Ôn tập thi tâm lý lứa tuổi sư phạm

8 3.5K 14
Ôn tập thi tâm lý lứa tuổi sư phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI Câu 1: Nêu những đặc điểm về giao tiếp và nhân cách nổi bật của lứa tuổi thiếu niên. Anh (chị) hãy vận dụng tri thức đã học để đưa ra các biện pháp cụ thể cho một tình huống. Thí dụ: “Trong lớp có một học sinh học lực trung bình, nhưng có một số tài vặt. Em này vào lớp hay rủ rê bạn bày trò quậy phá thầy cô giáo hoặc giám thị” a. Đặc điểm về giao tiếp: - Đối với người lớn: + Giao tiếp tiếp chiếm vị trí nhỏ + Muốn được độc lập và không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định + Đòi hỏi và mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng tư của các em. + Bắt đầu có thái độ chống đối đối với những việc mà trước đây các em tự nguyện thực hiện, ra sức bảo vệ ý kiến riêng của mình bằng lời nói và hành động.  Thể hiện nhu cầu sống tự lập - Đối với bạn bè: + Giao tiếp có vai trò và ý nghĩa quan trọng. + Giao tiếp trong nhóm bạn: mang tính tập thể, có sự “phân cực” nhất định, có ý nghĩa to lớn với khát vọng khám phá bản thân. + Giao tiếp với bạn khác giới: xuất hiện tình yêu nam-nữa (tình yêu đương bạn bè), tình cảm này thường được che dấu trong tình bạn, tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng, vui sướng, buồn bã , được quyết định bởi trình độ nhận thức của cá nhân. Câu 2: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, học sinh tuổi thiếu niên (hoặc thanh niên mới lớn) có những biểu hiện gì chưa đúng, chưa phù hợp mà giáo viên cần quan tâm uốn nắn, giáo dục để giúp đỡ họ phát triển đúng hướng. a. Đối với học sinh THCS: - Mê game, chat, viết và xem blog thường xuyên. ngoài giờ học ở trường đa số các em tập trung nhiều thời gian cho việc chơi game, chat, viết và xem blog. Bên cạnh đó các em chưa biết chọn cho mình trò chơi giải trí lành mạnh. Các em nam thường tham gia chơi game bắn súng, đấu vật, võ lâm, các em nữ chơi nhảy Audition theo nhạc hoặc chat tìm bạn qua mạng. Ngoài ra các em còn dành thời gian viết nhật ký điện tử (blog) đa số các bài viết các em tập trung vào cuộc sống ca sĩ, các tin xì-căng-đan, thành lập fanclub của một ca sĩ nào đó. Chỉ có số ít các em có ý thức lên mạng vào những trang web lành mạnh để tìm tư liệu cho việc học. - Bị ảnh hưởng từ phim ảnh. Các em học sinh ít được cha mẹ quan tâm vì đa số cha mẹ làm lao động phổ thông, buôn bán nên không có thời gian hướng dẫn và tạo điều kiện cho các em giải trí lành mạnh ở công viên hoặc nhà văn hóa nên các em thường xem phim ảnh để giải trí và bị ảnh hưởng nhiều từ phim ảnh. Các em nữ thì thích quen “ hoàng tử” như trong phim Hàn Quốc, Đài Loan. Các em nam thường chơi trò “đô vật Mỹ”, các em có cách cư xư, cách ăn mặc, kiểu tóc và lời nói ảnh hưởng từ phim ảnh rất nhiều. Trên các báo đài hiện nay cũng đề cập nhiều đến nạn bạo lực đánh nhau giữa trẻ ở độ tuổi vị thành niên một phần là cũng do ảnh hưởng từ phim ảnh không lành mạnh. - Thường xuyên chửi thề và nói tục. Thực tế khi có mặt giáo viên thì các em hạn chế việc chửi thề nói tục nhưng khi vừa ra khỏi cổng trường thì các em thường “chứng tỏ mình” qua những câu chửi thề và nói tục - Thích cặp bồ với nhau. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em ngày càng phát triển và các em ảnh hưởng từ các sách, phim ảnh không lành mạnh nên các em chưa phân biệt được tình bạn trong sáng lành mạnh và không trong sáng lành mạnh. Nên đã có trường hợp trong giờ học các em không tập trung nghe giảng, giờ chơi thì ấu đả hoặc nói xấu nhau với nhau vì “ tranh giành người yêu”. Thật đau lòng là đã có trường hợp các em nữ bỏ học, bỏ nhà đi qua đêm với các bạn nam. - Chưa lễ phép với người lớn và thầy cô. Việc cúi đầu chào thầy cô như một hành động miễn cuỡng chưa hình thành thành thói quen. Có nhiều em chỉ chào thầy cô trong trường còn ra đường thì như “không quen biết”. Việc nói chuyện “dạ, thưa” và trao đồ bằng hai tay cho người