Về bản chất và vaitrò chủ yếu của cơ cấu kinh tế ngành đó là: Thứ nhất, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự phát triển phân công lao động, mà nó bắt đầu từ tăng
Trang 1LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG” là do tôi nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, hợp pháp củavấn đề nghiên cứu
Tuyên Quang, tháng 11 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Duy Hồ
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 6
1.1 CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 6
1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế 6
1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế 8
1.1.3 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế 10
1.1.4 Bản chất và vai trò của cơ cấu kinh tế ngành 13
1.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 14
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 14
1.2.2 Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 16
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .18
1.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM 24
1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc 24
1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Yên Bái 27
1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hồ Bình 31
1.3.4 Những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh Tuyên Quang có thể tham khảo 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG 36
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG .36
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
Trang 3NGÀNH Ở TUYÊN QUANG 45
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) 45
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành 49
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 58
2.3.1 Những kết quả đạt được 58
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN 2020 63
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 63
3.1.1 Căn cứ và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020 63
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế ngành 69
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG CÔNG NGIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 78
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 78
3.2.2 Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 81
3.2.3 Đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83
3.2.4 Mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 85
3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường 86
3.2.6 Cải thiện môi trường đầu tư và hợp tác liên kết kinh tế 88
3.3.7 Đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện cơ chế chính sách 89
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 5Biểu 2.1: Nguồn nhân lực chia theo trình độ văn hoá và chuyên môn 43
Biểu 2.2: Cơ cấu ngành nông nghiệp 49
Biểu 2.3: Diện tích một số cây trồng chính 50
Biểu 2.4: Tình hình chăn nuôis 51
Biểu 2.5: Tình hình sản suất lâm nghiệp 52
Biểu 2.6: Một số chỉ tiêu về thuỷ sản 52
Biểu 2.7: Số cơ sở công nghiệp phân theo ngành 53
Biểu 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành 54
Biểu 2.9: Lao động công nghiệp phân theo ngành 54
Biểu 2.10: Doanh thu thương mại phân theo thành phần kinh tế 56
Biểu 3.3: Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 77
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi quốc gia cũng như một vùng,một địa phương Để đạt được mục tiêu này thì mỗi nước, mỗi quốc gia, mỗi vùng,mỗi địa phương cần phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽcho phép tạo nên sự phát triển cân đối, hài hồ của nền kinh tế, cho phép sử dụngmột cách có hiệu quả nguồn lực của đất nước để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều củacải cho xã hội
Ở Việt Nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng Tại đạihội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 đã đưa ra đườnglối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là đổi mới tư duy về kinh tế Thành tựu kinh
tế sau hơn 20 năm đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa vàchủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian mới cho cho nền kinh tếViệt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế trên trường quốc tế
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam; làmột tỉnh thuần nông Trong những năm qua Tuyên Quang đã chú trọng tới phát triểnkinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng dần tỷtrọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng đã gặp phải không ít khókhăn Mặc dù cơ cấu kinh tế ngành trong những năm qua đó có những chuyển biến rõrệt nhưng vẫn còn chậm và thiếu tính bền vững, đời sống của người nông dân vẫn ởmức thấp Các tiềm năng kinh tế của tỉnh chưa được khai thác có hiệu quả đặc biệt làtiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên Bởi vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện quyết định sựphát triển nông thôn ở Tuyên Quang và là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
Là một cán bộ đang công tác tại tỉnh với mong muốn được vận dụng nhữngkiến thức đã học vào thực tiễn và có những đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội của địa phương Từ tổng quan tình hình nghiên cứu và trên cơ sở
những kiến thức đã được học tập tại trường, do vậy tôi đã chọn đề tài “Chuyển dịch
Trang 7cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử làm cơ sở nền tảng, kết hợp giữa phương pháp logic và lịch sử, phương phápthống kê, phân tích và tổng hợp, sử dụng các thông tin, số liệu thống kê của tỉnh và
tự tiến hành điều tra để tiến hành phân tích đánh giá, so sánh nhằm rút ra những kếtluận và đề xuất cần thiết, đồng thời luận văn còn sử dụng phương pháp dự đoán và
dự báo, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu
Về lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về cơ cấukinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những yêu cầu đặt ra trong quá trìnhchuyển dịch công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhTuyên Quang giai đoạn 2001- 2010 và khảo sát kinh nghiệm của một số địa phươngtrong nước đã có những thành công cơ bản bước đầu; để từ đó tổng kết thành bài họckinh nghiệm làm cơ sở nghiên cứu để đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bảnnhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kết cấu của luậnvăn gồm 3 chương
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.Tại chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về “ CƠ CẤU KINH
TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH”. Gồm:
Khái niệm cơ cấu kinh tế Có rất nhiều cách hiểu về cơ cấu kinh tế nhưng
có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là cách thức cấu tạo bên trong của nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Trang 8Phân loại cơ cấu kinh tế Xét dưới giác độ khác nhau thì cơ cấu kinh tế
được phân thành các dạng sau: Cơ cấu kinh tế ngành; Cơ cấu vùng kinh tế; Cơ cấuthành phần kinh tế Ba loại hình cơ cấu kinh tế trên có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu nghành kinh tế là tiêu chuẩn
cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia
Đặc trưng của cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế có một số đặc trưng cơ bản
sau đây: Một là; tính phụ thuộc gắn kết Hai là; tính khách quan Ba là; tính lịch sử
- cụ thể Bốn là; tính chất tái sản xuất mở rộng
Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế
ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế TheoGiáo sư, tiến sỹ Đỗ Hồi Nam thì: "Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là tổ hợp tất cảcác ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đócủa nền kinh tế quốc dân" Đó là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp - dịch vụ
Bản chất và vai trò của cơ cấu kinh tế ngành. Từ Lôgíc lịch sử hình thành
và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nói chung trên thế giới, từ các cách tiếp cận trênquan điểm duy vật biện chứng, cấu trúc về cơ cấu kinh tế ngành Về bản chất và vaitrò chủ yếu của cơ cấu kinh tế ngành đó là:
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự phát
triển phân công lao động, mà nó bắt đầu từ tăng năng suất lao động nông nghiệp vàphát triển quan hệ kinh tế thị trường trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệbiện chứng với nhau về mặt số lượng và chất lượng theo một tỷ lệ nhất định
Thứ hai, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự tương
tác sống động giữa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chúng luônluôn "Cơ cấu lại" do tác động của các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan gâynên, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất;
Thứ ba, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phải đảm bảo cân đối,
đồng bộ giữa các bộ phận nằm trong một tổng thể bao gồm hệ thống lớn, vừa vànhỏ gắn với nhau chặt chẽ, phát triển bền vững (phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại,
mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai) cóthể tái sản xuất cả kinh tế và xã hội
Trang 9Cơ cấu kinh tế ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế và phát triển đất nước Đối với một quốc gia là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý(tối ưu) Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá kinh tế, cơcấu kinh tế hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Phản ánh đúng yêu cầu các quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế và
xu hướng vận động, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cho phép khai thác tối
đa mội tiềm năng của đất nước, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế.Phù hợp với xu hướng tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ trên thếgiới Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng (GDP, lao động ), còn tỷ trọng củacông nghiệp và dịch vụ tăng dần Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tếtheo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, vì vậy cơ cấu kinh tế phải là “cơ cấu mở”
Thứ hai: Luận văn nghiên cứu về “ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH” Gồm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Nó không cố định mà luôn luôn biến đổi, chuyển dịch phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.Trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ số lượng các ngành thay đổi mà cả quy
mô, trình độ và các mối liên hệ cũng thay đổi, từ đó vai trò, vị trí của các ngành
cũng có sự biến đổi Và “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế”
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, tỷ trọng vàquan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân màbiểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị Đây không phải là đơn thuần thayđổi vị trí mà thay đổi về chất trong cơ cấu
Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là vấn đề
mang tính quy luật đối với các nước trong quá trình phát triển Quá trình thay đổi
Trang 10cấu trúc về mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ theo một quy luật nhất định.
