Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế giới. Điều này vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho tất cả các doanh nghiệp
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương1: Lý luận về thị trường tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp… 5
I Tổng quan về thị trường……… 5
1 Khái niệm về thị trường và các yếu tố cấu thành thị trường…………5
1.1 Khái niệm thị trường……… 5
1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường………
2 Phân loại thị trường……… 7
3 Vai trò và chức năng của thị trường……….11
3.1 Vai trò……… 11
3.2 Chức năng……… 12
II Nội dung nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá… 121 Nội dung nghiên cứu thị trường……… 12
2 Nội dung phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp……… 16
III.Các nhân tố ảnh hương tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá………16
1 Chất lượng hàng hoá……… 16
2 Giá cả hàng hoá……… 17
3 Tiềm lực tài chính……… 17
4 Hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường……… 17
5 Dân cư và thu nhập của dân cư……… 18
Chương2: Phân tích thực trạng kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụhàng hoá tại Công ty TRATECH……… 19
I Tổng quan về công ty……… 19
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty……… 19
2 Hình thức, tên gọi, trụ sở chính……… 20
3 Ngành nghề kinh doanh……… 21
Trang 24 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban……… 21
5 Các đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty……… 37
II Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty………
301 Kết quả hoạt động kinh doanh của TRATECH……… 31
2 Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá của TRATECH… 34III.Đánh giá mặt mạnh, yếu trong phát triển thị trường tiêu thụ………
421 Măt mạnh……… 42
2 Mặt yếu……… 44
Chương3: Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh và giải pháp pháttriển thị trường tiêu thụ háng hoá tại Công ty TRATECH……… 46
I Mục tiêu, phướng phát triển kinh doanh……… 46
1 Mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty……… 46
2 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh và thị trường tiêu thụ482.1 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh……… 48
2.2 Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ……… 49
II Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá……… 51
III.Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên……… 53
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tếgiới Điều này vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho tất cả các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta Các doanh nghiệp cần phải nỗ lực tiếnhành các hoạt động nghiên cứu kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh chomình Trong đó hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường đóng một vai tròvô cùng quan trọng.
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Thịịtrường không phải là bất biến mà luôn biến động, đầy tiềm ẩn và thay đổi khôngngừng Do đó nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của các doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng và loại hình kinh doanh đúng đắn,chỉ kinh doanh những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu, giúp doanh nghiệplàm chủ đồng vốn, diễn biến của thị trường để kinh doanh có lãi.
Nghiên cứu thị trường là để phát triển thị trường Có mở rộng và phát triểnthị trường mới duy trì được mối quan hệ thường xuyên gắn bó với khách hàng,củng cố và tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trước người tiêu dùng để tăng thêmkhách hàng Mới có cơ may đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinhdoanh, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thực hiện được mục tiêu đãvạch ra, từ đó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thịtrường cạnh tranh gay gắt.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển thị trường tiêu thụhàng hoá tại Công ty cổ phần thương mại và kĩ thuật ứng dụng, cùng với sựhướng dẫn tận tình của các cô chú trong phòng kinh doanh và PGS.TS Hoàng
Minh Đường, em đã chọn đề tài: “Phương hướng và giải pháp phát triển thị
trường tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật ứngdụng “ để làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Trang 4Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm 3 chương như sau:
Chương1: Lí luận về thị trường tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.Chương2: Phân tích thực trạng kinh doanh và phát triển thị trường tiêu
thụ hàng hoá của Công ty thương mại và kỹ thuật ứng dụng.
Chương3: Mục tiêu phương hướng phát triển kinh doanh và giải pháp
phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty cổ phần thương mại và kỹthuật ứng dụng.
Do trình độ và sự hiểu biết về thực tế có hạn nên bài viết chắc chắn khôngtránh được những thiếu sót Kính mong các thầy cô giáo đặc biệt là PGS.TSHoàng Minh Đường chỉ bảo và giúp đỡ.
Trang 51.1 khái niệm về thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với kháiniệm phân công lao động xã hội Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưuthông hàng hoá, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càng hoàn thiệnhơn.
Ban đầu thị trường quan niệm đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động traođổi, mua bán hàng hoá của các chủ thể kinh tế Thị trường có tính không gian,thời gian có mặt cả người mua, người bán và đối tượng đem ra trao đổi Thịtrường được xem như các chợ của làng, của một địa phương.
Philip Kotler, trong tác phẩm của mình về Marketing quan niệm:“ Thịtrường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mongmuốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu haymong muốn đó “
ở Việt Nam có nhà kinh tế quan niệm: “ Thị trường là lĩnh vực trao đổi màở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoávà dịch vụ “.
Có thể nhận thấy rằng, các quan niệm ở trên chủ yếu quan niệm thị trườngcó tính chất vĩ mô Tuy nhiên ở góc độ này các doanh nghiệp khó có khả năng
Trang 6mô tả chính xác và cụ thể các thành phần tham gia và các yếu tố cấu thành nênthị trường của doanh nghiệp, như vậy khó đưa ra các công cụ điều khiển hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
ở phạm vi một doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là mộthay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau vànhững người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thểmua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên của khách hàng.
