1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

155 1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT

NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

12

1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 12

1.1.4 Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục

tình trạng thất nghiệp

21

1.2.1 Những công ước quốc tế về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp 261.2.2 Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp 38

1.3.1 Mô hình tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp là một nhánh của bảo hiểm

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP, NHU CẦU VÀ KHẢ

NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

67

2.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở

VIỆT NAM

67

2.1.1 THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 67

2.2 CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT

TÈNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM

87

Trang 2

VỪA QUA.

2.2.4 Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm

cho người lao động

94

2.3 NHU CẦU THAM GIA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

96

2.3.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 104CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM

THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.2.5 Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp 121

3.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1253.3.1 Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam theo Nghị

định 94/2008/NĐ-CP

126

3.3.2 Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp độc lập do Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội quản lý

133

3.3.3 Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp liên kết giữa Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

134

3.4 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trang 3

Phô lôc

Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

- BHYT: Bảo hiểm y tế

- BHTM: Bảo hiểm thương mại

- ASXH: An sinh xã hội

- ILO: Tổ chức lao động quốc tế

- WTO: Tổ chức thương mại thế giới

- FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- VĐXH: Vốn đầu tư xã hội

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU/HÌNH/SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) 15Bảng 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006) 16

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu của kết quả điều tra 1/7/2007 67Bảng 2.2 Lao động và cơ cấu lao động theo giới tính và (2003-2007) 68Bảng 2.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007) 68Bảng 2.4 Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông

Bảng 2.10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng

thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế(Giai đoạn 2003-2007)

75

Bảng 2.11 Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007 76Bảng 2.12 Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007) 77Bảng 2.13 Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do Nhóm

nghiên cứu đề tài thực hiện

78

Trang 5

Bảng 2.14 Kết quả điều tra về thời gian thất nghiệp do Nhóm nghiên

cứu đề tài thực hiện

78

Bảng 2.15 Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm

nghiên cứu đề tài thực hiện

79

Bảng 2.16 Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo trình độ

học vấn năm 2006

80

Bảng 2.17 Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên

môn kỹ thuật năm 2006

thùc tÕ tham gia BHXH

104

Bảng 2.26 Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của

người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước

107

Bảng 2.27 Thu nhập bình quân tháng của 1 người lao động làm công

ăn lương và mức chi tiêu bình quân theo khu vực

108

Mô hình

3.1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thịtrường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt Tác độngcủa thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước thường

Trang 6

ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp ở nước ta,tình hình thất nghiệp diễn biến phức tạp Ngay trong những năm đầu chuyển sangnền kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp đã

có nhiều biện pháp khắc phục và giải quyết quyết tình trạng thất nghiệp, như: Xúctiến tìm kiếm việc làm; Hợp tác xuất khẩu lao động; Trợ cấp thôi việc và mất việclàm.v.v… song thất nghiệp vẫn luôn là là một vấn đề xã hội nan giải Thực chất,các biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang được ápdụng nói trên chỉ là những biện pháp “tình thế” Nhận thức rõ vấn đề này, cũngnhư thấy rõ kinh nghiệm của các nước khi giải quyết tình trạng thất nghiệp và hậuquả của nó là phải triển khai “bảo hiểm thất nghiệp”, cho nên ngày 29 tháng 6 năm

2006 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội và trong đó quy địnhbắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 phải triển khai bảo hiểm thất nghiệp

Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối vớinước ta và chưa có tiền lệ Mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vềvấn đề này, nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa lý giải thật rõ được những nộidung của bảo hiểm thất nghiệp như: Mức đóng góp của bên tham gia, điều kiệnhưởng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việclàm.v.v và đặc biệt là công tác tổ chức BHTN ở nước ta như thế nào cho phù hợpvẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến

Chính vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa thiết

thực Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần giúp ngành lao động và thương binh

xã hội; ngành Bảo hiểm xã hội nước ta nhanh chóng tổ chức triển khai và đưa Luậtbảo hiểm xã hội vào cuộc sống Đồng thời, nội dung của đề sẽ là những căn cứ lýluận và thực tiễn giúp cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lí sự nghiệp vềbảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng xây dung, hoàn thiện

và tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp sát thực và có hiệu quả

Trang 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.

a, Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Thất nghiệp và lạm phát là 2 vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thờicũng là 2 vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước Bởi vậy,ngay sau khi ra đời, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước thấtnghiệp C2 vào năm 1919 Tiếp đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn cácCông ước: Công ước phòng chống thất nghiệp C44, năm 1934; Công ước An sinh

xã hội C102, năm 1952; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thấtnghiệp C168 năm 1991 Những công ước này là định hướng cho các nước (thamgia phê chuẩn Công ước) hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chốngthất nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ Có 2 loại chính sách mànhiều nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện, đó là: Chính sách Bảo hiểm thấtnghiệp và chính sách Bảo hiểm xã hội (trong đó, có chế độ trợ cấp thất nghiệp)

Để hoạch định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là hoàn toàn phụthuộc và điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước Tuy nhiên có một sốnhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến bảohiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp Điển hình như: ở Cộng hoà Liên BangĐức có Schmid, G; ở Mỹ có Wernev, H và Wayne Nafziger, E; ở Anh có DaVid,

W và Pearce, ở Nga có V.Pap Lốp;.v.v

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trungchủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệptrong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới

Có một một số nghiên cứu đã tiếp cận với bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thấtnghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp

và thời gian trợ cấp thất nghiệp Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù củatừng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức bảo hiểm thất

Trang 8

nghiệp Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là đểtham khảo trong quá trình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.

Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnhcủa bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp Vì thế, cơ sở lý luận và thực tiễn

để tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm nghiên cứu

b, Tình hình nghiên cứu trong nước.

Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hiện tượngthất nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và tình trạng thất nghiệp có xu hướng ngày cànggia tăng, kể cả ở khu vực nông thôn và thành thị Chính vì vậy, Bảo hiểm thấtnghiệp và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoahọc và nhiều nhà quản lý

Năm 1993, trong cuốn “ Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội ởnước ta hiện nay” do Nhà xuất bản lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần

đã có một bài viết với tiêu đề: “Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu

trí” Nội dung bài viết mới chỉ đề cập đến khái niệm về trợ cấp thất nghiệp và sự

cần thiết phải có trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong cơ chế thị trường

Năm 2000, TS.Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh Tế Bảohiểm - Trường Đaị học Kinh Tế Quốc Dân thực hiện một đề tài khoa học cấp bộ,

mã số B2000 - 38- 62 : “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện

kinh tế thị trường” Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và khi đó luật Bảo

hiểm xã hội chưa ra đời cho nên nội dung của đề tài này mới chỉ dừng lại ở một sốnội dung chủ yếu mang tính định tính như: Sự cần thiết khách quan phải triển khaiBảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quanđiểm chung khi tổ chức triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta

Trong cuốn sách “ Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết ” do Nhà xuất bản

thống kê phát hành năm 2001, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài viết : “Luật

bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp” Nội dung bài viết chỉ tập trung

Trang 9

vào một khía cạnh nhỏ là: Khi xây dựng luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên haykhông nên đề cập đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp Năm 2003, tại buổi hội thảo

khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” do Bộ tài

chính tổ chức, TS Đặng Anh Duệ đã có bài báo tham luận : “ Để xây dựng và thựchiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” Bài báo này mới chủ yếu tập trungnêu lên sự cần thiết phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độbảo hiểm xã hội ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thựchiện chế độ này

Năm 2004, TS Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại Bảo hiểm xã hội Việt

Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản

của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp

ở Việt Nam” Trong chuyên đề này, một số nội dung của bảo hiểm thất nghiệp đã

bước đầu được đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình thức trợ cấp thấtnghiệp ở nước ta đã được đưa ra Song, việc phân biệt giữa bảo hiểm thất nghiệp

và trợ cấp thất nghiệp chưa được nghiên cứu, vấn đề tổ chức bảo hiểm thất nghiệp

ở nước ta chưa được làm rõ

Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứumột cách có hệ thống và toàn diện về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.Đặc biệt là nội dung của bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện ở nước ta? Triểnkhai bảo hiểm thất nghiệp độc lập hay xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp nằmtrong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội? Hệ thống tổ chức bảo hiểm thấtnghiệp?.v.v.Vẫn là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây:

1 Làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và bảohiểm thất nghiệp

Trang 10

2 Đánh giá thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểmthất nghiệp, thực trạng chính sách và công tác tổ chức triển khai BHTN ở nước ta.