Sự chuyển dịch mang tính quy luật thể hiện qua các quá trình sau đây:
Thứ nhất, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hàng hoá, rồi sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
Thứ hai, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
Thứ ba; là sự biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ
sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp
Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá được biểu hiện ở các quá trình sau:
Một là: Tỷ trọng và số tuyệt đối về GDP và lao động nông nghiệp giảm dần,
còn của công nghiệp ngày càng tăng lên
Hai là: Tốc độ tăng GDP và lao động trong các ngành sản xuất phi vật thể
(dịch vụ) tăng nhanh hơn trong các ngành sản xuất vật thể
Ba là: Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với lao
động giản đơn trong tổng lao động xã hội
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đó là.
Yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân số có ý nghĩa quan trọng, là một
trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nôngnghiệp - dịch vụ
Tiến bộ khoa học- công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển
dịch, thúc đẩy hình thành những ngành mới và mối quan hệ giữa các ngành nângcao năng xuất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên, thúc đẩy cơ cấu kinh tếhoàn thiện và hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề
Phân công hợp tác lao động trong nước và quốc tế Phân công lao động xuất
phát từ phân chia các ngành nghề là sự chuyên môn hóa sản xuất, thúc đẩy cơ cấulao động phát triển theo chiều rộng; Phân công lao động xã hội là nhân tố quyếtđịnh hình thành cơ cấu lao động vùng; Phân công lao động quốc tế là yếu tố quantrọng góp phần thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều sâu
Trang 11Vai trò của nhà nước Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sự thành
công hay thất bại thì vai trò của nhà nước có ý nghĩa quyết định cơ bản
Thứ ba: Luận văn nghiên cứu về KINH NGHIỆM CHUỶÊN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM Gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hồ Bình.
Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh Tuyên Quang có thể
tham khảo như: Bài học về cách thức tổ chức Bài học về giải quyết tốt mối quan hệ
giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Bài học về xây dựng cơ sở khoa học và
tổ chức nghiên cứu; Bài học về lựa chọn ngành mũi nhọn phù hợp với từng thời kỳphát triển và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; Bài học về đầu tư tăngcường cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng các khu, cụm công nghiệp; Bài học về thuhút vốn đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾNGÀNH Ở TUYÊN QUANG Tại chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứunhững nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: “ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH TUYÊN QUANG” Gồm: vị trí địa lý, địa hình và khí hậu; về tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; về dân số và nhân lực; cơ sở hạ tầng kinh tế
Thứ hai: “ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ NỘI NGÀNH Ở TUYÊN QUANG”. Gồm:
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ): Cơ cấu kinh tế ngành của Tuyên Quang đã có chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhưng còn nặng về nông nghiệp Trungbình của cả giai đoạn 2001- 2010 nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 28,3% tổng giátrị sản xuất trên địa bàn; công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 30,8%; còn lại làdịch vụ chiếm khoảng 40,9% Tốc độ chuyển dịch đã có những chuyển biến tíchcực, song còn khá chậm so với tốc độ chuyển dịch chung của cả nước (là nôngnghiệp 23%, công nghiệp 38,5%, dịch vụ 38,5%) Sự chuyển dịch theo hướng côngnghiệp hoá chủ yếu mới diễn ra ở ngành công nghiệp, dịch vụ
Trang 12Thứ ba: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Gồm: Những kết quả đạt được; Hạn chế và nguyên nhân.
Những kết quả đạt được Trong những năm qua Tuyên Quang đã đạt được
nhiều kết quả phát triển kinh tế - xã hội đáng khích lệ, trong đó nổi bật là: Kinh tế
tăng trưởng khá, liên tục trong nhiều năm Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịchtheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phù hợp vớiyêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong giaiđoạn 2001-2010, cơ cấu kinh tế ngành chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp
và xây dựng tăng nhanh, bình quân 2,5%/năm, tỷ trọng nông nghiệp giảm mạnh,bình quân 2,7%/năm
Hạn chế và nguyên nhân Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng
điểm xuất phát kinh tế của Tỉnh còn thấp và trình độ sản xuất còn lạc hậu, GDPbình quân đầu người năm 2005 chỉ bằng 45,3% so với trung bình cả nước.Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổimới, phát triển công nghiệp và hiện đại hoá, phát huy lợi thế về nguồn nhân lựccòn hạn chế
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠIHOÁ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN 2020 Tại chương này, luận văn đã tập trungnghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: “ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ”
Căn cứ và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm 2020.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng; Việt Nam đã đề ra mục tiêuchiến lược đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Vớiquan điểm phát triển bền vững về kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi trọng chất lượng, năng xuất, hiệu quả, sứccạnh tranh, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức Xây dựngnền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Trang 13Trong những năm qua Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhưng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế Do vậytrong giai đoạn 2010 - 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh TuyênQuang cần phải theo các định hướng sau:
Một là: Duy trì và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các
lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, ổn định và bềnvững Cải thiện môi trường đầu tư, khai thác, huy động tối đa và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng sản xuất hàng
hoá, tức là phải thay đổi cấu trúc và mối quan hệ kinh tế, làm thế nào để cho sảnxuất hàng hoá phát triển
Ba là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng chế biến sâu, hàm
lượng giá trị khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản phẩm, đồng thờiphải gắn với phát triển bền vững
Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá có nghĩa là phải biến đổi sâu sắc nền sản xuất ở nông thôn mà nội dung cơbản là phát triển mạnh các hoạt động kinh tế có tính chất công nghiệp trong nôngthôn; thực hiện xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, đổi mới tổchức và quản lý sản xuất các ngành có tính chất công nghiệp trong nông thôn
Năm là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khai thác có hiệu quả các
tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển
so với mức bình quân của cả nước; bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh
tế - xã hội vùng Đông bắc; hội nhập nhanh với các vùng kinh tế, với cả nước, phùhợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Sáu là: Chuỷên dịch cơ cấu kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội và
giải quyết các vấn đề về môi trường Phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh,trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm làm động lực thúc đẩy cácvùng khác phát triển; giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư vàgiữa các vùng trong tỉnh
Trang 14Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp - công nghiệp
- dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp vào năm
2015 công nghiệp 40% - dịch vụ 35% - nông lâm nghiệp 25% và đến năm 2020công nghiệp 46% - dịch vụ 36% - nông lâm nghiệp 18%
Thứ hai:“ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG CÔNG NGIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ”. Gồm:
Một là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hai là: Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ba là: Đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bốn là: Mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm là: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh và bảo vệ môi trường
Sáu là: Cải thiện môi trường đầu tư và hợp tác liên kết kinh tế.
