1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dich một cửa tại nhno & ptnt long biên

52 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 497 KB

Nội dung

Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả, số liệu trong báo cáo tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, chính xác, được khảo sát thực tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên. Hà Nội ngày 25 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Lại Thị Bích Phương SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Nguyên nghĩa NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. GDV Giao dịch viên KSV Kiểm soát viên CMND Chứng minh nhân dân MHGD Mô hình giao dịch KH Khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN 1 Biểu đồ 2.1: So sánh thời gian giao dịch khi thực hiện mô hình giao dịch nhiều cửa và một cửa Error: Reference source not found SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện đại hóa ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành ngân hàng, nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng. Một trong những công tác đang được các NHTM Việt Nam quan tâm trong tiến trình hiện đại hóa ngân hàng là kế toán giao dịch. Kế toán giao dịch có thể nói là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi tiếp xúc với ngân hàng. Do vậy, trong quá trình cạnh tranh hiện nay, việc hiện đại hóa kế toán giao dịch là một công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng và mở rộng thị phân khách hàng. Đặc biệt với mô hình kế toán giao dịch 1 cửa đã đem lại nhiều tiện ích cho cả khách hàng cũng như ngân hàng, đấy nhanh tốc độ giao dịch, tằng năng suất lao động cho nhân viên ngân hàng, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở nhiều nơi nhờ khả năng giao dịch đa chi nhánh. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện lợi cho khách hàng, ngân hàng còn có thể tăng cường khả năng quản lý điều hành trên mọi phương diện hoạt đông như quản lý vốn, quản lý cho vay, khả năng thanh khoản … Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, ngân hàng còn gặp phải các khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan do nhiều nguyên nhân như: hành lang pháp lý chưa vững chắc, trình độ công nghệ chưa cao, nguồn nhân lực chưa tương xứng… Chính những điều đó đã làm giảm khả năng hoạt động của mô hình dẫn đến việc chưa phát huy được những ưu điểm vốn có của mô hình, đồng thời chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tại tố nghiệp của mình là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dich một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên”. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứ nhắm tìm hiểu về mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHTM nói chung đặc biệt thấy được những kết quả đạt được và những mặt hạn chế, từ đó đưa ra được những biện pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 1 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng mô hình giao dịch một cửa. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình kế toán giao dịch một cửa và các giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo tốt nghiệp sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic, phương pháp thống kê… 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán giao dịch và mô hình kế toán giao dịch một cửa. Chương 2: Thực trạng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên. SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 2 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN GIAO DỊCH VÀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO DỊCH MỘT CỬA 1.1. Tổng quan về kế toán giao dịch 1.1.1. Khái niệm chung về kế toán giao dịch Ta có thê hiểu kế toán giao dịch là kênh phân phối của ngân hàng hay chính là các phương tiện để khách hàng đưa ra các yêu cầu mà ngân hàng phải đáp ứng. Tại thời điểm hiện nay, có thể liệt kê một số kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng phổ biến mà việc xây dựng chúng đều dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin: kênh phân phối cung ứng dịch vụ tại chi nhánh, kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua các hệ thống bán hàng Point of Sale (POS), kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua điện thoại (Telephone Banking, MobilePhone Banking), kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua Internet. Giao dịch tại chi nhánh là kênh phân phối đầu tiên có từ khi các Ngân hàng ra đời và tồn tại lâu nhất. Hiện nay, khi công nghệ hiện đại cho ra đời nhiều tổ chức cung ứng các dịch vụ khác thì kênh giao dịch tại chi nhánh vẫn tồn tại. Tuy nhiên, so với hình thức giao dịch truyền thống đã có nhiều thay đổi, kênh phân phối này đã được thực hiện với hai mô hình, đó là: Mô hình giao dịch nhiều cửa và Mô hình giao dịch mới nhật hiện nay là mô hình giao dịch một cửa. 1.1.2. Vai trò của kế toán giao dịch +Thứ nhất, tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng để từ đó đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng +Thứ hai, thực hiện giao dịch với khách hàng, nhập thông tin khách hàng và hạch toán, ghi sổ vào máy và sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại quầy giao dịch của mình, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Như vậy, kế toán giao dịch đảm nhận cả chức năng kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các hoạt động của Ngân hàng từ đó phục vụ cho việc quản lý vốn và sử dụng vốn, quản