3 Làm rõ quan điểm về tổ chức BHTN, đưa ra những kiến nghị và giải pháp

tổ chức BHTN ở nước ta

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế vẫn dùng nhưphương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh , đề tài đặc biệt chú trọng tới cácphương pháp sau đây: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Đề tài sẽ dự kiếnđiều tra, ở một số địa phương, một số ngành có nhiều khả năng xảy ra thất nghiệp

để làm rõ thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thấtnghiệp, lựa chọn mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp

- Xử lý kết quả điều tra trên máy tính để xác định thực trạng, nhu cầu, khảnăng tham gia bảo hiểm thất nghiệp xác định mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp

- Điều tra, khảo sát ở Thủ đô Hà Nội - một thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệpcao Dự kiến đề tài sẽ khảo sát một số doanh nghiệp đại diện tại Hà Nội

- Xin ý kiến một số chuyên gia thuộc các ngành Lao động và thương binh

xã hội, tài chính, Bảo hiểm xã hội

- Đề tài dự kiến làm rõ những nội dung Bảo hiểm thất nghiệp khi triển khai

ở nước ta và mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp Sau đó nêu lên những quanđiểm và đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp về tổ chức BHTN ởnước ta

Trang 11

6 Địa chỉ ứng dụng của đề tài

- Bộ lao động và thương binh xã hội

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Các Trường Đại học khối kinh tế – Xã hội Việt Nam

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàigồm có ba chương:

- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thất nghiệp và bảo hiểm thấtnghiệp

- Chương II: Thực trạng thất nghiệp và tổ chức BHTN ở Việt Nam

- Chương III: Kiến nghị và giải pháp về tổ chức BHTN ở Việt Nam

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trang 12

1.1.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một bộ phậnngười lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm

Còn về “người thất nghiệp” thì theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc

tế (ILO) đưa ra tại Hội nghị lần thứ 13 các nhà Thống kê Lao động quốc tế, tháng

10 - năm 1982: Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khảnăng lao động, hiện tại không có việc làm, muốn làm việc và hiện rất sẵn sàng đểlàm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm

Các định nghĩa này cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũngđược xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà chỉ những người “trong độ tuổi laođộng, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” thì mớiđược coi là người thất nghiệp Sở dĩ người thất nghiệp phải là người “trong độ tuổilao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên mà nói, con người chỉ có thểlao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thể lực - tức là phải đạt đến một độtuổi nào đó Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới quy định, độ tuổi lao động là từ 16-

60 đối với nữ và từ 16-50 đối với nam (Giới hạn dưới của tuổi lao động là độ tuổi

mà những người tới độ tuổi này có thể tham gia lao động, còn giới hạn trên củatuổi lao động là độ tuổi mà những người vượt quá độ tuổi đó thì khả năng lao độngsuy giảm rõ rệt) Và có một thực tế là không phải tất cả những người trong độ tuổilao động đều có thể tham gia lao động, mà có một bộ phận do những nguyên nhânnào đó (tàn tật, tai nạn…) dẫn đến không có khả năng lao động

Bên cạnh các đặc trưng “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động”,người thất nghiệp còn phải là người “đang không có việc làm, đang đi tìm việclàm” “Đang đi tìm việc làm” theo ILO là việc “tiến hành những bước đi cụ thểnhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm Những bước đi cụ thểnày bao gồm: Đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước

Trang 13

hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìmkiếm việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy…; tìm kiếm và trảlời các quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân giúp tìm việc làm;tìm địa điểm, máy móc, thiết bị, thu xếp các nguồn tài chính, xin giấy phép…chuẩn bị cho việc tự kinh doanh.” Như vậy những người trong độ tuổi lao động, cókhả năng lao động nhưng đang đi học, đang thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước,đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi làngười thất nghiệp

Từ các đặc trưng trên có thể thấy “người thất nghiệp” có thể thuộc một trongcác dạng sau:

+ Những người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốtnghiệp hoặc thôi học, bỏ học chưa tìm được việc làm

+ Bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ quân sựchưa có việc làm

+ Số đối tượng xã hội sau thời gian quản giáo, chữa trị bệnh đang cónhu cầu làm việc

+ Những người đã từng có việc làm nhưng hiện tại không có việc làm

do hết hạn hợp đồng lao đồng, do bị buộc thôi việc, do ngừng sản xuất …

+ Những người phải nghỉ việc tạm thời không có thu nhập do tính mùa

vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Khái niệm “người thất nghiệp” có liên quan chặt chẽ với khái niệm “người

có việc làm” Với quan niệm: “Mọi hoạt động lao động tạo ra các sản phẩm vậtchất và dịch vụ, tạo ra thu nhâp không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận

là việc làm” thì những người có việc làm là những người đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân Người có việc làm bao gồm:

Trang 14

+ Những người đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công dướihình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật;

+ Những người làm những công việc để thu lợi nhuận cho bản thân hoặcthu nhập cho hộ gia đình

Khái niệm “người có việc làm” bao gồm cả những người đã có công việctrước đó song trong tuần lễ điều tra tạm thời không làm việc vì các lý do như bị ốmđau, bị tai nạn lao động, tranh chấp lao động, nghỉ hè, tạm thời bị cản trở không đilàm được do thời tiết xấu, tự ý vắng mặt và sau đợt nghỉ lại đi làm việc như bìnhthường

Tóm lại, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thểtham gia lao động, mà có một phận do những nguyên nhân nào đó không có khảnăng lao động (tàn tật, tai nạn…), đồng thời có một bộ phận dân số ngoài tuổi laođộng (trên tuổi lao động và trẻ em từ 13 đến 15 tuổi) thực tế có tham gia lao động

Vì vậy, “nguồn lao động” bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động và những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong nềnkinh tế quốc dân

Trong nguồn lao động, có một bộ phận nhỏ những người không thuộc lựclượng lao động (dân số không hoạt động kinh tế) như học sinh, sinh viên đang đihọc, những người đang làm nội trợ, những người không có nhu cầu làm việc; vàmột bộ phận lớn những người thuộc “lực lượng lao động” (dân số hoạt động kinhtế), đó là những người đang có việc làm và những người thất nghiệp

Để phản ánh tình hình thất nghiệp của một quốc gia, một khu vực, có thể sửdụng nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” được sử dụng phổ biếnnhất Chỉ tiêu này cũng thường được các phương tiện thông tin đại chúng đề cậptrong các bản tin về tình hình thị trường lao động Tỷ lệ thất nghiệp của một quốcgia (hoặc một khu vực) là tỷ số giữa tổng số người thất nghiệp của quốc gia (hoặccủa khu vực đó) và lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) Như vậy, chỉ

Trang 15

tiêu “tỷ lệ thất nghiệp” đo lường số người thất nghiệp trong lực lượng lao động(dân số hoạt động kinh tế) chứ không phải trong tổng dân số Lực lượng lao độnghay dân số hoạt động kinh tế là tổng số những người có việc làm và những ngườithất nghiệp của quốc gia (hoặc của khu vực) (Trong thực tế, nhiều người thườnghiểu lầm và đồng nghĩa “lực lượng lao động” với “người có việc làm”).

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là một trong những vấn đềnan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước Do nhiều nguyên nhânkhác nhau mà thất nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, cho dù đó là nướcđang phát triển hay nước công nghiệp phát triển Theo Tổ chức Lao động quốc tế,

tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực giai đoạn 1996-2006 được thể hiện ởbảng 1.1

Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006)

(Đơn vị: %)

6

Các nước phát triển và các nước

thuộc Cộng đồng chung châu Âu

Các nước Trung và Đông Nam

châu Âu (không thuộc EU)

Trang 16

Khu vực Trung Đông 12,4 13,0 12,4 11,7 12,2 12,1

(Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế, “Key Indicators of the Labour Market”).