Bảy là: Đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện cơ chế chính sách.
Trang 15LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cơ cấu kinh tế nước ta đã có sựchuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá Từ các chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, nền kinh tế của đất nướckhông ngừng được phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Tỷtrọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh Những chuyển biến đó đã gópphần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định Tuy nhiêntrong cơ cấu kinh tế của nước ta cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷtrọng cao; trong nông nghiệp sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, chănnuôi chưa phát triển; ngành công nghiệp phát triển chưa vững chắc, quy mô nhỏ bộ,công nghệ lạc hậu; ngành dịch vụ chậm phát triển chưa phát huy được lợi thế, chưatương xứng với tiềm năng thế mạnh và năng lực cạnh tranh chưa cao Để nhanhchóng phát triển kinh tế và phát triển vững chắc đòi hỏi cần phải có một cơ cấu kinh
tế ngành hợp lý, và đây là một vấn đề quan trọng và có tính cấp thiết trong điều kiệnnước ta hiện nay
Tuyên Quang là một tỉnh có vị trí quan trọng vùng cửa ngõ phía bắc của tổquốc, là địa danh giàu truyền thống văn hoá và lịch sử cánh mạng, là thủ đô khángchiến của đất nước Với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh kinh tếTuyên Quang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao đờisống, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhànước đề ra Trong những năm qua Tuyên Quang đã chú trọng thực hiện việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọngcông nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và phát triển theo hướng sảnxuất hàng hoá; đời sống nhân dân ngày càng được nâng nên
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng mới chỉ
là bước đầu Tuyên Quang vẫn là tỉnh kém phát triển, thu nhập bình quân đầu ngườithấp (bằng gần 60% mức bình quân chung của cả nước) Chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp còn chậm; kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp
Trang 16Để đạt được mục tiêu đến năm 2020: "Tuyên Quang cơ bản trở thành mộttỉnh có mức thu nhập khá, thoát ra khỏi tỉnh nghèo và có cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, có cơ cấu kinh tế ngành hợp lý với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới30%, công nghiệp 35 - 40%, dịch vụ chiếm 30 - 35% trong tổng GDP" như Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên quang lần thứ XV đã đề ra thì còn nhiều vấn đềphải được tiếp tục nghiên cứu và phải có giải pháp đồng bộ, sát thực.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất giải pháp cụ thể sát với tình hình vàđiều kiện của địa phương, khai thác triệt để các lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh TuyênQuang là một vấn đề mang tính thời sự và cần thiết; là cơ sở làm rõ trong việc lãnhchỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ phát triểnKinh tế - Xã hội của địa phương Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên tác giả
đã chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa,hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020” làm đề tài luậnvăn thạc sỹ
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Các đề tài đó đã nghiên cứu phạm vi rộng trên toàn quốc, hoặc ở một lĩnh vực, mộtđịa phương nào đó, trên những giác độ khác nhau Và hiện nay đã có một số côngtrình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCông nghiệp hoá- Hiện đại hoá” của GS, TS Ngô Đình Giao (nhà xuất bản chính trịquốc gia 1994) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các kinh tế ngànhtrọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam” do GS, TS Đỗ Hồi Nam chủ biên (nhà xuất bảnKhoa học xã hội năm 1996) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhậpvới khu vực và thế giới” do GS, TS Nguyễn Thành Độ chủ biên (nhà xuất bảnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1999) Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội
“Những luận cứ khoa học thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn
2006 – 2010” do GS, TS Nghiêm Xuân Đạt chủ trì năm 2005
Trang 17Nhưng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiệnđại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu
cụ thể, luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu một cách toàn diện vấn đềchuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địabàn tỉnh Tuyên Quang
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về Chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá Từ đó chỉ rõ đường lối,chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quátrình phát triển kinh tế Trong đó, việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là mộttrong những vấn đề hết sức quan trọng
Nghiên cứu, làm rõ thực trạng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướngCông nghiệp hóa, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua
(giai đoạn 2001- 2010) chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân và
những vấn đề khắc phục nhằm khai thác triệt để tiềm năng của tỉnh trong phát triểnkinh tế xã hội
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả Chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá trên địa bàn tỉnhTuyên Quang giai đoạn 2011-2020 Để có được một cơ cấu kinh tế phù hợp vớiđịnh hướng phát triển kinh tế xã hội theo con đường XHCN của Đảng và Nhà nước
và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theohướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong nhữngnăm qua Việc phân tích những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thựchiện để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả, khai thác triệt đểtiềm năng của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội
Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế có phạm vi Nghiên cứu rộng nếu xétdưới góc độ khác nhau như: Cơ cấu kinh tế ngành; Cơ cấu kinh tế vùng; Cơ cấu
Trang 18thành phần kinh tế; Song đề tài này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành và nội ngành ở tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua.
Trên cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng chuyểndịch cơ cấu kinh tế ở Tuyên Quang giai đoạn 2001-2010; luận văn nêu ra cácphương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướngCông nghiệp hóa, Hiện đại hoá ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 – 2020
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sửvới phương pháp logic Ngoài ra luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trựctiếp thông qua thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; phương pháp so sánh, hệ thống hoá
và khảo cứu các tài liệu sẵn có kết hợp với phương pháp dự đoán, dự báo, phươngpháp chuyên gia để nghiên cứu
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”.
