1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU TẬP HUẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

204 3,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 8,36 MB

Nội dung

- Có khả năng tư duy trừu tượng VD: các triết lý đạo đức như quyền, nghĩa vụ, ưu tiên…các khái niệm… - -Chất vất các giá trị mà trẻ đang sống hoặc được chỉ -Muốn tự chủ, tự quyết định

Trang 1

TẬP HUẤN

Trang 2

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên.

Chương 2: Con đường dẫn đến VTN ứng xử tiêu cực.

Chương 3: Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe

tâm thần thường gặp ở trẻ VTN.

Chương 4: Vai trò và trách nhiệm của cán bộ tư vấn

tâm lý học đường

Chương 5: Một số kỹ năng tham vấn cơ bản.

Chương 6: Một số chiến lược làm việc với học sinh có

khó khăn về hành vi.

Chương 7: Một số mô hình hỗ trợ tâm lý trong trường

học trên thế giới

Trang 3

Thầy, cô cảm nhận gì về những hình ảnh sau?

Trang 6

• Giúp các thầy giáo, cô giáo

có thể can thiệp cho học

học sinh ở cấp độ đầu tiên.

• Giới thiệu trẻ đến với

chuyên gia tâm lý (nếu

cần)

Trang 7

Chương 1:

PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Trang 8

A MỤC TIÊU:

Sau bài học, học viên hiểu được:

1.Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên

từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi

2 Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên, từ đó hiểu về các khó khăn tâm lý thường gặp của các em

Trang 9

B NỘI DUNG:

I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN.

-Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN).

-Một số điểm chung về sinh lý.

-Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên.

-Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất

thường.

Trang 10

1.Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên.

Trẻ em:

- Việt Nam: Dưới 16 tuổi

- Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18

tuổi

Vị thành niên: Từ 10 – 18 tuổi.

Trang 11

2 Đặc điểm chung về phát triển sinh lý:

Trang 12

2.1.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ.

• Ngực phát triển.

• Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ

thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay.

• Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi.

• Có kinh nguyệt

Trang 13

2.2.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam.

• Cơ quan sinh dục phát triển.

• Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân ), râu phát triển

• Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”.

• Đạt được sự tối đa về chiều cao.

• Giọng nói: Vỡ giọng

Trang 14

3.Các đặc điểm chung về

phát triển tâm lý

Trang 16

3.1.Đầu vị thành niên (10-14 tuổi)

Trang 17

giáo viên không hoàn

hảo, “bắt lỗi” người lớn

• Tìm kiếm những người

mới để yêu thương

Có xu hướng quay lại

những hành vi nhi hóa

• Nhóm bạn ảnh hưởng

đến sở thích và kiểu ăn mặc

Trang 18

b.Hứng thú nghề nghiệp:

• Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai

gần

• Năng lực làm việc tăng hơn: thích được giao

việc, mong muốn nhận được sự tin tưởng…

Trang 19

c.Giới tính:

• Nữ giới phát triển trước nam giới

• Chơi với các bạn cùng giới tính

• E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn

Có tính phô trương

Quan tâm nhiều đến sự riêng tư

Thử nghiệm với cơ thể của mình

Lo lắng liệu mình có bình thường không

Trang 20

d Đạo đức và tự định hướng:

• Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn

Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các

chất kích thích

• Có thể suy nghĩ trừu tượng

Trang 21

3.2.Giữa vị thành niên (14-16 tuổi).

GIỚI TÍNH

Trang 22

• Ý niệm về cha mẹ giảm,

bớt quấn quít, gắn bó với

• Xem xét các trải nghiệm

nội tâm, như viết nhật kí,

tiểu thuyết

Trang 23

b.Hứng thú nghề nghiệp:

• Hứng thú mang tính trí tuệ

• Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo

Trang 24

c Giới tính:

Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính

• Thường xuyên thay đổi các quan hệ

Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng

Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người

khác giới

• Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê

Trang 26

3.3.Cuối vị thành niên (16-18 tuổi)

GIỚI TÍNH

Trang 27

• Có khả năng thỏa hiệp

• Hãnh diện về công việc,

nhiệm vụ của mình

• Tự lực

• Quan tâm đến mọi người hơn

Trang 28

b Hứng thú nghề nghiệp:

• Bận tâm nhiều về tương lai

• Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống

Trang 30

d Đạo đức và tự định hướng :

• Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc

• Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng

• Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu

• Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống

văn hóa

• Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân.