(Nguồn từ Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại của PGS.TS
Hoàng Minh Đường cùng PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc đồng chủ biên).
Thị trường còn được xem là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hoá dịch vụ.Đồng thời chất lượng của hàng hoá dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của thịtrường (được thị trường chấp nhận).
Với doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì trước hết phải tìm chỗđứng cho hàng hoá của mình trên thị trường Ngược lại đối với người tiêu dùngphải quan tâm tới việc so sánh những hàng hoá mà doanh nghiệp cho ra thịtrường có thoả mãn nhu cầu và khả năng thanh toán không?
1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp
1.2.1 Cầu: Là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức
giá chấp nhận được Cầu là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi theo sự phụthuộc vào các yếu tố tác động đền nó Nếu giả sử các yếu tố khác không đổi, thìlượng cầu phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Doanhnghiệp khi xác định cầu phải xác định không phải là cầu nói chung là cầu hướngvào doanh nghiệp, nghĩa là xác định khối lượng cầu cụ thể về hàng hoá củadoanh nghiệp ứng với mỗi mức giá nhất định.
Trang 71.2.2 Cung: Là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức
giá chấp nhận được Cung là một đại lượng mà đại lượng này thay đổi phụ thuộcvào nhiều yếu tố Cung phụ thuộc vào giá cả hàng hoá dịch vụ Cung sẽ tăng lênkhi giá cả hàng hoá tăng lên và giảm xuống khi giá cả giảm Giống như đạilượng cầu doanh nghiệp không phải xác định tổng đại lượng cung của toàn xãhội mà xác định số lượng hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp có khả năng đưa ra thịtrường ứng với mức giá nhất định.
1.2.3 Giá cả: Là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Sự
tương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán và ngườimua với người bán hình thành giá cả thị trường Giá cả thị trường là một đạilượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loạihàng hoá, ở địa điểm và thời gian cụ thể.
1.2.4 Sự cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa cá nhân, doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm giành giật các nguồn lực hay thị trườngtiêu thụ nhằm thu lợi nhuận Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tụcvà không có đích cuối cùng Cạnh tranh sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt đểhình thành giá cả thị trường Vì vậy cạnh tranh là động lực để thúc đẩy cácdoanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.Trong hoạt động kinh doanh khi nghiên cứu thị trường phải nghiên cứutoàn diện và đầy đủ tất cả các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp.
2 Phân loại thị trường
Phân loại thị trường là phân chia thị trường theo các tiêu thức khác nhauđể phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển thị trường.
2.1 Căn cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường, người ta chiathành:
Trang 82.1.1 Thị trường hàng hoá: Bao gồm hàng tư liệu sản xuất và hàng tư
liệu tiêu dùng Hàng tư liệu sản xuất là sản phẩm dùng để sản xuất, là yếu tố đầuvào của quá trình sản xuất tiếp theo Hàng tư liệu tiêu dùng là hàng phục vụ chonhu cầu tiêu dùng cá nhân.
2.1.2 Thị trường dịch vụ: Bao gồm các hoat động có ích của con người
tạo ra các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, văn minhcác nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người
2.1.3 Thị trường sức lao động: Là thị trường cung cấp nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu làm việc của các tổ chức, cơ quan.
2.1.4 Thị trường tiền tệ: Là thị trường diễn ra các hoạt động vay và cho
vay tiền tệ của các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh củamình.
2.2 Căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nhgiệp, trên thị trườnggồm có:
2.2.1 Thị trường đầu vào: Thị trường các yếu tố đầu vào quá trình sản
xuất kinh doanh như tư liệu sản xuất, sức lao động…
2.2.2 Thị trường đầu ra: Thị trường của các yếu tố đầu ra hàng hoá, dịch
2.3 Theo phạm vị hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, ngườita chia thành:
2.3.1 Thị trường địa phương: Là thị trường của một khu vực trong
nước, mỗi khu vực đều có những tập quán khác nhau, nếu muốn hoạt động tạiđây doanh nghiệp phải hiểu biết điều này.
2.3.2 Thị trường toàn quốc: Là thị trường của toàn bộ nền kinh tế
Trang 92.3.3 Thị trường khu vực: Là thị trường bên ngoài quốc gia bao gồm
2.4.1 Thị trường chung: Là thị trường của tất cả các hàng hoá, dịch vụ
doanh nghiệp mua bán.
2.4.2 Thị trường sản phẩm: Là thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp
đang kinh doanh để thoả mãn nhu cầu của khách hàng cụ thể.
2.4.3 Thị trường thích hợp: Là thị trường phù hợp với điều kiện tiềm
năng của doanh nghiệp để có thể kinh doanh.
2.4.4 Thị trường trọng điểm: Là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn
để nỗ lực chiếm lĩnh thông qua thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.5 Theo mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, người tachia thành:
2.5.1 Thị trường hiện tại: Là thị trường mà doanh nghiệp đang khai thác
và kinh doanh.
2.5.2 Thị trường tiềm năng: Là thị trường mà doanh nghiệp có thể mở
rộng và khai thác trong tương lai.