Bảng 1.1 cho thấy Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu sa mạc Sahara, các quốc giaTrung và Đông Nam Châu Âu (không thuộc EU) là những khu vực có tỷ lệ thấtnghiệp cao

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia giai đoạn 1996-2006 được thểhiện ở bảng 1.2

Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006)

(Đơn vị: %)

Quốc gia 199

6

199 7

199 8

199 9

200 0

200 1

200 2

200 3

200 4

200 5

200 6

Canada 9,6 9,1 8,3 7,6 6,8 7,2 7,7 7,6 7,2 6,8 6,3

Mỹ 5,4 4,9 4,5 4,2 4,0 4,8 5,8 6,0 5,5 5,1 4,6Pháp 12,0

6

12,26

11,8

11,74

10,

0 8,8 8,9 9,8 9,9 9,8 Đức

-8,8 9,8 9,7 8,8 7,9 7,9 8,7

10,0

11,0

11,1

10,3

18,2

19,9

19,6

19,0

17,7

13,8Nga

9,7 11,8

13,

3 12,6 9,8 8,9 7,9 8,0 7,8 7,2 7,2Thụy Điển 8,0 8,0 6,5 5,6 4,7 4,0 4,0 4,9 5,5 6,0 5,4

Anh 8,2 7,1 6,1 6,0 5,5 4,8 5,1 4,8 4,6 5,0

-Úc 8,3 8,4 7,8 7,0 6,4 6,9 6,4 6,0 5,6 5,1 5,0Niu Di Lân 6,1 6,6 7,5 6,8 6,0 5,3 5,2 4,7 3,9 3,7 3,8Hàn Quốc 2,0 2,6 6,8 6,3 4,4 4,0 3,3 3,6 3,7 3,7 3,5Nhật Bản 3,4 3,4 4,1 4,7 4,7 5,0 5,4 5,3 4,7 4,4 4,1Inđônêsia 4,0 4,7 5,5 6,4 6,1 8,1 9,1 9,5 9,9 10,

3 10,

5

Trang 17

Trung Quốc 3,0 3,0 3,1 3,1 3,1 3,6 4,0 4,3 4,2 4,2 Philippin 7,4 7,9 9,6 9,6 10,

Ghi chú: “-”: Không có số liệu

(Nguồn: http://laborsta.ilo.org)

Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức lànhững nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao Thất nghiệp là vấn đề của tất cả các quốcgia trên thế giới Các nước đang phát triển thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn cácnước phát triển Nhưng theo ILO, điều này không phải bao giờ cũng đúng Lý do là

ở chỗ, tại các nước đang phát triển, người lao động thường có xu hướng chấp nhậnmọi việc làm - ngay cả khi công việc đó có điều kiện làm việc không đảm bảo Do

đó, theo ILO, vấn đề ở các nước đang phát triển đôi khi không phải là có quá nhiềungười thất nghiệp mà là điều kiện làm việc không đảm bảo

1.1.1.2 Phân loại thất nghiệp

Tùy theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn tiêu thức phân loại, có nhiềuhình thái thất nghiệp khác nhau:

a Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành các loại:

- Thất nghiệp tự nhiên: Loại thất nghiệp này xảy ra do quy luật Cung cầu

của thị trường sức lao động tác động Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệpthấp nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được Tỷ lệ này xảy ra khi mức GNP thực

tế đạt được mức GNP tiềm năng Nói một cách khác, khi GNP thực tế thấp hơnGNP tiềm năng, sẽ có một bộ phận người lao động thất nghiệp

- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa Cung và cầu về các loại

lao động Cụ thể cầu về loại lao động này tăng lên, cầu về loại lao động khác giảm

đi, cung điều chỉnh không kịp cầu Trong nền kinh tế thị trường, sẽ có những

Trang 18

ngành kinh tế phát triển thu hút thêm lao động, nhưng cũng có những ngành bị thuhẹp làm một bộ phận người lao động bị dư thừa và trở thành thất nghiệp

- Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bề mặt): Loại thất nghiệp này phát sinh

do nhu cầu của sản xuất hoặc của bản thân người lao động cần được chuyển việc(bao gồm cả việc chuyển đến nơi làm việc mới) Trong thời gian chờ đợi sắp xếpcông việc mới, người lao động được coi là thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp bềmặt) Loại thất nghiệp này diễn ra thường xuyên và không đáng lo ngại

- Thất nghiệp chu kỳ: Kinh tế phát triển mang tính chu kỳ, sau giai đoạn

hưng thịnh là giai đoạn suy thoái Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về laođộng giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp Loại thất nghiệp này diễn ra theochu kỳ và mang tính quy luật

- Thất nghiệp thời vụ: Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất

nông nghiệp nên những người lao động trong các ngành nghề này không có việclàm thường xuyên và trở thành thất nghiệp mùa vụ

- Thất nghiệp công nghệ: Do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công

nghệ vào sản xuất, máy móc thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành,một bộ phận người lao động trong các dây truyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thấtnghiệp công nghệ

b Căn cứ vào ý chí của người lao động: Thất nghiệp được phân thành 2

loại:

- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công

việc nào đó do mức lương được trả không thỏa đáng hoặc do không phù hợp vớitrình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc

- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng

lao động, có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả, nhưng người sửdụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng nên trở thành thấtnghiệp

Trang 19

c Căn cứ vào mức độ thất nghiệp: Thất nghiệp được phân thành 2 loại:

- Thất nghiệp toàn phần: Là trường hợp người lao động hòan toàn không có

việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầulàm thêm

- Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm,

nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3đến 4 giờ trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm

1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp,dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Do sự điều tiết của thị trường, chu kỳ kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, khi bị thu hẹp thì lại dư thừa lao động,

từ đó làm cho cung cầu trên thị trường sức lao động thay đổi, làm phát sinh hiệntượng thất nghiệp

- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật, đặc biệt là sự tự động hóa các quá trình sản xuất nên trong một chừng mựcnhất định máy móc đã thay thế con người, làm số người thất nghiệp tăng lên

- Do sự gia tăng dân số và nguồn lao động, cùng với quá trình quốc tế hóa

và toàn cầu hóa nền kinh tế: Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang

phát triển Ở những nước này, dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh Đểhội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, các nước đang phát triểnphải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp.Những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể và phá sản, số doanh nghiệp cònlại phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị và công nghệ, sử dụng

ít lao động dẫn đến lao động dư thừa

Trang 20

- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc: Những người này phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới, và trong thời gian

chưa tìm được việc làm phù hợp, họ trở thành thất nghiệp

- Do tính chất mùa vụ của sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp nên

những người lao động trong các ngành nghề này không có việc làm thường xuyên

1.1.3 Hậu quả của thất nghiệp

Thất nghiệp không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và giađình họ mà còn có tác động mạnh đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hộicủa một quốc gia Cụ thể:

- Đối với bản thân người lao động và gia đình họ: Thất nghiệp có thể gây ra

những hậu quả rất trầm trọng Bởi vì mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất

đi nguồn thu nhập chủ yếu Mất đi nguồn thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp sẽlàm cho người lao động không có khỏan tài chính trang trải các khỏan tiền thuênhà, chi phí lương thực, thuốc men, chi phí học tập cho con cái… Mất việc làmcũng thường đồng nghĩa với việc các loại hình bảo hiểm gắn với hoạt động nghềnghiệp (bảo hiểm sức khỏe, trợ cấp thai sản…) sẽ bị cắt đi Nếu không có tích lũy,

dự trữ từ trước sẽ đẩy người lao động và gia đình vào hoàn cảnh sống khó khăn,thiếu thốn về mọi mặt, sức khỏe suy giảm, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng

Ngoài những ảnh hưởng về mặt kinh tế, thất nghiệp còn gây tác hại về mặttinh thần, làm cho người lao động hoang mang, buồn chán thất vọng, tinh thần luôn

bị căng thẳng Theo một tài liệu điều tra xã hội học của Pháp: Nếu coi tình trạng

Trang 21

căng thẳng nhất trong gia đình bằng 100 (đó là khi gia đình xảy ra sự kiện người

vợ hoặc người chồng qua đời) thì tình trạng căng thẳng của mất việc làm là 49

Thất nghiệp ở các nước đang phát triển còn dẫn đến tình trạng người laođộng dễ dàng chấp nhận mọi việc làm cho dù điều kiện làm việc không đảm bảo

- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là

một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm pháttriển Thật vậy, khi một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có khảnăng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên là sức sảnxuất trong nước và thu nhập quốc dân phải kém hơn khi mọi người lao động đều cóviệc làm Ngoài ra, thất nghiệp còn là trở ngại lớn cho việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất Do sợ thất nghiệp công nghệ xảy ra nên nhiều quốc giađang phát triển không mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Đối với xã hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên

những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luậtpháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích matúy…

Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiệntượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra; người lao động giảm niềm tin vào chế độ

và khả năng lãnh đạo của người cầm quyền

1.1.4 Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng thất nghiệp

Như phần trên vừa đề cập, thất nghiệp có những ảnh hưởng sâu rộng, khôngchỉ đối với cá nhân người thất nghiệp, mà còn đối với nền kinh tế và tòan xã hội

Do vậy, chính phủ các nước luôn nghiên cứu tìm ra các chính sách và biện phápnhằm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghiệp Các chính sách và biện pháp này

có thể phân thành 2 nhóm: Các chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng thấtnghiệp; các chính sách và biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng thất nghiệp

