MỤC LỤC
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp. - Chương II: Thực trạng thất nghiệp và tổ chức BHTN ở Việt Nam - Chương III: Kiến nghị và giải pháp về tổ chức BHTN ở Việt Nam.
Những bước đi cụ thể này bao gồm: Đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìm kiếm việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy…; tìm kiếm và trả lời các quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân giúp tìm việc làm; tìm địa điểm, máy móc, thiết bị, thu xếp các nguồn tài chính, xin giấy phép… chuẩn bị cho việc tự kinh doanh.” Như vậy những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi là người thất nghiệp. Đây là biện pháp “tình thế” mà các doanh nghiệp thường áp dụng nhằm giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống khi người lao động trong doanh nghiệp phải thôi việc hoặc mất việc làm do doanh nghiệp giải thể, bị phá sản… Khỏan tiền trợ cấp mà người lao động nhận được do phải thôi việc là do họ đã có một quá trình đóng góp để tạo nên phúc lợi cho doanh nghiệp - thực chất là phần lợi nhuận mà trước đây người lao động đã tham gia tạo nên.
Về điều kiện hưởng trợ cấp: Muốn được hưởng trợ cấp BHTN, người thất nghiệp phải có đủ các điều kiện như: Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm; Có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do Nhà nước quản lý; Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quy định của thời kỳ dự bị; Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không phải bị nghỉ việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp. Còn với những quốc gia thực hiện BHTN thì hoặc là Nhà nước đóng góp thường xuyên cho quỹ BHTN bằng cách trích một phần tiền thuế theo một tỷ lệ cố định tính trên khỏan đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động; hoặc Nhà nước chỉ tham gia với tư cách bảo trợ cho quỹ khi phần đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động không đủ đáp ứng các chi phí hoặc dự trữ của quỹ bị ảnh hưởng do các biến động về tiền tệ khi Nhà nước thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội.
Trong xã hội hiện đại, các quốc gia, một mặt luôn hướng vào phát huy mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, để phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và ngày càng phồn thịnh cho đất nước, mặt khác, không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, trong đó có chính sách BHTN, để trợ giúp cho những người lao động không may bị thất nghiệp thoát khỏi những tình cảnh khó khăn về kinh tế. Mặc dù hiện nay không có mô hình BHTN thống nhất cho tất cả các nước, nhưng việc xây dựng mô hình tổ chức BHTN đều có những đặc điểm chung sau: có cơ quan quản lý Nhà nước; có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý nghiệp vụ thu chi BHTN; có tổ chức chịu trách nhiệm quản lý đăng ký việc làm, thất nghiệp, và giới thiệu việc làm; và có tổ chức chịu trách nhiệm về đào tạo lại nghề.
Với cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào thì đây là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Xét cơ cấu lao động có việc làm theo vùng lãnh thổ, số liệu bảng 2.6 cho thấy, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có số lượng lao động đang làm việc cao nhất, do đây là hai khu vực có dân cư sinh sống đông nhất, có điều kiện sống và làm việc tốt nhất.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra độc lập do nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện, số liệu bảng 2.13 cho thấy, những người lao động thuộc thế hệ trước (từ 41 tuổi trở lên) ít bị thất nghiệp hơn so với những người lao động trẻ thuộc các thế hệ gần đây (từ 40 tuổi trở xuống). Kết quả điều tra của Nhóm nghiên cứu đề tài về thời gian thất nghiệp (bảng 2.14) cho thấy, mặc dù lứa tuổi từ 24 trở xuống có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng thời gian thất nghiệp của họ phần lớn dưới 6 tháng (chiếm 93,75% số người điều tra ở độ tuổi dưới 24).
Bảo hiểm việc làm là một chế độ bảo hiểm bắt buộc do Chính phủ quản lí liên quan đến việc hoàn thành một cách toàn diện, cung cấp các phúc lợi bao gồm: Các khoản trợ cấp thất nghiệp (Trợ cấp tìm việc làm; trợ cấp xúc tiền việc làm; trợ cấp đào tạo và dạy nghề; trợ cấp tiếp tục làm việc); và 3 loại dịch vụ: Ổn định việc làm (ngăn ngừa thất nghiệp; cải thiện điều kiện làm việc, tăng cơ hội việc làm); Phát triển. Về tổ chức BHTN: Để thực hiện tốt chính sách BHTN, ngoài việc thu đóng góp bảo hiểm và chi trợ cấp cho người thất nghiệp thì một chức năng rất quan trọng khác của chương trình BHTN là cung cấp việc làm, đào tạo nghề, phát triển kỹ năng, tạo điều kiện cho người lao động để giúp họ có thể tái hòa nhập vào thị trường lao động, nhanh chóng có được việc làm mới phù hợp.
“Người lao động tham gia BHTN là những người công dân Việt nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm vịêc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động”..”còn người sử dụng lao động tham gia BHTN bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ hức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động” nếu có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Chẳng hạn, Ban thu phải có thêm nhiệm vụ thu BHTN; Ban chính sách phải làm thêm nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách BHTN theo đúng pháp luật.v.v.Có chăng ở cấp trung ương, cơ quan BHXH Việt nam phải thành lập thêm 1 Ban BHTN và tương ứng ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan BHXH tỉnh, thành phố phải thành lập thêm phòng BHTN.v.v.Như vậy, về cơ bản mô hình tổ chức BHXH Việt nam là không thay đổi lớn so với mô hình tổ chức hiện tại.
Thứ nhất, phòng Thu thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện một mặt liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thường xuyên nhu cầu lao động của họ (về số lượng lao động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề yêu cầu, giới tính..) và mặt khác liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề để tư vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề nghiệp cần đào tạo cho người lao động thất nghiệp. Thứ hai, người lao động tham gia BHTN, khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm (nếu đủ khả năng) hoặc đến cơ quan BHXH yêu cầu giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho mình để sớm có việc làm mới. Người lao động cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của cơ quan BHXH để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục vụ cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Người lao động phải có ý thức sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được cơ quan BHXH giới thiệu. Thứ ba, cơ quan BHXH tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của người lao động đang thất nghiệp. Cơ quan BHXH sẽ bố trí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tham gia một khoá học nghề phù hợp tại các cơ sở dạy nghề, nơi mà cơ quan BHXH đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Cơ quan BHXH trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký kết với mức kinh phi theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. BHXH Việt Nam cần sớm nghiên cứu và đề xuất thành lập bộ phận đầu tư quỹ BHXH và quỹ BHTN nhàn rỗi. Bởi vì số đối tượng tham gia ngày càng đông đảo và nguồn thu ngày càng lớn. các bên tham gia đóng góp cũng bắt đầu từ ngày này. Song ít nhất 1 năm sau quỹ BHTN mới phải chi trả) cho nên quỹ BHXH và quỹ BHTN sẽ luôn có một bộ phận nhàn rỗi, nhất là trong giai đoạn đầu.