2.6 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thi trường:
2.6.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường có nhiều người
mua, người bán và không ai quy định được số lượng hàng hoá và giá cả trên thịtrường.
Trang 102.6.2 Thị trường độc quyền: Là thị trường chỉ có duy nhất một người
tham gia có khả năng chi phối được giá cả hàng hoá mua bán trên thị trường.
2.6.3 Thị trường cạnh tranh - độc quyền hỗn tạp: Là thị trường ở vị trí
trung gian giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền.
2.7 Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp.
2.7.1 Thị trường chính: Là thị trường doanh nghiệp tập trung nguồn lợi
để thu được doanh lợi cao nhất.
2.7.2 Thị trường không phải là chính: Ngoài thị trường chính doanh
nghiệp còn có khả năng tham gia một số thị trường nhỏ lẻ khác để thoả mãn nhucầu số lượng và doanh thu.
2.8 Căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau trên thị trường
2.8.1 Thị trường các sản phẩm thay thế: Là thị trường của những sản
phẩm có giá trị tương tự nhau, có thể thay thế cho nhau.
2.8.2 Thị trường của các sản phẩm bổ sung: Là thị trường của những
sản phẩm liên quan đến nhau trong tiêu dùng.
Ngoài ra có thể căn cứ vào mức độ quản lý của nhà nước để phân chia thịtrường có và thị trường không có tổ chức Theo nguồn gốc để sản xuất ra hànghoá để phân chia thành hàng công nghiệp, hàng vật liệu xây dựng, hàng thuỷsản…
3 Vai trò và chức năng của thị trường
3.1 Vai trò của thị trường
3.1.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Thị trường là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng Vì vậy nó có tác động nhiều mặt tới sản xuất và tiêu dùng xã hội Thứ nhất
Trang 11là nó bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càngmở rộng và bảo đảm hàng hoá cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu mộtcách đầy đủ, kịp thời Thứ hai, nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đếncho người tiêu dùng sản xuất và người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới.Thứ ba là dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm dự trữở khâu tiêu dùng, điều hoà cung cầu Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụphục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú đa dạng,văn minh Năm là, thị trường hàng hoá ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sảnxuất, đời sống nhân dân.
3.1.2 Đối với doanh nghiệp
Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Căn cứ vàokết quả điều tra, thu nhập thông tin thị trường để quyết định kinh doanh mặthàng gì? cho ai? bằng phương pháp kinh doanh nào?
Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệpđược thị trường chấp nhận Khi đó thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốnbỏ ra, bù đắp chi phí và có lãi để tái mở rộng kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻ chonhiều doanh nghiệp Doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thị trườngthì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ dẫn đến đình trệ, phásản.
3.2 Chức năng của thị trường
3.2.1 Chức năng thừa nhận: Hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ
được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của kháchhàng của doanh nghiệp Nếu hàng hoá tiêu thụ được tức là được thị trường thừanhận, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải các chi phí và
Trang 12có lợi nhuận Ngược lại nếu hàng hoá đưa ra tiêu thụ, nhưng không có ai mua tứclà không được thị trường thừa nhận Để được thị trường thừa nhận thì doanhnghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng.
3.2.2 Chức năng thực hiện: Đòi hỏi hàng hoá, dich vụ của doanh nghiệp
phải được thực hiện giá trị trao đổi: hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng cácchứng từ có giá khác Hàng hoá bán được tức là có sự dịch chuyển giữa ngườibán sang người mua.
3.2.3 Chức năng điều tiết và kích thích: Hàng hoá được tiêu thụ nhanh
giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng để cung ứng ngàycàng nhiều hàng hoá ra thị trường Ngược lại, nếu hàng hoá không tiêu thụ đượcdoanh nghiệp sẽ hạn chế mua, phải tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới,chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác.
3.2.4 Chức năng thông tin: Thông tin thị trường là những thông tin kinh
tế vô cùng quan trọng Không có thông tin thị trường thì không thể có quyết địnhđúng đắn trong sản xuất, kinh doanh, cũng như các quyết định của các cấp quảnlý.
II.Nội dung nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hoá1 Nội dung nghiên cứu thị trường
Nội dung nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thịtrường của doanh nghiệp: cung, cầu, giá cả và sự cạnh tranh.
1.1 Nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào doanh nghiệp
Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá vàcơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thịtrường trong một khoảng thời gian Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy môcủa thị trường Nghiên cứu quy mô của thụ trường phải nắm được số lượng
Trang 13người hoặc đơn vị tiêu dùng Nghiên cứu tổng cầu hàng và cơ cấu hàng hoá cũngcần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm, ở đó tiêu thụlượng hàng lớn và giá trị hàng hoá đó trên địa bàn từng thời gian.
1.2 Nghiên cứu tổng cung và cung của doanh nghiệp
Nghiên cứu tổng cung của hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khảnăng sản xuất trong một thời gian (ví dụ 1 năm) các đơn vị sản xuất có khả năngcung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng, khả năng nhập khẩu bao nhiêu,khả năng dự trữ ( tồn kho ) xã hội bao nhiêu
Nghiên cứu cung và cầu nói chung của thị trường còn cần nghiên cứuđộng thái của cung, cầu từng khu vực, trong từng địa điểm và xác định tỉ phầnthị trường của doanh nghiệp trong thời gian nhất định.
1.3 Nghiên cứu giá cả thị trường
Nghiên cứu giá cả sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhậpkhẩu Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìm được chênh lệch giá (trên thị trườngbán) và giá mua Nghiên cứu chính sách của Chính phủ về loại hàng hoá kinhdoanh cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinhdoanh hoặc cấm kinh doanh Đó là chính sach thuế, giá của các loại dịch vụ cóliên quan như cước vận tải, giá thuê kho tàng, cửa hàng, đất đai và lãi suất tiềnvay ngân hàng để xác định giá cả thị trường.
1.4 Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải xác định số lượngđối thủ cạnh tranh, ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và giántiếp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và xác định mức độ cạnh tranh trênthị trường Đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp có thể xác định theo 2 tiêu thức:vị thế của đối thủ cạnh tranh và theo tính chất sản phẩm.Theo vị thế của đối thủ
Trang 14cạnh tranh thì chia thành: hãng dẫn đầu, hãng thách thức, hãng theo sau và hãngđang tìm chỗ đứng trên thị trường Theo tính chất sản phẩm có đối thủ sản phẩm,đối thủ chủng loại sản phẩm, đối thủ cùng một lĩnh vực kinh doanh và đối thủtham gia phân chia lợi nhuận một nhóm khách hàng nhất định.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu thị trường mà có nội dung nghiên cứukhác nhau: nghiên cứu khái quát, nghiên cứu chi tiết thị trường.
2 Nội dung phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
Mục đích cuối cùng của nghiên cứu thị trường là để phát triển thị trườngcủa doanh nghiệp Phát triển thị trường là tổng hợp cách thức biện pháp củadoanh nghiệp nhằm đưa khối lượng hàng hoá kinh doanh đạt mức tối đa, mởrộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và nâng cao uy tín cho doanhnghiệp trên trường Phát triển thị trường của doanh nghiệp có các nội dung sau:
II.1Phát triển sản phẩm: Là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thịtrường, đặc biệt là sản phẩm mới - chất lượng cao Đó chính là phương thức kinhdoanh có hiệu quả và cũng là phương thức thoả mãn nhu cầucủa người tiêudùng Có thể phát triển sản phẩm theo 2 hướng sau:
II.1.1Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn:
- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sửdụng Kinh doanh sản phẩm mới đòi hỏi phải có sự đầu tư mới và đương đầu vớinhững thách thức mới, sản phẩm mới có thể được đưa vào thị trường mới hoặcthị trường hiện tại.
- Phát triển thế hệ sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới
II.1.2Cải tiến hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có
Trang 15Bao gồm: Cải tiến chất lượng, cải tiến kiểu dáng sản phẩm, thay đổi tínhnăng sản phẩm, tìm ra giá trị sử dụng mới, đổi mới hoàn thiện dịch vụ liên quanđến sản phẩm kinh doanh.
II.2Phát triển thị trường khách hàng
Theo quan điểm kinh doanh hiện đại là nhằm vào nhu cầu của khách hàngđể sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp tìm ra sự thoả mãn vớikhách hàng Thi trường của doanh nghiệp rất đa dạng nhưng có thể phân chiatheo các nhóm sau:
- Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: Khách hàng là người tiêu thụ cuốicùng và người tiêu thụ trung gian.
- Căn cứ vào khối lượng hàng hoá mua: Khách hàng mua với khốilượng lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.
- Căn cứ vào phạm vi địa lý: Khách hàng trong nước và khách hàngngoài nước.
- Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng - doanh nghiệp: Khách hàngtruyền thống và khách hàng mới.
Phát triển khách hàng theo 2 hướng cả về số lượng và chất lượng Để pháttriển số lượng khách hàng doanh nghiệp phải chú trọng hoạt động Marketingnhằm tìm ra những phân khúc thị trường mới, khách hàng mới thông qua kênhphân phối mới Để tăng cường khách hàng về chất lượng cần thông qua tăng sứcmua sản phẩm của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượngsản phẩm mỗi lần mua.
II.3Phát triển thị trường phạm vi địa lý
Phát triển thị trường của doanh nghiệp không chỉ là phát triển về sảnphẩm, về khách hàng mà còn phát triển về mặt không gian Phát triển thị trường
Trang 16về mặt không gian là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng cácbiện pháp khác nhau.
3 Nguyên tắc để phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
Phát triển thị trường trên cơ sở đã đảm bảo vững chắc thị trường hiện có Đối với doanh nghiệp thị trường tiêu thụ ổn định là cơ sở cho hoạt động kinhdoanh Thị trường tiêu thụ sẽ ổn định nếu doanh nghiệp xây dựng và thực hiệncác biện pháp khai thác thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Chính sự ổnđịnh này là tiền đề cho hoạt động tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thịtrường.