Trang 31

II MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG

Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Trang 32

1 Những nhu cầu cơ bản:

• 1.1.Nhu cầu sinh lý:

• Ăn.

• Uống.

• Ngủ.

• Thở.

Trang 33

1.2.Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản:

Trang 34

Thảo luận: Hành động của người lớn giúp VTN cảm thấy được đáp ứng

nhu cầu?

Trang 35

a.An toàn:

Là chỗ dựa cho trẻ (đặc biệt là GVCN).

Giữ bí mật, không phê phán khi chia sẻ

• Tạo sự thân thiện

• Công bằng trong xử lí tình huống.

• Có sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường-

xã hội

Trang 36

a.An toàn (tiếp theo).

• Coi lỗi lầm của trẻ là nguồn thông tin quan trọng, là một phần trong quá trình học tập, phát triển

• Giúp trẻ hiểu: không ai được làm tổn

thương người khác

• Kiên định trong chuẩn mực cư xử.

• Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận, luôn giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn

Trang 37

b.Yêu thương:

• -Gần gũi, thân thiện với trẻ.

• Lắng nghe, quan tâm, chia sẽ với trẻ.

• Động viên, khích lệ kịp thời.

• Khoan dung, độ lượng, vị tha.

• Tận tụy, tâm huyết.

• Chuẩn mực, công tâm.

Trang 38

c.Có giá trị:

• Không dùng bạo lực (hành động, lời nói).

• Tôn trọng ý kiến của các em – dù chưa đúng.

• Tạo điều kiện để hs thể hiện tài năng, năng

khiếu.

• Không thành kiến.

• Tạo cho hs có niềm tin.

• Kiên định để giữ vững hành vi.

• Giáo viên phải là tấm gương đạo đức, tự học và

sáng tạo

Trang 39

• Tạo không khí vui tươi, hài hòa, thân thiện.

• Giải quyết công việc công bằng, khách quan.

• Có cử chỉ, lời nói, thái độ nhẹ nhàng khi giải

quyết tình huống.

Trang 40

e.Được hiểu:

• Gần gũi, yêu thương.

• Lắng nghe, chia sẽ.

• Giải đáp những băn khoăn, trăn trở.

• Luôn khuyến khích các em.

Trang 42

Thảo luận

• Khi bạn có vấn đề, thấy buồn bực,

bạn muốn nói chuyện với ai?

• Vì sao lại chọn người này?

Trang 43

2 Một số nhu cầu đặc trưng

của trẻ vị thành niên.

Trang 44

2.1.Nhu cầu sinh lý:

Nhu cầu về hoạt động: Do lực cơ mạnh hơn, dư

thừa năng lượng … Cần kiểm soát và hướng đến các kênh phù hợp: thể thao, vui chơi lành mạnh (khiêu vũ…).

Nhu cầu thỏa mãn tính dục:

- Ái kỉ: quan tâm, yêu thích cơ thể mình, tự tìm hiểu,

khám phá cơ quan sinh dục mình.

- Tình dục đồng giới: Chơi với bạn đồng giới.

- Tình dục khác giới: bị hấp dẫn với bạn khác giới

Trang 45

2.2.Nhu cầu tâm lý:

a.Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân:

- Lựa chọn giá trị định hướng cuộc đời mình.

- Có khả năng tư duy trừu tượng (VD: các triết lý đạo

đức như quyền, nghĩa vụ, ưu tiên…các khái niệm…)

- -Chất vất các giá trị mà trẻ đang sống hoặc được chỉ

-Muốn tự chủ, tự quyết định những vấn đề của bản thân.

- Dễ trở nên chống đối, nổi loạn, bất cần…

Trang 46

2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp).