Đánh giá, phân tích thực trạng rút ra mặt mạnh, mặt yếu của Chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnhTuyên Quang trong thời gian qua
Đề xuất những định hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả quản lý Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa,Hiện đại hoá
Là một công chức hiện đang công tác tại Ban Tổ chức Huyện Uỷ, huyệnHàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thông qua việc nghiên cứu sẽ giúp tôi thấy được thựctrạng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hoá,được đề xuất các giải pháp góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấpchính quyền địa phương trong Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng Côngnghiệp hóa, hiện đại hoá đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Trang 197 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN GÔM:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH Ở TUYÊN QUANG
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠIHOÁ Ở TUYÊN QUANG ĐẾN 2020
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1 CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là khái niệm rất rộng, bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấukinh tế vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiêncứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành, cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhNông nghiệp – Công nghiệp - Dịch vụ Sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tếngành theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quan trọng để nâng caotốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay kết cấu dựng để chỉ
"Cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mốiquan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biệnchứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiệntượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng” Như vậy có thể thấy córất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống cơ cấu kinh
tế là một hệ thống tổng thể được hợp thành bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế quốcdân Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ hữa cơ, tác động qua lại lẫn nhau cả vềmặt số lượng và chất lượng trong những không gian, thời gian và những điều kiệnkinh tế xã hội cụ thể Theo quan điểm đó cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phảnánh mối quan hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành nền kinh tế, cũng vì thế mà cơcấu kinh tế phản ánh tương đối đầy đủ chất lượng, quy mô, trình độ công nghiệp hoá,hiện đại hoá của các nền kinh tế
Theo C.Mác cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phùhợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Mác đồng
Trang 21thời nhấn mạnh khi phân tích cơ cấu phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng
và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỷ lệ về số lượng của nhữngquá trình sản xuất xã hội Như vậy cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộphận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữa cơ tươngđối ổn định hợp thành
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì cơ cấu kinh tế là một tổng thể cácngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữa cơ tương đối ổn định hợp thành
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mốitương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể Nền kinh tế quốc dân
là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ phận, do đó có nhiều cáchkhác nhau trong việc xem xét cơ cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như:
cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế baogồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và mối quan hệ hữa cơ
giữa chúng Cũng có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là cách thức cấu tạo bên trong của nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một
hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống thì toàn bộcác quan hệ giữa người làm nhiệm vụ sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên tức
là những điều kiện trong quá trình sản xuất, toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xãhội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó Như vậy, theo C.Mác cơ cấu kinh tế bao gồmhai mặt quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất hợp thành Nếu cơ cấu kinh tế baogồm hai mặt của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thì khi phân tích cơ cấukinh tế không thể không xem xét mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất Một cơ cấu kinh tế thích hợp lý là cơ cấu trong đó quan hệ sảnxuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nó là kết quả của
sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng
Trang 221.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộphận Xét dưới giác độ khác nhau thì cơ cấu kinh tế được phân thành các dạng sau:
Cơ cấu kinh tế ngành; Cơ cấu vùng kinh tế; Cơ cấu thành phần kinh tế
* Cơ cấu kinh tế ngành:
Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh mối quan hệ giữa các ngành kinh tế chủ yếu
Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triểnlực lượng sản xuất của nền kinh tế Trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tếngành là quan trọng nhất, nó được coi là bộ khung của nền kinh tế Một cơ cấungành hợp lý sẽ là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
Kinh tế ngành là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Ở Việt Nam hiệnnay trong các chương trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như định hướng về mặthoạt động thực tiễn kinh tế ngành bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là: ngành nôngnghiệp; công nghiệp và dịch vụ
Theo Giáo sư, tiến sỹ Đỗ Hồi Nam thì: "Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là
tổ hợp tất cả các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân" Đó là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp -
dịch vụ
Cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế phức hợp, trong đó cơ cấu kinh tế côngnghiệp - nông nghiệp - dịch vụ là biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung chonhau và tác động qua lại lẫn nhau giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ trong
sự vận động và phát triển của quan hệ kinh tế thị trường Xét về mặt lượng, cơ cấu kinh
tế công - nông nghiệp - dịch vụ là mối quan hệ tỷ lệ giữa công nghiệp với nông nghiệp
và dịch vụ cho phép có thể tái sản xuất mở rộng về mặt kinh tế và xã hội
Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ còn là tổng thể các mối quan hệkinh tế gắn với vị trí, trình độ khoa học - công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng vớitừng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa công nghiệp với nông nghiệp và dịch
vụ, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định để thựchiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế công - nông
Trang 23nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự tương tác sống động giữa các yếu tố kinh tế vàyếu tố chính trị.
Như vậy cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể các mối quan hệ tác động giữa cácngành chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân Trong các nội dung cơ bản của cơ cấukinh tế, cơ cấu kinh tế ngành phản ánh tương đối toàn diện trình độ phát triển củalực lượng sản xuất trong nền kinh tế Ở đây cơ cấu kinh tế ngành thể hiện dưới hìnhthức các ngành lớn: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
* Cơ cấu vùng kinh tế:
Là loại cơ cấu phản ánh những mối quan hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổcủa một quốc gia Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theolãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy quá trìnhphát triển kinh tế Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùnglãnh thổ nhất định, như vậy cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành sảnxuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềm năng sẵn có
ở đây
Nghiên cứu cơ cấu này nhằm phân tích, đánh giá những tiềm năng, thế mạnhcủa từng vùng để hình thành phương án phân bổ lực lượng sản xuất nhằm phát huyhiệu quả tối đa sức mạnh kinh tế của từng vùng cũng như cả nước Ngoài những vấn
đề kinh tế, nghiên cứu cơ cấu vùng kinh tế cũng nhằm đẩy mạnh sự phát triển xã hội
ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, qua đó làm động lực cho cảnền kinh tế, nhất là các vùng có điều kiện khó khăn, lạc hậu trong mối tương quanvới các vùng kinh tế khác để nâng cao mức độ đồng đều về phát triển kinh tế - xãhội của cả nước
Trên phạm vi cả nước, cũng như từng địa phương, trong quá trình sản xuấthàng hoá đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên mônhoá, sản xuất ra những sản phẩm, hàng hoá ngày một lớn với chất lượng cao, đápứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Cơ cấu kinh tế của mỗi vùngthường có những đặc trưng rất khác nhau phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố đó là:Yêu cầu của thị trường tác động đến cơ cấu của vùng và khả năng, điều kiện
Trang 24riêng của từng vùng nhằm tìm kiếm lợi thế trong sản xuất kinh doanh để thoả mãn,đáp ứng yêu cầu của thị trường.
* Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành làmột thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm
vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng kinh tế ngành, từng vùng lãnh thổ Mục đíchcủa việc nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từngthành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng kinh tế ngành, từngvùng lãnh thổ
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng của nước ta Trongmột thời gian tương đối dài, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên
Xô, hướng vào nền kinh tế thuần nhất với 2 loại hình là kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định việc chuyển nền kinh tế nước
ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhànước và coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế Điều đáng chú ý trong quátrình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong đó nổi lên các xu thế: Đó là
