1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng sản xuất và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – vinacomin

66 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 538 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hà Duy Khanh TM13-01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hà Duy Khanh TM13-01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam hội nhập, Việt Nam đang trên đà phát triển, chính vì lẽ đó một sự cạnh tranh lớn đang thực sự diễn ra giữa các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp . Theo su thế tất yếu của xã hội đó là khi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng phương tiện vận chuyển bằng đường bộ của nền kinh tế ngày càng lớn vỡ vậy nhu cầu về phương tiện vận tải bằng ôtô ngày càng phát triển . Đó là cơ hội rất lớn cho thị trường ô tô phát triển phục vụ cho nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội , một sản phẩm không thể thiếu của phương thức vận tải đường bộ. Công ty cổ phần công nghiệp – Vinacomin trong những năm qua luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Viêt Nam. Số lượng sản phầm sản xuất ra và tiêu thụ ngày càng tăng , lợi nhuận đạt được có xu hướng ngày càng cao. Nhìn chung hoạt động Marketing của công ty có nhiều ưu điểm . Tuy nhiên sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin em nhận thấy một số vấn đề Marketing đặc biệt là xúc tiến tiêu thụ sản phẩm , còn có nhiều đặt ra cần tốt hơn. Do đó em chọn đề tài “Thực trạng sản xuất và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin” để làm luận văn nhằm mục đích : - Củng cố và phát triển nội dung khoa học về quản trị kinh doanh thương mại đã được học ở trường , mặt khác qua nghiên cứu thực tiễn tập vận dụng đưa lý thuyết vào thực tiễn , phân tích đánh giá thực tiễn trong kinh doanh đẻ sau khi ra trường phát triển nghiệp vụ thương mại . - Hy vọng đóng góp ý kiển nhỏ của mình vào việc kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp – Vinacomin. Để đạt được mục tiêu trên , trong nghiên cứu em sử dụng phương pháp logic và lịch sử . Nghĩa là sẽ xem xét vấn đề trong mối quan hệ phức tạp của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chứ không đặt chúng ở biệt lập để xem xét. Ngoài ra em còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp thong kê, phương pháp phân tích, phương pháp ngoại suy xu thê , trong quá trình phân tích đề xuất của mình. Hà Duy Khanh TM13-01 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn Các giải pháp Marketing trong doanh nghiệp có rất nhiều, từ việc nghiên cứu phân tích môi trường đến việc thiết lập chiến lược kinh doanh, chuyển xang nghiên cứu thị trường, tiến hành phân đoạn thị trường mục tiêu, thực hiện giải pháp về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến Marketing trong tiêu thụ sản phẩm. Do quy mô luận văn có hạn, thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế nên luận văn chủ yếu về giải pháp tiêu thụ sản phẩm và hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Còn các giải pháp khác chỉ được nghiên cứu ở mức độ nhất định. Hà Duy Khanh TM13-01 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn CHƯƠNG I NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MARKETING VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH 1.1 CHUYỂN TỪ TRIẾT LÝ SẢN PHẨM VÀ BÁN HÀNG SANG TRIẾT LÝ KHÁCH HÀNG VÀ MARKETING 1.1.1 Marketing là triết lý của toàn công ty chứ không phải là một chức năng riêng biệt. Theo Philip Kotler : mareting là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. Để thực hiện thành công quá trình trao đổi sản phẩm có giá trị với người khác ta cần hiểu được ở công ty kinh doanh làm marketing không phải chỉ có các cán bộ phòng marketing mà là toàn bộ lực lượng của công ty tham gia vào tạo ra sản phẩm có giá trị đối với khách hàng. Peter Dcuke đã nói: Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ không thể xem nó là một chức