1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang

66 471 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với nhữngkiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tạichi nhánh ngân hàng TMCP Đầu

Trang 1

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Các hình thức tín dụng trung dài hạn 5

1.1.3 Kết quả của hoạt động tín dụng trung dài hạn 7

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM 12

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 12

1.2.1.1 Khái niệm chất lượng 12

1.2.1.2 Khái niệm chất lượng tín dụng 12

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn 13

1.2.3 Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn 16

1.2.3.1 Thẩm định dự án 16

1.2.3.2 Kiểm tra - kiểm soát 19

1.2.3.3 Thu thập thông tin và xử lý thông tin 20

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung dài hạn 22

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan 22

1.2.4.2 Nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 27

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG 27

2.1.1 Lịch sử ra đời của BIDV Chi nhánh Tuyên Quang 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Tuyên Quang 27

2.1.3 Một số hoạt động chủ yếu tại chi nhánh 28

Trang 2

2.1.3.1 Dịch vụ tiền gửi 28

2.1.3.2 Dịch vụ tín dụng, bảo lãnh 29

2.1.3.3 Dịch vụ trung gian 29

2.1.3.4 Các dịch vụ khác 29

2.1.4 Kết quả hoạt động của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang (3 năm gần nhất) 29

2.1.4.1 Về huy động vốn 29

2.1.4.2 Về sử dụng vốn 31

2.1.4.3 Công tác tín dụng 32

2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH BIDV TUYÊN QUANG 34

2.2.1 Những quy định về cho vay trung và dài hạn tại BIDV Tuyên Quang 34

2.2.1.1 Quy trình tín dụng trung dài hạn tại BIDV Tuyên Quang 34

2.2.1.2 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh 36

2.2.2 Quy mô, cơ cấu tín dụng trung dài hạn tại BIDV Tuyên Quang 38

2.2.2.1 Quy mô tín dụng trung dài hạn tại BIDV Tuyên Quang 38

2.2.2.2 Cơ cấu tín dụng trung dài hạn tại BIDV Tuyên Quang 39

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI BIDV TUYÊN QUANG 41

2.3.1 Đánh giá chất lượng tín dụng trên tiêu chí kết quả 41

2.3.1.1.Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn 41

2.3.1.2 Dư nợ có tài sản đảm bảo 42

2.3.1.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn 43

2.3.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng 44

2.3.2.1 Thẩm định dự án 44

2.3.2.2 Kiểm tra – kiểm soát 46

2.3.2.3 Thu thập thông tin và xử lý thông tin 47

2.3.3 Các nguyên nhân của những hạn chế 48

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TRUNG DÀI HẠN TẠI BIDV TUYÊN QUANG 52

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI BIDV TUYÊN QUANG 52

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI BIDV TUYÊN QUANG 53

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án 53

3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 54

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc sử dụng tín dụng 55

3.2.4 Giải pháp nguồn vốn tín dụng trung dài hạn 55

3.2.5 Nâng cao trình độ quản lý, quản trị Ngân hàng 56

3.2.6 Tăng cường công tác tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng 56

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI BIDV 57

3.3.1 Giải pháp nhân sự 57

3.3.2 Trong lĩnh vực công nghệ 58

3.3.3 Tăng cường công tác huy động vốn 58

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang 28

Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Tuyên Quang trong 3 năm gần đây 30

Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh BIDV Tuyên Quang 31

Bảng 1.3 Hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV Tuyên Quang (2009 – 2011) .33

Bảng 2.1 Thực trạng tín dụng trong 3 năm gần đây tại chi nhánh BIDV Tuyên Quang 38

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế tại BIDV Tuyên Quang 39

Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo thành phần kinh tế tại BIDV Tuyên Quang 40

Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV Tuyên Quang 41

Bảng 2.5 Tình hình dư nợ có tài sản đảm bảo của BIDV Tuyên Quang 42

Bảng 2.6 Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn 43

Trang 6

Phần mở đầu

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phải đối mặt với biết bao khó khăn,thử thách: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới và lanđến khu vực Đông Nam Á trong đó Việt Nam; những thiên tai nặng nề liên tiếp xảy

ra Vượt lên trên mọi khó khăn thử thách đó, Việt Nam vẫn đang từng bước pháttriển kinh tế- xã hội, vững bước đưa Việt Nam trở thành con rồng Châu Á

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầuvốn và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng,trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tín dụng trung- dài hạn là công

cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó Hệ thống NHTM Việt Nam chiếm một vị tríchiến lược trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đối với nền kinh tế Nhận thấy tầm quantrọng của tín dụng trung- dài hạn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, các NHTMcũng đang triển khai nhiều biện pháp để có những bước chuyển dịch về cơ cấu tíndụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung- dài hạn với phương châm: “Đầu tư chiều sâucho DN cũng chính là đầu tư cho tương lai của ngành NH” Việc phát triển tín dụng

NH không những chỉ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế mà nó còn trực tiếpmang lại lợi ích thiết thực cho ngành NH

Tuy nhiên, thực tế hoạt động tín dụng trung-dài hạn còn đang gặp nhiều khókhăn, nổi cộm vẫn là vấn đề hiệu quả tín dụng trung- dài hạn còn thấp rủi ro cao, dư

nợ tín dụng trung- dài hạn trong các NHTM vẫn thường chiếm tỷ lệ không cao lắm

so với yêu cầu Điều đó nói lên rằng vốn đầu tư cho chiều sâu chưa đáp ứng đượcđòi hỏi bức thiết ngày càng tăng của nền kinh tế Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn còn caocho vay ra nhưng không thu hồi được cả gốc và lãi nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới

sự phát triển kinh tế nói chung và của hệ thống NH nói riêng

Chính vì vậy vấn đề chất lượng tín dụng trung- dài hạn đang là một vấn đềđược mọi người trong và ngoài ngành quan tâm, giải quyết Và đây cũng đang là đềtài của nhiều cuộc trao đổi, thảo luận tại các hội thảo, diễn đàn nghiên cứu

Trang 7

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, với nhữngkiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại trường và sau một thời gian thực tập tạichi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang - một NH giữ vaitrò chủ lực trong cho vay trung- dài hạn phục vụ đầu tư phát triển kinh tế trong địabàn tỉnh Tuyên Quang, thấy rằng những vấn đề còn tồn tại trong tín dụng trung- dài

hạn nên em đã chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG

-DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG” để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Tuyên Quang

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tín dụng trung – dài hạn và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn trong thời gian từ năm 2010,

2011, 2012 tại BIDV Tuyên Quang

3 Kết cấu chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM -CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

Với những gì thể hiện trong bài chuyên đề, em hy vọng sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung- dàihạn đối với chi nhánh BIDV Tuyên Quang nói riêng Tuy nhiên, trình độ cũng như

Trang 8

thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của cô giáo, cùng các Cô Chú, Anh Chị ở phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp để khoá luận của

em được hoàn thiện và sâu sắc hơn

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo Khoa KT-QTKD

đã chuyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và vô cùng quan trọng về Tài Chính

và ngân hàng

Em cũng xin cảm ơn các cán bộ của Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại Ngân hàng

Trang 9

CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1.1 Khái niệm.

Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và bên kia

là các chủ thể khác trong nền kinh tế Theo Luật các Tổ chức tín dụng thì Cấp tíndụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng sử dụng một khoản tiền vớinguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ khác

Hoạt động tín dụng của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ lợiích vật chất dưới hình thức tiền tệ giữa hai chủ thể người cho vay là NHTM vàngười đi vay là khách hàng(cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) Quan hệ lợiích này được ràng buộc chặt chẽ bởi thoả thuận quy định sử dụng tiền vay có mụcđích, có thời hạn, hoàn trả cả gốc và lãi

Xét về bản chất, tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tiền tệ trên cơ sở hoàntrả với các đặc trưng:

- Giao dịch giữa ngân hàng và người đi vay là giao dịch tiền tệ hoá Khi ngânhàng chấp thuận cho khách hàng vay, tiền được chuyển từ ngân hàng sang người đivay và sau một thời gian nhất định, tiền lại được chuyển từ người đi vay sang ngânhàng Nhưng lúc này, khoản tiền chuyển từ người đi vay sang ngân hàng sẽ có giátrị lớn hơn giá trị lúc ban đầu khi ngân hàng phát tiền vay, nói cách khác là kháchhàng phải trả thêm tiền lãi ngoài phần vốn gốc vay ban đầu

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, bên cho vay khi chuyển giao tài sản chobên đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng bên đi vay sẽ trả đúng hạn Đây là yếu

tố cơ bản trong quản trị tín dụng Có thể nói, đạo đức người vay là nhân tố hàng đầu

để xem xét cấp tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải sắc sảo và nhạy bén để tìmhiểu và nhận định nhân cách người vay

Trang 10

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở hoàn trả vôđiều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợpđồng tín dụng, khế ước,… thực chất là lệnh phiếu, trong đó người vay cam kết hoàntrả vô điều kiện cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Khái niệm tín dụng trung dài hạn

Tín dụng trung và dài hạn là việc ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác chocác tổ chức, cá nhân vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất , kinh doanh, dịch vụ và đời sống

+ Các khoản vay có thời hạn trên 5 năm là tín dụng dài hạn

+ Các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm là tín dụng trung hạn

1.1.2 Các hình thức tín dụng trung dài hạn.

Tín dụng trung- dài hạn là một nghiệp vụ đang được tồn tại cùng với nghiệp vụtrong hoạt động kinh doanh của NH Ngày nay, trong điều kiện hoạt động của nềnkinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, do đó nghiệp vụ tíndụng trung- dài hạn đòi hỏi phát triển theo góp phần quan trọng trong việc đổi mớihiện đại hoá trang thiết bị và công nghệ sản xuất cho các ngành kinh tế của mọithành phần kinh tế Nghiệp vụ tín dụng trung- dài hạn của các NH trong những nămgần đây đã triển khai theo các hình thức sau:

0 Cho vay theo dự án

Đây là hình thức cấp tín dụng dựa trên cơ sở dự án sau khi đã xem xét khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của dự án đó Do vậy, công việc của NHkhông chỉ đơn thuần là cho vay mà còn thẩm định lại các vấn đề: Chi phí sản xuất ,giá thành thị trường tiêu thụ, quy trình công nghệ Bởi vì việc cấp quyết định mộtkhoản tín dụng sẽ dàng buộc NH với người vay một khoảng thời gian quá dài 3 đến

5 năm hoặc 7 năm tuỳ theo từng dự án cho nên cần phải nghiên cứu một cáchnghiêm túc và xem xét kỹ các rủi ro xảy ra Hình thức cho vay theo dự án gồm:

0 Tín dụng hợp vốn (Cho vay đồng tài trợ):

Trong hoạt động thực tiễn của các NHTM trong lĩnh vực tín dụng, không ít cáctrường hợp mức cho vay hoặc mức rủi ro mà bản thân một NH không thể đảmđương nổi, do đó dẫn đến sự liên kết phối hợp giữa các NH cùng tham gia tài trợcho một dự án

Trang 11

Cho vay đồng tài trợ là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tín dụng chomột dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các bên tài trợ đểthực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DN và tổ chức tín dụng

Quan hệ tín dụng dưới hình thức đồng tài trợ gồm hai bên tham gia: Bên đồngtài trợ và bên nhận tài trợ

- Bên đồng tài trợ: Tối thiểu phải có từ hai NH thành viên trở lên, mỗi NHthành viên là một tổ chức tín dụng hoặc nhiều khi cũng có thể là một chi nhánh củamột tổ chức tín dụng được uỷ quyền Các NH thành viên sẽ bàn bạc cùng nhau chọn

ra một tổ chức tín dụng làm đầu mối Nhìn chung, mọi quan hệ về tín dụng giữa bênđồng tài trợ và bên nhận tài trợ đều được thực hiện thông qua tổ chức tín dụng làmđầu mối

- Bên nhận tài trợ: Thường là một pháp nhân hoặc cá nhân có nhu cầu vayvốn đầu tư cho dự án

1 Tín dụng trực tiếp

Đây là hình thức tín dụng trung- dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị trường.NHTM tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm đối với từng dự án đầu tưcủa khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ Thực tế cho thấy việc lựa chọn dự ántốt là yếu tố quyết định nhất của hình thức tín dụng này

1 Tín dụng tuần hoàn

Tín dụng tuần hoàn được coi là tín dụng trung- dài hạn khi thời hạn của hợpđồng được kéo dài từ một đến vài năm và người vay rút tiền ra khi cần và được trả

nợ khi có nguồn, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực

Trong các DN cổ phần khi có nhu cầu về vốn trung- dài hạn, DN có thể ra tăngviệc phát hành cổ phiếu, nhưng cũng có thể vay NH dưới hình thức tín dụng tuầnhoàn, sau đó sử dụng phần lợi nhuận tính trả cho cổ đông để trả nợ, đồng thời tăngvốn góp của cổ đông lên

Thực chất đây là một hình thức cải biến cơ cấu tài chính của DN, chuyển nợvay NH thành vốn trung- dài hạn

DN vay vốn cũng có thể yêu cầu NH chuyển tín dụng tuần hoàn thành tín dụng

Trang 12

trung- dài hạn và thậm chí có thể ra hạn kéo dài nhiều năm với điều kiện có tàikhoản đảm bảo cho khoản vay một cách chắc chắn Việc chuyển đổi này thườngđược diễn ra vào cuối giai đoạn của hợp đồng và điều đó còn phụ thuộc vào mức độthực hiện hợp đồng và tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

0 Tín dụng thuê mua- dịch vụ thuê mua

Tín dụng cho thuê là một kiểu cho thuê tài sản để sử dụng chuyên môn theohợp đồng Nếu trong hợp đồng có kèm theo lời hứa của người thuê sẽ bán lại tài sảnnày, chậm nhất là khi hợp đồng cho thuê theo giá thoả thuận trước thì đó là thuê tàichính Nếu trong hợp đồng không kèm theo lời hứa thì đó gọi là thuê hoạt động haythuê đơn giản Tài sản cho thuê bao gồm động sản và bất động sản như nhà cửa máymóc, thiết bị văn phòng

2 Đối với NH- người cho thuê: Đa dạng hoá việc sử dụng vốn, mở rộng dạng

khách hàng, tăng thêm sản phẩm NH, giảm mức độ rủi ro so với cấp tín dụng hoặcbảo lãnh Vì trong thời gian cho thuê, NH vẫn chỉ có quyền sở hữu pháp lý đối vớithiết bị thuê nên NH có khả năng nhanh chóng chiếm lại thiết bị nếu người đi thuêkhông tuân thủ theo hợp đồng thuê Tín dụng thuê mua bảo đảm sử dụng đúng đắn

số vốn tài trợ, tỷ lệ sử dụng vốn cao

3 Đối với người đi thuê: Người đi thuê không phải bỏ ngay một số tiền để mua

sắm thiết bị nhưng vẫn có thiết bị sử dụng, có thể tiếp nhận được công nghệ tiên

tiến đồng thời hạn chế được sự lỗi thời nhanh chóng của thiết bị Mô hình tín dụngdịch vụ thuê, mua có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước, tạo điều kiệngiúp đỡ các DN không đủ vốn nhưng vẫn có thể thuê được máy móc, thiết bị hiệnđại, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

1.1.3 Kết quả của hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Đối với doanh nghiệp: Tín dụng trung và dài hạn là nguồn tài trợ giúp doanh

nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường Các doanhnghiệp thường gặp phải là thiếu vốn đặc biệt là thiếu vốn trung- dài hạn để pháttriển sản xuất Nền kinh tế không ngừng vận động, hàng hoá sản xuất ngày càngnhiều và nhu cầu con người không ngừng nâng cao Một doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển thì phải biết nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó Như vậy, doanh

Trang 13

nghiệp phải không ngừng đổi mới, mạnh dạn đầu tư để nâng cao chất lượng sảnphẩm, mở rộng sản xuất hay để xâm nhập vào thị trường mới Tuy nhiên, để làmđược điều này, cần huy động một khối lượng vốn nhất định, hoặc doanh nghiệp cóthể tự tích lũy qua lợi nhuận để lại nhưng thời gian tích luỹ có thể quá lâu, làm mấtthời cơ kinh doanh Hơn nữa, khi chậm đổi mới có nghĩa là lợi nhuận không còn.Doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc vay vốn NH.Đối với NH, việc vay vốn trung- dài hạn từ NH đôi khi đem lại nhiều thuận lợi hơn

so với việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán Về mặt kỳ hạn, doanhnghiệp có thể vay vốn NH theo kỳ hạn phù hợp với yêu cầu kinh doanh Về thủ tụcthời gian thì nhanh chóng và ít phức tạp, hơn nữa không phải công ty nào cũngđược quyền bán trái phiếu, cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán, nhất làcông ty mới thành lập hay quá nhỏ, chưa có tiếng tăm Ngoài ra với các khoản vaytrung- dài hạn tại NH, vừa giúp NH thực hiện chiến lược kinh doanh đem lại lợi tứccho doanh nghiệp mà không gia tăng sự kiểm soát của người bên ngoài đối với hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như trong trường hợp phát hành cổ phiếu Mặc

dù, có nhiều thuận lợi như vậy nhưng lãi suất trung- dài hạn của NH là chi phí khácao đối với doanh nghiệp Nó buộc các doanh nghiệp phải nghĩ đến hiệu quả đầu tư,doanh thu đạt được không chỉ đủ để trả vốn và lãi cho NH mà phải đem lại lợi tứccho mình Do vậy, lãi suất tín dụng trung- dài hạn của NH là đòn bẩy thúc đẩydoanh nghiệp khai thác triệt để đồng vốn để kinh doanh có lãi và thắng lợi trongcạnh tranh

Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới côngnghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất Điều đó giúp doanh nghiệp thích nghi với tình hìnhthị trường cũng như đặc thù của chính doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệphoạt động có hiệu quả hơn Về dài hạn, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc

mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ đểkhông ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí đến mức tốithiểu Đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản

là rất lớn trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích luỹ được nhiều, chưa có nhiều thời

Trang 14

gian để tích luỹ vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệpcòn hạn chế.

Việc vay vốn trung và dài hạn ở ngân hàng thương mại sẽ làm cho doanhnghiệp có thể tự chủ và có khả năng kiểm soát độc lập được hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mình mà không phải phân chia quyền kiểm soát với các cổđông nếu huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu

Tín dụng trung và dài hạn còn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trong việcthỏa mãn và chớp cơ hội kinh doanh Khi có cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp

có thể nhanh chóng vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, giatăng sản lượng để chiếm lĩnh thị trường Khi doanh nghiệp đi vay vốn trung dài hạntại Ngân hàng thương mại sẽ có thể điều chỉnh được kỳ hạn nợ, nghĩa là họ có thểtrả nợ sớm hơn thời gian đến hạn trả nợ khi họ không cần đến việc sử dụng vốntrung và dài hạn nữa Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ tại một thờiđiểm nhất định nào đó thì có xin Ngân hàng gia hạn nợ Ngoài ra, tín dụng trung vàdài hạn tránh được các chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, lệ phí đăng ký

Như vậy, vay vốn trung- dài hạn từ NH là biện pháp quan trọng để các doanhnghiệp có vốn cho thực hiện dự án của mình

Đối với chính phủ: Hoạt động tín dụng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu về vốn

cho nền kinh tế quốc dân, điều hoà lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế Hoạtđộng tín dụng làm nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từnhững nhà tiết kiệm sang nhà đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế

Do tập trung được vốn và điều hoà cung cầu vốn trong nền kinh tế, tín dụngtrung- dài hạn góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng đầu tư phát triểnkinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ Các khoản cho vay cung cấp cho các ngành được thực hiện theo cả chiềusâu và chiều rộng, đầu tư có trọng điểm, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn,xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác triệt để các nguồn lực, tập trung phục vụsản xuất Nắm trong tay nguồn vốn lớn, lâu dài đã thúc đẩy tiến độ phát triển các

Trang 15

công trình, các dự án, tạo được hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài góp phần thúcđẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã định hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Bên cạnh đó, các khoản cho vay trung- dài hạn có vai trò tạo nguồn vốn đểthực hiện xây dựng mới, hiện đại hoá từng bước nền sản xuất trong nước, thúc đẩysản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đa dạng về tính năng của sản phẩm để tiêuthụ trong nước và xuất khẩu Hàng hoá có tính chất cạnh tranh trên thị trường quốc

tế sẽ thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thươngmại và cán cân thanh toán quốc tế

Tín dụng trung- dài hạn có vai trò trong việc thực hiện các chính sách kinh tế

vĩ mô NHNN luôn quản lý tín dụng trung- dài hạn bằng các quy định và chínhsách của mình NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế,

ổn định lưu thông tiền tệ Thông qua tín dụng trung- dài hạn, Chính Phủ cũng có thểquản lý và thực hiện các chương trình kinh tế lớn một cách có hiệu quả Thực tế chothấy, các chương trình kinh tế lớn đều được cấp vốn thông qua hệ thống cácNHTM, hiệu quả được xét đến kỹ hơn và Chính Phủ cũng quản lý dễ dàng hơn cácchương trình đầu tư này Ngoài ra, Chính Phủ còn có thể hướng tín dụng trung- dàihạn vào các ngành kinh tế mũi nhọn, phục vụ quá trình công nghiệp hóa- hiện đạihoá để các ngành này đi đầu, tạo đà cho sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước

Hoạt động tín dụng trung- dài hạn tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa cácquốc gia luôn gắn liền với thị trường thế giới Tín dụng trung- dài hạn đã trở thànhnhịp cầu nối liền quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau bằng các hoạt động tíndụng quốc tế như: Các hình thức tín dụng giữa các Chính Phủ, giữa cá nhân với cánhân, các hình thức tài trợ, cho vay không hoàn lại của Chính Phủ các nước

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa với sự phát triểnkinh tế trong cả hiện tại và tương lai Vấn đề này càng trở nên cấp thiết với thựctrạng nền kinh tế nước ta hiện nay: Nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá là rất lớn trong khi việc sử dụng vốn còn có nhiều bất cập, hiệu quả sửdụng vốn không cao, còn thất thoát và gây lãng phí lớn

Trang 16

Đối với ngân hàng: Hoạt động của NH trong cơ chế thị trường là hoạt động

trong môi trường cạnh tranh gay gắt Để có thể đứng vững trong môi trường cạnhtranh gay gắt này đòi hỏi mỗi NH phải thực sự quan tâm đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của chính mình Vì vậy, hoạt động tín dụng được xem là sự cần thiết đểmang tính cạnh tranh của NH Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường vậnđộng trong điều kiện nền kinh tế mở với nhu cầu mở rộng quy mô, trang bị cơ sởvật chất kỹ thuật hiện đại, tiến tới đổi mới toàn bộ nền kinh tế đã cho thấy nhu cầuvốn trung- dài hạn là cấp thiết và quan trọng Nguồn vốn này tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp đổi mới kỹ thuật, trang bị công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới

để tạo ra hàng hoá mới Đây là điều kiện để NH mở rộng phạm vi hoạt động củamình và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường Hơn nữa, tín dụng trung- dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyết nguồnvốn huy động còn dư thừa tại mỗi NH, đồng thời cũng là cách NH gọi vốn từ nềnkinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Vì vậy, tín dụng trung- dàihạn cần phải được tăng cường để các NH có thể tham gia nỗ lực vào sự nghiệp côngnghiệp- hoá hiện đại hoá đất nước thông qua nghiệp vụ này

Ngoài ra tín dụng trung- dài hạn còn là một nghiệp vụ mang lại lợi ích chủ yếucho NH Bởi lẽ tín dụng trung- dài hạn là những khoản tín dụng có quy mô lớn, lãisuất cao, thời gian dài nên lãi thu sẽ lớn và ổn định Chuyển từ nghiệp vụ cho vayngắn hạn sang cho vay trung- dài hạn là sự biến chuyển có tính chiến lược của NH,đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong lĩnh vực NH Khi NH không đa dạng hoáhoạt động cho vay, đa dạng hoá khách hàng, thời hạn vay tiền thì NH không thểđứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự chèn ép đông đảo của NH khác Quan

hệ tín dụng trung- dài hạn cũng có thể dẫn tới các hoạt động bảo lãnh do NH thựchiện NH có thể thực hiện bảo lãnh vay các NH khác, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh khác cho khách hàng Các hình thứcbảo lãnh này đem lại thêm lợi nhuận cho NH

Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn đang là những vấn đề

mà các NH đều quan tâm nhằm đem lại lợi nhuận cho NH cũng như phục vụ sựnghiệp phát triển kinh tế đất nước

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM

Trang 17

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng.

1.2.1.1 Khái niệm chất lượng

Chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khitiến hành hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, hiện nay chưa có một động nghĩa thốngnhất nào về chất lượng

Theo tiêu chuẩn ISO 9000-2000, chất lượng là toàn bộ các đặc tính của sảnphẩm, hệ thống, quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan

Theo Tổ chức quốc tế về tiểu chuẩn hoá ISO, “Chất lượng là tổng thể các đặcđiểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ có ảnh hưởng đến khả năng thoảmãn được những nhu cầu được nêu ra” (trích 1087/ISO8402) Như vậy, chất lượngđược xem xét thông qua những nội dung sau:

- Thước đo chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu

- Do nhu cầu luôn biến đổi nên chất lượng cũng biến đổi theo thời gian, khônggian và điều kiện sử dụng

- Khi đánh giá chất lượng, ta cần phải xét mọi đặc tính của đối tượng đó cóliên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể, các nhu cầu này không phải chỉ từphía khách hàng mà còn từ phía các bên liên quan

- Có những nhu cầu được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn,nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thểcảm nhận chúng hoặc có khi phát hiện trong quá trình sử dụng

1.2.1.2 Khái niệm chất lượng tín dụng

Là một tổ chức kinh tế trong nền kinh tế, các NHTM cũng rất quan tâm đếnchất lượng hoạt động kinh doanh của mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến chấtlượng tín dụng Chất lượng tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh các đặc tínhcủa tín dụng, thể hiện mức động đáp ứng yêu cầu của các khách hàng, phù hợp với

sự phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng trong từnggiai đoạn lịch sử nhất định

Như vậy, chất lượng tín dụng được xem xét ở nhiều góc độ:

Trang 18

- Từ góc độ khách hàng, chất lượng tín dụng là mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốncủa khách hàng với những điều kiện tín dụng hợp lý, thuận lợi như lãi suất và phí hợp lý,thủ tục đơn giản, điều kiện vay vốn thuận lợi, tạo điều kiện cho khách hàng…

- Từ góc độ ngân hàng, chất lượng tín dụng là những phạm vi, cơ cấu tín dụnghợp lý, khả năng sinh lời của các khoản cấp tín dụng

- Từ góc độ kinh tế - xã hội, chất lượng tín dụng là những tác động tích cựcđối với quá trình lưu thông hàng hoá, phục vụ sản xuất, thúc đẩy quá trình tích tụ vàtập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăngtrưởng kinh tế

Trong phạm vi nghiên cứu, chất lượng tín dụng được xem xét trên góc độcủa các NHTM Mục tiêu quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại làtối đa hoá lợi nhuận của chủ ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn Như vậy, mụctiêu đảm bảo an toàn và tăng khả năng sinh lời là hai mục tiêu cơ bản của hoạt độngtín dụng của NHTM Chất lượng tín dụng là thước đo mức độ hoàn thành mục tiêu

an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn.

Nhận thức được vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt độngkinh doanh, các NHTM luôn tìm cách nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên, đểtìm ra được giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, NHTM cần phải xác định đượchiện nay chất lượng tín dụng của bản thân ngân hàng đang ở mức độ nào Điều đóđược phản ánh qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là thước đo mức độ hoàn thành mục tiêu an toàn và sinhlời của hoạt động tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận của chủ ngân hàng, chuyên đề

để cập đến chỉ tiêu phản ảnh mức độ an toàn và chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN vàquyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi QĐ 493, nợ của ngânhàng được phân thành 5 nhóm:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín

Trang 19

dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

 Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại

có nguồn thu Tuy nhiên một số trường hợp, khách hàng không còn có khả năng tạonguồn thu trả nợ ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh đã rất khó khăn, mất khảnăng thanh toán, ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn Do đó, nguy cơ ngân

Nợ quá hạn TDH Tổng dư nợ TDH

x 100%

Trang 20

hàng mất vốn đối với những khoản nợ này rất cao.

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụngcủa một ngân hàng, phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đó đối với khách hàng

có khả năng hoàn trả thấp Nguyên tắc hoàn trả là nguyên tắc đầu tiên và quan trọngnhất trong hoạt động tín dụng của NHTM Nếu tỷ lệ này quá cao, NHTM đang cho

vay các khách hàng có khả năng hoàn trả thấp tương đối lớn, vi phạm nghiêm trọng

nguyên tắc cho vay này, ngân hàng có thể xảy ra rủi ro mất vốn

Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu bao gồm những khoản cho vay được đánh giá là có khả năng tổn thất

một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi Như vậy tỷ lệ nợ xấu phản ánh khả năng nhữngkhoản nợ có khả năng khó thu hồi lại Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình

tài chính của khách hàng khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản Nếu tỷ lệ

này cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đứng trước nguy cơ tổn thất vốn cao Do đóchỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt

Nợ xấu cũng do nhiều nguyên nhân, có thể do chủ quan ngân hàng hoặc từ

phía khách hàng hoặc môi trường kinh doanh, tuy nhiên một tỷ lệ nợ xấu cao tức là

có một phần lớn vốn cho vay của ngân hàng đứng trước nguy cơ không đòi lạiđược, ngân hàng có thể bị tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi, từ đó thu nhập

từ lãi giảm hoặc không có, đồng thời chi phí trích lập dự phòng tăng lên, làm lợinhuận ngân hàng giảm, do đó chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọngphản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng rất nhiều trongcác báo cáo xếp hạng các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng

Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập Dự phòng RRTD =

Theo Quyết định 493/2005/QĐ –NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và quyết

Nợ xấu TDH Tổng dư nợ TDH x 100%

Dự phòng RRTD trích lập Tổng dư nợ TDH

x 100%

Trang 21

định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi QĐ 493, nợ của ngân hàngđược phân loại thành 5 nhóm nợ, theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụngcho các nhóm cũng khác nhau Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể chocác nhóm từ 1 đến 5 lần lượt 0%, 5%, 20%, 50% và 100% Ngoài ra ngân hàng cònphải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung bằng 0.75% tổng dư nợ các nhóm từnhóm 1 đến nhóm 4.

Chỉ số này phản ánh trong 1 đồng dư nợ cho vay, ngân hàng cần trích lập chiphí dự phòng rủi ro tín dụng là bao nhiêu Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ các khoản

nợ thuộc nhóm nợ xấu chiếm phần ít trong tổng dư nợ, do đó dự phòng RRTD tríchlập thấp, lợi nhuận của ngân hàng cao hơn, do đó chỉ tiêu này phản ánh chất lượngtín dụng của ngân hàng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Chất lượng tín dụng tốt giúp cho doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh tốt, kinhdoanh có lãi, đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển Tức là Ngân hàng cũngphải thu được lợi nhuận, tổng thu lớn hơn tổng chi Trong nền kinh tế thị trường,mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngân hàngcũng vậy Đánh giá chất lượng tín dụng không thể bỏ qua việc tính toán và phântích lợi nhuận thu được từ tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng TDH = Doanh thu từ hoạt động TD TDH –

Chi phí từ hoạt động TD TDH – DPRR

1.2.3 Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn.

1.2.3.1 Thẩm định dự án.

Việc cho vay trải qua ba giai đoạn:

- Xem xét trước khi cho vay

- Thực hiện cho vay

- Thu gốc, thu lãi

Ba giai đoạn này là một quá trình gắn bó chặt chẽ, mỗi giai đoạn có một ýnghĩa nhất định ảnh hưởng đến chất lượng của một khoản vay

Để có một khoản vay chất lượng là điều mong muốn và mục tiêu hoạt động

Trang 22

động của ngân hàng Nhưng nó là một điều cực kỳ khó khăn và ngân hàng vẫn thấtbại khi cho vay vì thực tế vận động xã hội và thị trường luôn tồn tại không cân xứng

về thông tin đầy đủ về nhau, do đó dẫn đến những hiểu biết sai lệch Giữa ngânhàng và người vay cũng xảy ra tình trạng như vậy Ngân hàng không có nhữngthông tin đầy đủ về khách hàng dẫn đến Ngân hàng có thể thực hiện nhữn khoảncho vay sai lầm Đứng trước những rủi ro đó thì ngân hàng phải luôn cân nhắc đắn

đo, xem xét và bằng những nghiệp vụ phải xác định những khách hàng tốt, khoảnxin vay có chất lượng khi quyết định cho vay hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro

có thể xảy ra

Do vậy trong ba giai đoạn trên, việc thẩm định dự án (Giai đoạn trước khicho vay) có ý nghĩa cực kì quan trọng, ảnh hường đến chất lượng, kết quả cáckhoản vay và các hoạt động của giai đoạn sau Giai đoạn này được Ngân hàng tiếnhành rất kĩ lưỡng với nhiều phương pháp nghiệp vụ đặc thù để đảm bảo, an toànchất lượng

Quá trình thẩm định dự án đầu tư bao giờ cũng phải được tiến hành theo mộttrình tự nhất định gồm 2 bước: thẩm định sơ bộ và thẩm định chính

Bước thẩm định sơ bộ

- Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp pháp và tính đầy

đủ của hồ sơ dự án để có thể yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn tất, kịp thời

- Sau đó cán bộ tìm hiểu uy tín người lập dự án, nếu là đơn vị thiết kế thì cầntìm hiểu kinh nghiệm của họ trong việc luận chứng kinh tế của các dự án cùng loại,còn đối với doanh nghiệp sản xuất thì phải xem họ có phải là những nhà sản xuất có

uy tín và thành công trên thị trường hay không?

- Tiếp theo cán bộ tín dụng sẽ tiến hành tiếp xúc với chủ dự án và các đơn vịgiúp việc của họ để tìm ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp đề xuất dự án

- Cuối cùng, cán bộ sẽ xem xét hiện trường và hiện trạng của doanh nghiệp, từ

đó đối chiếu và kiểm tra số liệu tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanhghi trong hồ sơ dự án để có những điều chỉnh kịp thời (nếu cần)

Bước thẩm định chính thức

 Thẩm định về doanh nghiệp vay vốn

Trang 23

Thứ hai: Kiểm tra xây dựng doanh thu và lợi nhuận của dự án.

Thẩm định tính chính xác, hợp lí, hợp lệ của bản dự trù tài chính Cơ sở đểxem xét là dựa trên nội dung của luận chứng tài chính kinh tế kĩ thuật, dựa trên cácchỉ tiêu, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành đó do nhà nước ban hành hoặc các cơquan chức năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm định các mặt thị trường, kĩthuật tổ chức kinh tế kĩ thuật của ngành Ngân hàng để thẩm định chính xác, hợp lýcủa bảng dự trù tài chính

+ Xem xét tính toàn các bảng tài chính

+ Bảng dự trù chi phí sản xuất năm

+ Bảng dự trù doanh thu lỗ lãi

Trang 24

+ Bảng dự trù cân đối kế toán.

+ Bảng dự trù cân đối thu chi

Các bảng này là cơ sở cho NHTM thực hiện các phân tích tài chính và tínhtoán các luồng tiền nên được xem xét kĩ lưỡng, hợp lí, chính xác

Vấn đề xem xét và đánh giá cơ cấu nguồn vốn là hợp lý hay không còn tuỳthuộc vào tính chất và điều kiện thực tế của dự án Hơn nữa còn chịu ảnh hưởngtrực tiếp bởi hiệu quả của khả năng trả nợ của dự án

Thứ ba: Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu sau:NPV, IRR Ngoài ra còn căn cứ vào một số thông số khác như: thời gian hoàn vốn,điểm hoàn vốn,…

Thứ tư: Xác định bảng lịch trình thu gốc và lãi.

Thứ năm: Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình

lãnh đạo

Chính vì vậy việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quantrọng đối với các tổ chức tín dụng nó thể hiện: Giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhậnmột cách logic tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quákhứ cũng như hiện tại, dự án xu hướng phải triển của doanh nghiệp trong tương lai,trên cơ sở đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằmnâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanhnghiệp để xem xét xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế Đây

là căn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế, khả năng thu nợ,những rủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từngđối tượng cho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn

1.2.3.2 Kiểm tra - kiểm soát.

Với những nhiệm vụ như: Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống, xử lý nghiệp

vụ, Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh, Đảm bảo việcchấp hành chính sách kinh doanh Hoạt động kiểm soát được thực hiện qua 3 bước:

Một là: Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát

Trang 25

phải đảm bảo tuân thủ các quy trình của phát luật, đáp ứng được yêu cầu quản lýnhằm: giảm thiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạt động tíndụng Các chính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hằngngày, và trong quy trình đó đã được cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro

ở mức thấp nhất: từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành cácchính sách, quy chế, quy trình nội bộ phù hợp

Hai là: Thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã để

ra Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là: mọi thành viên trong ngân hàng cầnphải nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức được trách nhiệmcủa mình trong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định củapháp luật, của chính sách nội bộ đã đề ra

Ba là: Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có được tuân thủ

hay không, đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần

bổ sung chỉnh sửa hay không

1.2.3.3 Thu thập thông tin và xử lý thông tin.

Thông tin tín dụng luôn là yếu tổ cơ bản và cần thiết Trong hoạt động tín dụngngân hàng, để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước tiên phải có thông tin

về khách hàng đó, về dự án đó, để làm tốt công tác giám sát khi cho vay cũng cần

có thông tin Thông tin càng chính xác, kịp thời càng thuận lợi cho ngân hàng trongviệc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ.Thông tin chính sác, kịp thời, đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điềuchỉnh kế hoạch kinh doanh, chinh sách tín dụng một cách linh hoạt, phù hợp vớitình hình thực tế Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chongân hàng

“Nghị định số: 10/2011/NĐ-CP” quy định:

Điều 11 Thu thập thông tin tín dụng

1 Thông tin tín dụng được thu thập bao gồm:

a) Thông tin định danh của khách hàng vay và những người có quan hệ với

Trang 26

khách hàng vay (nếu có), gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con;

b) Thông tin về lịch sử cấp tín dụng, thuê tài sản, mua hàng trả góp, trả chậm

và các giao dịch khác có điều kiện về lãi suất, thời hạn phải trả, tiền thuê;

c) Thông tin về lịch sử trả nợ, số tiền đã đến hạn hoặc chưa đến hạn, thời hạnphải trả, hạn mức tín dụng của khách hàng vay;

d) Thông tin về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay;

đ) Các thông tin khác liên quan nhưng phải bảo đảm không vi phạm quyền củakhách hàng vay, không bao gồm những thông tin về tài khoản tiền gửi và thông tinthuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước

2 Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức cấp tín dụng chỉđược phép cung cấp cho Công ty thông tin tín dụng những thông tin tại khoản 1Điều này khi đã có sự thỏa thuận với khách hàng vay Những thông tin tín dụngchưa có sự thỏa thuận với khách hàng vay phát sinh trước ngày Nghị định này cóhiệu lực thi hành không bị ràng buộc bởi quy định này

Điều 12 Xử lý thông tin tín dụng

1 Quá trình kiểm tra, phân loại, cập nhật thông tin tín dụng phải đảm bảokhông làm sai lệch tính chất, nội dung thông tin tín dụng thu thập

2 Trên cơ sở nguồn thông tin tín dụng thu thập và lưu giữ, Công ty thông tintín dụng tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin để tạo lập các sản phẩmthông tin tín dụng

3 Công ty thông tin tín dụng chỉ được phép sử dụng thông tin tín dụng củakhách hàng vay tối đa 05 năm gần nhất để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng

Điều 13 Lưu giữ thông tin tín dụng

1 Thông tin tín dụng phải được lưu giữ an toàn, bảo mật, phòng tránh đượcnhững sự cố, thảm họa có thể xảy ra và ngăn chặn sự xâm nhập, truy cập bất hợppháp từ bên ngoài

2 Thông tin tín dụng về khách hàng vay được lưu giữ tối thiểu trong 05 năm

Trang 27

kể từ ngày Công ty thông tin tín dụng tiếp nhận được.

Điều 14 Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng

Công ty thông tin tín dụng cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đốitượng sau:

1 Tổ chức cấp tín dụng có cung cấp thông tin cho Công ty thông tin tín dụng

để xem xét cấp tín dụng cho khách hàng vay, kiểm soát các khoản tín dụng, thu hồi

nợ và mục đích khác được pháp luật cho phép

2 Khách hàng vay để kiểm tra thông tin về bản thân tại kho dữ liệu của Công

ty thông tin tín dụng hoặc làm tài liệu bổ sung cho việc xin cấp tín dụng

3 Công ty thông tin tín dụng khác để phục vụ các tổ chức, cá nhân theo quyđịnh của pháp luật

4 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung dài hạn.

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan.

Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Ngân hànghoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay nên để nâng cao chất lượng tíndụng trung dài hạn trước hết phải quan tâm đến nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trungdài hạn Cần phải có chiến lược thu hút nguồn vốn này để có đủ nguồn vốn trungdài hạn cho vay, tránh trường hợp ngân hàng phải sử dụng nguồn ngắn hạn để chovay trung dài hạn Điều này dễ khiến hoạt động tín dụng gặp rủi ro

Công nghệ ngân hàng

Ngày nay, công nghệ ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc tìm kiếm và quản

lí các thông tin liên quan đến khách hàng Các thông tin ngày nay được cập nhậtthường xuyên, do đó, công nghệ thông tin của ngân hàng ngày càng phải được đổimới và phát triển mới theo kịp thời đại Thiếu thông tin có thể dẫn đến việc khônggiám sát được giá cả, định mức kinh tế để tính toán hiệu quả dự án, làm cho hiệu

Trang 28

quả thẩm định không cao, hồ sơ cho vay thiếu chặt chẽ, nên khi phát sinh tranh chấpkhông đảm bảo được quyền lợi cho tổ chức tín dụng Những ngân hàng có côngnghệ cao, có thể nâng cao công tác điều hành và phát triển mạng lưới dịch vụ.

Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là những người trực trực tiếp tham gia vào quá trình cấp tíndụng cho khách hàng Trình độ và kinh nghiệm của họ rất quan trọng trong việcđánh giá các khoản vay Nếu cán bộ có trình độ cao, họ sẽ có khả năng phán đoán

và thẩm định khách hàng không tốt, dẫn đến những thông tin sai lệch, sẽ ảnh hưởngđến chất lượng tín dụng Còn nếu ngân hàng có những cán bộ tín dụng chất lượngcao, họ sẽ có sự phân tích khách hàng chính xác, nhìn nhận được tiềm năng của dự

án hay khả năng trả nợ của khách hàng Như vậy ngân hàng sẽ có được nhữngkhoản cho vay đúng người và có độ an toàn cao, chất lượng tín dụng được đảm bảo

1.2.4.2 Nhân tố khách quan.

Nhân tố khách hàng

- Mức độ tín nhiệm của khách hàng: độ tín nhiệm của khách hàng được đánhgiá dựa trên các tiêu chí: mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, uy tín, thương hiệu củakhách hàng, năng lực và trình độ quản lí, sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh,quan hệ tín dụng lành mạnh và sòng phẳng, tình hình tài chính, dự án có hiệu quả vàkhả thi

- Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện ở vốn tự có, hệ số nợ, khả năngthanh toán nhanh, khả năng sinh lãi …Tiềm lực của doanh nghiệp càng cao thì khảnăng trả nợ càng lớn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng

- Tính khả thi của dự án: Dự án khả thi là dự án đáp ứng được yêu cầu của thịtrường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước Dự án vay vốn cókhả thi mới có khả năng thu hồi vốn và lãi, tránh được rủi ro cho ngân hàng

- Khả năng quản lí và sử dụng vốn vay: đó là việc doanh nghiệp sẽ sử dụng vàquản lí vốn như thế nào sau khi ngân hàng cho vay Việc doanh nghiệp sử dụng vốnđúng mục đích hay không… sẽ quyết định đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế

Trang 29

Tín dụng là hoạt động kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực trongđời sống kinh tế xã hội Chính vì vậy, sự biến động của bất kì một hoạt động kinh tế

xã hội nào cũng có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh ngân hàng Mộtmôi trường kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất kinh doanh,

mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Ngược lại nếu môitrường kinh tế có nhiều biến động thì sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, gây khókhăn cho khả năng trả nợ của họ, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng

Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởngkinh tế Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, môi trường kinhdoanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng là cơ hội rất tốt cho các doanhnghiệp đẩu tư mở rộng sản xuất do đó nhu cầu tín dụng ngân hàng trong giai đoạnnày là rất cao Ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn làrất thấp Trái lại trong giai đoạn kinh tế trì trệ, giảm phát, thất nghiệp cao, đầu tưkhông mang lại hiệu quả, dễ thất bại, ngay cả nếu có thành công thì chưa chắc thunhập đó đã cao bằng tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn Thay vì đầu tư vào sản xuất,các doanh nghiệp đem số tiền đó gửi vào ngân hàng để hưởng lãi Ngân hàng khôngcho vay được cũng không thể không nhận tiền gửi của khách hàng, hoạt động củangân hàng bi ngưng trệ, vốn của ngân hàng nằm trong tình trạng bị đóng băngkhông cho vay được Không chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tình hình kinh tếthế giới cũng có ảnh hưởng tới chất lượng công tác tín dụng ngân hàng Khi thịtrường thế giới biến động mạnh, đặc biệt là ở các thị trường xuất nhập khẩu truyềnthống làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu không bán được hàng, chịu thua lỗ, ảnh hưởng tới công tác trả nợngân hàng

Môi trường pháp lí

Các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật Tính đẩy

đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí

Trang 30

Môi trường pháp lý tạo hành lang cho kinh doanh tín dụng Ngân hàng, Ngânhàng hoạt động trong hành lang hẹp được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước vì đây làlĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó, tuy vậy khôngphải là không cần còn nhiều bất cập Hiện nay, điều kiện cho vay đặc biệt đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh gần như bắt buộc là phải thế chấp tài sản trongkhi đó chúng ta chưa có Luật về sở hữu nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệmcấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản Vì thếtrong nhiều trường hợp Ngân hàng khó có thể xác định chính xác chủ sở hữu của tàisản đó, hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào về nguồn gốc tài sản thế chấp,cầm cố hoặc nguồn gốc số tiền trả nợ là hợp pháp Mặt khác, pháp luật cho phép cácdoanh nghiệp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất nhưng lại phải có điều kiện gắn vớitài sản thuộc quyền sở hữu của chính mình cho nên quy định này khó có thể được

áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Các qui định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng vềhợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rõ ràng,

cụ thể Có văn bản thì qui định cho ngân hàng có quyền phát mại tài sản trên đất để

thu hồi vốn và lãi, có văn bản thì qui định ngân hàng có quyền yêu cầu bán đấu giátài sản thế chấp (cả quyền sử dụng đất - Điều 359 BLDS) Nhưng đến nghị định 86/Chính phủ thì ngân hàng không có quyền phát mại, bán đấu giá tài sản cầm cố, thếchấp Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất lại phải có sự chấp nhận của UBND cấp

có thẩm quyền cho phép Thời gian khởi kiện vụ án kinh tế quá dài, tố tụng về hợpđồng kinh tế, hợp đồng dân sự thì rườm rà, phức tạp Quy định về việc vô hiệu hợpđồng quá rộng, các biện pháp cưỡng chế dân sự để thu hồi tài sản trả cho ngân hàngcòn chưa đầy đủ và tính khả thi trong thực tế còn chưa cao Thực chất là các ngânhàng còn rất ngại khởi kiện để tranh tụng về kinh tế và dân sự Đặc biệt là pháp luậtcòn chưa quy định rõ cụ thể trách nhiệm của người trực tiếp cầm tiền, người sửdụng tiền vay để ngăn chặn hành vi lừa đảo, lẫn lộn giữa trách nhiệm của người vayvới trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đồng thời còn rất khó phân biệt giữa kinh tếvới dân sự, hình sự, lẫn lộn trách nhiệm hành chính, hình sự

Trang 31

Việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với ngân hàngcấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đầy đủ đúng với chức năng là

ngân hàng của các ngân hàng NHNN chủ yếu mới chỉ quản lý điều hành bằng

mệnh lệnh, văn bản vừa cứng nhắc vừa không cụ thể và không nắm được tình hình

và hỗ trợ cho ngân hàng cấp dưới

Môi trường tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng Việt Nam

là một nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều thiên tai như bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịchbệnh Những thiên tai này gây thiệt hại cho các ngành sản xuất dịch vụ, do vậy ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng Thực tế cho thấy trongvài năm gần đây, thời tiết ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều diễn biếnphức tạp

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, CHI NHÁNH TUYÊN QUANG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH TUYÊN QUANG.

2.1.1 Lịch sử ra đời của BIDV Chi nhánh Tuyên Quang.

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

- Từ 24/6/1981 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Từ 14/11/1990 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV )

- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV )

- Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang có trụ sở chính tại

Số 04 đường Bình Thuận, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh TuyênQuang Nhiệm vụ chính là huy động vốn trung và dài hạn để cho vay dài hạn theo

kế hoạch của nhà nước, quản lý và cấp phát vốn cho dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV Tuyên Quang.

Về nguồn lực tính đến tháng 10/2012 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 82 cán

bộ nhân viên trong đó nữ là 45 người, nam là 37 người, có trình độ Sau đại học: 03 cán bộ chiếm 3.7%, Đại học: 65 cán bộ chiếm 79.3%; Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, Cao đẳng: 4 cán bộ chiếm 4.9%, Còn lại là các trình độ khác

Trang 33

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang

2.1.3 Một số hoạt động chủ yếu tại chi nhánh.

Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Tuyên Quang áp dụng rấtnhiều dịch vụ tiền gửi khác nhau : tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn, tiền gửitiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu Tất cả các khách hàng đã được mở tài khoản thì đều

có thể sử dụng các dịch vụ liên quan đến tiền gửi

Ban Giám Đốc

Khối

QHKH

Khối QLRR

Khối tác nghiệp Khối QLNB

Các phòng

QHKH

Phòng QLRR

Phòng QTTD

Phòng GDKH

Tổ Qlý và DV kho quỹ

Phòng KTPhòng TCHC

TC-Phòng KHTH

Tổ điện toán

Khối trực thuộc

Quỹ tiết kiệmCác phòng giao dịch

Ngày đăng: 27/10/2014, 23:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Khác
2. Nghị định số: 10/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2010 về hoạt động thông tín dụng Khác
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 Khác
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình quả trị ngân hàng thương mại, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội Khác
5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV  chi nhánh  Tuyên Quang - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang (Trang 34)
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Tuyên Quang trong 3 năm gần đây - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 1.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Tuyên Quang trong 3 năm gần đây (Trang 36)
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh BIDV Tuyên Quang. - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh BIDV Tuyên Quang (Trang 37)
Bảng 1.3 Hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV Tuyên Quang (2009 – 2011) - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 1.3 Hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV Tuyên Quang (2009 – 2011) (Trang 39)
Bảng 2.2: Cơ  cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế tại BIDV  Tuyên Quang - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo ngành kinh tế tại BIDV Tuyên Quang (Trang 45)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo thành phần kinh tế tại BIDV  Tuyên Quang - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn phân theo thành phần kinh tế tại BIDV Tuyên Quang (Trang 46)
Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV  Tuyên Quang Đơn vị: Triệu đồng - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 2.4. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn của BIDV Tuyên Quang Đơn vị: Triệu đồng (Trang 47)
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ có tài sản đảm bảo của BIDV  Tuyên Quang - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ có tài sản đảm bảo của BIDV Tuyên Quang (Trang 48)
Bảng 2.6. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn (Đơn vị: tỷ đồng) - nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tuyên quang
Bảng 2.6. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn (Đơn vị: tỷ đồng) (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w