Sản phẩm của doanh nghiệp được tạo ra từ các nguồn lực như lao động,tàii chính, thiết bị, vật tư Những nguồn lực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sốlượng, chất lượng, giá cả sản phẩm Mọi kế hoạch sản xuất đều dựa trên cơ sởcân đối giữa yêu cầu trong thị trường và khả năng cân đối các nguồn lực củadoanh nghiệp Chính những lý do này khi phát triển thị trường doanh nghiệpphải dựa trên cơ sở tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp để đảm bảo thỏamãn nhu cầu thị trường.
Trên thị trường luôn tồn tại mối quan hệ cung - cầu của tất cả các loạiihàng hóa và dịch vụ, cơ sở tạo nên mối quan hệ cung cầu của một mặt hàngchính là nhu cầu của người tiêu dùng Muốn sản xuất đáp ứng được nhu cầu thịtrường các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa trên kết quả phân tích các thôngtin về nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng để ra quyết định sảnxuất kinh doanh.
Dù ở Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào trên Thế giới thì việc pháttriển thị trường phải phù hợp với mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của Nhànước đó Mọi thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trựctiếp tới những biến động và sự ổn định của thị trường trong kinh doanh, mọi hoạt
Trang 17động của doanh nghiệp đều phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hướng hoạtđộng của doanh nghiệp đi theo các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra Phát triển thịtrường tiêu thụ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳhoạt động có tính nguyên tắc, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
III.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá củadoanh nghiệp
1 Chất lượng hàng hoá:
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các yếu tố, tính chất của hàng hóa màhàng hóa có công dụng tiêu dùng hữu ích Chất lượng sản phẩm là điều kiệnquyết định để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, muốnphát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượngsản phẩm.
Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đã tạo điều kiệncho việc kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tạilâu dài, góp phần dành thắng lợi trong cạnh tranh và thu hút thêm nhiều kháchhàng.
2 Giá cả hàng hoá:
Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá Đó là lượngtiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hoá về thoã mãn nhu cầu cá nhân củamình Giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, việc xác địnhmức giá xâm nhập thị trường phải đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chính sách giá cụ thể và hợp líđể có thể xâm nhập thị trường một cách có hiệu quả Đó là nền tảng cho sự pháttriển sau này Giá cả đưa vào thị trường phải đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệhữu cơ giữa các yêu cầu: Phát triển thị phần, khả năng bán hàng, lợi nhuận.
3 Tiềm lực tài chính:
Trang 18Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh, khả năng phân phốivốn, khả năng quản lý hiệu quả các nguồn vốn Đối với hoạt động kinh doanhnói chung hay hoạt động phát triển thị trường nói riêng thì vốn đóng vai trò quantrọng quyết định tới hiệu quả kinh tế Việc phát triển thị trường có sâu và rộng,có dài hạn hay ngắn hạn là tuỳ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệpquyết định Doanh nghiệp có thể giảm giá trong khoảng thời gian đầu để có thểxâm nhập vào thị trường được dễ dàng và khoảng thời gian giảm giá là bao lâucòn tuỳ thuộc vào tài chính của doanh nghiệp có thể tài trợ đến đâu.
4 Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:
Đây là tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp Sức mạnh thểhiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyếtđịnh mua hàng của khách hàng Hình ảnh và uy tín thương hiệu tốt là cơ sơ tạora sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp Sự cảm tình,hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều cho việc ra quyết địnhmua hàng của khách hàng Điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sảnphẩm của mình hơn đồng nghĩa với việc phát triển thị trường của mình được dễdàng hơn.
5 Dân cư và thu nhập của dân cư:
Dân cư là số người hiện diện trên thị trường Dân số càng lớn thì quy môthị trường càng lớn, nhu cầu về một nhóm hàng hoá càng lớn, khối lượng tiêuthụ hàng hoá nào đó càng đông, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càngcao.
Thu nhập dân cư là lượng tiền mà người tiêu thụ có thể sử dụng để thoảmãn nhu cầu cá nhân của họ Trong điều kiện nguồn lực có hạn, số lượng tiền sẽđược trang trải cho các nhu cầu theo những tỉ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên
Trang 19khác nhau Điều này ảnh hưởng tới sự lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng.Doanh nghiệp cần xác định một cách chính xác đối tượng khách hàng mà mìnhcần chinh phục để hạn chế rủi ro khi thâm nhập thị trường.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁCÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KĨ THUẬT ỨNG
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Trong những năm đầu của thời kì đổi mới ở nước ta, với chính sách mởcửa và khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước ở mọi thành phần kinh tế đểđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân
Trang 20Nhận thấy điều đó, vào năm 1995 công ty TNHH Hoàng Long được thànhlập Đây là công ty chuyên sản xuất quần áo và vải dệt may cung cấp cho thịtrường trong nước và một số thị trường ở nước ngoài Tuy nhiên sau gần 5 nămhoạt động, vì một số lý do chủ quan và khách quan thì một số thành viên trongban lãnh đạo đã xin rút khỏi công ty.