Trang 47

2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp).

e.Thực hiện các hành vi nguy cơ:

- Trẻ VTN tò mò thử nghiệm mọi thứ mà không để ý đến hậu quả → Giúp trẻ có kiến thức về thực tế và cuộc sống.

f.Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn:

-Người lớn cần đưa giới hạn đối với trẻ, hướng các em đến các con đường lành mạnh.

-Trao đổi với các em về nguyên tắc, luật lệ và hướng dẫn giải quyết xung đột.

-Cho phép trẻ được tự quyết trong giới hạn cho phép, để các em chịu trách nhiệm → Giúp trẻ đi đến độc lập.

Kết luận: Người lớn (cha mẹ, giáo viên) có vai trò đặc biệt

trong hỗ trợ sự phát triển đúng hướng của trẻ VTN

Trang 48

Thảo luận (Chia lớp thành … nhóm)

Liệt kê những khó khăn tâm lý thường gặp ở trẻ VTN?

Trang 49

CHƯƠNG 2:

CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN

NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰC

Trang 50

A.MỤC TIÊU:

Học viên có thể :

• Hiểu mục đích của hành vi tiêu cực.

• Hiểu con đường hình thành hành vi tiêu cực.

• Có thái độ khoa học và nhân văn với hành vi tiêu cực của trẻ

Trang 52

1.Thu hút sự chú ý:

• Chú ý là gì?  là để tâm trí vào việc gì đó.

Thảo luận: Trong những tình huống như thế

Trang 53

Được chú ý

Tìm cách thể hiện tích cực

Tìm cách thể hiện tiêu cực

Học giỏi Thể thao giỏi Múa hát V.v….

Ăn cắp Quậy phá Hét trong lớp

V.v….

Trang 54

1 Thu hút sự chú ý (tiếp).

Ví dụ minh họa.

• Minh họa: Hoa học lớp 8, ăn cắp tiền

• Hoàng: hét lên trong lớp học

• Hương lớp 9: em nói với bạn bị

bệnh nặng ốm sắp chết

Trang 55

1 Thu hút sự chú ý (tiếp)

Suy ngẫm và thảo luận:

–Người lớn chúng ta hay chú ý vào

những điều tích cực hay tiêu cực?

–Người lớn có xu hướng dùng hành

vi tiêu cực để thu hút sự chú ý

không?

Trang 56

2.Thể hiện quyền lực:

Cá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi họ thấy có tác động, ảnh hưởng đến người khác

• Biểu hiện thường gặp:

- Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức (im lặng, không hứa,

không trả lời…)  trẻ cảm giác kiểm soát tình huống.

- Phá bỏ qui tắc: không mặc đồng phục, trốn học…  Trẻ thấy

mình có quyền tự quyết định.

- Thử thách giới hạn của người lớn  Trẻ có xu hướng khám

phá xem mình “mạnh” đến mức nào, có thể điều khiển người khác không

- Hội chứng “con vua”.

Trang 57

3.Trả đũa:

• Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương

vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”

• Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng

Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng

lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v

• Những hành động này thường đi kèm với những

cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận

Trang 58

4.Thể hiện sự không thích hợp

• Hành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức

Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải

được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”

• Cảm thấy rất chán nản

• Lưu ý: Trường hợp dưới sức( bài quá dễ) → không thích hợp

Trang 60

xảy ra ngẫu nhiên

• Muốn hỗ trợ trẻ VTN, cần xác định được con đường dẫn

đến hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu vì sao trẻ làm như vậy.

Trang 61

2.Tại sao trẻ hành động như cách

Trang 62

2.1.Các hành vi của trẻ đều là học được:

• Khái niệm học: Sự thay đổi tương đối ổn định

ở hành vi hoặc năng lực của cá nhân như là kết quả của kinh nghiệm hoặc luyện tập Sự thay đổi bên trong được quan sát qua hành vi

• Phản xạ có điều kiện: bằng cách ghép cặp hai phản ứng không điều kiện

• Hành vi tạo tác: kết quả của hành vi tác động đến xu hướng lặp lại của hành vi đó

• Học được qua quan sát:

Trang 63

a.Học tập qua quan sát, trải nghiệm.

• Học tập qua quan sát là cách chúng ta lĩnh hội một

hành vi thông qua việc nhìn, quan sát hành vi đó.

