PTNT Long Biên
Qua hơn 7 năm áp dụng, hiệu quả của mô hình giao dịch một cửa ngày càng thể hiện rõ rệt, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của mô hình được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
2.2.3.1. Về thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch đã rút ngắn hơn rất nhiều so với trước kia, khách hàng được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Biểu đồ 2.1: So sánh thời gian giao dịch khi thực hiện mô hình giao dịch nhiều cửa và một cửa
(Nguồn số liệu: Phòng giao dịch NHNo & PTNT Long Biên) Như vậy sau khi áp dụng mô hình giao dịch một cửa, NHNo & PTNT Long Biên đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều, từ mức trung bình đạt 12 phút xuống mức trung bình 6 phút/1 khách hàng. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ phục vụ thanh toán chi trả kịp thời cho khách hàng và các thành phần kinh tế, các đơn vị trên địa bàn.
Chính điều này đã thu hút rất nhiều khách hàng từ các thành phần kinh tế khác nhau đến giao dịch với ngân hàng làm cho số lượng khách hàng giao dịch trung bình trên ngày giao dịch.
2.2.3.2. Về số lượng giao dịch
Bảng 2.2: Số lượng giao dịch trung bình
Chỉ tiêu Trước khi áp dụng MHGD 1 cửa Thời kỳ đầu áp dụng MHGD 1 cửa Hiện nay Số lượng GD/ngày 70 120 230
Chênh lệch so với thời kỳ
trước +50 +160
Mức tăng trưởng (%) 71.43 228.57
(Nguồn số liệu: Phòng giao dịch) Số lượng giao dịch đã tăng lên con số khá lớn, từ 70 GD/ngày trước khi áp dụng mô hình giao dịch một cửa đến 120 GD/ngày trong thời kỳ đầu áp dụng và cho tới hiện nay là 230 GD/ngày. Như vậy, việc áp dụng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên đã mang lại kết quả khả quan, công tác kế toán giao dịch ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
2.2.3.3. Về năng suất lao động của GDV
Với tiện ích của mô hình giao dịch một cửa, các GDV của NHNo & PTNT Long Biên có thể đồng thời cùng một lúc tại một quầy đáp ứng nhiều yêu cầu của một khách hàng, làm tăng năng suất lao động của mỗi GDV. Mỗi GDV được đào tạo nắm chắc các nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng thành thạo phần mềm máy tính IPCAS, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, vì thế số lượng khách hàng trên một GDV đã liên tục tăng, thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.3 : Năng suất giao dịch trung bình của GDV Chỉ tiêu Trước khi áp dụng
MHGD 1 cửa Thời kỳ đầu áp dụng MHGD 1 cửa Hiện nay SL KH/GDV/ngày 8 12 15
Chênh lệch so với thời
kỳ trước +4 +7
Mức tăng trưởng (%) 50 87.5
(Nguồn số liệu: Phòng giao dịch)
Như vậy việc áp dụng mô hình giao dịch một cửa đã tăng nhanh tốc độ giao dịch của GDV, từ 8 KH/GDV/ngày trước kia khi áp dụng mô hình tăng lên 12 KH/GDV/ngày trong thời kỳ đầu áp dụng mô hình và hiện nay đã lên tới 15 KH/GDV/ngày. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã áp dụng mô hình giao dịch một cửa có hiệu quả, hỗ trợ đấy mạnh tốc độ xử lý công việc của GDV.
Do ứng dụng tốt chương trình chuyển tiền thanh toán điện tử của NHNo & PTNT Việt Nam và chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN Việt Nam nên tốc độ giao dịch của mỗi GDV nhanh hơn, góp phần không gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Các khách hàng hài lòng khi được đáp ứng yêu cầu với phong cách phục vụ nhanh chóng và thuận tiện.
2.2.3.4. Về chi phí giao dịch/1 GDV
Qui trình giao dịch một cửa rút ngắn tối đa qui trình xử lý và luân chuyển chứng từ do có sự áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, các thông tin được truyền qua mạng máy tính, KSV và GDV kiểm soát các thông tin hạch toán trên máy, quá trình duyệt, ký và xử lý diễn ra nhanh chóng. Sau khi hạch toán, các chứng từ gốc cũng như chứng từ ghi sổ đều được lưu trữ theo đúng chế độ. Các chứng từ đều được phân loại và sắp xếp bảo quản tại các bộ phận thích hợp nhằm bảo vệ an toàn giúp cho việc tra cứu, xem xét được dễ dàng, thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục và quá trình luân chuyển chứng từ, giúp thời gian giao dịch rút ngắn, khối lượng giao dịch tăng, năng suất lao động tăng, từ đó làm giảm chi phí trên mỗi GDV.