CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ NGÀNH

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 120)

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Nó không cố định mà luôn luôn biến đổi, chuyển dịch phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ số lượng các ngành thay đổi mà cả quy mô, trình độ và các mối liên hệ cũng thay đổi, từ đó vai trò, vị trí của các ngành cũng có sự biến đổi.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển của nền kinh tế”. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc gia, hay mỗi kinh tế ngành, hay mỗi vùng, địa phương có thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới (sản phẩm, dịch vụ mới) hay có thể loại ra khỏi cơ cấu kinh tế những ngành (những sản phẩm) không còn phù hợp, hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm tỷ trọng của một ngành (sản phẩm) nào đó. Đó là quá trình chuyển từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế hợp lý; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu kinh tế mới hiện đại và phù hợp hơn. Sự thay đổi như vậy không đơn giản chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành và tỷ trọng mỗi ngành, mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính

chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành.

Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Ngược lại, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

Cũng như mọi sự vật hiện tượng, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ chỉ ổn định tương đối, thường xuyên ở trạng thái vận động và biến đổi. Sự biến đổi ấy phụ thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động xã hội, sự phát triển kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng, liên kết, hợp tác kinh tế và nhân tố chủ quan của Nhà nước... trong đó chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, điều cốt yếu là sự phát triển của khoa học - công nghệ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ là nội dung cơ bản của tiến trình công nghiệp hoá, là sự thay đổi vai trò, vị trí công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, tức là sự thay đổi từ cơ cấu lấy giá trị nông nghiệp truyền thống làm chủ yếu sang cơ cấu kinh tế lấy giá trị công nghiệp làm chủ yếu, rồi chuyển sang lấy giá trị của ngành dịch vụ là chính. Nhờ đó, làm chuyển đổi hẳn cơ chế tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, vai trò tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân mà biểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị . Đây không phải là đơn thuần thay đổi vị trí mà thay đổi về chất trong cơ cấu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan đến việc thay đổi vai trò của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong một thời gian tương đối dài. Những thay đổi này được đánh giá bằng sự thay đổi tỷ trọng về GDP hoặc giá trị sản xuất của các ngành và mức độ huy động lao động cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và

quan hệ kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế ngày càng biến đổi.

1.2.2 Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là vấn đề mang tính quy luật đối với các nước trong quá trình phát triển. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã được nhà kinh tế học người Đức E.Engel và nhà kinh tế học người Mỹ A.Fisher nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế quốc dân mà biểu hiện tập trung ở sự thay đổi cơ cấu giá trị. Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp đi lên là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong quá trình này, các ngành công nghiệp dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nông nghiệp. Do đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đối với các nước đã công nghiệp hoá thành công thì xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Trong quá trình này không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ. Do đó, dần dần tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ trọng dịch vụ tăng lên. Quá trình thay đổi cấu trúc về mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ theo một quy luật nhất định Sự chuyển dịch ấy mạng tính quy luật thể hiện qua các quá trình sau đây:

Thứ nhất, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng hoá, rồi sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là: trình độ phân công lao động xã hội chưa phát triển; nông nghiệp là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, bộ mặt dân cư bao gồm nông dân, công nhân, thương nhân và tư sản; trong đó lực lượng nông dân là chủ yếu và giảm dần trong quá trình phát triển; tuyệt đại đa số nhân khẩu tập trung ở nông thôn; các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh mang tính cá thể, hộ kinh tế hàng hoá nhỏ và phường hội. Kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Kỹ thuật thủ công lạc hậu, năng

xuất lao động và thu nhập của dân cư thấp.

Thứ hai, là sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khoa học - kỹ thuật, kinh tế hàng hoá và phân công lao động xã hội phát triển; công nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức sản xuất phát triển theo trang trại, xí nghiệp, công ty; những trung tâm công nghiệp, thương mại, đô thị lớn phát triển và trở thành những cực tăng trưởng, bộ mặt xã hội dân cư mới hình thành, trong đó nổi bật là giai cấp công nhân tăng rất nhanh, năng suất lao động và thu nhập của dân cư cao.

Thứ ba; là sự biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh: GDP dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân; sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ. Nhà nước và công ty xuyên quốc gia, phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc với lao động chân tay hình thành và phát triển, công nhân được trí thức hoá; nét đặc sắc của bộ mặt dân cư là xuất hiện khối trung lưu gồm những người lao động trí óc; mạng đô thị và công nghiệp rộng lớn, tuyệt đại nhân khẩu sống ở đô thị.

Sau thời kỳ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP là thời kỳ dịch vụ phát triển. Sự phát triển của ngành này phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, công và nông nghiệp nói riêng. Chuyên môn hoá, phân công lao động xã hội và quan hệ kinh tế thị trường phát triển đạt ở trình độ cao. Đô thị hoá nhanh. Đặc biệt có bước nhảy vọt về tiến bộ khoa học - công nghệ với việc ứng dụng công nghệ hoàn toàn mới. Những biến đổi như vậy sẽ mang lại cho xã hội một bộ mặt mới.

Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được biểu hiện ở các quá trình sau:

Một là: Tỷ trọng và số tuyệt đối về GDP và lao động nông nghiệp giảm dần, còn của công nghiệp ngày càng tăng lên.

(dịch vụ) tăng nhanh hơn trong các ngành sản xuất vật thể.

Ba là: Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.

Trong quá trình phát triển tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng nó vẫn có vị trí vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi: Nông nghiệp đảm bảo nông sản hàng hoá cho dân cư, vừa phải cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tồn tại và phát triển; nông nghiệp giữ cân bằng môi trường sinh thái. Hiểu rõ vị trí và vai trò của nông nghiệp để có chính sách thoả đáng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với công nghiệp, nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng bởi vì: Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn, ổn định tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; tạo nguồn ngoại tệ để nhập khoa học công nghệ phục vụ phát triển công, nông nghiệp; nông nghiệp đóng vai trị cơ sở, sản suất nhiều loại nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển; cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công nghiệp.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.2.3.1 Yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân số

Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Nếu ở một vị trí địa lý thuận lợi, một địa phương có khả năng rất tốt để mở rộng thị trường, tiếp thu nguồn lực. Ngược lại nếu địa phương có vị trí bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như tỉnh Vĩnh Phúc nằm ngay cạnh thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, có giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng... là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Do vậy vị trí địa lý là lợi thế quan trọng để hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế.

Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Nơi nào có địa hình thuận lợi thì nơi đó hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế thuận lợi và ngược lại. Căn cứ vào vị trí và địa hình để bố trí các ngành sản suất

trọng điểm có ý nghĩa kinh tế rất lớn.

Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến các kinh tế ngành quốc dân. Trong những năm gần đây do các hoạt động tiêu cực của con người vào tự nhiên nên trong khí quyển đã diễn ra một số quá trình làm mất tính ổn định của thời tiết khí hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người như hiệu ứng nhà kính, mưa a xít... Do vậy vấn đề đặt ra là cần bảo vệ khí quyển, chống các tác nhân phá hoại tài nguyên khí hậu.

Dân số, lao động có vai trò rất quan trọng; toàn bộ lịch sử đã chỉ rõ con người vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Dân số xẽ cung cấp cho xã hội nguồn lao động, điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Chính con người lao động là nhân tố đem lại nguồn lực ban đầu và là nhân tố then chốt nâng cao năng suất, đẩy nhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ, bởi lẽ kết cấu dân cư xã hội, trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để nâng cao năng xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động dịch vụ. Quy mô dân số và thu nhập của họ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu. Đó là cơ sở phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Thực tế phát triển kinh tế xã hội ở các nước đã chứng minh dân số quá đông, đặc biệt chất lượng nguồn lao động thấp có thể gây ra nhiều vấn đề xã hội. Chỉ có nguồn lao động dồi dào hiểu biết về khoa học, có sức khoẻ và kỹ năng lao động thành thạo mới là tài nguyên quý giá.

Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển các kinh tế ngành. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại và yêu cầu của cuộc sống con người ngày càng sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đất đai canh tác là điều kiện cơ bản, là cơ sở vật chất của các hoạt động nông, lâm nghiệp; nước là tài nguyên không thể thiếu được trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; Tài nguyên khoáng sản là nguyên liệu chính của các ngành công nghiệp. Như vậy tài nguyên

thiên nhiên ngày càng cạn kiệt là khó khăn lớn cho quá trình tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Con đường thoát khỏi tình trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triển theo hướng kinh tế tri thức.

Muốn đảm bảo tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâu dài, bền vững và chất lượng cao thì việc bảo đảm nguồn vốn là rất quan trọng, trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu. Để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có lượng vốn đầu tư tiết kiệm từ dân cư; lượng vốn tích luỹ đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp; lượng vốn thu hút và lợi dụng vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qua phân tích các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế cho thấy ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế mang tính tất yếu. Nó vừa phụ thuộc, vừa tác động đến tự nhiên. Yếu tố nào cũng có tác dụng tích cực và tiêu cực đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế; do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải khai thác mặt tích cực và khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố tự nhiên.

1.2.3.2 Tiến bộ khoa học, công nghệ

Tiến bộ khoa học- công nghệ xét về nội dung được phát triển theo một số hướng chính đó là: cơ khí hoá; điện khí hoá; tự động hoá; điện tử và tin học; vật liệu mới; công nghệ sinh học... Nó đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tần suất phát minh mới và ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Theo kết quả nghiên cứu trong hạn ngạch tăng trưởng kinh tế của một số nước phát triển, phần đóng góp của khoa học - công nghệ ngày một tăng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w