lý thông tin khách hàng của Ngân hàng, góp phần đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thống nhất, có hệ thống và hiệu quả. SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 3 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng +Thứ ba, duy trì và thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Nếu kế toán giao dịch được trang bị khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhanh chóng và chính xác các yêu cầu sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Đồng thời thái độ của giao dịch viên cũng được tác dộng nhiều đến quyết định của khách hàng, nếu được phục vụ chu đáo thì sẽ làm hài lòng nhiều khách hàng và họ sẽ muốn giao dịch tiếp với Ngân hàng. Như vậy kế toán giao dịch giúp thu hút khách hàng từ đó tăng thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng 1.1.3. Các mô hình kế toán giao dịch • Mô hình kế toán giao dịch nhiều cửa Là mô hình tổ chức truyền thống của các Ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán còn chưa cao. Sơ đồ 1.1: Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch nhiều cửa Chú thích: (1) Khách hàng yêu cầu giao dịch (2) Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát (3) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên (4) GDV ghi Nợ chuyển chứng từ ghi Có cho GDV ghi Có (5) Trả lại chứng từ cho GDV ghi Nợ (6) Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt (7) Khách hàng tới bộ phận quỹ để nhận tiền (thu) cho khách hàng. (8) Bộ phận qũy trả tiền (thu) cho khách hàng Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kể toán theo quy định còn tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng phải nộp (nhận) từ quỹ chính của Ngân hàng. Do vậy năng suất lao động sẽ không cao, cụ thể khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì phải SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 4 Khách hàng Khách hàng Quỹ chính Kiểm soát viên GDV ghi Nợ GDV ghi Có (7) (8) (6) (3)(2) (1) (4) (5) Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng nộp chứng từ kế toán cho thanh toán viên giữ tài khoản của mình và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịch thì khách hàng vẫn phải qua nhiều cửa: thanh toán viên, thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan. • Mô hình kế toán giao dịch một cửa Là mô hình kế toán giao dịch có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình kế toán giao dịch cũ do có sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch. 1.2. Mô hình kế toán giao dịch một cửa 1.2.1. Khái niệm mô hình kế toán giao dịch một cửa Giao dịch một cửa là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của tổ chức tín dụng cho khách hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viên của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ giao dịch viên đó. Giao dịch viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các nhu cầu của khách hàng theo thẩm quyền trong việc thiết lập, kiểm soát và phê duyệt chứng từ giao dịch. Kiểm soát viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được phân công thực hiện kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Hạn mức giao dịch: là giá trị tối đa của một giao mà giao dịch viên được phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của kiểm soát viên. Mỗi giao dịch có các hạn mức khác nhau. Hạn mức tồn quỹ: là số dư tiền mặt tối đa mà giao dịch viên được phép giữ lại tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch. Bộ phận quỹ: là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với các giao dịch viên và với khách hàng (đối với giao dịch tiền mặt vượt hạn mức của giao dịch viên). Quầy giao dịch: là nơi giao dịch viên thực hiện việc giao dịch với khách hàng. 1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận Để có thể thực hiện một cách trơn tru mô hình giao dịch một cửa, việc quy định một cách minh bạch chức năng của từng bộ phận, cá nhân trong hệ thống là yêu cầu cần thiết. Điều đó giúp cho các công việc được tiến hành không dẫn đến sự chồng chéo, đồng thời cũng xác định được một cách rõ ràng nhiệm vụ cửa SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 5 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng từng bộ phận trong hệ thống. 1.2.2.1. Bộ phận trước quầy • Bộ phận giao dịch và tư vấn với khách hàng Đối với hầu hết các ngân hàng quy mô khách hàng là rất lớn nên khó có thể đáp ứng khách hàng một cách tuyệt đối tại các quầy giao dịch, do vậy cần thiết phải có nột bộ phận hướng dẫn các thủ tục và cách thức giao dịch cho khách hàng trước khi khách hàng trực tiếp giao dịch với bộ phận GDV. Cán bộ làm việc tại bộ phận khách hàng phải có kinh nghiệm làm việc tại các Ngân hàng, thông thạo các nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng về giao tiếp và ứng xử, giao tiếp bằng ngoại ngữ… Nhiệm vụ của bộ phận này gồm có: + Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới. + Cấp thẻ giao dịch cho khách hàng (Đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm, không nhất thiết phải cấp thẻ giao dịch nếu khách hàng không yêu cầu). + Hướng dẫn thủ tục, trình tự và thực hiện mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng. + Quản lý tất cả các hồ sơ thông tin khách hàng, các mẫu ký tự, mẫu dấu, ảnh của khách hàng. Cập nhật và lưu trữ thông tin khách hàng: ảnh, chữ ký… Thường xuyên thu nhập thông tin biến động liên qua đến khách hàng (thông tin tài chính như: số dư tài khoản, các khoản chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, thông tin doanh nghiệp…). + Tiếp nhận và trả lời các thông tin về khách hàng và tài khoản khách hàng, tư vấn về dịch vụ ngân hàng, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, thủ tục ngân hàng. + Đối chiếu và quản lý các báo cáo về hồ sơ thông tin khách hàng do bộ phận mình quản lý. • Bộ phận giao dịch Cán bộ ngân hàng tiếp khách trong mô hình giao dịch một cửa gọi là GDV. GDV tiếp nhận và giải quyết toàn bộ yêu cầu giao dịch của khách hàng. Họ thực hiện đa năng hóa chức năng giao dịch trong hạn mức xử lý nghiệp vụ, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, GDV kiểm tra chứng từ, thực hiện giao SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12 6 [...]... phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả mô hình kế toán giao dịch áp dụng tại NHNo & PTNN Long Biên SV: Lại Thị Bích Phương 16 NHI – K12 Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO DỊCH MỘT CỬA TẠI NHNo & PTNT LONG BIÊN 2.1 Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Long Biên Ngân hàng Nông nghiệp và... một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên 2.2.1 Khái quát về mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên Mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên được phân thành hai bộ phận: Bộ phận trước quầy và bộ phận sau quầy • Bộ phận trước quầy (Front – office) + Bộ phận thông tin khách hàng + Bộ phận kế toán giao dịch + Bộ phận quỹ - Bộ phận thông tin khách hàng Đây là bộ phận quản lý... kế toán ngân hàng, đặc biệt tập trung hệ thống hóa lý luận về các mô hình kế toán giao dịch được tổ chức tại ngân hàng Qua đó, báo cáo đã làm sáng tỏ quy trình nghiệp vụ mô hình giao dịch nhiều cửa và mô hình giao dịch một cửa, điều kiện áp dụng, ưu và nhược điểm của mô hình giao dịch một cửa, các tiêu chí đánh giá hiệu quả, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình kế toán giao dịch một cửa tại. .. nhanh hơn và chính xác hơn 2.2.3 Thực trạng hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên Qua hơn 7 năm áp dụng, hiệu quả của mô hình giao dịch một cửa ngày càng thể hiện rõ rệt, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của ngân hàng Hiệu quả của mô hình được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 2.2.3.1 Về thời gian giao dịch Thời gian giao dịch đã rút ngắn hơn rất nhiều so với... khách hàng 1.2.5 Ưu và nhược điểm của mô hình kế toán giao dịch một cửa • Ưu điểm của mô hình kế toán giao dịch một cửa + Về phía ngân hàng: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng nên sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch với ngân hàng và từ đó nâng cao được doanh số hoạt động Với mô hình kế toán giao dịch một cửa, ngân hàng có thể đa dạng hóa sản... khoán tài chính theo quy định của NHNo & PTNN Việt Nam NHNo & PTNT Long Biên là đơn vị hạch toán nội bộ và có trụ sở tại số 562 Nguyễn Văn Cừ - Q .Long Biên - Hà Nội Tính đến nay NHNo & PTNT Long Biên đã hoạt được gần 9 năm Đây là khoảng thời gian ngắn so với 25 năm hình thành và phát triển của hệ thống NHNo & PTNN Việt Nam, nhưng những kết quả mà NHNo & PTNT Long Biên đạt được trong thời gian vừa qua... trung ương Đồng thời thực hiện chế độ báo cáo thống kê 2.2.2 Quy trình thực hiện mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên Mô hình giao dịch một cửa được NHNo & PTNT Long Biên được áp dụng cho nhiều hoạt động như: huy động vốn, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ… Dưới đây là quy trình của một số hoạt động phổ biến của ngân hàng 2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ gửi tiền Khi... hơn rất nhiều so với trước kia, khách hàng được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện Biểu đồ 2.1: So sánh thời gian giao dịch khi thực hiện mô hình giao dịch nhiều cửa và một cửa (Nguồn số liệu: Phòng giao dịch NHNo & PTNT Long Biên) Như vậy sau khi áp dụng mô hình giao dịch một cửa, NHNo & PTNT Long Biên đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều, từ mức trung bình đạt 12 phút xuống mức... lớn 1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa • Trình độ công nghệ Mức hoàn thiện của mô hình giao dịch một cửa trước hết thể hiện ở việc trang bị máy móc hiện đại, trình độ công nghệ cao, vận hành thông suốt Một mô hình ít gặp sự cố máy móc và vận hành thông suốt, phần mềm càng ít lỗi thì mô hình đó càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao • Thời gian giao dịch Khi nền kinh tế phát... MHGD 1 cửa 70 cửa 120 +50 trước Mức tăng trưởng (%) Hiện nay 230 +160 71.43 228.57 (Nguồn số liệu: Phòng giao dịch) Số lượng giao dịch đã tăng lên con số khá lớn, từ 70 GD/ngày trước khi áp dụng mô hình giao dịch một cửa đến 120 GD/ngày trong thời kỳ đầu áp dụng và cho tới hiện nay là 230 GD/ngày Như vậy, việc áp dụng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên đã mang lại kết quả khả . mô hình kế toán giao dịch một cửa và các giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên. 4. Phương pháp. về kế toán giao dịch và mô hình kế toán giao dịch một cửa. Chương 2: Thực trạng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng. hình kế toán giao dịch một cửa Là mô hình kế toán giao dịch có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình kế toán giao dịch cũ do có sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch. 1.2. Mô hình kế toán giao

Ngày đăng: 27/10/2014, 23:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w