quản lý hệ thống thông tin phòng giao dịch một cửa

74 216 0
quản lý hệ thống thông tin phòng giao dịch một cửa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ CÚC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Thái Nguyên - 2010 Th¸i Nguyªn - 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ CÚC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NCVC. LÊ HUY THẬP Thái Nguyên - 2010 Th¸i Nguyªn - 20 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông và Interrnet đang làm thay đổi cơ bản lối sống cách suy nghĩ, phương thức làm việc của người dân và doanh nghiệp, các quan hệ giao dịch và trao đổi thông tin trong xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội và trong các quan hệ giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp. Trước đây, khi phải tiếp xúc và giao dịch với chính quyền, dù bằng cách nào đi nữa người dân vẫn cứ nghĩ ngay đến những thủ tục mất thời gian và phiền nhiễu. Ngày nay, xu hướng trên thế giới là các chính phủ đang cố gắng làm cho người dân thay dổi quan điểm đó. Các nước phát triển trên thế giới đã và đang tăng cường nhiều biện pháp, trong đó có sử dụng CNTT, truyền thông và Interrnet, nhằm hiện đại hóa các cơ quan công quyền, tiến tới một nền hành chính điện tử, thực hiện các giao dịch và giao tiếp điện tử (trực tuyến) giữa chính quyền và người dân, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Tại Việt Nam, các cơ quan Nhà nước đang được chính phủ trang bị các loại công cụ hiện đại để phục vụ người dân những dịch vụ hành chính công thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Mô hình “phòng giao dịch một cửa” là bước đi ban đầu trong quá trình thực hiện nền hành chính điện tử, sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là CNTT, để tăng cường việc truy cập và cung ứng các dịch vụ công của Chính phủ và các cơ quan công quyền, đem lại sự thuận tiện và lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, lợi ích cho chính các công chức Nhà nước. Phòng giao dịch một cửa là ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tin học hóa các quy trình cung cấp và phục vụ các dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao tiếp, giao dịch với chính quyền chỉ tại một nơi (tại một văn phòng, hay hiện đại hơn là chỉ tại một máy tính nối mạng Internet) mà những yêu cầu của họ vẫn được giải quyết, không những vậy mà còn thuận tiện, nhanh chóng và tránh được các phiền nhiễu vẫn gặp xưa nay. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài - Tìm hiểu mô hình Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế CSDL Phòng giao dịch một cửa. 3. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Phân tích quy trình nghiệp vụ công tác quản lý hành chính tại văn phòng một số UBND huyện/quận, từ đó mô phỏng và mô hình hóa thành phòng giao dịch một cửa. - Ứng dụng điều hành thử nghiệm trên cơ sở mô hình một cửa đã được thiết kết tại văn phòng quận Hải An TP. Hải Phòng . 4. Ý nghĩa khoa học: - Là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ quản lý quan tâm. Vấn đề được chính phủ quan tâm ứng dụng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu. - Phân tích - tổng hợp các thông tin thu thập từ tài liệu và khảo sát thực tế tại UBND quận Hải An. - Thể hiện kết quả thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp tích hợp 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TỔNG QUAN Hiện nay việc triển khai mô hình phòng giao dịch một của theo định hướng chính phủ điện tử đã phổ biển tại các cơ quan công quyền. Nhưng việc tin học hóa chúng còn chưa triển khai đồng bộ. Cụ thể ứng dụng này chưa được xây dựng tại UBND Quận Hải An. Đề tài này nhằm nghiên cứu mô hình “Phòng giao dịch một cửa”, tin học hóa các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại phòng giao dịch một cửa UBND cấp huyện. Sản phẩm là tài liệu “Phân tích thiết kế HTTT phục vụ “Phòng giao dịch một cửa” và một phần mềm mang tính chất minh họa cho mô hình “Phòng giao dịch một cửa” đã được tin học hóa. Về nội dung và bố cục, ngoài các phần như: mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Mô hình phòng giao dịch một cửa Chương này nhằm mục đích nghiên cứu mô hình Phòng giao dịch một cửa tại các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó thấy được sự khác biệt của mô hình giao dịch một cửa so với các mô hình trước đây của các cơ quan công quyền. Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, CSDL và mô hình chức năng phòng giao dịch một cửa. Chương này sẽ phân tích về hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Phòng giao dịch một cửa. Điều này nhằm mục đích xây dựng, thiết kế cho việc ứng dụng CNTT vào mô hình giao dịch một cửa. Chương 3: Ứng dụng Xây dựng phần mềm thử nghiệm minh hoạ quản lý thông tin Phòng giao dịch một cửa cấp huyện/quận, cụ thể tại UBND quận Hải An. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1. MÔ HÌNH PHÒNG GIAO DỊCH MỘT CỬA 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Các căn cứ pháp lý để triển khai mô hình “Phòng giao dịch một cửa” - Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. - Quyết định số 207/TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. - Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ ngày 04/05/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính. - Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình cải cách hành chính (CCHC) 10 năm (2001-2010), trong đó tập trung vào 7 chương trình với 4 nội dung sau:  Cải cách thể chế, rà soát lại các thủ tục hành chính nhằm giảm bớt phiền hà trở ngại trong việc giải quyết thủ tục hành chính phục vụ nhân dân.  Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước, nhằm bảo đảm hoạt động đúng chức năng có hiệu lực, hiệu quả.  Nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức.  Cải cách tài chính công. 1.1.2. Mục đích, yêu cầu của “Phòng giao dịch một cửa” 1.1.2.1. Mục đích của mô hình Phòng giao dịch một cửa : a. Thực hiện cải cách hành chính theo mô hình một cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính không phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều nơi, qua nhiều tầng lớp trung gian, hao tốn tiền của và công sức, nhằm động viên và khích lệ nhân dân cùng các tổ chức tham gia phát triển KTXH trên địa bàn. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa không ngừng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của công chức hành chính. Từ đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. c. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban chuyên môn, tránh đùn đẩy công việc. d. Thực hiện mô hình một cửa đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bài trừ được các tiêu cực của cán bộ công chức. 1.1.2.2. Yêu cầu CCHC theo mô hình Phòng giao dịch một cửa a. Giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức đến giao dịch tại một nơi. b. Sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng ban chuyên môn, gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu mới. c. Giải quyết công việc đúng quy trình, quy định, đúng thời gian. d. Thực hiện công khai hóa các quy trình, thủ tục, lệ phí, thời hạn giải quyết các lĩnh vực. e. Đội ngũ công chức làm việc ở một cửa phải có trình độ, lịch sự, niềm nở, tận tâm phục vụ khách đến giao dịch. 1.1.3. Các lĩnh vực thực hiện mô hình Phòng giao dịch một cửa - Đất đai, nhà ở - Đăng ký kinh doanh - Công chứng, chứng thực - Chính sách xã hội (lao động, thương binh và xã hội) 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2. Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” 1.2.1. Quy định chung - Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. - Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhẳm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phức tạp cho tổ chức, công dân, chống tệ nạn quan liêu tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. - Cơ chế "một cửa" được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cụ thể là: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (các sở, ban, Văn phòng HĐND và UBND); UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; UBND xã, phường, thị trấn. - Cơ chế "một cửa" được thực hiện theo các nguyên tắc sau:  Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.  Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.  Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.  Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. - Cơ chế "một cửa" được thực hiện trong các lĩnh vực sau:  Tại tỉnh thành phố thực thuộc TW: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội.  Tại quận, huyện, thành phố thuộc cấp tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội.  Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực. - Ngoài các quy định đã nêu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế "một cửa". 1.2.2. Trách nhiệm triển khai cơ chế “một cửa” - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm:  Ban hành quyết định về áp dụng cơ chế “một cửa” đối với các lĩnh vực công việc ở các cấp chính quyền địa phương theo quy định đã nêu.  Quy định thống nhất thủ tục, trình tự giải quyết những loại công việc được áp dụng theo cơ chế “một cửa” trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật đồng thời bãi bỏ quy định do địa phương ban hành không cần thiết, gây phiền hà cho tổ chức, công dân.  Quy định thời gian giải quyết các loại công việc, phí, lệ phí được thu theo quy định của pháp luật. - Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm:  Ban hành quy chế làm việc theo quy định quy trình hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong thực hiện cơ chế “một cửa”; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn  Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Bố trí cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: là những cán bộ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với các tổ chức công dân. Cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ cán bộ công chức, ghi rõ họ tên, chức danh. Trên bàn làm việc của cán bộ công chức phải ghi rõ giải quyết loại công việc gì, ví dụ về đất đai, xây dựng, công chứng hoặc đăng ký kinh doanh…  Bố trí phòng làm việc của cán bộ tiếp nhận và trả kết quả một cách thích hợp, đủ điều kiện làm việc.  Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp là việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Có các hình thức thông báo, tuyên truyền thích hợp để tổ chức, công dân biết về hoạt động theo cơ chế “một cửa” tại địa phương. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các sở ban, ngành cấp Tỉnh đặt tại Phòng hành chính tổng hợp, chịu sự quản lý của phòng hành chính tổng hợp. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, chịu sự quản lý của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã đặt tại Văn phòng HĐND và UBND cấp xã, chịu sự quản lý của Văn phòng HĐND và UBND cấp xã. - Các Bộ, cơ quan ngan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm trình Chính phủ quy định phân cấp các công việc thuộc ngành, lĩnh vực cho UBND các cấp; quy định rõ thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân. [...]... 2.1.1.5 Tích hợp, trao đổi thông tin với các hệ thống khác a Nhu cầu trao đổi thông tin với các hệ thống khác là rất lớn, bao gồm: - Tham chiếu và sử dụng dữ liệu của HTTT có liên quan - Cung cấp dữ liệu cho HTTT có liên quan - Cung cấp thông tin tổng hợp lên Cổng giao tiếp điện tử, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành, Web site công cộng b HTTT Phòng giao dịch một cửa được tích hợp với các HTTT... quá một buổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Chƣơng 2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CSDL VÀ MÔ HÌNH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG GIAO DỊCH MỘT CỬA 2.1 Phân tích Hệ thống và chuẩn hóa thông tin tại văn phòng UBND tại một số văn phòng quận /huyện 2.1.1 Phân tích các quy trình, nghiệp vụ hành chính 2.1.1.1 Xác định, chuẩn hoá và công khai các loại hồ... văn bản mẫu liên quan đến loại hồ sơ - Hồ sơ thủ tục hành chính (gọi tắt là hồ sơ)  Thông tin về chủ hồ sơ  Thông tin chung hồ sơ  Thông tin quản lý riêng hồ sơ (các tiêu thức riêng theo loại hồ sơ)  Thông tin về các thủ tục của hồ sơ (các tệp)  Thông tin xử lý, giải quyết hồ sơ (Thông tin trao đổi góp ý)  Thông tin kết quả giải quyết hồ sơ (văn bản giải quyết hồ sơ) 2.1.4.1 Văn bản và mẫu văn... đạo - Mã số hồ sơ - Thông tin tiếp nhận hồ sơ (thông tin đã cập nhật ở tiếp nhận hồ sơ) - Thông tin xử lý chậm hồ sơ  Phiếu báo xử lý chậm số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34  Ngày phiếu báo xử lý chậm  Các lý do  Chuyển thông tin (tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả)  In phiếu báo xử lý chậm Bảng 2.6: Thông tin trao đổi xử lý hồ sơ Xin ý kiến Trả... hành chính - Thông báo các quy định liên quan đến quy trình giải quyết thủ tục hành chính (thời gian giải quyết, phí và lệ phí, cơ quan giải quyết, các bước thực hiện,…) d Các hình thức công khai thông tin giải quyết các thủ tục hành chính gồm: - Phổ biến thông tin trên các bảng tại Phòng giao dịch một cửa - Phổ biến thông tin bằng các tờ rơi - Phổ biến thông tin trên các phương tiện truyền thông (báo,... tờ Giấy báo xử lý chậm (nếu có), văn bản kết quả giải quyết (Quyết định, Công văn, Thông báo) để trả cho chủ hồ sơ  In thông báo tình hình giải quyết hồ sơ và công bố tại phòng giao dịch một cửa - Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ trên cổng giao tiếp điện tử  Thông báo danh sách kết quả giải quyết hồ sơ trên cổng giao tiếp điện tử  Thông báo tình hình giải quyết hồ sơ trên cổng giao tiếp điện tử... cũng phục vụ người sử dụng tra cứu tìm kiếm thông tin theo yêu cầu Việc gửi nhận báo cáo được thực hiện qua mạng Một số thông tin về giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp xuất bản lên cổng giao tiếp điện tử, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành, Website công cộng của tỉnh b Người dân tổ chức có thể được cung cấp dịch vụ tra cứu tìm kiếm thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính liên quan mà... việc giải quyết hồ sơ được tin học hoá và được thực hiện - trên mạng máy tính  Các thông tin liên quan đến giải quyết hồ sơ được cập nhật vào CSDL  Các trao đổi thông tin giữa đơn vị chủ trì giải quyết, đơn vị phối hợp xử lý, lãnh đạo phụ trách được thực hiện trên mạng Lan tại cơ quan d Trả kết quả giải quyết hồ sơ - Trả kết quả giải quyết hồ sơ tại phòng giao dịch một cửa, bộ phận tiếp nhận và trả... In phiếu nhận hồ sơ d Thông tin phần xử lý hồ sơ - Lãnh đạo phụ trách - Đơn vị giải quyết hồ sơ - Chuyên viên xử lý chính - Phiếu giao nhận hồ sơ số - Ngày phát giao nhận hồ sơ - Chuyển hồ sơ (tới lãnh đạo và đơn vị giải quyết hồ sơ) - In phiếu giao nhận hồ sơ 2.1.4.4 Hồ sơ thủ tục hành chính/ Xử lý, giải quyết hồ sơ Bảng 2.5: Danh sách các hồ sơ cần xử lý/ phụ trách/tham gia xử lý (view và chọn) STT... đến nhiều nơi để liên hệ giải quyết như trước đây 1.3.1 Giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các phòng ban Trả hồ sơ (4) Nộp hồ sơ (1) Công dân, tổ chức Phòng giao dịch một cửa Trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận (3) Chuyển phòng chuyên môn (2) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Các phòng chuyên môn Hình 1.1: Quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các phòng ban Theo hồ sơ . tài - Tìm hiểu mô hình Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý Phòng giao dịch một cửa. - Phân tích thiết kế CSDL Phòng giao dịch một cửa. 3. Phạm vi nghiên. thiết kế hệ thống thông tin, CSDL và mô hình chức năng phòng giao dịch một cửa. Chương này sẽ phân tích về hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Phòng giao dịch một cửa. Điều. hình phòng giao dịch một cửa Chương này nhằm mục đích nghiên cứu mô hình Phòng giao dịch một cửa tại các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó thấy được sự khác biệt của mô hình giao dịch một cửa

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan