gây tốn kém chi phí sửa đổi và làm giảmủy tín của ngân hàng.
Trang 31+ TTV khi làm điện thanh toán ghi sai ngày giá trị hiệu lực 1 nămsau và đã phải điện sửa đổi nhưng bị chậm thanh toán 1 ngày và bị phạt150USD vào tháng 3 năm 2008 Hay trường hợp TTV đánh sai số tiền là18.345USD thay vì 18.354USD và phải điện làm lại bổ sung số tiền còn thiếu.
- Thứ hai, rủi ro trong khâu kiểm tra chứng từ, thông báo sai sót:
+ Châm trễ trong việc kiểm tra bộ chứng từ: Thời điểm chuyển giaogiữa UCP 600 và UCP 500 cũng là thời điểm xảy ra nhiều lỗi trong khâukiểm tra chứng từ nhất Đặc biệt là sự nhầm lẫn về thời gian quy định chongân hàng kiểm tra chứng từ chỉ còn 5 ngày làm việc thay vì 7 ngày làm việcngân hàng của UCP 500 Do đó, trường hợp TTV vì quen với nếp làm việc 7ngày nên đã quên không thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo trong vòng 5 ngàylàm việc cho phép và bị ngân hàng nước ngoài phạt lãi trả chậm.
+ Bắt lỗi không chính xác: Thực tế tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội đãxảy ra trường hợp khách hàng chấp nhận bộ chứng từ, NH ĐT & PT Nam HàNội đã thanh toán nhưng do bắt lỗi không chính xác nên nhiều nhân viên đãtrừ phí lỗi và NHCK đã đòi tiền phí lỗi Do vậy, Ngân hàng đã phải chuyểntrả lại tiền phí lỗi cho NHCK gây ảnh hưởng uy tín của ngân hàng.
Đối với L/C XK:
- Do không cẩn thận trong kiểm tra chứng từ, TTV đã không phát hiệnra lỗi sai sót của bộ chứng từ để thông báo kịp thời cho khách hàng sửa đổinên khi gửi chứng từ ra nước ngoài thường bị từ chối thanh toán.
- Sau khi gửi bộ chứng từ ra nước ngoài, TTV không theo dõi để tràsoát khoản tiền thanh toán, để tình trạng NHPH quá thời gian cho phép 5 ngàylàm việc ngân hàng mà không có trả lời về bộ chứng từ.
Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp trong hoạt động thanh toán TDCT còn xảy ragiữa các phòng ban, giữa các Chi nhánh với Hội Sở Chính, khi mà quy trìnhTTQT chưa tách bạch trách nhiệm của phòng Quan hệ khách hàng với bộ
Trang 32phận TTQT và cách tác nghiệp giữa các phòng ban nên gây ra rủi ro trong quátrình thực hiện.
c) Rủi ro công nghệ:
Công nghệ góp phần tăng hiệu quả làm việc, tăng sức cạnh tranh, đảmbảo độ chính xác, an toàn cho các giao dịch Tuy công nghệ của Ngân hàngvừa hoàn thành hiện đại hóa ngân hàng nhưng phần mềm hỗ trợ cho việc luânchuyển chứng từ trong phương thức thanh toán TDCT vẫn là một vấn đề đặtra hiện nay Việc giao dịch giữa Chi nhánh với Hội Sở Chình gửi chứng từ chỉthông qua 1 máy fax khiến công việc khi bị tắc nghẽn do: máy fax hỏng,chậm trễ trong khâu chuyển chứng từ Bên cạnh đó khối lượng giao dịch mộtngày là không nhỏ, tuy nhiên chưa có phần mềm truyền chứng từ để đảm bảotính nhanh chóng, chính xác, bảo mật của chứng từ giữa Chi nhánh và Hội SởChính Đôi khi việc truyền tin và nhận tin cũng có nhiều trục trặc, gây chậmchễ chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động TTQT nói chung và hoạtđộng thanh toán TDCT nói riêng
2.3 Một số nhận xét về rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại NHĐT & PT Nam Hà Nội.
2.3.1 Nhận xét chung.
Từ khi NH ĐT & PT Nam Hà Nội được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I
đã đưa hoạt động TTQT vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng Do kinhnghiệm cùng với sự phát triển của hoạt động TTQT và nhất là thanh toánTDCT, Ngân hàng gặp không ít các rủi ro trong công tác này, mặc dù lỗi từphía ngân hàng hay khách hàng thì đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính củangân hàng và thương hiệu của BIDV
Giai đoạn 2007-2009, rủi ro chủ yếu xảy ra trong năm 2007 và 2008 dokinh nghiệm còn thiếu vì Chi nhánh vừa mới được nâng cấp lên Chi nhánhcấp I nhưng sang năm 2009 thì rủi ro đã có xu hướng giảm đáng kể Ta thấy
Trang 33tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội các rủi ro chủ yếu do khách hàng gây ra làmthiệt hại cho ngân hàng trên trường quốc tế Các rủi ro về các vụ lừa đảo, Chinhánh cũng đã gặp phải nhưng do sự cảnh giác cao mà Chi nhánh cũng tránhđược các rủi ro này, không gây tổn thất cho ngân hàng Còn các rủi ro do phíangân hàng chủ yếu là các rủi ro về nghiệp vụ do sơ suất hay không chú ý củanhân viên bộ phận TTQT để xảy ra các rủi ro không đáng có trong quá trìnhgiao dịch thanh toán TDCT Nhưng những rủi ro này cũng không gây thiệt hạilớn cho ngân hàng và có thể có biện pháp khắc phục kịp thời và rút ra bài họckinh nghiệm cho các lần giao dịch tiếp theo Tuy nhiên cũng có những rủi romà không chỉ NH ĐT & PT Nam Hà Nội mà cho cả các NHTM khác và cảcác khách hàng là doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK Đó là các rủi romang tính chất khách quan từ môi trường vĩ mô như: pháp luật, chính sách, tỷgiá Những rủi ro này khiến doanh nghiệp cũng như các NHTM khó có thểkiểm soát được Vì vậy đã gây tổn thất cho các bên tham gia giao dịch do sựthay đổi từ môi trường vĩ mô
2.3.2 Rủi ro thường gặp.
Rủi ro tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội thường xảy ra đó là rủi ro vềnghiệp vụ do cả hai phía khách hàng và ngân hàng.Bởi phương thức thanhtoán TDCT đòi hỏi phải nghiêm ngặt về tính phù hợp của chứng từ, phù hợpvới tiêu chuẩn, tập quán quốc tế nên dù bất cứ một sai sót nhỏ nào trong quátrình thực hiện giao dịch cũng đều tiềm ẩn rủi ro.
- Rủi ro thường gặp đối với L/C NK.
+ Rủi ro này do ngân hàng phía nước ngoài xuất trình bộ chứng từmuộn mà không có lý do hay vì mục đích muốn lợi dụng sự thiếu kinhnghiệm của ngân hàng để nhằm thu lợi ích riêng cho mình Ví dụ, như sau khiNH ĐT & PT Nam Hà Nội phát hánh bảo lãnh nhận hàng thì mới xuất trìnhbộ chứng từ gốc để đưa ra hóa đơn có giá trị cao hơn hay giữ lại vận đơn gốc
Trang 34để đòi tiền lần hai Tuy nhiên, ngân hàng đều cảnh giác và phòng ngừa rủi ronày, nhiều trường hợp ngân hàng tránh được những tổn thất nặng nề do rủi ronay gây nên Bên cạnh đó trong thanh toán L/C hàng NK, NH ĐT & PT NamHà Nội chỉ đóng vai trò là NHPH và kiểm tra bộ chứng từ được phía nướcngoài gửi đến Bộ chứng từ có tỷ lệ lỗi rất ít khi đến ngân hàng do được phíanước ngoài kiểm tra Một số lỗi về sô lượng và mâu thuẫn chứng từ thườnggặp đều được ngân hàng điện thông bảo sửa đổi và bổ sung chứng từ rồi mớithanh toán L/C NK Vì vậy không gây tổn thất cho ngân hàng và khách hàng + Trong khâu giao dịch L/C NK một số rủi ro thường xuất hiện tạingân hàng do sự mất tập trung hoặc sơ suất của TTV cũng để xảy ra một sốlỗi trong quá trình giao dịch Như: TTV đánh sai lỗi chính tả phần mô tả hànghóa, đánh sai số tiền khi làm điện thanh toán trong khâu điện mở, sửa đổi,thanh toán L/C hay chậm trễ trong việc kiểm tra chứng từ chỉ vào thời điểmgiao thời giữa UCP600 và UCP500, đến nay thì rủi ro này tại Ngân hàng đãhạn chế rất nhiều do đã quen sử dụng UCP600 Những rủi ro này làm ngânhàng phát sinh thêm chi phí hay phạt lãi trả chậm Tuy nhiên, nếu khôngphòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro này sẽ làm mất độ tín nhiệm của BIDV.Năm 2009, BIDV được xếp hạng BBB do VietNam Credit (Công ty TNHHThông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam) công bố trong báocáo xếp hạng các ngân hàng Việt Nam.
- Rủi ro thường gặp đối với L/C XK:
Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội tỷ trọng L/C NK luôn cao hơn so với L/C XK rất nhiều Tuy nhiên không phải vì thế mà không có hay ít gặp rủi rotrong quá trình thanh toán L/C XK Những rủi ro này chủ yếu do phía doanhnghiệp gây ra Do nghiệp vụ XNK của doanh nghiệp còn hạn chế nên khi lậpbộ chứng từ thanh toán hầu như đều mắc sai sót và phải sửa đổi phát sinhthêm chi phí tại ngân hàng (10 bộ chứng từ gửi tới đòi tiền thì có tới 7 bộ bị
Trang 35sai sót như tên, địa chỉ, số lượng ) Những sai sót đều không lớn, nhưng nếukhông chú ý rất dễ là căn cứ để phía nước ngoài không chấp nhận thanh toánL/C và còn làm giảm thương hiệu của BIDV Nhờ có đội ngũ TTV có nănglực và kinh nghiệm nên cũng đã phát hiện kịp thời và báo cho khách hàng sửađổi, giảm được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng
2.3.3 Rủi ro chưa kiểm soát được.
Do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động TTQT mà NH ĐT & PT NamHà Nội mới tham gia nên cũng gặp phải một số rủi ro mà ngân hàng chưakiểm soát được Đó là: rủi ro do môi trường vĩ mô gây ra như chính sáchthương mại chưa ổn định, biểu thuế thay đổi đột ngột khiến phương án kinhdoanh của doanh nghiệp thay đổi nhất là làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp Vì vậy, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán L/C trả chậm cho ngânhàng gây thiệt hai cho ngân hàng, nếu ngân hàng không thanh toán L/C chongười hưởng lợi nước ngoài thì độ tín nhiệm của Ngân hàng sẽ bị giảm Bên cạnh đó, rủi ro về tỷ giá hối đoái cũng là vấn đề cả doanh nghiệpvà khách hàng, vì thị trường hoạt động còn kém sôi động và nghiệp vụ đơngiản chủ yếu là giao ngay còn các nghiệp vụ hợp đồng quyền chọn, hợp đồngkỳ hạn chưa phát triển mạnh nên rủi ro về tỷ gia hối đoái xảy ra gây tổn thấtcho cả ngân hàng và khách hàng Đôi khi ngân hàng phải chịu thiệt hại thanhtoán L/C để không làm mất uy tín.
Một rủi ro mà NH ĐT & PT Nam Hà Nội và các NHTM khác cũngchưa kiểm soát được chặt chẽ Đó là rủi ro phát sinh do công nghệ thông tinlạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ Đôi lúc mạng truyền tin hay bịtác nghẽn, tốc đõ xử lý kém nhất là vào giờ cao điểm kéo theo việc lập, truyềntin, hạch toán bị chậm trễ, vì vậy gây mất uy tin của ngân hàng
Trang 362.3.4 Rủi ro làm mất uy tín cho ngân hàng.
Trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng thì uy
tín của ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu Nhưng vì nguyên nhân chủquan hay khách quan đôi lúc để xảy ra các rủi ro làm giảm uy tín của ngânhàng Các rủi ro xuất phát từ nguyên nhân sau làm giảm độ tín nhiệm củangân hàng trên trường quốc tế.