Đứng trước tình hình đó, số thành viên còn lại trong công ty đã ngồi lạibàn bạc, thảo luận và quyết định chuyển sang hoạt động trong một lĩnh vực mới.Đó là lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh Và vào ngày 29/3/1999 Công ty TNHHthương mại và kỹ thuật ứng dụng ra đời Công ty chuyên thiết kế, lắp đặt, bảodưỡng các sản phẩm máy điều hoà.
Trong những năm đầu của ngày mới thành lập, với sự thiếu thốn về vốn vànguồn nhân lực Công ty mới chỉ duy trì được hoạt động một cách bình thườngcòn lãi thì rất ít Những năm tiếp theo, với sự cố gắng nỗ lực của Ban giám đốc,Công ty đã ngày càng lớn mạnh, làm ăn có lãi, đời sống nhân viên ngày càngkhấm khá và có được uy tín trên thị trường.
Sau 8 năm hoạt động, nhận thấy áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt Đểcó thể đứng vững trong cạnh tranh, mở rộng hơn phạm vi kinh doanh nhất thiếtphải có vốn để kinh doanh Chính vì vậy mà Ban giám đốc của Công ty đã quyếtđịnh chuyển đổi Công ty sang loại hình Công ty cổ phần để có thể huy độngđược nhiều vốn hơn từ những cổ đông tham gia sáng lập Và ngày 28/5/2007Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật ứng dụng được thành lập Công ty đãmở thêm nhiều hình thức kinh doanh mới nhằm tăng thêm nguồn thu cho côngty Và hiện công ty đang hoạt động rất ổn định và hiệu quả.
2 Hình thức, tên gọi, trụ sở chính.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT ỨNGDỤNG
Trang 21Tên giao dịch : TRADING AND TECHNOLOGYCAL CORPORATION
Viết tắt : TRATECH CORP.
Trụ sở chính : Sô4 Ngách16 Ngõ 1197 Cầu Tiên P.Thịnh Liệt Q.Hoàng Mai- Hà Nội
Văn phòng giao dịch: 133 Thái Hà P Trung Liệt Q Đống Đa Hà Nội.+ Điện thoại : 04.8.571 912 - 04.5.375 994
- Giấy phép kinh doanh số 0103017497 do Sở Kế hoạnh và Đầu tư TP Hà Nội
( Chuyển đổi từ công ty TNHH thương mại và kỹ thuật ứng dụng, có giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 071198 ngày 29/3/1999 )
- Vốn pháp định : 6.800.000.000 đ.
3 Ngành nghề kinh doanh:
+ Dịch vụ thiết kế, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí;
+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí từ tôn, nhôm và gia công cơ khí;+ Lắp đặt hệ thống thông gió công nghiệp;
+ Lắp đặt hệ thống khí gas công nghiệp, thiết bị áp lực;
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, côngtrình điện đến 110KV;
+ Lắp đặt công trình điện, nước;
Trang 22+ Sản xuất, mua bán và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh;
+ Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh, khígas công nghiệp.
+ Cung cấp và lắp đặt hệ thống lạnh công nghiệp.
4 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong
công ty
Mô hình tổ chức bộ máy rất phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của Công tyTRATECH Giám đốc là người tập trung quản lý tất cả các phòng ban và trựctiếp giải quyết các vấn đề hằng ngày của công ty Chính vì thế mà tất cả cácquyết định được đưa ra môt cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác tới các phòngban trong công ty Điều này cho thấy tầm quan trọng của người quản lý công ty.Tuy nhiên mô hình nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó và nhược điểmcủa mô hình này là đòi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ chuyên môn toàndiện, hạn chế sử dụng chuyên gia có trình độ và dễ dẫn đến cách quản lý kiểu giatrưởng Sau đây là mô hình tổ chức của công ty:
Trang 23Chức năng vỏ nhiệm vụ của cõc phúng ban:
+ Quyết định chỏo bõn giõ cổ phần vỏ trõi phiếu của cừng ty;
+ Quyết định phương õn đầu tư vỏ dự õn đầu tư theo trong thẩm quyền vỏgiới hạn theo điều lệ;
Hời Ẽổng quản trÞ
Ban giÌm Ẽộc
Phòng quản lý dỳ Ìn
Phòng thiết kế
Phòng k hoỈch kinh doanh
X ỡng sản xuất
vẾ l¾p r¾p TT bảo hẾnh vẾ dÞch vừ kị thuật
ười thi cẬng 8ười thi
cẬng 1
ười thi cẬng 2
ười thi cẬng 3Cữa hẾng bÌn vẾ
giợi thiệu sản phẩm
Phòng T chÝnh quản trÞ
Trang 24+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thôngqua hợp đồng mua, bán, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo gần nhất của công ty hoặc một tỷlệ khác nhỏ hơn áp dụng cho các giao dịch đặc biệt do Hội đồng quản trị yêu cầuvà được Đại hội đồng cổ đông bỏ phiếu tán thành với trên 75% cổ phiếu tánthành;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng vớigiám đốc hoặc ngưới có chức từ trưởng phòng trở lên;
+ Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong điều hành côngviệc kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết địnhthành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổ phầncủa công ty khác;
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, triệutập Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông quaquyết định;
+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổtức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
- Chủ tịch hội đồng quản trị:
+ Lập chương trình kế hoạch của Hội đồng quản trị;
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệucuộc họp, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị;
Trang 25+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quảntrị;
+ Chủ tọa họp Hội đồng cổ đông;
- Ban Giám đốc công ty:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hằng ngày của công ty,nằm trong thẩm quyền đã quy định mà không cần phải có quyết định của Hộiđồng quản trị;
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạnh kinh doanh và phương án đầu tư của côngty;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong côngty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc;
+ Tuyển dụng lao động trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự đã được Hộiđồng quản trị phê duyệt;
+ Quyết định phương án trả cổ tức và xử lý lỗ trong kinh doanh.- Phòng quản lí dự án:
+ Lập kế hoạch dự án: như các kế hoạch phạm vi, kế hoạch thời gian, kếhoạch chi phí, kế hoạch nhân lực, kế hoạch quản lý chất lượng.
