Tiến bộ khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 36)

Tiến bộ khoa học- công nghệ xét về nội dung được phát triển theo một số hướng chính đó là: cơ khí hoá; điện khí hoá; tự động hoá; điện tử và tin học; vật liệu mới; công nghệ sinh học... Nó đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tần suất phát minh mới và ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn, phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Theo kết quả nghiên cứu trong hạn ngạch tăng trưởng kinh tế của một số nước phát triển, phần đóng góp của khoa học - công nghệ ngày một tăng. Khoa học công nghệ không chỉ là chỗ dựa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Không những thế khoa học - công nghệ đã trở thành vũ khí chủ yếu trong cạnh tranh. Tăng trưởng GDP với tốc độ cao. Trong thời đại cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế, chỉ có thể đạt được một cách vững chắc và lâu bền trên cơ sở không ngừng nâng cao năng lực

khoa học - công nghệ nội sinh.

Xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho đến nay chúng ta thấy rõ mối quan hệ nội tại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và vai trò động lực của nó, cụ thể; khoa học - công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy phân công lao động xã hội, hình thành những ngành sản xuất và mối quan hệ giữa chúng; tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, do đó có thể nâng cao hiệu suất tổng thể đầu vào và đầu ra của nền kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh; tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; tiến bộ khoa học - công nghệ thúc đẩy cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện; tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng tạo khả năng bảo vệ môi trường.

Như vậy tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch, thúc đẩy hình thành những ngành mới và mối quan hệ giữa các ngành nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên, thúc đẩy cơ cấu kinh tế hoàn thiện và hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề. Thực tế cho thấy nghiên cứu và triển khai tiến bộ khoa học - công nghệ cần phải đầu tư rất lớn tiền vốn, do vậy một mặt cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tự có và sử dụng nó hiệu quả. Mặt khác cần chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

1.2.3.3 Phân công hợp tác lao động trong nước và quốc tế

Nếu xét riêng bản thân lao động thì người ta chia nền sản xuất xã hội thành những lĩnh vực lao động lớn: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sự phân công lao động đó được C.Mác gọi là sự phân công lao động xã hội. Mỗi lĩnh vực sản xuất xã hội lại được phân thành những phân ngành như: Nông nghiệp phân thành lâm nghiêp; ngư nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi... Công nghiệp có thể phân thành công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; công nghiệp chế tạo... Dịch vụ lại có thể phân thành dịch vụ vận tải; dịch vụ thương mại; dịch vụ tín dụng; dịch vụ bưu chính viễn thông... Sự phân công lao động giữa các phân ngành gọi là phân công lao động đặc thù. Phân công lao động là cơ sở

hình thành và biến đổi cơ cấu lao động.

Phân công lao động xuất phát từ phân chia các ngành nghề là sự chuyên môn hóa sản xuất, hình thành những ngành nghề khác nhau, thúc đẩy cơ cấu lao động phát triển theo chiều rộng; Phân công lao động xã hội là nhân tố quyết định hình thành cơ cấu lao động vùng; Phân công lao động quốc tế là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều sâu, trong điều kiện toàn cầu hoá để rút ngắn khoảng cách lạc hậu, những nước có lợi thế lao động và tài nguyên cần lợi dụng vốn, khoa học công nghệ từ bên ngoài để hoàn thiện và nâng cấp cơ cấu lao động theo chiều sâu.

Toàn cầu hoá, khu vực hoá, tập đoàn hóa kinh tế là xu hướng tất yếu khách quan, là bước phát triển mới tự nhiên trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trong điều kiện ấy mỗi quốc gia không kể trình độ phát triển đang trở thành một bộ phận của cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tạo cho nền kinh tế mỗi nước phát triển nhanh, sức mạnh kinh tế tăng lên sẽ làm cho tính độc lập dân tộc sẽ mạnh lên.

Trong giai đoạn hiện nay xu thế đẩy nhanh mở cửa và hội nhập về kinh tế khu vực là chủ yếu. Điều đó thể hiện sự hợp tác liên doanh và hội nhập về kinh tế chặt chẽ giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực. Mở cửa hội nhập kinh tế để phát triển càng làm xuất hiện và phát triển nhanh các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết. Ngày nay phạm vi liên kết kinh tế đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, chuyển giao...nhờ đó chúng ta sẽ khắc phục yếu thế, phát huy thế mạnh, nâng cao tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hợp tác kinh tế khu vực và thế giới là nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó được thể hiện trên các mặt đó là: Hợp tác liên doanh và hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy phân công lao động xã hội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực; là nhân tố quan trọng nâng cấp chất lượng sản phẩm công, nông nghiệp; và là nhân tố cần thiết khắc phục cơ bản tình trạng cơ cấu kinh tế bất hợp lý do lịch sử để lại, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế mở, hợp

lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 36)