• Người lớn giúp trẻ xóa bỏ hành vi tiêu cực, thực hiện

hành vi tích cực.

• Có những hành vi không do học được: Tăng động

giảm chú ý, trầm cảm, nguồn gốc sinh học.

Trang 64

b.Phản ứng của người khác:

Bao gồm: sự tán thưởng, sự chú ý, sự tôn

trọng, tình yêu, địa vị xã hội, trừng phạt,

mắng, sự hờ hững v.v

• Phản ứng của người khác sẽ quyết định việc trẻ hay người khác có lặp lại hành vi đó hay không

KL: Cần ghi nhận, coi trọng sự tiến bộ của trẻ

(dù nhỏ)

Trang 65

3.Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành

Trang 66

Thảo luận nhóm nhỏ

H: Hãy nhớ lại những học sinh “cá biệt” mà mình đã gặp phải? Liệt kê các hành vi tiêu cực

mà em đó có Ghi lại xem bạn đã ứng xử với

em đó như thế nào khi em làm những hành vi đó?

H: Sử dụng kiến thức ở phần nội dung, hãy suy nghĩ lại nguyên nhân và mục đích em đó thực hiện hành vi đó?

Trang 67

Cảm ơn sự tham gia

của các thầy cô!

Trang 68

CHƯƠNG 3:

CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC

VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN

Trang 69

2 Hiểu được các nguyên tắc chung về những rối loạn này ở VTN

Trang 70

B.NỘI DUNG:

Thảo luận: Thế nào là hành vi, biểu hiện bình

thường và bất thường?

Hành vi hoặc cảm xúc vi phạm những chuẩn mực xã hội, xuất hiện không phổ biến, gây cho

cá nhân cảm thấy bị buồn khổ, khó chịu, làm giảm các chức năng cuộc sống của người đó.

=> Bất bình thường.

Trang 71

CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI

Vấn đề hướng nội: những vấn

đề liên quan đến bản thân,

biểu hiện các triệu chứng

được hướng vào bên trong

như trầm cảm và lo âu

Vấn đề hướng ngoại: các hành

vi hướng ra bên ngoài, hướng

đến người khác như chống đối

xã hội, rối loạn hành vi

Trang 72

I.CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI

Lo âuTrầm cảm

Trang 73

• Hay khóc hoặc sướt mướt

• Thu mình khỏi bạn

bè và gia đình

• Mất hứng thú trong các hoạt động

• Thay đổi thói quen

ăn và ngủ

Trang 74

* Các biểu hiện nghi ngờ trầm

Trang 75

BÁO ĐỘNG?

• Kéo dài ít nhất tuần

• Ảnh hưởng đến tâm trạng, các năng lực, chức năng cuộc sống

Trang 76

1.2.Hậu quả:

Những vấn đề ở trường: thiếu sinh lực, khó tập trung;

có thể dẫn đến nghỉ học, lưu ban, bức xúc với nhiệm

• Nghiện internet: …Các hành vi liều lĩnh: lái xe, uống

rượu, tình dục không an toàn.

• Bạo lực:

• Rối loạn ăn uống, tự gây thương tích.

Trang 77

-Nhẹ nhàng nhưng kiên định: Tôn trọng cảm xúc của trẻ; vẫn nhấn mạnh mối lo ngại… -Lắng nghe không thuyết giảng: không nhận xét, chỉ trích khi trẻ nói.

-Công nhận cảm xúc của trẻ: không tranh

luận, ghi nhận nỗi đau, sự buồn bã của trẻ

Trang 78

b.Hỗ trợ trẻ VTN đang điều trị trầm cảm.

• Thấu hiểu.

• Khuyến khích các hoạt động thể chất.

• Khuyến khích các hoạt động xã hội.

• Duy trì can thiệp.

• Dạy trẻ các kĩ năng.

• Xây dựng hệ thống liên lạc giữa gia đình

và nhà trường.

Trang 80

2.1.Những dấu hiệu báo động tự tử ở

VTN

• Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử

• Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết

• Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự

tử

• Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân

Trang 81

2.1 Những dấu hiệu báo động tự tử ở

VTN (tiếp).