- Một số doanh nghiệp XNK Việt Nam thiếu trung thực, không giữ chữ
“tín” trong kinh doanh.
- Công nghệ thông tin lạc hậu khiến các giao dịch không được thựchiện kịp thời, chậm trễ
- Sai sót trong bộ chứng từ đòi tiền L/C XK do cả khách hàng haydoanh nghiệp gây ra cũng đều làm giảm uy tín cho ngân hàng.
- Thời gian kiểm tra bộ chứng từ vượt quá thời gian quy định củaUCP600 (5 ngày làm việc ngân hàng), hoặc là bắt lỗi không chính xác vì vậymà ngân hàng phải trả lại tiền lỗi cho ngân hàng chiết khấu gây ảnh hưởng tớiuy tín của ngân hàng
- Quá hạn thanh toán L/C NK cho phía nước nước ngoài, lỗi này có thểxuất phát từ phía ngân hàng hay khách hàng
2.3.5 Rủi ro gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Tất cả các rủi ro trên đều gây ra các thiệt hại và ảnh hưởng tới uy tín
của NH ĐT & PT Nam Hà Nội Trên thực tế thời gian qua, hoạt động TTQTmời được phát triển tại Ngân hàng, các rủi ro gây thiệt hại lớn cho ngân hàngrất ít, những rủi ro có thể sẽ gây tổn thất lớn cho NH ĐT & PT Nam Hà Nộiđều được ngân hàng khặc phục kịp thời do đó hạn chế được tối đa thiệt hại.Rủi ro đã và sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nếu không có biện phápphòng ngừa tốt như: Ý muốn chủ quan của doanh nghiệp XNK Họ cố ýmuôn gây thiệt hại cho ngân hàng Ví dụ: phá vỡ cam kết với ngân hàng; lợi
Trang 37dụng ngân hàng mới thành lập, thiếu khách hàng, ít kinh nghiệm để lừa đảongân hàng Đây là rủi ro có thể gây tổn thất nhiều nhất cho ngân hàng nếu cảhai bên XK- NK phối hợp cùng lừa đảo ngân hàng Trong thời gian vừa quantại NH ĐT & PT Nam Hà Nội chưa bị thiệt hại lớn do các rủi ro này gây nên.Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt dộng kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạpthì các rủi ro này sẽ không tránh được điều này đòi hỏi ngân hàng phải không
ngừng nâng cao hơn nữa vai trò của khối Quản lý rủi ro.
2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan từ phía NH ĐT & PT Nam Hà Nội
Thứ nhất, hoạt động nghiệp vụ TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội
còn nhiều vướng mắc và thiếu sót Đây là một trong những nguyên nhânchính dẫn đến rủi ro trong phương thức TDCT.
- Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT ban hành chưa chưa ban hànhchính thức áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng Trong đó quy định rõ vềquyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào giao dịch L/C, trìnhtự các bước thực hiện và thời gian hoàn thành Hiện nay, ngân hàng mới chỉxây dựng hướng dẫn các bước thực hiện nghiệp vụ một cách sơ sài và khi cóphát sinh thì làm công văn bổ sung Hơn nữa, những quy định về nghiệp vụ L/C còn nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với thực tế hay chưa rõ ràng Vídụ: Chỉ quy định khách hàng mua bảo hiểm đối với các điều khoản FOB,FCA, mà không quy định điều kiện bảo hiểm bắt buộc
Vì vây dẫn đến chấp hành quy định nghiệp vụ thanh toán TDCT tại Chinhánh còn chưa thực sự nghiêm túc Như đúng theo quy định trong thanh toánTDCT thì khi thanh toán L/C trả chậm thế chấp lô hàng NK thì hàng hóa phảithuộc sự quản lý của Ngân hàng, ngân hàng giữ chìa khóa kho hàng và tiềnbán hàng phải nộp vào ngân hàng để quản lý Nhưng trên thực tế, NH ĐT &PT Nam Hà Nội không theo sát quá trình tiêu thụ, hàng hóa lại để trong kho