Trang 26+ Quản lý thời gian và tiến độ của dự án: Thiết lập mạng công việc, xácđịnh thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án, quản lý tiếntrình thực hiện công việc trên cơ sở các nguồn lực cho phép và yêu cầu chấtlượng đã định.
+ Phân phối các nguồn lực cho dự án: Phân bổ, điều phối các nguồn chodự án của công ty, giải quyết các tình trạng thiếu hụt nguồn lực.
+ Dự toán ngân sách và quản lý chi phí dự án: Dự tính chi phí cho từngcông việc dự án, xác định và phân bổ chi phí gián tiếp, dự tính chi phí cho từngnăm và cả vòng đời của dự án, kiểm soát chi phí của dự án.
+ Quản lý chất lượng dự án: Xây dựng chương trình, chiến lược, chínhsách và kế hoạch chất lượng Xác định chất lượng cần phải đạt tới trong từngthời kỳ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện dự án Phân tích tác động của cácnhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ ra phương hướng kế hoạch cụ thể,xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch chất lượng.
+ Giám sát, đánh giá dự án: Giám sát kế hoạch, giám sát chi phí, giám sáthoạt động Báo cáo giám sát dự án Đánh giá hiệu quả của dự án.
- Phòng thiết kế:
Thiết kế hệ thống điều hoà không khí, hệ thống thông gió công nghiệp, hệthống khí ga công nghiệp, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điện Phải đápứng được yêu cầu tiêu chuẩn của khách hàng đề ra trong hợp đồng.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
+ Xây dựng các kế hoạch kinh doanh: Như kế hoạch mua hàng, kế hoạchbán hàng, kế hoạch dự trữ, kế hoạch dịch vụ, kế hoạch kĩ thuật ngành hàng Cáckế hoạch nghiệp vụ tài chính như: Kế hoạch vốn kinh doanh, kế hoạch chi phílưu thông, kế hoạch tiền lương…
Trang 27+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh: Tổ chức bộ máy kinh doanh,phân bổ nguồn lực để thực hiện kế hoạch Triển khai thực hiện kế hoạch nghiệpvụ kinh doanh như: Hoạt động tạo nguồn, dự trữ bảo quản hàng hoá, bán hàng vàhoạt động dịch vụ khách hàng.
+ Kiểm tra, đánh giá kế hoạch kinh doanh.- Phòng tài chính quản trị:
+ Lập kế hoạch tài chính đồng thời thống nhất với kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
+ Lựa chọn các phương thức huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhất.+ Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn, và đúng chế độ cáckhoản nợ và đôn đốc thu nợ.
+ Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp và kiểm tra tài chính.
+ Tham gia xây dựng giá bán và thiết kế các hợp đồng kinh tế với kháchhàng.
- Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm:
Bán các sản phẩm hàng hoá của công ty, giới thiệu những tính năng, cáchsử dụng sản phẩm Tư vấn về công việc bảo trì, bảo dưỡng hàng hoá cho kháchhàng cùng các dịch vụ đi kèm theo Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với kháchhàng, giữ uy tín hình ảnh của công ty trước khách hàng.
- Xưởng sản xuất và lắp ráp:
Sản xuất các sản phẩm từ nhôm, tôn và gia công cơ khí Lắp ráp các thiếtbị điện, điện tử, điện lạnh, bảo đảm yêu cầu của khách hàng.
Trang 28- Trung tâm bảo hành và dịch vụ khách hàng: Thực hiện các hoạt
động dịch vụ sau khi bán hàng như : Bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị,phụ tùng định kỳ cho khách hàng.
- Đội thi công: Trực tiếp hoạt động tại các dự án công trình của Công ty,
lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thông gió, hệ thống điện lạnh…đảm bảo chocông trình thực hiện đúng tiến độ công trình đã đặt ra.
5 Các đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:5.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất kỹ thuật được xem như là bộ mặt của Công ty Cơ sở vậtchất kỹ thuật cũng rất quan trọng nhằm giới thiệu năng lực công ty.
TRATECH có một nhà xưởng rộng khoảng 300m2 đất, nằm tại xã Đại Mỗ- Huyện Thanh Trì - Hà Nội
Nhà xưởng là nơi lắp ráp, sửa chữa máy điều hoà nhiệt độ, sản xuất cácthiết bị liên quan đến máy điều hoà không khí Nhà xưởng còn là kho chứa máyđiều hoà không khí, là nơi để công nhân học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,tay nghề.
Văn phòng Công ty được thuê tại tầng 1 toà nhà 133 Thái Hà Đống Đa Hà Nội Công ty có đầy đủ các thiết bị cần thiết cho văn phòng như: Hệ thốngmáy vi tính được nối mạng Internet, máy Fax, máy Photocopy, máy in,
-Công ty có 02 xe hơi 04 chỗ ngồi để Ban giám đốc đi công tác, tiếp xúckhách hàng và gặp gỡ đối tác
Công ty có 04 xe tải được dùng để vận chuyển hàng hoá, máy điều hoàđến nơi lắp đặt, thi công,
Công nhân của Công ty được trang bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ lắp đặtmáy điều hoà, trang phục và dụng cụ bảo hộ lao động tốt nhất, có thể làm việctốt ở trên những công trình nhà cao tầng.
Trang 295.2Đặc điểm về nhân lực:
Trong những ngày đầu mới thành lập, do thiếu vốn kinh doanh và nhân sựnên tình hình kinh doanh có khó khăn Công ty chỉ có khả năng dự thầu nhữngcông trình có quy mô nhỏ, những công trình lớn hơn công ty đều phải thuê nhânlực ở bên ngoài Tuy nhiên trong những năm gần đây, do hoạt động kinh doanhthuận lợi công ty đã tuyển dụng nhiều cử nhân kinh tế, kỹ sư và công nhân có taynghề cao đáp ứng được những công trình tầm cỡ Việc tuyển mộ thêm côngnhân, kỹ sư liên tục được diễn ra nhằm mục tiêu phát triển công ty rộng lớn hơn,cải thiện hình ảnh của công ty
Tình hình nhân sự của Công ty TRATECH hiện nay như sau:
+ Tiến sỹ chuyên ngành máy lạnh và thiết bị nhiệt : 01 người.
+ Kỹ sư chuyên ngành máy lạnh và thiết bị nhiệt : 05 người.
+ Thợ cơ khí, hàn áp lực bậc trên 4/7,6/7 : 10 người.
Đánh giá qua về tình hình nhân sự của công ty Thì hiện nay TRATECHcó 1 tiến sỹ, 12 kỹ sư chuyên ngành máy lạnh, thiết bị nhiệt, điện,tự động hoá vàcó 8 cử nhân kinh tế Đây là số nhân lực trình độ cao, đóng vai trò chủ chốt trongcác hoạt động của công ty Ngoài ra công ty còn có 65 công nhân tay nghề caođảm bảo thực hiện 1 cách tốt nhất các công trình mà công ty dự thầu Tình hìnhlao động của công ty TRATECH có những mặt tích cực và những mặt hạn chế.
Trang 30Mặt tích cực chính là việc công ty luôn tạo được khối lượng công việc cầnthiết để công nhân viên luôn luôn có việc làm, bảo đảm tốt cho tình hình hoạtđộng kinh doanh của công ty.
Ngoài thời gian đi làm công trình tại các công trình xây dựng công ty cònluôn có kế hoạch cho công nhân đi lắp đặt nhỏ lẻ cho các hộ gia đình tiêu dùngcá nhân hay là việc đi sửa chữa, bảo hành cho các công trình đã thực hiện.
Ban giám đốc luôn nghiên cứu, tìm tòi, tìm kiếm khách hàng mới, vấn đềquan trọng nhất đối với ban giám đốc là dự thầu được những công trình điều hoàkhông khí có giá trị cao để làm tăng thêm uy tín cho công ty.
Mặt hạn chế của Công ty là ở chỗ có thể dư thừa lao động trong thời gianmà công ty không có những công trình điều hoà liên tục Vì vậy, dư thừa laođộng thường xuyên diễn ra, đây cũng chính là vấn đề mà TRATECH vẫn đangnỗ lực giải quyết.
5.3Đặc điểm về tài chính:
Là công ty có quy mô không lớn nên vốn dùng trong kinh doanh là hạn
chế chỉ có 6.800.000.000 đ cùng với các nguồn lực khác như nhân lực, cơ sở vật
chất hiện tại thì công ty chỉ có khả năng dự thầu những công trình có quy mônhỏ.
Vốn kinh donah của công ty bao gồm: Vốn lưu động và vốn cố định.Trong đó tỷ trọng vốn lưu động chiếm đại đa số trong vốn kinh doanh của công
ty khoảng từ 80%- 90% Vốn lưu động bao gồm: Vốn dự trữ hàng hoá, vốn
bằng tiền mặt Vốn cố định của công ty bao gồm: Nhà xưởng, các loại xe tải, xecon, các trang thiết bị máy móc phuc vụ cho các công trình, các thiết bị điện,điện tử, điện lạnh ở nơi làm việc của công ty như: Máy in, máy lạnh, dàn máy vitính, máy fax…Nguồn vốn của công ty bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu vànguồn vốn vay.