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó có kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sảnxuất kinh doanh, lực lượng sản xuất chủ yếu, trực tiếp tạo ra các sản phẩm cho nềnkinh tế quốc dân
Tóm lại: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế là bộ phậnhợp thành nền kinh tế của một quốc gia Ba loại hình cơ cấu kinh tế trên có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu nghànhkinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia
1.1.3 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế
Phân công lao động xã hội là sự phân chia nền sản xuất vật chất xã hội thànhnhững ngành cơ bản như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Mỗi ngành đó thểhiện chức năng riêng trong hệ thống phân công lao động, song nó kết hợp với nhauthành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Mỗi ngành lại có thể phân chia thành
Trang 25những phân ngành như: Nông nghiệp bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâmnghiệp, ngư nghiệp; Công nghiệp bao gồm công nghiệp tư liệu sản xuất , côngnghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Dịch vụ bao gồm: thương mại, dịch vụ đời sống,dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học - công nghệ Cơ cấu kinh tế nói rõ mức độphân công lao động, tập trung hoá sản xuất, đồng thời cũng nói lên sự phát triểnnông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của một vùng, một địa phương Cơ cấu kinh tế
có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là; tính phụ thuộc gắn kết Ở thời kỳ phôi thai khi chưa diễn ra cuộc đại
phân công nền kinh tế, nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủ côngnghiệp gắn bó tự nhiên không có sự tách rời Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến
sự phân chia sản xuất xã hội thành các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.Quan hệ kinh tế thị trường phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ vừa độclập vừa quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau dưới hình thức kết hợp mới Trongsuốt quá trình lịch sử phát triển, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn kết phụthuộc mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển
Hai là; tính khách quan Cơ cấu kinh tế được hình thành và phát triển từ điều
kiện tự nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệkinh tế thị trường Ở mỗi trình độ phát triển của nó sẽ có một cơ cấu kinh tế tươngứng Có thể nói cơ cấu kinh tế tồn tại theo cấu trúc nhất định, hình thành và pháttriển theo quy luật khách quan Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm tuỳthuộc vào sự phát triển của quan hệ kinh tế thị trường, không phụ thuộc vào ý chíchủ quan của con người; song không hoàn toàn giống như các quy luật tự nhiên, cácquy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế vận động thông qua hoạt động con người, trong
đó sự tác động của các cơ quan lãnh đạo là quan trọng nhất (trong điều kiện nước tahiện nay thì thấy rõ điều đó) Nó có thể góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Để có được tính hiệu quả kinh tế - xã hội cao, con ngườicần nhận thức những quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời thúc đẩy quyluật vận động nhanh một cách hợp lý
Trang 26Ba là; tính lịch sử - cụ thể Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng mang tính lịch sử
nhất định Điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của lựclượng sản xuất và quan hệ kinh tế thị trường chi phối đến sự chuyển dịch cơ cấu.Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế ở các nước đều giống nhau, nhưng do điều kiệnđặc thù khác nhau thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau Ở mỗi địaphương điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, truyền thống, tập quán, conngười, văn hoá xã hội, trình độ phát triển quan hệ kinh tế thị trường khác nhau sẽtạo nên sự khác nhau trong sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự phát triển các yếu tố vềlực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và sự phát triển của quan hệ kinh tế thị trường.Bản thân cơ cấu kinh tế chứa đựng hai mặt mâu thuẫn trong quá trình phát triển Tínhhai mặt của cơ cấu kinh tế là tính định hướng và tính biến đổi cấu trúc Trong quá trìnhphát triển kinh tế, nếu quá nhấn mạnh tính ổn định thì dẫn đến trì trệ, bảo thủ, lạc hậu;nếu quá coi trọng tính biến đổi cấu trúc thì sẽ rơi vào chủ quan nóng vội
Bốn là; tính chất tái sản xuất mở rộng Trong quá trình xã hội hoá, chuyên
môn hoá sản xuất và phát triển quan hệ kinh tế thị trường, sự phân công lao động xãhội ngày càng phức tạp, đa dạng, cơ cấu kinh tế tất yếu phát triển cả chiều rộng lẫnchiều sâu Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng là cơ cấu phát triển với nhiềungành nghề cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nhằm thu hút mọi lực lượng laođộng dư thừa trong xã hội Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều sâu là cơ cấu màtrong đó các ngành phát triển theo hướng lấy thiết bị kỹ thuật thay cho lao động,phát triển các ngành theo hướng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật Đây là những yếu
tố quyết định trong quá trình tái sản xuất Tích luỹ không những chỉ mở rộng khảnăng kinh tế - xã hôị để phát triển sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên mà còn có tác dụng số nhân, tăng tổng cầu và lợi ích quốc gia
Do đó có đủ tài chính để tích luỹ vốn tái sản xuất mở rộng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sâu đến hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý giúp chomức tăng sản xuất xã hội lớn nhất, tăng tích luỹ, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất, pháttriển các mối quan hệ đối ngoại, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Trang 27Thực chất của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là chiến lược không ngừnghoàn thiện và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giớiđều nhận thấy rằng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyếtđịnh sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước, trong đó việcxây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.
1.1.4 Bản chất và vai trò của cơ cấu kinh tế ngành
Từ Lôgíc lịch sử hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nói chung trênthế giới, từ các cách tiếp cận trên quan điểm duy vật biện chứng, cấu trúc về cơ cấukinh tế ngành, các nhà khoa học đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh
tế ngành:
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự phát
triển phân công lao động, mà nó bắt đầu từ tăng năng suất lao động nông nghiệp vàphát triển quan hệ kinh tế thị trường trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệbiện chứng với nhau về mặt số lượng và chất lượng theo một tỷ lệ nhất định
Thứ hai, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ là kết quả của sự tương
tác sống động giữa các yếu tố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chúng luônluôn "Cơ cấu lại" do tác động của các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan gâynên, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất
Thứ ba, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phải đảm bảo cân đối,
đồng bộ giữa các bộ phận nằm trong một tổng thể bao gồm hệ thống lớn, vừa vànhỏ gắn với nhau chặt chẽ, phát triển bền vững (phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại,
mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai) cóthể tái sản xuất cả kinh tế và xã hội
Cơ cấu kinh tế ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế và phát triển đất nước Đối với một quốc gia là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý(tối ưu) Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá kinh tế, cơcấu kinh tế hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Phản ánh đúng yêu cầu các quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế và
xu hướng vận động, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 28Cho phép khai thác tối đa mội tiềm năng của đất nước, các ngành, các địaphương, các thành phần kinh tế.
Phù hợp với xu hướng tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ trênthế giới
Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng (GDP, lao động ), còn tỷ trọng củacông nghiệp và dịch vụ tăng dần
Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoákinh tế, vì vậy cơ cấu kinh tế phải là “cơ cấu mở”
1.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Nó không cố định mà luôn luôn biếnđổi, chuyển dịch phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phâncông lao động xã hội trong nước và quốc tế Trong quá trình phát triển kinh tếkhông chỉ số lượng các ngành thay đổi mà cả quy mô, trình độ và các mối liên hệcũng thay đổi, từ đó vai trò, vị trí của các ngành cũng có sự biến đổi
Và “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế” Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mỗi quốc gia, hay mỗi kinh tế ngành, hay mỗi vùng, địa phương có thể đưavào cơ cấu kinh tế những ngành mới (sản phẩm, dịch vụ mới) hay có thể loại rakhỏi cơ cấu kinh tế những ngành (những sản phẩm) không còn phù hợp, hoặc có thểchuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một ngành (sản phẩm) nào đó
Đó là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế hợplý; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh tế mớihiện đại và phù hợp hơn Sự thay đổi như vậy không đơn giản chỉ là sự thay đổi về
số lượng các ngành và tỷ trọng mỗi ngành, mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tínhchất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành
Trang 29Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tiến bộ Ngược lại, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởngkinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp vớiviệc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bêntrong và bên ngoài của nền kinh tế.
Cũng như mọi sự vật hiện tượng, cơ cấu kinh tế công nông nghiệp dịch vụ chỉ ổn định tương đối, thường xuyên ở trạng thái vận động và biến đổi
-Sự biến đổi ấy phụ thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan nhưđiều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động xã hội, sựphát triển kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng, liên kết, hợp tác kinh tế và nhân
tố chủ quan của Nhà nước trong đó chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển củalực lượng sản xuất, điều cốt yếu là sự phát triển của khoa học - công nghệ Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ là nội dung cơbản của tiến trình công nghiệp hoá, là sự thay đổi vai trò, vị trí công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, tức là sự thay đổi từ cơ cấulấy giá trị nông nghiệp truyền thống làm chủ yếu sang cơ cấu kinh tế lấy giá trịcông nghiệp làm chủ yếu, rồi chuyển sang lấy giá trị của ngành dịch vụ làchính Nhờ đó, làm chuyển đổi hẳn cơ chế tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, vai
trò tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thốngkinh tế quốc dân mà biểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị Đây khôngphải là đơn thuần thay đổi vị trí mà thay đổi về chất trong cơ cấu Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế liên quan đến việc thay đổi vai trò của công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ trong một thời gian tương đối dài Những thay đổi này đượcđánh giá bằng sự thay đổi tỷ trọng về GDP hoặc giá trị sản xuất của các ngành
và mức độ huy động lao động cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất vàquan hệ kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế ngày càng biến đổi
Trang 301.2.2 Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là vấn đề mang tính quy luật đối với cácnước trong quá trình phát triển Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đãđược nhà kinh tế học người Đức E.Engel và nhà kinh tế học người Mỹ A.Fishernghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, tỷ trọng vàquan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân màbiểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị Xu hướng có tính quy luật chungcủa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nôngnghiệp đi lên là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong quátrình này, các ngành công nghiệp dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nôngnghiệp Do đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọngcủa công nghiệp và dịch vụ tăng lên Đối với các nước đã công nghiệp hoá thànhcông thì xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển mạnh cácngành dịch vụ Trong quá trình này không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp tăngtrưởng chậm hơn so với dịch vụ Do đó, dần dần tỷ trọng nông nghiệp và côngnghiệp giảm dần, tỷ trọng dịch vụ tăng lên Quá trình thay đổi cấu trúc về mối quan
hệ công - nông nghiệp - dịch vụ theo một quy luật nhất định Sự chuyển dịch ấymạng tính quy luật thể hiện qua các quá trình sau đây:
Thứ nhất, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hàng hoá, rồi sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ Đặc điểm cơ bảncủa quá trình này là: trình độ phân công lao động xã hội chưa phát triển; nôngnghiệp là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, bộ mặt dân cư bao gồm nông dân,công nhân, thương nhân và tư sản; trong đó lực lượng nông dân là chủ yếu và giảmdần trong quá trình phát triển; tuyệt đại đa số nhân khẩu tập trung ở nông thôn; cáchình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh mang tính cá thể, hộ kinh tế hàng hoá nhỏ
và phường hội Kinh tế hàng hoá chưa phát triển Kỹ thuật thủ công lạc hậu, năngxuất lao động và thu nhập của dân cư thấp
Trang 31Thứ hai, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Những đặc điểm cơ bảncủa quá trình này là: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khoa học - kỹ thuật,kinh tế hàng hoá và phân công lao động xã hội phát triển; công nghiệp chiếm tỷtrọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức sản xuất phát triển theo trangtrại, xí nghiệp, công ty; những trung tâm công nghiệp, thương mại, đô thị lớn pháttriển và trở thành những cực tăng trưởng, bộ mặt xã hội dân cư mới hình thành,trong đó nổi bật là giai cấp công nhân tăng rất nhanh, năng suất lao động và thunhập của dân cư cao
Thứ ba; là sự biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ
cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Những đặc điểm cơ bản của quá trìnhnày là, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh: GDP dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nềnkinh tế quốc dân; sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ Nhà nước
và công ty xuyên quốc gia, phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc với lao độngchân tay hình thành và phát triển, công nhân được trí thức hoá; nét đặc sắc của bộ mặtdân cư là xuất hiện khối trung lưu gồm những người lao động trí óc; mạng đô thị và côngnghiệp rộng lớn, tuyệt đại nhân khẩu sống ở đô thị
Sau thời kỳ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP là thời kỳ dịch vụphát triển Sự phát triển của ngành này phản ánh trình độ phát triển của lực lượngsản xuất nói chung, công và nông nghiệp nói riêng Chuyên môn hoá, phân công laođộng xã hội và quan hệ kinh tế thị trường phát triển đạt ở trình độ cao Đô thị hoánhanh Đặc biệt có bước nhảy vọt về tiến bộ khoa học - công nghệ với việc ứngdụng công nghệ hoàn toàn mới Những biến đổi như vậy sẽ mang lại cho xã hội một
bộ mặt mới
Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá được biểu hiện ở các quá trình sau:
Một là: Tỷ trọng và số tuyệt đối về GDP và lao động nông nghiệp giảm dần,
còn của công nghiệp ngày càng tăng lên
Hai là: Tốc độ tăng GDP và lao động trong các ngành sản xuất phi vật thể
(dịch vụ) tăng nhanh hơn trong các ngành sản xuất vật thể
Trang 32Ba là: Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với lao
động giản đơn trong tổng lao động xã hội
Trong quá trình phát triển tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng nó vẫn có
vị trí vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi:Nông nghiệp đảm bảo nông sản hàng hoá cho dân cư, vừa phải cung cấp nguyênliệu cho công nghiệp tồn tại và phát triển; nông nghiệp giữ cân bằng môi trườngsinh thái Hiểu rõ vị trí và vai trò của nông nghiệp để có chính sách thoả đáng làmột vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đối với côngnghiệp, nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng bởi vì: Nông nghiệp, nông thôn làthị trường rộng lớn, ổn định tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; tạo nguồn ngoại tệ đểnhập khoa học công nghệ phục vụ phát triển công, nông nghiệp; nông nghiệp đóngvai trị cơ sở, sản suất nhiều loại nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến pháttriển; cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công nghiệp
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.2.3.1 Yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân số
Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớntới hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Nếu ở một vị tríđịa lý thuận lợi, một địa phương có khả năng rất tốt để mở rộng thị trường, tiếp thunguồn lực Ngược lại nếu địa phương có vị trí bất lợi thì việc thu hút các nguồn lựcbên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong gặp rất nhiều khó khăn Ví dụ như tỉnhVĩnh Phúc nằm ngay cạnh thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cảnước, có giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho việcgiao lưu kinh tế Do vậy vị trí địa lý là lợi thế quan trọng để hình thành và biến đổi
cơ cấu kinh tế
Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấukinh tế Nơi nào có địa hình thuận lợi thì nơi đó hình thành và biến đổi cơ cấu kinh
tế thuận lợi và ngược lại Căn cứ vào vị trí và địa hình để bố trí các ngành sản suấttrọng điểm có ý nghĩa kinh tế rất lớn
Trang 33Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và là tác nhân ảnh hưởng rấtlớn đến các kinh tế ngành quốc dân Trong những năm gần đây do các hoạt động tiêucực của con người vào tự nhiên nên trong khí quyển đã diễn ra một số quá trình làmmất tính ổn định của thời tiết khí hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, nôngnghiệp và sinh hoạt của con người như hiệu ứng nhà kính, mưa a xít Do vậy vấn đềđặt ra là cần bảo vệ khí quyển, chống các tác nhân phá hoại tài nguyên khí hậu
Dân số, lao động có vai trò rất quan trọng; toàn bộ lịch sử đã chỉ rõ conngười vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng Dân số xẽ cung cấp cho xã hộinguồn lao động, điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi
cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Chính con người lao động lànhân tố đem lại nguồn lực ban đầu và là nhân tố then chốt nâng cao năng suất, đẩynhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, bởi lẽ kết cấu dân cư xã hội,trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để nâng cao năng xuất, đẩy nhanh tốc độ pháttriển công, nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động dịch vụ Quy
mô dân số và thu nhập của họ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhucầu Đó là cơ sở phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Thực tế phát triểnkinh tế xã hội ở các nước đã chứng minh dân số quá đông, đặc biệt chất lượngnguồn lao động thấp có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội Chỉ có nguồn lao động dồidào hiểu biết về khoa học, có sức khoẻ và kỹ năng lao động thành thạo mới là tàinguyên quý giá
Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tếcông, nông nghiệp và dịch vụ Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên có tác dụng rấtquan trọng đối với sự phát triển các kinh tế ngành Với trình độ khoa học kỹ thuậthiện đại và yêu cầu của cuộc sống con người ngày càng sử dụng nhiều nguồn tàinguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Đất đai canh tác làđiều kiện cơ bản, là cơ sở vật chất của các hoạt động nông, lâm nghiệp; nước là tàinguyên không thể thiếu được trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; Tài nguyênkhoáng sản là nguyên liệu chính của các ngành công nghiệp Như vậy tài nguyênthiên nhiên ngày càng cạn kiệt là khó khăn lớn cho quá trình tăng trưởng kinh tế,
Trang 34hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế Con đường thoát khỏi tình trạng này là dựavào tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triểntheo hướng kinh tế tri thức.
Muốn đảm bảo tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâu dài, bền vững vàchất lượng cao thì việc bảo đảm nguồn vốn là rất quan trọng, trong đó nguồn vốn tự
có là chủ yếu Để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu phát triển cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có lượng vốn đầu tư tiết kiệm từ dâncư; lượng vốn tích luỹ đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp; lượng vốn thu hút vàlợi dụng vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qua phân tích các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi
cơ cấu kinh tế cho thấy ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến hình thành và phát triển
cơ cấu kinh tế mang tính tất yếu Nó vừa phụ thuộc, vừa tác động đến tự nhiên Yếu
tố nào cũng có tác dụng tích cực và tiêu cực đến sự hình thành và biến đổi cơ cấukinh tế; do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải khai thác mặt tích cực và khắc phục,hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố tự nhiên
1.2.3.2 Tiến bộ khoa học, công nghệ
Tiến bộ khoa học- công nghệ xét về nội dung được phát triển theo một sốhướng chính đó là: cơ khí hoá; điện khí hoá; tự động hoá; điện tử và tin học; vật liệumới; công nghệ sinh học Nó đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tần suấtphát minh mới và ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi ứng dụng ngàycàng mở rộng Theo kết quả nghiên cứu trong hạn ngạch tăng trưởng kinh tế củamột số nước phát triển, phần đóng góp của khoa học - công nghệ ngày một tăng.Khoa học công nghệ không chỉ là chỗ dựa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mà còn là việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người Không những thế khoahọc - công nghệ đã trở thành vũ khí chủ yếu trong cạnh tranh Tăng trưởng GDP vớitốc độ cao Trong thời đại cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế, chỉ có thểđạt được một cách vững chắc và lâu bền trên cơ sở không ngừng nâng cao năng lựckhoa học - công nghệ nội sinh
Trang 35Xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho đến nay chúng ta thấy rõmối quan hệ nội tại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ và vai trò động lực của nó, cụ thể; khoa học - công nghệ là động lực chủyếu thúc đẩy phân công lao động xã hội, hình thành những ngành sản xuất và mốiquan hệ giữa chúng; tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định nâng cao hiệuquả khai thác, sử dụng tài nguyên, do đó có thể nâng cao hiệu suất tổng thể đầu vào
và đầu ra của nền kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng đầu tư,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh; tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết địnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu;tiến bộ khoa học - công nghệ thúc đẩy cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện; tiến bộkhoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng tạo khả năng bảo vệ môi trường
Như vậy tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy cơ cấu kinh
tế chuyển dịch, thúc đẩy hình thành những ngành mới và mối quan hệ giữa cácngành nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên, thúc đẩy cơ cấukinh tế hoàn thiện và hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề Thực tế cho thấy nghiên cứu
và triển khai tiến bộ khoa học - công nghệ cần phải đầu tư rất lớn tiền vốn, do vậymột mặt cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tự có và sửdụng nó hiệu quả Mặt khác cần chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển, nângcao trình độ nguồn nhân lực
1.2.3.3 Phân công hợp tác lao động trong nước và quốc tế
Nếu xét riêng bản thân lao động thì người ta chia nền sản xuất xã hội thànhnhững lĩnh vực lao động lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Sự phân cônglao động đó được C.Mác gọi là sự phân công lao động xã hội Mỗi lĩnh vực sản xuất
xã hội lại được phân thành những phân ngành như: Nông nghiệp phân thành lâmnghiêp; ngư nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi Công nghiệp có thể phân thành côngnghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến;công nghiệp chế tạo Dịch vụ lại có thể phân thành dịch vụ vận tải; dịch vụ thươngmại; dịch vụ tín dụng; dịch vụ bưu chính viễn thông Sự phân công lao động giữacác phân ngành gọi là phân công lao động đặc thù Phân công lao động là cơ sở hìnhthành và biến đổi cơ cấu lao động
Trang 36Phân công lao động xuất phát từ phân chia các ngành nghề là sự chuyên mônhóa sản xuất, hình thành những ngành nghề khác nhau, thúc đẩy cơ cấu lao độngphát triển theo chiều rộng; Phân công lao động xã hội là nhân tố quyết định hìnhthành cơ cấu lao động vùng; Phân công lao động quốc tế là yếu tố quan trọng gópphần thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều sâu, trong điều kiện toàn cầuhoá để rút ngắn khoảng cách lạc hậu, những nước có lợi thế lao động và tài nguyêncần lợi dụng vốn, khoa học công nghệ từ bên ngoài để hoàn thiện và nâng cấp cơcấu lao động theo chiều sâu.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá, tập đoàn hóa kinh tế là xu hướng tất yếu kháchquan, là bước phát triển mới tự nhiên trong lịch sử phát triển của nhân loại Trongđiều kiện ấy mỗi quốc gia không kể trình độ phát triển đang trở thành một bộ phậncủa cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tạo chonền kinh tế mỗi nước phát triển nhanh, sức mạnh kinh tế tăng lên sẽ làm cho tínhđộc lập dân tộc sẽ mạnh lên
Trong giai đoạn hiện nay xu thế đẩy nhanh mở cửa và hội nhập về kinh tếkhu vực là chủ yếu Điều đó thể hiện sự hợp tác liên doanh và hội nhập về kinh tếchặt chẽ giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực Mở cửa hội nhập kinh tế để pháttriển càng làm xuất hiện và phát triển nhanh các hình thức hợp tác, liên doanh, liênkết Ngày nay phạm vi liên kết kinh tế đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như sảnxuất, kinh doanh, nghiên cứu, chuyển giao nhờ đó chúng ta sẽ khắc phục yếu thế,phát huy thế mạnh, nâng cao tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hợp tác kinh tế khu vực và thế giới là nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độchuyển dịch cơ cấu kinh tế Nó được thể hiện trên các mặt đó là: Hợp tác liên doanh
và hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy phân công lao động xãhội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực; là nhân tố quan trọng nâng cấp chất lượngsản phẩm công, nông nghiệp; và là nhân tố cần thiết khắc phục cơ bản tình trạng cơcấu kinh tế bất hợp lý do lịch sử để lại, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế mở, hợp
lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 371.2.3.4 Vai trò của nhà nước
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế phát sinh từ yêu cầu phát triển vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiệu quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độhoạch định chính sách của chính phủ, sức mạnh kinh tế của nhà nước và tổ chức chỉđạo thực hiện chính sách của chính quyền các cấp mà khâu then chốt là cán bộ Nhànước bằng vai trị can thiệp của mình sẽ bổ xung, hoàn thiện, sửa chữa, khắc phụcnhững khuyết tật của cơ chế thị trường và khắc phục những vấn đề xã hội gay gắt
Chính sự cộng sinh của nhà nước và thị trường xẽ đảm bảo cho kinh tế pháttriển bền vững; song nhà nước cũng như thị trường cũng có những hạn chế của nó,
sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào các quan hệ kinh tế sẽ làm cản trở hoạt độngkinh tế của các doanh nghiệp Nếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại vai trò củanhà nước không thể thiếu được thì trong nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của nhànước càng có ý nghĩa quyết định hơn nhiều
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sự thành công hay thất bại thì mức độ
sử dụng vai trò của nhà nước có ý nghĩa quyết định cơ bản Vai trò kinh tế của nhà nướcđối với sự vận động của cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Vai trò và năng lực của nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện
ở các chức năng chính của nhà nước như vai trò định hướng chiến lược, hoạch địnhchính sách, tạo môi trường kinh tế nó có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Vai trò và năng lực của nhà nước còn được thể hiện ở công tác tổchức kinh tế vĩ mô, đó là cách sử lý các vấn đề lạm phát, chính sách tài chính tiền
tệ, tỷ giá hối đoái, tích luỹ đầu tư và các chính sách có liên quan Mục tiêu quản lýkinh tế vĩ mô là tạo sức mạnh tổng hợp để nền kinh tế tăng trưởng ổn định, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nhanh, ổn định và đúng hướng, nâng cao đời sống nhân dân,thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Nhà nước sử dụng có hiệu quả những đòn bẩy kinh tế mà nó thể hiện trong
hệ thống chính sách đối với việc thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế như: Đòn bẩykinh tế về tài chính quốc gia, đó là công cụ quan trọng nhất của đường lối kinh tế
Trang 38của nhà nước; Các doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp được phát triển trongcác ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân; Các ngânhàng nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và hệ thống tín dụng đóngvai trị quan trọng trong điều tiết tập trung vốn vào các kinh tế ngành trọng yếu trongnông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; Hệ thống chính sách kinh tế và chính sách xãhội kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trườngnhằm đảm bảo cho các kinh tế ngành phát triển hài hồ.
Vai trò của nhà nước biểu hiện trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chochuyển dịch cơ cấu kinh tế Xã hội loài người đã chỉ ra "nhân tố then chốt của toàn
bộ sự phát triển kinh tế là kết quả hoạt động của trí óc con người" Nhà nước có vaitrò quyết định trong việc tạo ra và hội tụ các nguồn lực để phát triển nguồn nhânlực Điều này thể hiện ở mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầuchuỷên dịch cơ cấu kinh tế bằng các chính sách, công cụ tác động đến phát triểnnguồn nhân lực Bên canh đó còn có cơ chế thực hiện vai trò của nhà nước đối vớinguồn nhân lực là cách thức mà nhà nước tác động đến quá trình hình thành, pháttriển nguồn nhân lực
1.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM
1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Vĩnh Phúc
Trong 5 năm 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh VĩnhPhúc đạt 17,4%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 20%; dịch vụ tăng19,5%; nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 5,6% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theohướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâmnghiệp - thuỷ sản Năm 2010 giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm 56%; dịch vụ:30%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 14% GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 31triệu đồng, tương đương 1.630 USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005 Đạt đượcnhững kết quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá trên, toàn tỉnh đã tập trung phát triển kinh tế như:
Trong lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt quan tâm đó là: Triển khai thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân tỉnh đã xây
Trang 39dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động cácnguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Kinh phí đầu tư từnguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010khoảng 2.300 tỷ đồng Trong 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tếgiảm từ 16,7% xuống còn 13,7% Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theohướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 39% lên 56%, tỷ trọngngành trồng trọt giảm từ 56% xuống 38,9% Chăn nuôi phát triển, đã xuất hiệnnhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tạo
ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao; giá trị sản xuất tăng bình quân 14,3%/năm Diện tích đất có rừng ước đạt 32,9 ngàn ha Thuỷ sản phát triển khá, giá trị sảnxuất tăng bình quân 7,3%/năm Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển đadạng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, tốc độ tăng bình quân 10,2%/nă
Trong lĩnh vực công nghiệp đã khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 20%/năm, riêng côngnghiệp tăng 20,6%/năm Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2006-2010) đạt trên
154 nghìn tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005,giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 dự kiến đạt 41 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần sovới năm 2005 Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới được hình thành Một
số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh;bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao Các sản phẩm côngnghiệp chủ lực như: Ô tô, xe máy, gạch ốp lát có sức cạnh tranh cao và ngày càngchiếm thị phần lớn trong nước, khu vực và thế giới Các ngành công nghiệp phụ trợbước đầu phát triển Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâmquy hoạch, đầu tư, khôi phục và phát triển
Trong lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá Đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu
cầu sản xuất và đời sống Hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải, du lịch, bưu chínhviễn thông, ngân hàng phát triển mạnh Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăngbình quân 30,5%/năm; khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân 21,8%; khối
Trang 40lượng hành khách vận chuyển tăng 39,5% Doanh thu du lịch tăng bình quân 15,8%.Mật độ máy điện thoại đạt 84,5 máy/100 dân
Để thực hiện được những kết quả trên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá toàn tỉnh đã: Tập trung các giải pháp huy độngvốn để chi cho đầu tư, phát triển và đảm bảo an sinh xã hội Tỷ lệ huy động GDP vàongân sách nhà nước bình quân đạt 39,2%/nă Chi ngân sách tăng bình quân36,3%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 45,8% tổng chi Huy động vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh Tổng vốn huy động 5 năm đạt 46.145 tỷ đồng
Đẩy mạnh xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 457 triệuUSD, trong đó khu vực FDI đạt 403 triệu USD, tăng gần 2 lần so năm 2005 Hànghóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Tập trung và có những giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư Đã thu hút đượcnhiều dự án lớn, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến Trong 5 năm, thu hút
507 dự án mới, trong đó có 113 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự
án DDI, tổng vốn đăng ký 20.497,8 tỷ đồng Đến cuối năm 2010 dự kiến trên địa bàn
có tổng số 596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD
Đẩy nhanh và làm tốt công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp Đã phêduyệt bổ sung quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 6.038
ha, trong đó có 9 khu công nghiệp đã được thành lập, đã và đang trong quá trình đầu tưxây dựng hạ tầng kỹ thuật, khai thác hoạt động có hiệu quả
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựngnông thôn mới được quan tâm, tăng cường đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực.Tỉnh đã Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2050, có phạm vi nghiên cứu 328 km2, quy mô 1,2 triệu dân; điều chỉnh, bổsung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015, định hướng đếnnăm 2020
Tuy nhiên: Kinh tế tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững
chưa cao; chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, nhất