Trang 22

1.1.4.1 Các chính sách và biện pháp chủ yếu hạn chế tình trạng thất nghiệp

b Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thôn, nhưng một bộ phậndân cư nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm Điềunày là do nếu tìm được việc làm ở thành thị, người lao động sẽ được trả công caohơn so với khi họ làm việc ở nông thôn Đây là một áp lực rất lớn làm cho bản thân

cư dân thành thị cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp Để giải quyết vấn đề này,nhiều quốc gia đã thực hiện một loạt các chương trình như: Định hướng phát triểnnông nghiệp, nông thôn; Thay đổi công nghệ trong nông nghiệp; Xây dựng thêmtrường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng, tăng cường các dự án đầu tư để phát triểncông nghiệp ở khu vực nông thôn… Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trìnhnày, chính phủ các nước thường gặp khó khăn về vốn và sử dụng vốn đầu tư

Trang 23

c Áp dụng các công nghệ thích hợp

Để hạn chế thất nghiệp, thông qua công cụ thuế và chính sách lãi suất ưuđãi, chính phủ nhiều nước khuyến khích các doanh nghiệp địa phương, các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn áp dụng công nghệ thích hợp sử dụngnhiều lao động

d Giảm độ tuổi nghỉ hưu

Đây là biện pháp mang tính “tình thế” nhằm giảm tình trạng thất nghiệp.Bằng việc giảm tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ nhanh chóng tạo ra một sốchỗ làm việc mới cho những người đang bị thất nghiệp, đặc biệt là những ngườimới bước vào tuổi lao động Tuy nhiên, biện pháp này sẽ làm cho số tiền chi trả trợcấp hưu trí tăng lên Kết quả là người lao động và người sử dụng lao động sẽ phảiđóng góp cao hơn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sản xuất của họ.Mặt khác, ngân sách Nhà nước cũng phải gánh vác một phần để giải quyết hậuquả Chính vì vậy, trước khi thực hiện biện pháp này, chính phủ các nước phải tínhtoán và cân nhắc kỹ lưỡng

e Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế

Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ còn tăng cường đầu

tư cho nền kinh tế bằng cách “bơm tiền” một cách trực tiếp để xây dựng thêmnhững vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng để tạothêm việc làm cho người lao động và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hộikhác Tuy vậy, nếu số chi lớn hơn số thu từ thuế của chính phủ thì lạm phát sẽ rất

Trang 24

những khỏan hỗ trợ nhất định thay thế cho thu nhập đã bị mất đi Khỏan hỗ trợ nàyđược gọi chung là “trợ cấp thất nghiệp” Trợ cấp thất nghiệp được thực hiện dướinhiều dạng: Hỗ trợ của chủ sử dụng lao động cho người lao động bị thôi việc, mấtviệc (trợ cấp thôi việc, mất việc làm); Hỗ trợ của Nhà nước cho người thất nghiệp(trợ giúp thất nghiệp hay cứu trợ thất nghiệp); hoặc khỏan thanh toán của quỹ bảohiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động tham gia BHTN khi mất việc làm

a Trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Đây là biện pháp “tình thế” mà các doanh nghiệp thường áp dụng nhằm giảiquyết khó khăn, ổn định cuộc sống khi người lao động trong doanh nghiệp phảithôi việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, bị phá sản… Khỏan tiền trợcấp mà người lao động nhận được do phải thôi việc là do họ đã có một quá trìnhđóng góp để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp - thực chất là phần lợi nhuận màtrước đây người lao động đã tham gia tạo nên Mức trợ cấp thôi việc, mất việc làmđược trả thường phụ thuộc vào thời gian làm việc cho doanh nghiệp trước khingười lao động thôi việc, mất việc làm Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm

cơ bản là khi doanh nghiệp có nhiều người thôi việc, mất việc, cũng là lúc doanhnghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; lúc này, doanh nghiệp lại phải chi

ra một khỏan tiền lớn để trả trợ cấp thôi việc, mất việc nên sẽ rất bị động về tàichính, nhiều doanh nghiệp thậm chí không có khả năng chi trả

b Trợ giúp thất nghiệp

Để ổn định đời sống cho người lao động khi bị thất nghiệp, Chính phủ cácquốc gia thường trích từ ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cho người lao động trongthời gian thất nghiệp Mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội khigặp rủi ro thất nghiệp đều được hưởng trợ giúp (cứu trợ) của Nhà nước mà khôngphải đóng góp trực tiếp Về nguyên tắc, mức trợ giúp thất nghiệp của Nhà nước lànhư nhau cho mọi người thất nghiệp nhưng với mục tiêu công bằng xã hội, Nhànước thường dành sự trợ giúp cao hơn cho những người thất nghiệp có hòan cảnh

Trang 25

khó khăn hơn Bên cạnh dạng trợ giúp đồng đều cho mọi người thất nghiệp, ở một

số quốc gia có triển khai BHTN thì Nhà nước thực hiện trợ giúp (cứu trợ) thấtnghiệp với những người không đủ điều kiện hưởng BHTN hoặc đã hết thời gianhưởng BHTN mà vẫn chưa tìm được việc làm

c Bảo hiểm thất nghiệp

Nhằm chủ động đối phó với rủi ro mất việc làm, người lao động tham giaBHTN BHTN thực chất là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trungthông qua sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, có sự hỗ trợcủa Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp trong thời gian mấtviệc làm BHTN hoạt động trên nguyên tắc san sẻ rủi ro, có đóng, có hưởng Bêncạnh việc hỗ trợ thu nhập nhằm ổn định đời sống trong thời gian thất nghiệp, khitham gia BHTN người lao động còn được tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo lạinghề, hỗ trợ chi phí đi lại tìm kiếm việc làm mới… Những hoạt động này nhằmgiúp người thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại làm việc

BHTN có thể được thực hiện dưới dạng 1 trong 9 chế độ BHXH (chế độBHTN) hoặc được tách ra thành một hệ thống độc lập (BHTN)

Một, BHTN là một chế độ trong hệ thống chế độ BHXH

Thất nghiệp là một loại rủi ro xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đếnngười lao động và gia đình họ mà còn tác động đến tất cả những vấn đề kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia Do vậy, trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ BHTNđược coi là chế độ quan trọng Người lao động tham gia BHXH khi bị thất nghiệp

sẽ được nhận trợ cấp BHTN do cơ quan BHXH chi trả Mức trợ cấp bao giờ cũngthấp hơn tiền lương, tiền công lúc đang công tác và thường phụ thuộc vào thời gianlàm việc có đóng BHTN, tỷ lệ thất nghiệp trong từng thời kỳ, khả năng chi trả củaquỹ BHXH Thời gian hưởng trợ cấp thường được giới hạn phù hợp với thời gianngười thất nghiệp có thể tìm kiếm việc làm mới

Trang 26

Hai, BHTN được tổ chức thành một hệ thống độc lập

Trong quá trình triển khai BHTN, một số quốc gia thực hiện dưới dạng chế

độ BHTN trong 9 chế độ BHXH, một số quốc gia khác thực hiện dưới dạng BHTNđộc lập Với BHTN độc lập, một bộ máy tổ chức riêng tách khỏi BHXH đượcthành lập thực hiện đăng ký đối tượng tham gia, thu các khỏan đóng góp hìnhthành quỹ tài chính, quản lý quỹ, tổ chức chi trả trợ cấp Thực hiện BHTN dướidạng 1 chế độ BHXH hoặc hệ thống BHTN độc lập về cơ bản chỉ khác nhau ởcông tác tổ chức, các quy định về điều kiện hưởng trợ cấp BHTN, mức hưởng, thờigian hưởng không có sự khác biệt Nội dung của BHTN sẽ được đề cập chi tiết ởphần II

Tóm lại, trợ cấp BHTN là một dạng của trợ cấp thất nghiệp Nhằm đối phóvới rủi ro thất nghiệp, người lao động chủ động tham gia BHTN - thực hiện việcđóng phí bảo hiểm để khi bị mất việc làm không phải do lỗi của người lao động, họ

sẽ được nhận khỏan chi trả từ quỹ BHTN So với các dạng trợ cấp thất nghiệpkhác, trợ cấp BHTN có những nét khác biệt Thứ nhất, muốn được hưởng trợ cấpBHTN, người lao động phải có quá trình tham gia đóng góp nhất định vào quỹBHTN Với các dạng trợ cấp thất nghiệp khác (trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việclàm của chủ sử dụng cho người lao động; trợ cấp của Chính phủ cho người thấtnghiệp; trợ cấp của các Hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức công đoàn cho các thànhviên…), để được nhận trợ cấp, người lao động không phải tham gia đóng góp mộtcách trực tiếp, mà đóng góp gián tiếp qua việc nộp thuế, phí…

Thứ hai, mục đích cơ bản của BHTN là bảo đảm cho người lao động mấtviệc làm một khỏan thu nhập thay thế cho thu nhập đã mất Vì vậy, nếu người laođộng ở trong tình trạng không có việc làm nhưng trước đó chưa đi làm thì như thếkhông phải là mất thu nhập và cần được bảo vệ Nói cách khác, trên giác độ củaBHTN thì người thất nghiệp là những người đã qua một hạn tuổi ấn định, có khảnăng lao động, đã từng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm và sẵn sàng làm

Trang 27

việc khác có lương Với các dạng trợ cấp thất nghiệp khác, khỏan trợ cấp được chitrả cho tất cả những người thất nghiệp – bao gồm cả những người đã từng có việclàm và những người chưa có việc làm bao giờ; bao gồm cả những người thấtnghiệp tự nguyện và không tự nguyện.

Thứ ba, với BHTN, thời gian hưởng trợ cấp bao giờ cũng có giới hạn - cơquan BHTN thường chỉ thanh toán trợ cấp trong một khoảng thời gian nhất định,vượt quá khỏang thời gian đó, trợ cấp sẽ bị cắt đi - bởi BHTN luôn hướng tới việckhuyến khích người thất nghiệp tích cực tìm kiếm việc làm nhanh chóng tham giatrở lại vào thị trường lao động Với dạng trợ cấp của Chính phủ cho người thấtnghiệp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các Chính phủ thường thực hiện theo quanđiểm cứ khi nào người lao động còn chưa có việc làm thì họ còn cần được nhận trợcấp thất nghiệp Vì vậy, trong thực tế, Luật BHTN ở một số quốc gia quy định sauthời gian hưởng BHTN, nếu người thất nghiệp vẫn chưa tìm được việc làm thì họ

sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ Chính phủ

1.2 NHỮNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập vào năm 1919 với mục đíchban đầu là xây dựng và đảm bảo thực thi các Tiêu chuẩn lao động quốc tế CácTiêu chuẩn này có các đặc điểm là mang tính phổ cập, tính linh hoạt, tính khả thi

và tính thích ứng theo thời gian Tính phổ cập thể hiện ở chỗ tất cả các quốc giathành viên có thể phê chuẩn và thực thi các Tiêu chuẩn này, không phân biệt trình

độ phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế xã hội Tính linh hoạt thể hiện việc cácTiêu chuẩn lao động quốc tế đã tính tới những khác biệt về hòan cảnh, điều kiện vàthực tiễn của mỗi quốc gia Các Tiêu chuẩn lao động quốc tế mang tính khả thi dotrong quá trình xây dựng đã có sự tham khảo ý kiến 3 bên (đại diện của người laođộng, đại diện của người sử dụng lao động và Chính phủ) Các Tiêu chuẩn lao

Trang 28

động quốc tế còn mang tính thích ứng theo thời gian nhằm phản ánh những hoàncảnh và nhu cầu luôn thay đổi.

Các Tiêu chuẩn lao động quốc tế được thể hiện dưới dạng các Công ước vàKhuyến nghị với những nội dung đã được thương lượng kỹ lưỡng ở cấp quốc tếgiữa các chính phủ của các quốc gia thành viên Các Công ước chính là những điềuước quốc tế phải được phê chuẩn và thực thi, còn các Khuyến nghị là những vănkiện không bắt buộc nhằm hướng dẫn và định hướng cho việc xây dựng chính sách

và hành động quốc gia Các Công ước và Khuyến nghị do vậy tác động đến nộidung của luật pháp quốc gia và là bộ tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chínhsách và hành động nếu các quốc gia chưa phê chuẩn những Công ước này (Việcphê chuẩn là chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên)

Tính đến cuối tháng 6 năm 2004, ILO đã thông qua 185 Công ước và 195Khuyến nghị bao trùm nhiều vấn đề như: Phát triển nguồn nhân lực; Dạy nghề; Ansinh xã hội; Điều kiện việc làm; Tiền lương; An toàn và sức khỏe nghề nghiệp;Bình đẳng và không phân biệt đối xử … Tuy nhiên cùng với thời gian, có rất nhiềuCông ước và Khuyến nghị trong số này đã lỗi thời Hiện này, ILO khuyến nghị chỉnên giữ lại trên 70 Công ước và 70 Khuyến nghị Năm 1992, Việt Nam đã gia nhậptrở lại Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và đã phê chuẩn 16 Công ước của ILO

1.2.1 Những công ước quốc tế về thất nghiệp và BHTN.

Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp đã được ILO đề cập trongcác Công ước và Khuyến nghị:

- Công ước số 44, của Tổ chức Lao động quốc tế, năm 1934

- Công ước số 102 “Công ước về Quy phạm tối thiểu về an tòan xã hội, năm1952”;

- Công ước số 168 “Công ước về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống lại thấtnghiệp, năm 1988”

Trang 29

1 Các gia nhân (những người giúp việc nhà);

2 Người lao động làm việc tại nhà;

3 Công chức Nhà nước có việc làm ổn định;

4 Người lao động có thu nhập cao có thể tự mình phòng chống rủi ro thấtnghiệp;

5 Những người lao động làm việc theo mùa vụ;

6 Những lao động trẻ, sát cận tuổi lao động theo quy định;

7 Những lao động đã vượt quá tuổi quy định, nghỉ hưu, đang được hưởngtrợ cấp hưu trí;

8 Người lao động làm việc tùy dịp hoặc phụ trợ;

9 Thành viên trong gia đình của chủ nhân;

Công ước này không áp dụng cho thủy thủ, thủy thủ đánh cá và lao độngnông nghiệp

- Điều kiện hưởng BHTN

Theo Công ước số 44 của ILO, muốn được hưởng trợ cấp, người thất nghiệpphải có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại không cóviệc làm;

Trang 30

+ Có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyềnxác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do Nhà nước quảnlý;

+ Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quyđịnh của thời kỳ dự bị;

+ Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không phải bị nghỉ việc vì

kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp;

+ Có giấy chứng nhận mức lương hay thu nhập trước khi bị thất nghiệp(trường hợp trả trợ cấp theo mức lương)

Điều 6, Công ước số 44 có hướng dẫn: “Thời kỳ dự bị thường không vượtquá 26 tuần lễ làm việc (tức là tối thiểu phải có 26 lần đóng góp hàng tuần) trongthời gian 12 tháng trước khi xin hưởng trợ cấp BHTN”

- Thời gian hưởng trợ cấp

+ Thời gian hoãn hưởng trợ cấp: Công ước số 44 quy định thời gian nàykhông được vượt quá 8 ngày cho mỗi thời kỳ thất nghiệp

+ Thời gian hưởng trợ cấp: Theo Công ước số 44, thời gian trả trợ cấp dàihay ngắn là tùy thuộc vào khả năng tài chính của quỹ BHTN Thời gian này càngdài càng tốt nếu quỹ còn đủ khả năng chi trả và người lao động còn có yêu cầugiúp đỡ (khi nào còn ở trong tình trạng thất nghiệp thì người lao động còn cầnđược nhận trợ cấp BHTN)

1.2.1.2 Công ước số 102

Công ước số 102 (gọi tắt là “Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tốithiểu), 1952”) được Hội nghị tòan thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông quangày 28 tháng 6 năm 1952, tại “phần IV - Trợ cấp thất nghiệp” quy định: “Mọinước thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ước phải đảm bảo chonhững người được bảo vệ được nhận trợ cấp khi thất nghiệp” (Điều 19)

Trang 31

- Trường hợp được bảo vệ

Công ước 102 quy định: “Trường hợp bảo vệ phải bao gồm tình trạng giánđoạn thu nhập như pháp luật hoặc các quy định của quốc gia quy định, và xảy ra dokhông thể có được một công việc thích hợp, trong tình hình người được bảo vệ cókhả năng làm việc và sẵn sàng làm việc.” (Điều 20)

- Những người được bảo vệ

Điều 21, quy định: “Những người được bảo vệ phải bao gồm:

a Những người làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm50% tòan bộ những người làm công ăn lương

b hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống khi trường hợpbảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định

c hoặc bao gồm những người làm công ăn lương mà tổng số ít nhấtchiếm 50% tòan bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các cơ sở côngnghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.”

- Mức chi trả

Công ước 102 quy định:

1 Nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương, trợ cấp là chế độ chitrả định kỳ một khỏan ít nhất bằng 45% so với tổng số tiền lương của người laođộng nam giới thành niên

2 Nếu người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinhsống khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định, thì trợ cấp làchế độ chi trả định kỳ một khỏan được ấn định theo một bảng tính quy định hoặctheo bảng tính do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo những quy tắc nhấtđịnh

- Thời gian hưởng trợ cấp

Trang 32

Điều 24 quy định: “Trợ cấp phải được trả trong suốt thời gian trường hợpbảo vệ xảy ra, với một ngoại trừ là thời gian được trợ cấp có thể giới hạn:

a Ở 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là người làmcông ăn lương;

b Ở 26 tuần trong trong thời kỳ 12 tháng nếu người được bảo vệ là ngườithường trú mà các phương tiện sinh sống trong trường hợp bảo vệ xảy ra khôngvượt quá giới hạn quy định.”

- Thời gian hoãn hưởng

Công ước 102 quy định: “Trợ cấp có thể không được trả trong một thời giantạm chờ là 7 ngày đầu tiên trong từng trường hợp gián đoạn thu nhập, và nhữngngày thất nghiệp trước và sau một công việc tạm thời không quá một thời hạn đãđịnh sẽ được tính như một bộ phận của trường hợp gián đoạn thu nhập đó Nếu làngười lao động làm theo mùa vụ thì thời gian được hưởng trợ cấp và thời gian tạmchờ có thể được quy định thích hợp với điều kiện làm việc của họ”

1.2.1.3 Công ước số 168

Công ước này được hội nghị tòan thể của Tổ chức lao động quốc tế thôngqua ngày 21 tháng 6 năm 1988, trên cơ sở:

- Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghề nghiệp và việc làm, sản xuất trong

xã hội không chỉ là nguồn tạo ra của cải cho xã hội mà còn đem lại thu nhập chongười lao động, vai trò xã hội được củng cố và lòng tự trọng của người lao độngcũng được nâng cao;

- Xét thấy tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm phổ biến đang ảnh hưởngtới nhiều nước trên thế giới ở tất cả thời kỳ phát triển;

- Ghi nhận những quy định về trợ cấp thất nghiệp trong Công ước về Antoàn xã hội (những tiêu chuẩn tối thiểu), 1952, đã giảm mức độ bảo vệ của hầu hếtcác hệ thống bồi thường hiện có tại các nước công nghiệp, và những tiêu chuẩn

Trang 33

đang được thảo luận có thể vẫn tạo thành mục tiêu đối với các nước phát triển vìnhững nước đó đang ở thời điểm thiết lập một hệ thống bồi thường thất nghiệp.

Điều 2, “Phần I Những quy định chung” quy định: “Mọi nước thành viên sẽthực hiện từng bước phù hợp để phối hợp với hệ thống bảo vệ chống thất nghiệp vàchính sách việc làm Cuối cùng, điều này đảm bảo rằng hệ thống bảo vệ chống thấtnghiệp và những biện pháp đặc biệt bảo đảm trợ cấp thất nghiệp, góp phần khuyếnkhích đầy đủ việc tự do lựa chọn việc làm có hiệu quả và không ngăn cản người sửdụng lao động được yêu cầu và người lao động được tìm kiếm việc làm hiệu quả”

- Trường hợp được bảo vệ

Điều 10, quy định trường hợp được bảo vệ là: “Những người có khả nănglao động nhưng bị thất nghiệp tòan phần do không có việc làm phù hợp, dẫn đếnmất nguồn sống (Điều 10)

Ngoài ra Điều 10 của Công ước cũng quy định: “Mỗi nước thành viên sẽ cốgắng mở rộng sự bảo vệ đối với những trường hợp:

+ Mất tiền lương vì thất nghiệp từng phần do tạm thời giảm bớt công việcbình thường tại nhà hoặc do pháp luật quy định;

+ Sự đình chỉ hoặc giảm bớt thu nhập do đình chỉ tạm thời công việc màkhông có bất cứ sự gián đoạn nào trong mối quan hệ việc làm bởi những lý do, đặcbiệt là kinh tế, công nghệ, cơ cấu hoặc nhu cầu tự nhiên tương tự”

+ và “Mỗi nước thành viên sẽ cố gắng trả thêm trợ cấp làm việc không trọngiờ cho những người lao động đang tìm kiếm việc làm tòan bộ thời gian Tòan bộ

số trợ cấp và tiền lương từ việc làm không trọn giờ của họ có thể duy trì sự khuyếnkhích đạt tới việc làm tòan bộ thời gian.”

- Những người được bảo vệ

Điều 11 quy định: Những người được bảo vệ bao gồm: “Những người làmcông ăn lương theo quy định, không ít hơn 85% tòan bộ những người làm công ănlương, kể cả những người làm công ăn lương khu vực công cộng và những người

Trang 34

học nghề.” hoặc “những người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 50%toàn bộ những người làm công ăn lương; hoặc nơi được quy định đặc biệt theotrình độ phát triển, những người làm công ăn lương không ít hơn 50% tòan bộnhững người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 20 người trởlên”.

- Phương pháp bảo vệ

Điều 12 quy định: “Mỗi nước thành viên có thể lựa chọn quy định một hoặcnhiều phương pháp bảo vệ, có hoặc không có hệ thống đóng góp, hoặc bằng sự kếthợp giữa các hệ thống đó”

- Mức trợ cấp

Nguyên tắc chung (Điều 14): “Trong trường hợp thất nghiệp hòan toàn,khỏan trợ cấp được chi trả định kỳ sẽ được tính toán trên cơ sở cung cấp cho ngườiđược hưởng một khỏan thay thế một phần tiền công và chuyển tiếp, đồng thờitránh tạo ra việc không khuyến khích làm việc hoặc tạo ra việc làm”

Cụ thể, mức trợ cấp được quy định (Điều 15):

“a Nếu trợ cấp đó căn cứ vào mức đóng góp của chính người được bảo vệhoặc của đại diện của họ hoặc căn cứ vào thu nhập trước đó, thì sẽ được ấn địnhkhông ít hơn 50% mức thu nhập trước đó, được phép ấn định mức trợ cấp tối đahoặc mức thu nhập được xem xét có liên quan, ví dụ tiền lương của công nhân lànhnghề hoặc tiền lương trung bình của công nhân trong vùng có liên quan

b Nếu trợ cấp đó không căn cứ vào mức đóng góp hoặc thu nhập trước đó,thì có thể được ấn định không ít hơn 50% tiền lương tối thiểu đã được ấn định hoặcmức tiền lương của người lao động bình thường, hoặc theo mức bảo đảm mức sống

cơ bản tối thiểu ở mức cao nhất.”

- Điều kiện hưởng trợ cấp

Công ước chỉ đưa ra những chỉ dẫn về thời gian đóng góp trước khi thấtnghiệp (Điều 17):

Trang 35

“1 Nếu luật pháp của nước thành viên quy định quyền nhận trợ cấp thấtnghiệp với điều kiện hòan thành một thời gian làm việc, thời gian này không đượcvượt quá mức cần thiết.

2 Mỗi nước thành viên phải cố gắng tính toán khỏang thời gian làm việc cầnthiết đối với từng nghề nghiệp của những người lao động theo thời vụ”

- Thời gian trợ cấp

Điều 19 quy định: “Trong trường hợp thất nghiệp hòan toàn, giai đoạn đầucủa việc trả trợ cấp có thể được giới hạn tới 26 tuần cho mỗi kỳ thất nghiệp hoặctới 39 tuần trong mỗi giai đoạn 24 tháng”

- Các trường hợp không được hưởng hoặc bị cắt giảm trợ cấp

Điều 20 quy định: “Tiền trợ cấp mà người được bảo vệ có quyền nhận trongtrường hợp thất nghiệp hòan toàn hoặc tạm thời bị gián đoạn trong thu nhập dongừng việc tạm thời mà không có bất cứ sự gián đoạn nào trong quan hệ làm việc,

có thể bị từ chối, hủy bỏ, gián đoạn hoặc bị giảm trong những trường hợp sau:

1 Chừng nào đương sự không có mặt trên lãnh thổ của nước thành viên;

2 Bị cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng đương sự bị sa thải do lỗi cố ý;

3 Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng đương sự tự ý bỏ việckhông có lý do chính đáng;

4 Trong thời gian có tranh chấp về lao động, khi đương sự bỏ việc để thamgia vào tranh chấp lao động hoặc khi đương sự bị ngăn cản làm việc do hậu quảtrực tiếp của sự ngừng việc do tranh chấp lao động đó

5 Khi đương sự có ý định nhận hoặc đã nhận trợ cấp một cách gian lận;

6 Khi đương sự không có lý do xác đáng, không thể sử dụng nhữngphương tiện có sẵn tại chỗ, hướng dẫn nghề, đào tạo, đào tại lại hoặc tuyển dụnglại vào những công việc thích hợp;

Trang 36

7 Chừng nào đương sự được nhận những khỏan thu nhập khác do pháp luậtcủa nước thành viên quy định, trừ trợ cấp gia đình, với điều kiện phần trợ cấp bị trìhoãn không vượt quá khỏan trợ cấp kia.”

Điều 21 quy định trợ cấp sẽ bị cắt giảm khi từ chối công việc làm thích hợp:

“Trợ cấp mà người được bảo vệ được quyền hưởng khi thất nghiệp sẽ bị từ chối,hủy bỏ, trì hoãn hoặc cắt giảm tùy mức độ khi đương sự từ chối không nhận việclàm thích hợp”

Điều 22 quy định: Nếu người thất nghiệp được hưởng các khỏan trợ cấpkhác (như khoản bồi thường thu nhập từ người sử dụng lao động ) thì sẽ bị cắthoặc giảm trợ cấp thất nghiệp: “Khi người lao động được bảo vệ đã nhận được tiềntrực tiếp từ người sử dụng lao động hoặc bất cứ từ nguồn nào mà pháp luật hoặcquy định của quốc gia đã quy định hay bằng thỏa ước tập thể, mục đích chính củakhỏan tiền này là góp phần bồi thường những thiệt hại về thu nhập do việc thấtnghiệp hoàn tòan gây ra

1 Trợ cấp thất nghiệp mà đương sự nhận có thể tạm ngừng trong thời gian

có khỏan tiền đền bù thiệt hại mà đương sự phải chịu

2 Khoản tiền này có thể bị cắt giảm tùy theo mức tương ứng với giá trị quy

ra tiền của trợ cấp thất nghiệp mà đương sự có quyền hưởng trong thời gian chịukhỏan tiền đền bù thiệt hại, tùy theo quy định của mỗi nước thành viên”

- Vấn đề chăm sóc y tế cho người thất nghiệp

Công ước 168 cũng hướng dẫn các nước thành viên cần đảm bảo chăm sóc y

tế cho những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và những người phụ thuộc vàongười thất nghiệp

- Những quy định đặc biệt cho người mới xin việc:

Công ước 168 đưa ra những chỉ dẫn đối với những người thất nghiệp màchưa từng có việc làm bao giờ (Điều 26): “Các nước thành viên phải tính đến mộtthực tế là có nhiều trường hợp người tìm việc chưa bao giờ hoặc không được xem

Trang 37

là thất nghiệp, hoặc chưa bao giờ, hoặc không được tham gia chương trình bảo vệngười thất nghiệp Vì vậy, ít nhất 3 trong số 10 trường hợp người đang tìm việclàm sau đây phải được nhận trợ cấp xã hội theo thời hạn và những điều kiện đãđược xác định:

a Các thiếu niên đã hòan thành chương trình dạy nghề;

b Những thiếu niên đã hòan thành chương trình học;

c Thanh niên đã hòan thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc;

d Người mới nghỉ nuôi con nhỏ, chăm sóc người ốm, người tàn tật, ngườigià;

e Người có vợ hoặc chồng chết, khi họ không được hưởng trợ cấp để sống;

f Người đã ly dị hoặc ly thân;

j Người trước kia là lao động tự do”

- Quyền khiếu nại:

Công ước 168 cũng quy định về quyền của người được hưởng trợ cấp trongviệc khiếu nại, kháng nghị khi bị từ chối, thu hồi, hoãn trả hoặc cắt giảm trợ cấpthất nghiệp (Điều 27): “Trong trường hợp từ chối, thu hồi, hoãn hoặc cắt giảm trợcấp hoặc có sự tranh chấp về số tiền trợ cấp, người khiếu nại có quyền khiếu nạilên cơ quan quản lý hệ thống trợ cấp và sau đó có quyền kháng nghị lên một cơquan độc lập Người khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản về thủ tục có sẵnthật đơn giản và nhanh chóng”

- Việc quản lý:

Điều 29 quy định: Việc quản lý phải có đại diện các bên:

Trang 38

“1 Khi việc quản lý được giao phó trực tiếp cho một cơ quan của Chính phủchịu trách nhiệm trước Quốc hội, các đại diện của người được bảo vệ, và củanhững người sử dụng lao động sẽ được liên kết lại trong một tổ chức tư vấn theonhững điều kiện đã được xác định.

2 Khi việc quản lý không được giao phó cho một cơ quan của Chính phủchịu trách nhiệm trước Quốc hội, thì:

a Đại biểu của những người được bảo vệ sẽ tham gia vào tổ chức quản lýhoặc được liên kết lại trong tổ chức có khả năng tư vấn theo những điều kiện đãđược xác định;

b Pháp luật hoặc quy định cũng cho phép sự tham gia của các đại diện củangười sử dụng lao động;

c Pháp luật hoặc quy định có thể cho phép có sự tham gia của đại diện cơquan có thẩm quyền.”

Phần trên vừa đề cập những nội dung cơ bản của 3 công ước của ILO về thấtnghiệp và BHTN Theo các công ước này, người lao động cần được bảo vệ trướcrủi ro thất nghiệp Tùy theo điều kiện và hòan cảnh của mỗi quốc gia mà đối tượngthuộc diện bảo vệ có thể chỉ bao gồm bộ phận người lao động làm công ăn lươnghoặc được mở rộng cho tất cả những người lao động bị thất nghiệp tòan phần Vềđiều kiện hưởng trợ cấp: Muốn được hưởng trợ cấp BHTN, người thất nghiệp phải

có đủ các điều kiện như: Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tạikhông có việc làm; Có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩmquyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do Nhà nướcquản lý; Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quyđịnh của thời kỳ dự bị; Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không phải bịnghỉ việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp Về thời gian hưởng trợ cấpBHTN: Người lao động chỉ được hưởng trợ cấp BHTN sau thời gian chờ nhấtđịnh Thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vao khả năng chi trả của quỹ BHTN, thời

Trang 39

gian hưởng càng dài càng tốt nhưng cũng cần có giới hạn nhằm khuyến khíchngười lao động nhanh chóng tìm việc làm, quay trở lại thị trường lao động Mứctrợ cấp BHTN cần được quy định là tỷ lệ % nhất định của tiền lương, tiền côngtrước khi thất nghiệp và cũng cần xét đến hòan cảnh gia đình, các nguồn thu nhậpkhác của người thất nghiệp

Với những người thất nghiệp mà chưa từng có việc làm bao giờ hoặc khôngđược tham gia chương trình BHTN thì cần phải được nhận trợ cấp xã hội theo thờihạn và những điều kiện đã được xác định

1.2.2 Những nội dung cơ bản về Bảo hiểm thất nghiệp

BHTN là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp khỏan bồi thường thiệt hại vềthu nhập do bị thất nghiệp không tự nguyện BHTN có thể được triển khai độc lậpvới các chương trình ASXH khác và có liên hệ chặt chẽ với các dịch vụ việc làm(Hệ thống BHTN độc lập); hoặc được thực hiện nằm trong các chương trìnhASXH bảo vệ trước các rủi ro ngắn hạn khác, nhưng các dịch vụ việc làm vẫn tiếptục xác minh thất nghiệp và trợ giúp tìm việc làm (chế độ BHTN trong hệ thốngcác chế độ BHXH) Mặc dù cách thức tổ chức là khác nhau nhưng nội dung củaBHTN độc lập và chế độ BHTN trong hệ thống các chế độ BHXH về cơ bản làtương đối như nhau, chỉ có chút ít khác biệt liên quan đến đối tượng áp dụngBHTN

1.2.2.1 Đối tượng áp dụng BHTN

Xác định đối tượng áp dụng BHTN (những người cần được bảo vệ) là mộttrong những vấn đề có tính nguyên tắc được đặt ra khi thiết kế nội dung củaBHTN Để ấn định ranh giới của sự bảo vệ xã hội chống thất nghiệp, người tathường xem xét các yếu tố: Nhu cầu bảo vệ, sự quan tâm về mặt tài chính và quảnlý

Nhìn chung, đa số các nước quy định: Chỉ những người làm công ăn lương(làm công cho chủ) mới được tham gia BHTN; còn những người lao động độc lập

Trang 40

thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN (Quy định này được thể hiện tại Điều

2, Công ước số 44) Tại Điều 2 cũng ghi: “Tuy nhiên, tùy hòan cảnh mỗi nước cóthể đặt thêm các trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng thuộc các dạng sau:

1 Các gia nhân (những người giúp việc nhà);

2 Người lao động làm việc tại nhà;

3 Công chức Nhà nước có việc làm ổn định;

4 Người lao động có thu nhập cao có thể tự mình phòng chống rủi ro thấtnghiệp;

5 Những người lao động làm việc theo mùa vụ;

6 Những lao động trẻ, sát cận tuổi lao động theo quy định;

7 Những lao động đã vượt quá tuổi quy định, nghỉ hưu, đang được hưởngtrợ cấp hưu trí;

8 Người lao động làm việc tùy dịp hoặc phụ trợ;

9 Thành viên trong gia đình của chủ nhân;

Công ước này không áp dụng cho thủy thủ, thủy thủ đánh cá và lao độngnông nghiệp.”

Sở dĩ có các trường hợp ngoại lệ này là vì nguyên tắc chung xác định đốitượng cần được bảo vệ là tìm cách đạt được sự cân bằng giữa các yếu tố: Nhu cầubảo vệ, sự quan tâm về mặt quản lý cũng như về mặt tài chính Tuy nhiên, đôi khicác yếu tố này lại không phù hợp với nhau, gây ra khó khăn khi quyết định cho đốitượng gia nhập hay loại trừ khỏi bảo hiểm Do đó khi xác định phạm vi áp dụngcủa BHTN cần nghiên cứu riêng cách giải quyết đối với các trường hợp đó

Thứ nhất, đối với những người giúp việc nhà: Đây là loại lao động mà sựtham gia bảo hiểm đặt ra nhiều vấn đề nan giải nhất về mặt quản lý cũng như vềmặt tài chính Đa số những người này được tuyển dụng để làm việc nhà Chủ nhânthường là 1 gia đình chỉ thuê mướn 1 người làm, (đôi khi có trường hợp 1 ngườilàm việc nội trợ giúp nhiều gia đình trong 1 tuần lễ) Vì vậy, việc quản lý đối

Ngày đăng: 26/03/2013, 23:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Danh mục bảng/biểu/sơ đồ 5 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
anh mục bảng/biểu/sơ đồ 5 (Trang 1)
3.2.2. Hình thức triển khai 114 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
3.2.2. Hình thức triển khai 114 (Trang 2)
3.2.2. Hình thức triển khai 114 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
3.2.2. Hình thức triển khai 114 (Trang 2)
DANH MỤC CÁC BIỂU/HÌNH/SƠ ĐỒ - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
DANH MỤC CÁC BIỂU/HÌNH/SƠ ĐỒ (Trang 4)
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) 15 Bảng 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006)  16 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) 15 Bảng 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006) 16 (Trang 4)
Bảng 2.10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế  (Giai đoạn 2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế (Giai đoạn 2003-2007) (Trang 5)
Bảng 2.11  Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007 76 Bảng 2.12  Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007) 77 Bảng 2.13  Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do Nhóm - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.11 Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007 76 Bảng 2.12 Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007) 77 Bảng 2.13 Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do Nhóm (Trang 5)
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) (Trang 15)
Bảng 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006) (Trang 15)
Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.2 Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006) (Trang 16)
Bảng 1.1 cho thấy Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu sa mạc Sahara, các quốc gia  Trung và Đông Nam Châu Âu (không thuộc EU) là những khu vực có tỷ lệ thất  nghiệp cao. - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.1 cho thấy Trung Đông, Bắc Phi, Tiểu sa mạc Sahara, các quốc gia Trung và Đông Nam Châu Âu (không thuộc EU) là những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao (Trang 16)
Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao (Trang 17)
Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là  những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 1.2 cho thấy trong các nước phát triển, Ba Lan, Nga, Pháp, Đức là những nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao (Trang 17)
Bảng 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007) (Trang 64)
Bảng 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực  thành thị và nông thôn (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007) (Trang 65)
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
li ệu bảng 2.4 cho thấy, cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn (Trang 66)
Bảng 2.5: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật  (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.5 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (2003-2007) (Trang 66)
Bảng 2.6: Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế  và vùng lãnh thổ (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.6 Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ (2003-2007) (Trang 67)
Bảng 2.6: Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế  và vùng lãnh thổ (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.6 Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ (2003-2007) (Trang 67)
Số liệu bảng 2.6 cho thấy, tình hình lao động có việc làm phân theo ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2007 (tính tại  thời điểm ngày 1//7 hàng năm). - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
li ệu bảng 2.6 cho thấy, tình hình lao động có việc làm phân theo ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ ở nước ta từ năm 2003 đến năm 2007 (tính tại thời điểm ngày 1//7 hàng năm) (Trang 68)
2.1.2.1. Tình hình chung - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình chung (Trang 70)
Bảng 2.7: Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.7 Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam (2003-2007) (Trang 70)
Bảng 2.8: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.8 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007) (Trang 71)
Bảng 2.8: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam  phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.8 Thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007) (Trang 71)
Bảng 2.10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế  - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế (Trang 73)
Bảng 2.10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng  thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.10 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế (Trang 73)
Bảng 2.11: Tình hình lao động thiếu việc là mở nước ta năm 2007 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.11 Tình hình lao động thiếu việc là mở nước ta năm 2007 (Trang 74)
Bảng 2.11: Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007 Chỉ tiêu Lao động từ 15 tuổi trở - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.11 Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007 Chỉ tiêu Lao động từ 15 tuổi trở (Trang 74)
Bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm theo độ tuổi tăng dần do - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm theo độ tuổi tăng dần do (Trang 75)
Bảng 2.15: Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện (Trang 78)
Bảng 2.15: Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do  Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện (Trang 78)
Số liệu bảng 2.17 cho thấy, lao động chưa qua đào tạo có cơ cấu chiếm tới 63,93%, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề 15,55%, lao động có trình độ cao  đẳng đại học trở lên 12,31% và lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp  8,20% - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
li ệu bảng 2.17 cho thấy, lao động chưa qua đào tạo có cơ cấu chiếm tới 63,93%, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề 15,55%, lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên 12,31% và lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp 8,20% (Trang 79)
Bảng 2.17: Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo  trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.17 Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 (Trang 79)
Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ (1960 - 2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ (1960 - 2007) (Trang 81)
Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời  kỳ (1960 - 2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.18. Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ (1960 - 2007) (Trang 81)
Bảng 2.19. Thực trạng đầu tư ở Việt Nam (1991-2007) - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.19. Thực trạng đầu tư ở Việt Nam (1991-2007) (Trang 89)
Số liệu bảng trên cho thấy, nếu như năm 2000 có 5.759 doanh nghiệp nhà nước, sử dụng 2.088.531 lao động thì đến năm 2006 chỉ còn 3.706 doanh nghiệp  nhà nước, sử dụng 1.899.937 lao động - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
li ệu bảng trên cho thấy, nếu như năm 2000 có 5.759 doanh nghiệp nhà nước, sử dụng 2.088.531 lao động thì đến năm 2006 chỉ còn 3.706 doanh nghiệp nhà nước, sử dụng 1.899.937 lao động (Trang 92)
Bảng 2.21. Kết quả điều tra đánh giá về nhu cầu tham gia  BHTN ở Việt Nam - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.21. Kết quả điều tra đánh giá về nhu cầu tham gia BHTN ở Việt Nam (Trang 93)
Bảng 2.23: Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.23 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH (Trang 95)
43.308 52.757 54.150 Các   đơn   vị   HCSN,   Đảng,  - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
43.308 52.757 54.150 Các đơn vị HCSN, Đảng, (Trang 95)
Bảng 2.23: Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.23 Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH (Trang 95)
Bảng 2.24: Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước    Đơn vị: 1 nghìn  người - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.24 Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước Đơn vị: 1 nghìn người (Trang 97)
Bảng 2.24: Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.24 Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước (Trang 97)
Bảng 2.25: Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.25 Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH (Trang 98)
Bảng 2.25: Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp  thực tế tham gia BHXH - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.25 Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH (Trang 98)
Bảng 2.27: Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.27 Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (Trang 103)
Bảng 2.27: Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của  người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.27 Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước (Trang 103)
2. Thu nhập bình quân một lđ làm công ăn lương một tháng - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2. Thu nhập bình quân một lđ làm công ăn lương một tháng (Trang 104)
Bảng 2.28: Thu nhập bình quân tháng của 1 người lao động làm công ăn  lương - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.28 Thu nhập bình quân tháng của 1 người lao động làm công ăn lương (Trang 104)
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về phương thức quản lí quỹ BHTN - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về phương thức quản lí quỹ BHTN (Trang 140)
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về phương thức quản lí quỹ BHTN - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về phương thức quản lí quỹ BHTN (Trang 140)
Bảng 3.2. Kết quả điều tra về mô hình tổ chức BHTN - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 3.2. Kết quả điều tra về mô hình tổ chức BHTN (Trang 141)
Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy đây là một vấn đề khá nhạy cảm và nổi cộm trong quá trình tổ chức bộ máy BHTN - Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
k ết quả ở bảng 3.2 cho thấy đây là một vấn đề khá nhạy cảm và nổi cộm trong quá trình tổ chức bộ máy BHTN (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w