1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012

170 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

TUẦN 1 THỨ HAI Ngày soạn: 19/8/2011 Ngày giảng: 22/8/2011 TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy: Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tầm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu. - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (Trả lời được câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh có ý thức, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè. * TCTVCHSDT: Giúp cho hs hiểu và phát âm đúng từ: (Bự, cỏ xước, áo thâm). II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh minh hoạ trong SGK. HS: Vở ghi, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Ổn định (1’) B- Bài cũ (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh C- Bài mới (34’) 1) Giới thiệu bài: 1’ Bài tập đọc đầu tiên hôm nay, chúng ta sẽ học về chủ điểm: Thương người như thể thương thân. Tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện con người yêu thương giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Bài tập đọc: Dế Mèn Bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thể hiện tinh thần giúp đỡ của Dế Mèn với chị Nhà Trò. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc: 11’ - GV đọc mẫu toàn bài. - GV chia đoạn yêu cầu HS theo dõi Đ1: Từ đầu đá cuội - Lớp hát - Lớp lắng nghe. - Lớp theo dõi, đọc thầm - HS theo dõi, đánh dấu đoạn. 1 Đã in T1-hết T4: tr1-168 Đ2: Tiếp được xa Đ3: Tiếp ăn thịt em Đ4: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp 2 lần, mỗi lần 4 em - L1: Gọi HS đọc + Tìm từ khó và luyện phát âm + Câu văn dài. - L2: Gọi HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: + Cỏ xước là loại cỏ ntn? + Em hiểu thế nào là “bự”; áo thâm ? + Áo đen hay ngả về đen thì gọi là áo gì? + Ăn hiếp và mai phục là từ nói ý gì? - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp đọc bài. - Gọi 1- 2 HS đọc cả bài. .b, Tìm hiểu bài: 12’ - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài để trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? + Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? - Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK + Nhà Trò bị bọn nhện đe doạ và ức hiếp như thế nào? + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - HS tìm và luyện đọc: Đá cuội, Nhà Trò, nức nở. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp đọc thầm - HS lắng nghe. + Thân hình nhỏ bé yếu ớt, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng. + Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê đá cuội. + Trước đây mẹ con Nhà Trò vay lương ăn của bọn nhện. Chưa trả đủ đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả nợ được. Nhà Trò đã bị bọn nhện đánh mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. + Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu (lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm). + Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ: Xoè cả hai càng ra bảo vệ, che chở, dắt Nhà Trò đi. 2 + Nêu một vài hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao? + Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? c, Luyện đọc diễn cảm: 10’ - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài. - Gọi 1 HS đọc đoạn 3 + Để được hay, diễn cảm đoạn văn này em cần đọc như thế nào? - GV HD cách đọc diễn cảm đoạn 3 và đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp thi đọc diễn cảm. - Gọi HS thi đọc cá nhân. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi 1 HS nhắc lại ND chính của bài. + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: - Nhận xét tiết học. + Nhà trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự những phấn. Vì Nhà trò như một cô gái yếu ớt đáng thương. Dế Mèn xoè cả hai càng ra Vì: Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời nói mạnh mẽ, nghĩa hiệp. Dế Mèn dắt bọn nhện. Vì: Dế Mèn dũng cảm che chở, bảo vệ cho kẻ yếu, di thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện. * ND: 4 HS nêu nội dung bài. - Lớp theo dõi, nhận xét. - 2 HS nêu, lớp nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện theo yêu cầu, 3 em nhận xét. - Lớp đọc thầm. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất. - 2 HS nêu LỊCH SỬ BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, hs biết: Vị trí địa lý, hình dạng của đất nước ta.hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam ,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. 3 Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử - một tổ quốc.góp phần gd hs tình yêu thiên nhiên ,con người và đất nước Việt Nam. Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý. II. CHUẨN BỊ: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1.Nhắc nhở: Nêu yêu cầu chủ yếu của môn học. 2.Bài mới * HĐ1: Làm việc cả lớp - Giới thiệu vị trí nước ta, dân cư mỗi vùng - ?Nêu vị trí của đất nước ta, hình dáng có đặc điểm gì Treo bản đồ ĐLTNVN - Treo bản đồ hành chính. * HĐ2: Làm việc theo nhóm Chia lớp thành 3 nhóm - Phát tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc thuộc một khu vực trong nước. Yêu cầu: Tìm hiểu và mô tả bức ảnh đó Kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN đều có nét văn hóa riêng xong đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử VN. * HĐ3: Làm việc cả lớp - NVĐ: Để tổ quốc ta tươi đẹp như ngày nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm XD đất nước và giữ nước. Kể tên một sự kiện chứng minh điều đó. * HĐ4: Làm việc cả lớp - Hdẫn cách học 3 30 - Nước VN = đất liền, đảo, vùng biển, vùng trời Phần đất liền có dạng hình chữ S Phía Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào, Cam- Pu chia, phía đông Nam là vùng biển. - 2- 3 hs lên bảng xác định vị trí nước ta trên bản đồ. - 2 hs lên xác định vị trí nơi em sống. HS thảo luận và trình bày. HS đọc sách giáo khoa VD: Sự kiện Thời vua Hùng, … 4 - Cách sử dụng sách. 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS 2’ 2 hs đọc bài học TOÁN Tiết 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về: - Đọc được, viết viết được các số đến 1000 - Biết phân tích cấu tạo số. - Giáo dục học sinh có ý thức chăm học, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng BT2 (3), BT4 (4). - HS: Bảng con, SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ (2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới (35’) 1) Giới thiệu bài: 2) Nội dung: - Cho HS ôn lại cách đọc, viết số và các hàng: - GV viết: 83251 - Gọi HS đọc số + Các chữ số trong số này thuộc những hàng nào? - Tương tự với các số: 83001; 80201; 80001. + Lấy một vài ví dụ về: Số tròn chục, số tròn trăm, số tròn nghìn, số tròn chục nghìn? * Bài tập 1 (3) - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập: a, Gọi 1 HS lên bảng điền số thích hợp - Lớp lắng nghe. - Lớp theo dõi. + 8 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 5 chục, 1 đơn vị. - HS đọc và nêu tên các hàng của mỗi chữ số theo cặp, đại diện 3 cặp nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét. + 10; 40; 70; + 100; 500; 900; + 2000; 3000; 6000; + 10000; 50000; 80000; - Lớp theo dõi. + 36000; 37000; 38000; 39000. 5 vào mỗi điểm trên tia số. + 40000; 41000; 42000. b, GV yêu cầu HS làm vào vở, nêu miệng. * Bài tập 2 (3): Viết theo mẫu. - Yêu cầu HS làm bài tập vào vào phiếu, đại diện 3 nhóm làm vào phiếu to gắn bảng. - GV chấm một số bài, chữa bài tập trên bảng, nhận xét. - Gọi 2 HS đọc lại bài tập dã hoàn thiện trên bảng. * Bài tập 3 (3): a, Viết mỗi số sau thành tổng: + Làm thế nào để viết được mỗi số này thành tổng ? * Số 7006 dành cho HS khá giỏi. b, Viết theo mẫu (dòng 2 HS khá, giỏi) - GV hướng dẫn HS làm mẫu, yêu cầu HS làm vào vở, 2 HS lên bảng mỗi em 1 số. - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình, lớp nhận xét * Bài tập 4 (4): HS khá, giỏi Tính chu vi các hình. - Gọi 2 HS đọc nội dung yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình đó. - Yêu cầu 3 HS lên bảng tính mỗi HS 1 hình - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chữa bài tập. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - Gọi 2 HS đọc số bài tập 2, nêu tên các hàng của mỗi chữ số trong số vừa đọc. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nhận xét. - 2 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi. + Ta phải căn cứ mỗi chữ số đó thuộc hàng nào - 2 HS lên bảng mỗi em viết 2 số - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Lớp theo dõi, nhận xét - HS đọc. - HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS làm bài - Hình 1: 6+ 4+ 3+ 4=17cm - Hình 2 (4 + 8 ) x 2 =24 cm - Hình 3: 5 x 4 = 20 cm 6 3600 0 3700 0 3800 0 3900 0 4000 0 4100 0 4200 0 THỨ BA Ngày soạn: 20/8/2011 Ngày giảng: 23/8/2011 KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ (GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài ) I. MỤC TIÊU - Nghe - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - GDMT: Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra (lũ lụt). II. CHUẨN BỊ: - GV: Các tranh minh hoạ câu chuyện trong sgk, các tranh cảnh vẽ hồ Ba Bể hiện nay III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (2’): - Kiểm tra sách vở môn học của từng học sinh. B. Dạy bài mới (35’): 1. Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay cô sẽ kể cho cả lớp nghe câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể. - Cho HS quan sát tranh ảnh vẽ hồ Ba Bể là một cảnh đẹp của Tỉnh Bắc Cạn. Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động. Vậy hồ có từ bao giờ? Do đâu mà có đó là nội dung câu chuyên hôm nay. - GV ghi đầu bài lên bảng. 2. GV kể chuyện: - GV kể lần 1: Giọng kể thong thả rõ ràng. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh - Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở - HS lắng nghe GV kể. 7 minh hoạ phóng ta trên bảng. - Giảng nghĩa một số từ: + Em hiểu thế nào là cầu phúc? + Giao long là loài vật gì? + Bà goá là người phụ nữ thế nào? + Làm việc thiện là làm những công việc gì? + Em hiểu thế nào là “bâng quơ”? + Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? + Mọi người đối xử với bà ra sao? + Ai đã đã cho bà cụ ăn và nghỉ? + Chuyện gì đã xảy ra trong đêm? + Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì? + Trong đêm lễ hội chuyện gì đã xảy ra? + Mẹ con bà goá đã làm gì? + Hồ Ba Bể đã được hình thành như thế nào? 3. HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Chia nhóm, yêu cầu dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi, kể lại từng đoạn. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể trước lớp + Xin được điều tốt cho mình + Loài rắn to còn gọi là thuồng luồng. + Người phụ nữ có chồng bị chết. + Làm điều tốt cho người khác. + Không đâu vào đâu, không tin tưởng. + Bà không biết từ đâu đến, trông bà gốm ghiếc, người gầy còm, lở loét xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói. + Mọi người đều xua đuổi bà. + Mẹ con bà goá đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại. + Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là mộ con giao long lớn. + Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá một gói tro và hai mảnh vơ trấu. + Lụt lội xảy ra, nước phun lên. Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm. + Mẹ con bà goá dùng thuyền từ hai mảnh vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn. + Chỗ đất sụt là hồ Bà Bể, nhà hai mẹ con bà goá thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ. * HS kể từng đoạn theo nhóm 4. - Các nhóm lần lượt từng em kể lại từng đoạn cho nhau nghe. - Các HS khác lắng nghe bạn kể, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn. - Đại diện các nhóm lên trình bày mỗi nhóm kể 1 tranh. 8 * HD kể toàn bộ câu chuyện: - Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Gọi đại diện các nhóm kể thi trước lớp. - Yêu cầu HS bình chọn và tìm ra bạn kể hay nhất. - GV nhận xét, cho điểm hs kể tốt + Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn nói với ta điều gì? + BVMT: Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra ? 4. Củng cố - dặn dò (2’): + Bất cứ ở đâu con người cũng phải có lòng nhân ái, sẵn sáng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. - Dặn HS về nhà tập kể chuyện. - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: có đúng nội dung, đúng trình tự không. - HS kể trong nhóm - 3 HS thi kể trước lớp. - Nhận xét, bình chọn. + Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. + Không đốt phá rừng làm nương rẫy, trồng cây xanh phủ đồi núi trọc. CHÍNH TẢ (Nghe- Viết) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU: - Nghe, viết trình bày đúng bài chính tả; Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ: BT 2a - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở và lòng ham học. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, 3 phiếu học tập khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a, 2b. HS: Vở ghi, VBT, SGK 9 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ (2’ ): - GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (vở, bút, bảng ) nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em. C. Dạy bài mới (35’): 1. Giới thiệu bài: - GV ghi đầu bài lên bảng. 2. HD nghe, viết chính tả: - GV đọc đoạn trích cần viết chính tả trong sgk một lượt: + Đoạn trích cho em biết điều gì? * HD viết từ khó: + Tìm trong đoạn chữ khi viết dễ sai ? - GV đọc cho HS viết bảng con các từ vừa tìm được. * Viết chính tả: - GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào ô ly. - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết bài, tốc độ vừa phải, mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lượt. * GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt cho HS soát lại bài. - Thu chấm 7 - 10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. 3. HD làm bài tập chính tả: * Bài tập 2a - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào phiếu to. - GV dán phiếu bài tập lên bảng, mời - HS lắng nghe. - HS ghi đầu bài vào vở - HS theo dõi trong sgk. + Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. Biết hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò. - HS tìm và luyện viết từ khó vào bảng con. Có xước, xanh dài, chùn chùn, khoẻ. - 2 HS lần lượt lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - HS nhớ cách viết bài và ngồi đúng tư thế. - HS viết bài. - HS soát lại bài, dùng bút chì đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi. - HS làm bài theo yêu cầu 10

Ngày đăng: 26/10/2014, 04:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- 2 phiếu bài tập khổ to ghi ND bài tập 1, bảng phụ ghi các sự việc chính trong truyện. - TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012
2 phiếu bài tập khổ to ghi ND bài tập 1, bảng phụ ghi các sự việc chính trong truyện (Trang 19)
Bảng   1:   Những   cơ   quan   trực   tiếp  thực hiện quá trình trao đổi chất giữa  cơ thể với môi trường bên ngoài. - TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012
ng 1: Những cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài (Trang 32)
Bảng 1: Những cơ quan trực tiếp thực  hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể  với môi trường bên ngoài. - TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012
Bảng 1 Những cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài (Trang 58)
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG - TUAN 1-2-3-4 LOP 4-2011-2012
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG (Trang 159)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w