lớn cũng chưa được các em tự giác thực hiện. b. Đối với học sinh THPT: - Biểu hiện mà học sinh hiện nay thường mắc phải như: đối với người lớn, thầy cô thì nói trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngôn thiếu văn hóa.Một sự thất đáng buồn là gặp thầy cô giaó trong sân trường các em cũng không chào hoặc miễn cưỡng chào thầy cô có dạy mình mà thôi. Đối với bạn bè chuyện nhỏ phóng ra to để xả giận, lời qua tiếng lại dẫn đên chửi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất đoàn kết. Cái đáng lo ngại là các em khi nhìn nhận sự việc là lãng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của mình. - Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần, ham chơi nhác học, la cà quán xá, intenet, mê game, bỏ giờ học, chát, truy cập trang web đồi trụy. Một số có biểu hiện gian lận trong học tập, thi cử, thiếu trung thực với bạn bè, cha mẹ, thầy cô. - Một số ý thức cộng đồng kém, chưa ý thức giữ gìn bảo vệ của công và vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường còn bị viết vẽ bậy, bôi bẩn ghi chép câu từ thiếu văn hóa. Tính tự giác, lòng tự trọng còn hạn chế. - Một bộ phận nhỏ phai nhạt lí tưởng, sống thực dụng, đua đòi, sống ích kỉ chỉ lo cho bản thân không nghĩ đến trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước, xã hội, gia đình. Một số có biểu hiện sống xa hoa, lãng phí, ăn mặc, đầu tóc không hợp lứa tuổi. Ý thức về truyền thống , thuần phong mĩ tục dân tộc còn nhiều hạn chế. Bổ sung: phương pháp uốn nắn (nếu đề bài có hỏi) GV cần: - Tìm hiểu và nắm vững đối tượng học sinh - Điều hành cán bộ lớp và chỉ đạo tập thể - Tổ chức tốt tiết sinh hoạt và hoạt động ngoài giờ lên lớp - Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác - Kiểm tra đánh giá, thưởng, phạt ĐB, đối với học sinh hư Giáo dục HS cá biệt, phải biết áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là phải tìm “bắt trúng bệnh” và “trị đúng thuốc”. Nói theo cách nói của thầy thuốc: Thầy phải “chẩn” đúng bệnh, dùng loại thuốc “đặc trị” phù hợp mới cứu được con “bệnh” cá biệt. - Những em cá biệt thường có đặc điểm thích chơi hơn học, thích phá bĩnh, "nổi loạn", bướng bỉnh, kết quả học tập kém. Nhưng tất nhiên nói vậy không có nghĩa học sinh cá biệt nào cũng thế. Có em học hành rất thông minh song lại thích khẳng định mình bằng những hành động phá bĩnh… Phải nói rằng những em đó "cứng đầu cứng cổ" . Sự "cứng đầu cứng cổ" ấy, có khi được các em thể hiện dưới một vỏ bọc lành hiền, ít nói nhưng cũng có khi thể hiện ngay ra bên ngoài bằng sự lì lợm, lếu láo… Với kinh nghiệm của tôi, đối với học sinh "cá biệt" phải cương - nhu đúng lúc, “phải mềm nắn rắn buông”. Nhưng ngay cả khi "nhu" cũng phải dứt khoát, kiên định và không thể hiện rõ cho học sinh biết Với học sinh cá biệt cần có nhiều biện pháp áp dụng tùy theo đối tượng cá biệt, loại cá biệt. Có HS thì dùng biện pháp khoan dung, nhưng có HS khoan dung chỉ là một thứ xa xỉ, không hiệu quả, có em thì phải dùng tình thương, có em cần nịnh nọt, có em cần dỗ giành, có em cần hù dọa, có em cần mượn đến sự hỗ trợ, sự cảm hóa của bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm như là “diễn viên siêu hạng” phải đóng nhiều vai diễn khác nhau THAM KHẢO BÀI VIẾT “5 QUI TẮC GIÁO DỤC HS CHƯA NGOAN” Trong các tham luận tại Hội nghị thì sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Nguyễn Đức Vũ trường THPT Tháp Chàm đề xuất sáng kiến GD học sinh “chưa ngoan” với 5 quy tắc cơ bản và khi giáo viên chủ nhiệm áp dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mặt khác, sáng kiến này cũng có thể áp dụng cho cả gia đình và các tổ chức khác trong quá trình phối hợp giáo dục học sinh đã mang lại những thành công nhất định: số học sinh “chưa ngoan” và số vụ đánh nhau gây mất trật tự an ninh trường học đã giảm nhiều cả về số lần và mức độ nghiêm trọng. Phần lớn những ai quan tâm đến sự nghiệp GD đều luôn tự hỏi: công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, Tiểu học là môn đạo đức, tới Trung học là môn giáo dục công dân. Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên đang là sự lo lắng, bức xúc của xã hội? Hy vọng 5 quy tắc giáo dục học sinh “chưa ngoan” này sẽ là kênh thông tin giúp giáo viên, phụ huynh, các nhà quản lý GD tham khảo nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật của HS, SV: 1. Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác) 1.1. Hiểu rõ: - Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp. - Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em. 1.2. Hợp tác: - Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. * Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm. 2. Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát) 2.1. Quan tâm: - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). 2.2 Quan sát: - Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 3. Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu) 3.1. Nghiêm khắc: - Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng. 3.2. Ngọt dịu: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 4. Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng) 4.1. Động viên: - Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể - Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. 4.2. Định hướng: - Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích. 5. Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy. Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng. Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. Câu 3: Tình huống: Trong lớp 11 có 2 học sinh nam, nữ có những biểu hiện tình cảm quá hơn mức độ bạn bè. Họ thường hẹn nhau đi chơi. Trong lớp ít chú ý nghe giảng. Kết quả học tập của họ sút kém hẳn. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, anh/chị làm gì để giúp 2 em học sinh này. - Trước tiên, nói chuyện riêng với 2 em, thể hiện thái độ ân cần, tôn trọng tình cảm của 2 em đồng thời chỉ ra mục tiêu quan trọng nhất đối với các em là học tập. Khuyến khích 2 em trở thành đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác của lớp, trường. - Phối hợp với các học sinh khác của lớp, đặc biệt là ban cán sự lớp, vận động 2 em tham gia nhiều hoạt động sinh hoạt chung, vừa để giúp các em hòa đồng hơn, quan tâm hơn tới hoạt động của lớp cũng như hạn chế thời gian 2 em đi chơi riêng với nhau. - Phối hợp với ba mẹ 2 em, giải thích cho ba mẹ của 2 em hiểu chuyện tình cảm ở lứa tuổi này như vậy là bình thường. Tuy nhiên, để hướng các em đi đúng với mục tiêu học tập, nên hạn chế thời gian 2 em đi chơi riêng với nhau, quản lí thời gian 2 em cụ thể hơn, có thể đặt ra điều kiện để 2 em gặp nhau, ví dụ như: học bài xong mới được đi chơi, đi chơi qui định giờ về…. Đồng thời, hướng dẫn các em đặt ra mục tiêu để phấn đấu… Câu 4 : Tình huống: Cô bé H, học sinh lớp 10, hớn hở khoe chúng tôi một số ảnh đẹp của ca sĩ A.T mà H. cất công sưu tầm trên internet, ngồi chỉnh sửa bằng photoshop rồi in ra. “Em thích anh A.T lắm, album nào có ah A.T là em mua liền; nghe báo nào có hình A.T là em săn lùng cho bằng được. Nhưng em không thích người ta cứ chụp hình ca sĩ A.T với P.L đâu…”, H phụng phịu. Nếu anh/chị có vài học sinh như H, anh/chị sẽ nói gì và làm gì? TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM Câu 1: Làm rõ các khái niệm hoạt động dạy, hoạt động học, bản chất của hoạt động học và mối quan hệ giữa hai hoạt động này trong một quá trình dạy học. Muốn hình thành hoạt động học cho học sinh, thầy giáo cần phải chú trọng đến những yếu tố nào? - Hoạt động dạy: là hoạt động của người dạy tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho họ. - Hoạt động học: là hoạt động đặc thù ở con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị, thông qua phương thức đặc biệt (phương thức nhà trường) - Bản chất của hoạt động học: + Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. (Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là con đường để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu). + Hoạt động học làm cho chính chủ thể của hoạt động học ngày càng thay đổi và phát triển.(Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động). + Hoạt động học là hoạt động được điều khiển có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá. + Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác là tiếp thu được cả phương pháp giành tri thức đó (phương pháp học) Câu 2: Tại sao nói: “Dạy học phải hướng đến sự phát triển trí tuệ?” Anh/chị hãy xuất phát từ đặc thù môn dạy của mình (toán, lý, hóa, sinh, văn…) để đưa ra những phương pháp hoặc biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển trí tuệ. Câu 3: Nêu những điểm thầy/cô cần lưu ý trong việc hình thành động cơ học tập cho học sinh. Trong đề tài này chúng ta tìm hiểu động cơ học tập của học sinh dưới góc độ của tâm lý học họat động và động cơ học tập đưuợc phân thành hai loại Động cơ hoàn thiện tri thức: là mong muốn khao khát chiếm♥ lĩnh, mở rông tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngòai để đạt nguyện vọng bên trong. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hòan thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong.Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý.Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là tối ưu trong lĩnh vực sư phạm. Động cơ quan hệ xã hội:♥ học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân, học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học… * Thường thì cả hai loại động cơ này cùng được hình thành ở học sinh và được sắp xếp theo thứ bậc.Trong những điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hai loại động cơ sẽ nổi lên chiếm vị trị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống động cơ. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.Để hình thành động cơ học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho việc học của học sinh trở thành nhu cầu không thể thiếu thông qua tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học … sao cho kích thích được tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh. Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của mỗi người.Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ.Vì thế vai trò của hứng thú trong học tập rất lớn.Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. Ngòai ra các yếu tố bên ngoài như kinh tế gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè, cơ sở vật chất nhà trường … cũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh.Vậy khi xem xét động cơ học tập không thể bỏ qua các yếu tố này. Câu 4: Anh (chị) hãy chứng tỏ rằng người thầy giữ vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học, nhưng quyết định kết quả vẫn là sự nỗ lực giành tri thức của chính người học. Câu 5: a. Hãy trình bày những quan điểm của mình về hình ảnh một người thầy giáo đương thời (phân tích hai mặt “Tài”, “Đức”) có thể đáp ứng yêu cầu trang bị thế hệ trẻ VN hội nhập cùng thế giới. b. Về phần mình, anh chị có những dự định hay các biện pháp cụ thể gì để tự rèn luyện các phẩm chất và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai? Câu 6: Đoạn văn sau gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì? “ Trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”. . ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI Câu 1: Nêu những đặc điểm về giao tiếp và nhân cách nổi bật của lứa tuổi thi u niên. Anh (chị) hãy vận dụng tri thức đã. hiện gian lận trong học tập, thi cử, thi u trung thực với bạn bè, cha mẹ, thầy cô. - Một số ý thức cộng đồng kém, chưa ý thức giữ gìn bảo vệ của công và vệ sinh nơi công cộng nên bàn ghế, tường. viên trong lớp, không thi n vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm và phản tác dụng. 3.2. Ngọt dịu: - Giáo viên chủ

Ngày đăng: 30/10/2014, 14:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan