1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng

91 928 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Hiện nay Dầu khí vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng khi con người chưa tìm ra được nguồn nhiên liệu nào thay thế được vai trò của nó. Ngành công nghiệp dầu khí trên thế giới đã ra đời từ lâu trong khi đó ở Việt Nam mới bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ 20 và đang dần phát triển ,ngày càng phát triển về công nghệ tìm kiếm và khai thác , ngày càng tìm được thêm mỏ dầu khí hơn. Hiên nay ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam mỗi năm đóng góp khoảng 13 tổng thu ngân sách nhà nước và là ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước đầu tư phát triển. Tuy nhiên trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá như hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, nghành công nghiệp dầu khí phải hết sức chủ động cùng với các nghành công nghiệp năng lượng khác mở rộng quy mô sản xuất mới có thể đáp ứng được. Một hướng đi mang tính chiến lược của nghành dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam cũng như vươn ra tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài. Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, việc sử dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý giếng khoan và sử dụng những thành tựu mới trong khoa học nhằm xác định các thông số chứa của các tầng chứa là rất quan trọng nên đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi. Theo kế hoạch đào tạo kỹ sư địa chất dầu của trường Đại học MỏĐịa Chất tôi được phân công về thực tập tại tổng công ty tìm kiếm thăm dò dầu khí Việt Nam (PVEP). Tại đây tôi được sự giúp đỡ của các chuyên gia và các kỹ sư phòng Tìm kiếm thăm dò, trong thời gian này tôi đã được dần làm quen với công việc của một nhà Địa chât Dầu khí, làm quen với công tác đọc và minh giải tài liệu trên cơ sở đó xác định những cấu tạo có triển vọng. Quá trình biến đổi VCHC, khả năng sinh HC và hướng di chuyển của chúng. Xây dựng được mô hình vỉa chứa, phân cấp trữ lượng.

Trang 1

ĐÒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể Sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài

liệu Địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ khí cấu tạo X mỏ Báo Vàng

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay Dầu khí vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng khi con người chưa tìm rađược nguồn nhiên liệu nào thay thế được vai trò của nó Ngành công nghiệp dầu khí trênthế giới đã ra đ ời từ lâu trong khi đó ở Việt Nam mới bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ

20 và đang dần phát triển ,ngày càng phát triển về công nghệ tìm kiếm và khai thác , ngàycàng tìm được thêm mỏ dầu khí hơn Hiên nay ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam mỗinăm đóng góp khoảng 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước và là ngành kinh tế mũi nhọnđang được nhà nước đầu tư phát triển Tuy nhiên trong giai đoạn đất nước đang tiến hànhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá như hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, nghànhcông nghiệp dầu khí phải hết sức chủ động cùng với các nghành công nghiệp năng lượngkhác mở rộng quy mô sản xuất mới có thể đáp ứng được Một hướng đi mang tính chiếnlược của nghành dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địacủa Việt Nam cũng như vươn ra tìm ki ếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài

Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, việc sử dụng tổ hợp các phương pháp địavật lý giếng khoan và sử dụng những thành tựu mới trong khoa học nhằm xác định cácthông số chứa của các tầng chứa là rất quan trọng nên đã và đang được áp dụng một cáchrộng rãi

Theo kế hoạch đào tạo kỹ sư địa chất dầu của trường Đại học Mỏ-Địa Chất tôi đượcphân công về thực tập tại tổng công ty tìm kiếm thăm dò dầu khí Việt Nam (PVEP) Tạiđây tôi được sự giúp đỡ của các chuyên gia và các kỹ sư phòng Tìm kiếm thăm dò, trongthời gian này tôi đã được dần làm quen với công việc của một nhà Địa chât Dầu khí, làmquen với công tác đọc và minh giải tài liệu trên cơ sở đó xác định những cấu tạo có triểnvọng Quá trình biến đổi VCHC, khả năng sinh HC và hướng di chuyển của chúng Xâydựng được mô hình vỉa chứa, phân cấp trữ lượng

Trên cơ sở đó tôi đã quyết định chọn đề tài cho đồ án cuối khóa của mình là:

“Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể Sông Hồng và xác định các thông số vỉa

từ tài liệu Địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ khí cấu tạo X mỏ Báo Vàng”.