năng riêng biệt. Nó là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng. Thành công của kinh doanh không phải là người sản xuất mà chính là khách hàng quyết định. Vào thời kỳ trước năm 50 của thế kỷ XX các công ty có thể đạt được thành công bằng cách sản xuất ra các sản phẩm rồi nâng đỡ chúng bằng những thủ thuật bán hàng, nài ép và quảng cáo rầm rộ. Việc làm đó được gọi là "marketing" và quan niệm như vậy về marketing hiện nay hãy còn rất phổ biến. Thật đáng tiếc là có một số giám đốc công ty cũng cho rằng marketing là huy động lực lượng bán hàng của mình vào thị trường để bán tất cả những thứ gì công ty làm ra. Bởi lẽ quan niêm nhưvậy về marketing là cách dẫn đến không thành công. Ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu. Các khách hàng lại có những yêu cầu rất khác nhau Hà Duy Khanh TM13-01 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn đối với sản phẩm/dịch vụ và giá cả. Họ có những đòi hỏi cao và ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hóa nào đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong đợi cá nhân của họ. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình. Thỏa mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng là mục tiêu của mình. Những công ty đó xem marketing là một triết lý của toàn công ty, chứ không chỉ là một chức năng riêng biệt. Họ muốn những người làm marketing của mình phải xác định rõ nhứng nhóm khách hàng và những nhu cầu nào công ty có thể phục vụ được một cách có lợi và phải phục vụ họ như thế nào để có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Những công ty đó đã dồn sức phấn đấu để trở thành người đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của các thị trường mục tiêu của mình. Nếu họ không thể đem lại cho thị trường mục tiêu của mình một điều gì đặc biệt, thì họ sẽ không tồn tại lâu dài được. Những công ty này đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng, chứ không phải là lấy sản phẩm làm trung tâm hay hướng theo chi phí. Họ hết sức quan tâm đến chất lượng và dịch vụ nhằm đa ps ứng và thậm chí còn vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng. Họ cạnh tranh rất quyết liệt, nhưng đồng thời cũng hợp tác một cách khôn ngoan với những đối tác chiến lược trong chuỗi xích cung ứng và phân phối của mình. Họ lấy hiệu quả làm mục tiêu và luôn nhậy bén và mềm mỏng. Những người làm marketing tham gia vào những quyết định quản lý từ trước khi sản phẩm được thiết kế và tiếp tục công việc của mình ngay cả sau khi đã bán sản phẩm đó. Những người làm marketing phát hiện những nhu cầu của khách hàng là cơ hội đem lại lợi nhuận cho công ty. Họ tham gia vào việc thiết kế sản phẩm và nội dung các dịch vụ. Họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá các mặt hàng. Họ tích cực thông tin vàcổ đông cho ca cs sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của công ty. Họ theo dõi sự hài lòng của khách hàng và không ngừng hoàn thiện các sản phẩm và thành tích của công ty căn cứ theo những thông tin phản đối từ thị trường. Hà Duy Khanh TM13-01 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn Những công ty kinh doanh hiện đại đang chuyển từ quan niệm cho rằng của công ty là một tập hợp các bộ phận sang quan niệm cho rằng công ty là một hệ thống điều hành các quá trình kinh doanh cốt lõi. Các công ty phải quản lý và nắm chắc những quá trình cơ bản như thực hiện sản phẩm mới, lập đơn hàng và thực hiện đơn hàng. Mỗi quá trình đều gồm nhiều bước và đòi hỏi đầu vào trình một cách trôi chảy và mau lẹ. Những người làm marketing ngày càng phải giam tiếp nhiều hơn với những người của các bộ phận nghiên cứu và phát triển, cung ứng, sản phẩm hậu cần và tài chính. Những công ty này đã tạo ra một nếp làm việc theo đó tất cả các thành viên của tổ chức đều phải "có ý thức về thị trường" và "có ý thức về khách hàng". Mọi cán bộ, công nhân viên đều có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến nhận thức và sở thích của khách hàng. Nếu làm được như vậy tức là các công ty đã nhận thức đúng được làm marketing hiện đại và được nhiều là sản phẩm sẽ được tiêu thụ tốt. 1.1.2. Những định hường về thị trường của công ty kinh doanh Phần 1 đã mô tả quản trị marketing là một nỗ lực có ý nghĩa nhằm đạt được những kết quả mong muốn trong việc trao đổi với các thị trường mục tiêu. Bây giờ chúng ta sẽ cân đối như, thế nào quyền lợi của tổ chức, của khách hàng và của xã hội? Những quyền lợi này rất hay mẫu thuẫn với nhau. Hiểu nhiên là các hoạt động marketing phải được tiến hành trong khuôn khổ của một triết lý đã được cân nhắc kỹ về marketing hữu hiệu, có hiệu quả và có trách nhiệm. Có năm quan điểm cạnh tranh mà các tổ chức thường vận dụng trong hoạt động, marketing của mình. 1.1.2.1. Quan điểm sản xuất Quan điểm sản xuất là một trong những quan điểm chỉ đạo người bán lâu đời nhất. * Quan điểm sản xuất khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm được bán rộng rãi và giá hạ. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm sản phẩm phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối. Hà Duy Khanh TM13-01 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn Để tạo được nhiều sản phẩm bán rộng rãi các nhà sản xuất cần áp dụng công nghệ hiện dại công nghệ cao vào sản xuất. Muốn có giá bán hạ các nhà quản trị công ty vừa phải hợp lý hóa để tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tiết kiệm trong quá trình sản xuất, hai điều trên đó được thực hiện từ lâu. Ngày nay cái mới là phải hợp lý hóa và tiết kiệm ở khâu phân phối để làm giảm giá bán theo quan điểm khách hàng. Quan điểm sản xuất còn hco rằng khi cung < cầu nhà sản xuất cần tăng sản lượng, muốn tăng năng suất lao động để giảm giá thành và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trường hợp cung > cầu cầ xem xét yếu tố giá có chờ là cao không, xem thông tin sản phảm cho thị trường đã đầy đủ chưa, nếu hai yếu tố trên đều không phải lúc này cần tái cơ cấu sản phẩm trong sản xuất. 1.1.2.2. Quan điểm sản phẩm Những người bán khác lại theo quan điểm sản phẩm * Quan điểm sản phẩm khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, công dụng nhiều hay có những tính năng mới. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm sản phẩm thường tập trung sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến chúng. Thực tế các nhà sản xuất làm ra sản phẩm tốt theo ý họ không bán được bởi vậy cần nhận thức chất lượng cao, nhiều công dụng phải theo người mua mới có hiệu quả. Không nên giữ quan điểm các nhà sản xuất cho rằng người mua làm sao biết được sản phẩm tốt khi chưa làm ra nó. 1.1.2.3. Quan điểm bán hàng Quan điểm bán hàng (hay quan điểm tiêu thụ) là một quan điểm chung khác được nhiều công ty vận dụng vào thị trường. * Quan điểm bán hàng khẳng định rằng nếu có để yên, thì người tiêu dùng thường sẽ không mua các sản phẩm của công ty với số lượng khá lớn. Vì vậy tổ chức cần phải có nhiều nỗ lực tiêu thụ và khuyến mãi. Quan điểm tiêu thụ nói răng công ty cần phải thường xuyên có nỗ lực trong hoạt động xúc tiến marketing như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng (PR), hội chợ triển lãm để người mua sẽ mua nhiều và mua thường xuyên của mình và ngược lại. Hà Duy Khanh TM13-01 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn 1.1.2.4. Quan điểm marketing * Quan điểm marketing khẳng định rằng chìa khóa để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định những nhu cầu cùng mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thỏa mãn mong muốn bằng những phương pháp hữu hiệu và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Quan điểm marketing được diễn đạt một cách văn hóa theo nhiều cách: + Đáp ứng các nhu cầu một cách có lời. + Hãy tìm kiếm những mong muốn rồi thỏa mãn chung. + Hãy yêu quý khách hàng chứ không phải sản phẩm. + Khách hàng là thượng đế. Theodoe Levit đã nêu ra sự tương phản sâu sắc giữa quan điểm bán hàng và quan điểm marketing như sau: Quan điểm bán hàng tập trung vào những nhu cầu của người bán; Quan điểm marketing thì chú trọng đến những nhu cầu của người mua. Quan điểm bán hàng để tâm đến nhu cầu của người bán là làm thế nào để biến sản phẩm của mình thành tiền mặt, còn quan điểm marketing thì quan tâm đến ý tưởng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng bằng chính sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra, cung ứng tối khách hàng những sản phẩm đó. Quan điểm marketing dựa trên bốn trụ cột chính là thị trường tiêu thụ, nhu cầu của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lời. Những yếu tố này được thể hiện trong H1.1 và được đối chiếu với quan điểm bán hàng. (a) Quan điểm bán hàng (marketing cổ điển) (b) Quan điểm marketing (marketing hiện đại) Hình 1.1. So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing Hà Duy Khanh TM13-01 7 Nhà máy Sản phẩm Bán hàng và khuyến mại Lợi nhuận thông qua khối lượng tiêu thụ Thị trường mục tiêu Nhu cầu của khách hàng Marketing phối hợp Lợi nhuận thông qua sự thoả mãn của khách hàng Điểm xuất phát Tiêu điểm Biện pháp Đích Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn 1.1.2.5. Quan điểm marketing xã hội Quan điểm marketing xã hội khẳng định rằng nhiệm vụ của tổ chức là xác định những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu và đảm bảo những mức độ thoả mãn mong muốn một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời giữ nguyên hay củng cố mức sống sung túc của người tiêu dùng và xã hội. Quan điểm marketing xã hội đòi hỏi những người làm marketing phải cân đối ba vấn đề trong khi hoạch định các chính sách marketing của mình, cụ thể là lợi nhuận của công ty, thoả mãn mong muốn của người tiêu dùng và lợi ích công cộng. Lúc đầu các công ty đã lấy việc tăng tối đa lợi nhuận trước mắt của công ty làm căn cứ để thông qua các quyết định marketing. Về sau họ bắt đầu nhận thức được ý nghĩa quan trọng lâu dài của việc thoả mãn những mong muốn của người tiêu dùng và điều này đã dẫn đến quan điểm marketing. Giờ đây họ đang bắt đầu quan tâm đến lợi ích của xã hội khi thông qua các quyết định của mình. Sở dĩ ra đời quan điểm marketing xã hội là nếu chỉ dừng ở quan điểm marketing thì xã hội sẽ ngày càng gia tăng những nguy cơ gây thảm hoạ cho con người từ chính cái tiêu dùng do marketing tạo ra. Ví dụ 1: Một vỏ chai của nước giải khát nếu thực hiện lưu chuyển bao bì, nó sẽ lưu chuyển được 17 lần mới hỏng. Nhưng theo quan điểm marketing là thuận tiện cho người tiêu dùng là để họ dùng một lần rồi vứt vỏ chai nước giải khác đi kết quả là xã hội phải gánh chịu một lượng chất thải rắn giá lớn không còn có chỗ để chôn vùi nó và khi chôn vùi nói thì nó cũng không thể tự tiêu huỷ được, lúc này đến lược nó xã hội lại phải lo về vấn đề này. Ví dụ 2: Ngành công nghiệp ô tô Mỹ nay vẫn cung ứng những chiếc ô tô lớn theo mong muốn của dân Mỹ, thế nhưng việc đáp ứng những mong muốn này đã dẫn đến mức tiêu hao nhiên liệu cao, gây ô nhiễm nặng và nhiều tai nạn chết người hơn so với xe nhỏ, chi phí mua và sửa chữa xe cao hơn. Hà Duy Khanh TM13-01 8 [...]... Thanh Toàn CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ – VINACOMIN 2.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ - VINACOMIN 2.1.1 Thông tin Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô tô -Vinacomin Công ty Cổ Phần Công nghiệp Ô tô – Vinacomin thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 5700353722, đăng ký lần... phần hóa và chuyển Công ty Công nghiệp Ô tô –TKV thành Công ty Cổ phần của tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam từ ngày 22/2/2008 có tên Công ty Cổ phần công nghiệp Ô tô – TKV Ngày 18/03/2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin *) Các thành tựu cơ bản Công ty đã đạt được Hơn 40 năm xây dựng và phát triển công ty Cổ phần công nghiệp Ô tô – Vinacomin đã đạt được những thành... và cung cấp những sản phẩm mới cho thị trường mới, giúp Doanh nghiệp tăng cao lợi nhuận nhưng đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng Chiến lược này áp dụng trong trường hợp - Khi cơ hội để phát triển trong thị trường hiện tại và sản phẩm hiện tại là nhỏ - Khi lợi nhuận và doanh số của công ty bấp bênh và không ổn định do môi trường không ổn định Vai trò của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. .. Nam Công ty có logo và biểu tượng riêng đã được đăng ký và được cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Công ty CP Công nghiệp Ô tô – VINACOMIN đi vào sản xuất kinh doanh với số vốn điều lệ là 27 tỷ đồng Việt Nam, số cổ phần đã góp 2.700.000 cổ Hà Duy Khanh 22 TM13-01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn phần Số cổ phần Nhà nước do Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm giữ là 972.227 cổ. .. triển thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng với sự tồn Hà Duy Khanh 17 TM13-01 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Trần Thanh Toàn tại và phát triển của Doanh nghiệp Vì phát triển thị trường giúp Doanh nghiệp mở rông hệ thống sản xuất và tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của Doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận và duy trì lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp Phát triển thị trường tiêu thụ sản. .. Năm 2002 Bộ Công Nghiệp tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ khí + Năm 2004 được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” , năm 2004 và 2005 được Chính Phủ tặng cờ thi đua đơn vị cơ khí 2.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ -VINACOMIN 2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô – VINACOMIN. .. cặp sản phẩm thị trường Người ta chia thành 4 chiến lược phát triển thị trường Thị trường Sản phẩm Hiện tại Mới Hiện tại Mới Thâm nhập thị trường Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm Phát triển đa dạng hoá * Chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực marketing Áp dụng chiến lược này trong các trường. .. 2.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô t Vinacomin Hệ thống tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần công nghiệp ô t Vinacomin là quản lý trực tuyến chức năng Được tổ chức theo 2 cấp: • Cấp quản lý công ty • Cấp quản lý phân xưởng Cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng là mô hình tổ chức quản lý trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại Đặc điểm cơ... 549/QĐ – HĐQT ngày 11/4/2003 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Đến ngày 08/11/2006 theo QĐ số : 2463/HĐQT đổi tên thành: Công ty Công nghiệp Ô tô - TKV là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam Ngày 19 tháng 9 năm 2007 Theo QĐ số: 2227/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Công. .. tu và sửa chữa các loại xe đặc chủng phục vụ cho ngành than - Đúng mới vỏ xe ca và chế tạo các loại phụ tùng - Lắp ráp mới xe tải hạng nặng ( KPAZ, KAMAZ, SCANIA) 2.2.2 Công nghệ sản xuất Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô- Vinacomin có 2 quy trình công nghệ sản xuất chính a, Quy trình công nghệ sửa chữa xe: (hình 2.1 ) Quy trình công nghệ được mô tả tóm tắt như sau: Các loại xe vận tải hạng nặng và . bộ. Công ty cổ phần công nghiệp – Vinacomin trong những năm qua luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu kinh doanh của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Viêt Nam. Số lượng sản phầm sản xuất ra và tiêu. Thực trạng sản xuất và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin để làm luận văn nhằm mục đích : - Củng cố và phát triển nội dung khoa học. nghiệp ô tô – Vinacomin em nhận thấy một số vấn đề Marketing đặc biệt là xúc tiến tiêu thụ sản phẩm , còn có nhiều đặt ra cần tốt hơn. Do đó em chọn đề tài Thực trạng sản xuất và giải pháp mở

Ngày đăng: 23/10/2014, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w