• Cho đi những vật sở hữu có giá trị

• Tâm trạng tốt lên bất ngờ và không có lý do sau

khi bị trầm cảm hoặc thu mình

• Nói tạm biệt với bạn, gia đình như là chia tay mãi

Trang 82

3.Rối loạn Lo âu:

3.1.Dấu hiệu:

trong, có xu hướng thận trọng và cảnh giác quá mức

thẳng liên tục, bất an hoặc stress quá

Trang 83

Rối loạn lo âu: dấu hiệu (tiếp)

• Bận tâm với những lo lắng về mất kiểm

soát hoặc các lo âu không thực tế về năng lực xã hội

• Các triệu chứng đau cơ thể.

• Lo âu tập trung vào các thay đổi về biểu

Trang 84

Một số rối loạn lo âu

Trang 85

• Quá phụ thuộc, cầu toàn, và thiếu tự tin

• Có thể làm đi làm lại một việc hoặc trì hoãn việc

• Rối loạn cảm xúc và rối loạn ăn uống

Trang 86

Hậu quả

• Cảm xúc tự tử hoặc

tham dự các hành vi tự hủy hoại bản thân

• Sử dụng rượu hoặc ma túy để tự chữa hoặc

làm dịu đi nỗi lo âu

• Hình thành các nghi thức để giảm hoặc

tránh lo âu

Trang 87

3.3.Hỗ trợ:

-Lắng nghe cẩn thận và tôn trọng

-Không coi thường cảm xúc của trẻ.

-Giúp trẻ hiểu rằng các cảm xúc khó chịu, không thoải mái về cơ thể, hình thức, sự chấp nhận của bạn bè và sự không chắc chắn là phần tự nhiên của tuổi VTN

trải nghiệm của trẻ VTN.

Trang 88

3.3.Hỗ trợ (tiếp).

• Đảm bảo với trẻ khi lớn dần, trẻ VTN sẽ có những kĩ

thuật khác nhau để xử trí stress và lo âu

• Gợi lại cho trẻ VTN những lần trẻ ban đầu sợ nhưng

vẫn kiểm soát tốt và bước vào tình huống mới đó

• Khen ngợi, khuyến khích trẻ VTN khi trẻ tham dự

tình huống dù ban đầu không thoải mái

• Trẻ VTN cần được giới thiệu đến gặp các cán bộ tâm

lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần

Trang 89

HOẠT ĐỘNG

BẠN ĐÃ TỪNG GẶP HỌC

SINH CÓ VẤN

ĐỀ HƯỚNG NỘI CHƯA?

Trang 90

II.CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI

-Tăng động giảm chú ý

-Gây hấn

-Chống đối, không tuân thủ

-Rối loạn hành vi-Phạm tội, phạm pháp

Trang 92

* Dấu hiệu của không chú

• Chán việc trước khi hoàn thành

• Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi,

dụng cụ học tập,v.v

Trang 93

* Dấu hiệu tăng động:

• Bồn chồn không yên và luôn uốn

éo, cựa quậy

• Luôn rời khỏi ghế trong các tình

huống đáng nhẽ cần ngồi yên

• Di chuyển xung quanh liên tục,

thường chạy hoặc trèo không phù

hợp tình huống

• Nói nhiều

• Khó chơi yên lặng hoặc thư thái

• Luôn hoạt động, như là bị điều

khiển bởi mô tơ

Trang 94

* Dấu hiệu xung động:

• Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ đợi được gọi

hoặc nghe hết câu hỏi.

• Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi.

• Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp

• Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người

khác.

• Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác.

• Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến các cơn giận dữ,

cáu kỉnh hoặc ăn vạ

• Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề.

Ngày đăng: 28/11/2014, 22:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức: thiết kế và xây dựng chương trình TVTLHĐ  với BGH, quảng bá chương trình, tư vấn giáo dục cho  BGH, tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh, - TÀI LIỆU TẬP HUẤN TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Hình th ức: thiết kế và xây dựng chương trình TVTLHĐ với BGH, quảng bá chương trình, tư vấn giáo dục cho BGH, tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh, (Trang 202)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w