Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
248,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt 4 Danh mục các bảng và sơ đồ 5 Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 1 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. D/A Document against acceptance – Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ 2. DN Doanh nghiệp 3. D/P Document against Payment – Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ 4. ICC The International Chamber of Commerce – Phòng thương mại quốc tế 5. L/C Letter of Credit – Thư tín dụng chứng từ 6. NHNN Ngân hàng Nhà nước 7. NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 8. NHTM Ngân hàng Thương Mại 9. SWIFT The society for Worldwide Interbank Financial Telecomunication – Hiệp hội Liên lạc viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu 10. TCTD Tổ chức tín dụng 11. TTQT Thanh toán quốc tế 12. UCP Uniform for custom and Pratcice Documentary Credit – Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ 13. XHCN Xã hội chủ nghĩa 14. XNK Xuất nhập khẩu Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 2 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: quy trình thanh toán chuyển tiền……………………………….7 Sơ đồ 1.2: quy trình thanh toán nhờ thu………………………………… 9 Sơ đồ 1.3: quy trình thanh toán L/C……………………………………….11 Sơ đồ 1.4: cơ cấu tổ chức NHNN&PTNT…………………………………12 Việt Nam chi nhánh Hà Tây……………………………………………….26 Bảng 2.1: cơ cấu vồn theo thời hạn tiền gửi……………………………….27 Bảng 2.2: doanh số hoạt động phòng kinh doanh ngoại hối……………….29 Bảng 2.3: mua bán ngoại tệ…………………………………………… 29 Bảng 2.4: doanh số chuyển tiền……………………………………………30 Bảng 2.5: doanh số thanh toán nhờ thu……………………………………31 Bảng 2.6: doanh số thanh toán L/C……………………………………….32 Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 3 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Với tư cách là chất xúc tác cho sự phát triển thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và chú trọng phát triển. Trong khi đó, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Tây” làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp. Với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các hạn chế và nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM NGHIÊN CỨU Đây là đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 4 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng Nam Chi nhánh Hà Tây và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại Chi nhánh. Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động thanh toán quốc tế (như: Chuyển tiền, Nhờ thu, Tín dụng chứng từ) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2006 – 2008. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê chọn mẫu kết hợp với phân tích tổng hợp, so sánh và mô hình hóa. 5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương : Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hang thương mại. Chương 2: Phân tích các hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây. Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 5 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, du lịch trong đó các quan hệ này nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì được chia thành quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Trong các quan hệ đối ngoại trên thì quan hệ kinh tế là quan hệ giữ vị trí quan trọng nhất, là cơ sở của các quan hệ khác. Hiệu quả các quan hệ đó đều được đánh giá thông qua kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan”. Khác với các hoạt động thanh toán nội địa, hoạt động thanh toán quốc tế gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Để tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi các bên tham gia trong hợp đồng thương mại phải lựa chọn phương tiện thanh toán, phương thức thanh toán sao cho phù hợp nhất. Các phương tiện thanh toán ở đây có: Séc, hối phiếu, kì phiếu, thẻ thanh toán. Các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng hiện nay gồm có: phương thức Chuyển tiền, phương thức Nhờ thu và phương thức Tín dụng chứng từ. Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 6 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng mà hoạt động chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để đầu tư, cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Với nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập và phát triển, việc mở rộng các lĩnh vực hoạt động, xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại đang là hướng đi chung của tất cả các Ngân hàng thương mại trên thế giới. Ngân hàng hiện đại là ngân hàng hoạt động theo hướng đa năng, tức là ngoài các nghiệp vụ truyền thống như nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay và làm trung gian thanh toán còn thực hiện nhiều hoạt động dịch vụ khác. Một trong các dịch vụ đem lại lượng doanh thu lớn cho ngân hàng chính là hoạt động TTQT. Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Nó tạo ra một nguồn thu lớn cho các ngân hàng thương mại, phí thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động TTQT ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tháng 11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế Việt Nam bước vào một sân chơi lớn, khắc nghiệt, đòi hỏi hệ thống pháp luật, các doanh nghiệp cần có những đổi mới nhanh, quyết liệt hơn để thích ứng kịp thời. Tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta diễn ra phụ thuộc vào tốc độ phát triển của các ngành kinh tế then chốt, trong đó có lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng hội nhập và phát triển như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Chính vì vậy, mở rộng và phát triển hoạt động TTQT là việc các Ngân hàng cần phải chú trọng quan tâm. Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 7 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền Khái niệm : Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền (1) (2) (4) (3) Bước 1: người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu. Bước 2: người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hóa ( hoặc bộ chứng từ hàng hóa ), nếu thấy phù hợp sẽ chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Bước 3: ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý ( hoặc chi nhánh ) của mình – ngân hàng trả tiền. Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 8 Ngân hàng trả tiền (Paying bank) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter) Người thụ hưởng (Beneficiary) Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng Bước 4: ngân hàng trả tiền thanh toán cho người thụ hưởng. Các hình thức chuyển tiền: - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T) : là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán ( Bank draft ) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T) : là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng tiền telex hay mạng swift. - Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng như là một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế); - Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sử dụng); - Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen. Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới được tiếp nhận. Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thường không an toàn nên ít khi sử dụng. Người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau: - Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm; - Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; - Chuyển kiều hối; Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 9 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng - Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn). Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai trò trung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền. 1.2.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu Khái niệm: Nhờ thu (ủy thác thu) là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu (bên bán hàng) sau khi giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho người nhập khẩu (người mua hàng) để được thanh toán, chấp nhân thanh hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại: - Nhờ thu trơn (Clean Collection): là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thong qua ngân hàng. Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán nhờ thu trơn (3) (6) (2) (7) (4) (5) (1) HĐTM Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 10 Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank ) Ngân hàng thu hộ (Collecting bank) Người yêu cầu nhờ thu (Principal) Người trả tiền (Drawee) [...]... vấn cho khách hàng Điều này sẽ mang lại hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 Chuyên đề tốt nghiệp 25 học viện ngân hàng CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 2.1 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo... giao hàng hóa Đây là một hình thức tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu 1.3 HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm về hiệu quả thanh toán quốc tế Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế: là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế và chi. .. chi phí hoạt động thanh toán quốc tế Hiệu quả hoạt động TTQT được thể hiện qua công thức sau: Httqt = Dttqt - Cttqt Trong đó: Httqt : Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế Dttqt : Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế Cttqt : Chi phí hoạt động thanh toán quốc tế Hiệu quả hoạt động TTQT trong cơ chế thị trường hiện nay không chỉ đơn thuần ở việc đo lường hữu hình bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí... kinh tế quốc tế của quốc gia, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước trong từng thời kì Hiệu quả hoạt động TTQT không chỉ thể hiện ở phần lợi nhuận của hoạt động này mang lại cho Ngân hàng cao hay thấp mà còn thông qua nó tạo hiệu quả cho các hoạt động khác tại Ngân hàng cũng như khách hàng và cho nền kinh tế phát triển 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. .. hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngày 14/11/1990, Chủ tịnh Hội đồng bộ trưởng ( nay là thủ tướng Chính phủ ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyển, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/ QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành... vụ mới vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng - Chính sách khách hàng: Cần phải gắn liền hiệu quả kinh doanh của khách hàng với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ với các nhu cầu tổng thể Đồng thời có chính sách ưu đãi với những khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống và khách hàng có... thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam NHNN&PTNT chi nhánh Hà Tây là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam, được thành lập tháng 10 năm 1991 trên cơ sở sáp nhập 8 đơn vị trực thuộc tỉnh Hà Sơn Bình cũ và 6 đơn vị thuộc ngân hàng thành phố Hà Nội chuyển giao Chi nhánh có trụ sở chính tại số 34 đường Tô Hiệu thành phố Hà Đông Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành,... quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hà Tây Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng tại Chi nhánh ngày càng đa dạng và phong phú như: thanh toán Chuyển tiền đi, thanh toán Chuyển tiền đến, thanh toán Nhờ thu, thanh toán Tín dụng chứng từ Ban đầu hoạt động với quy mô nhỏ do mới triển khai dịch vụ nên mới có khách hàng biết đến, hoạt động TTQT chủ yếu... chính là hiệu quả mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại cho quá trình kinh doanh của Ngân hàng Năm là, hiệu quả mà hoạt động TTQT đem lại còn được đánh giá thông qua sự phát triển mạng lưới Ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ hối ngoại, nâng cao uy tín của Ngân hàng: Để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại của mình trên lĩnh vực thanh toán, bảo lãnh được nhanh chóng, an toàn và thuận... gián tiếp đến nền kinh tế xã hội Như vậy, bản chất hiệu quả hoạt động TTQT phản ánh chất lượng các hoạt động này Nâng cao hiệu quả hoạt động này cũng chính là nâng cao chất lượng các hoạt động này Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 Chuyên đề tốt nghiệp 18 học viện ngân hàng 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM 1.3.2.1 chỉ tiêu định lượng Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế có thể được đánh . tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hà Tây. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh. đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Tây làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp. Với mục đích. của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Đỗ Hoàng Sơn TTQTB_K8 4 Chuyên đề tốt nghiệp học viện ngân hàng Nam Chi nhánh Hà Tây và đề ra các giải pháp