Trang 3

Phần III: Biện luận các tham số vỉa và tính trưc lượng khí cấu tạo X mỏ Báo Vàng

dự vào tài liệu Địa vật lý giếng khoan

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG 1

CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ NHÂN VĂN KHU VỰC 1

1: Đặc điểm địa lý tự nhiên 1

1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm địa hình địa mạo 1

1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 2

2 Đặc điểm kinh tế nhân văn 4

2.1 Giao thông , thông tin liên lạc 4

2.2 Nguồn điện, nguồn nước 5

2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 6

3 Đánh giá thuận lợi khó khăn 9

3.1 Thuận lợi 9

3.2 Khó khăn 9

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHU VỰC 10

2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa vật lý khu vực 10

2.2 Khoan tìm kiếm thăm dò 12

PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 15

CHƯƠNG 3: ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH BỂ SÔNG HỒNG 15

3.1 Móng trước Kainozoi 15

3.2 Trầm tích Kainozoi 16

3.2.1 Hệ Paleogene - Thống Eocene - Hệ tầng Phù Tiên (E 2 pt) 16

Trang 5

3.2.5 Hệ Neogene - Thống Miocen trên – Hệ tầng Tiên Hưng (N 1 3 th) 19

3.2.6 Hệ Neogen – Thống Pliocen- Đệ Tứ - Hệ tầng Vĩnh Bảo(N 2 vb) 21

3.2.7 Hệ tầng Hải Dương - Kiến Xương (Q) 22

CHƯƠNG 4: CẤU KIẾN TẠO 23

4.1 Đặc điểm kiến tạo 23

4.2 Phân tầng cấu trúc 28

4.3 Các yếu tố cấu trúc chính trong vùng nghiên cứu .30

4.3.1 Trũng trung tâm bể Sông Hồng 31

4.3.2 Thềm đơn nghiêng Thanh – Nghệ 32

4.3.3 Thềm Dinh Cơ ( Đơn nghiêng Tây Hải Nam) 32

4.3.4 Phụ bể Huế - Đà Nẵng 32

4.4 Đặc điểm hệ thống đứt gãy 33

4.4.1 Các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam: 33

4.4.2 Các đứt gãy phương Tây Nam - Đông Bắc .34

CHƯƠNG 5 : LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 35

5.1 Giai đoạn trước Kainozoi - Chu kỳ tạo núi Indosinit: 35

5.2 Giai đoạn Kainozoi - hiện đại: 35

5.2.1 Phụ giai đoạn tạo Rift từ Eoxen đến Mioxen sớm .35

5.2.2 Phụ giai đoạn sau Rift - Mioxen sớm - hiện đại 36

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG DẦU KHÍ 38

6.1 Các biểu hiện dầu khí .38

6.2 Hệ thống Dầu khí 42

6.2.1 Đá sinh Dầu khí 42

Bảng 6.3:Kết quả phân tích Rock - Eval 43

Trang 6

6.2.2 Đá chứa Dầu khí 43

6.2.3 Đá chắn Dầu khí 47

6.2.4 Các kiểu thành tạo bẫy và thời gian hình thành 48

6.2.5 Di cư dịch chuyển và nạp bẫy 50

PHẦN III: BIỆN LUẬN CÁC THAM SỐ VỈA VÀ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ 51

CHƯƠNG 7: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỊA VẬT LÝ 51

7.1 Phương pháp trường điện tự nhiên (SP- Spontaneous Potential) 51

7.2 Phương pháp Gamma tự nhiên 53

7.3 Phương pháp Neutron 55

7.4 Phương pháp mật độ (Density) 56

7.5 Tổ hợp log Neutron và Density 57

7.6 Phương pháp âm. 58

7.7 Phương pháp điện trở 59

CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THAM SỐ VẬT LÝ 63

8.1 Hàm lượng sét: (Vcl) 63

8.2 Độ rỗng 63

8.2.1 Độ rỗng tính theo phương pháp siêu âm( Sonic ) 63

8.2.2 Độ rỗng tính theo phương pháp mật độ (Density) 64

8.2.3 Độ rỗng tính theo phương pháp Neutron 65

8.2.4 Độ rỗng tính theo Neutron và Density 65

8.3 Độ bão hòa nước S w 65

Trang 7

8.5 Hệ số hình học G f 67

8.6 Biện luận các giá trị tới hạn ( Cut-Off) 68

8.7 Kết quả xác định các thông số chứa qua tài liệu DVL giếng VGP-113-BV-3X 68 8.8 Xác định hệ số thể tích Bg của khí 73

CHƯƠNG 9: TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X MỎ BÁO VÀNG 76

9.1 Lựa chọn phương pháp tính trữ lượng trữ lượng 76

9.2 Trữ lượng cấp P1 78

9.3.Trữ lượng cấp P2 79

9.4 Trữ lượng cấp P3 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

Kết luận: 81

Kiến Nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 8

Danh mục hình vẽ

Hinh 1: Vị trí vùng nghiên cứu 1

Hinh 2:Sơ đồ tuyến địa chấn trong khu vực nghiên cứu 11

Hình 3:Địa tầng tổng hợp Bắc bể Sông Hồng 16

Hình 4: Mặt cắt mô hình qua phần trung tâm bể Sông Hồng 23

Hinh 5:Mặt cắt địa chất qua giếng khoan VGP – 113 – BV – 3X theo tuyến 914 25

Hinh 6:Mặt cắt địa chất qua giếng khoan VGP – 113 – BV – 3X theo tuyến 409 27

Hinh 7:Vị trí phân vùng cấu trúc địa chất bể Sông Hồng 29

Hình 8:Bản đồ các đới cấu trúc chính bể Sông Hồng 30

Hình 9: Mô hình cấu tạo khép kín 4 chiều phát triển trên các Diapir sét lô 113 31

Hình 10 :Bản đồ cấu tạo khu vực nghiên cứu 33

Hình 11 : Cát kết tuổi Đệ Tứ 45

Hình 12 : Cát kết tuổi Pliocen 45

Hình 13 : Đường cong Sp 52

Hình 14 : LOG GR 54

Hình 15: Hiệu ứng khí thể hiện trên băng log 56

Hình 16: Sự kết hợp log Neutron và Density 57

Hình 17: Tổ hợp các phương pháp điện 61

Hình 18: xác định các giá tri Gross Sand, Net Sand, Netpay 67

Hình 19: Kết quả minh giải tầng chứa H20_1 (1148 – 1170) 70

Trang 9

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Kết quả thử vỉa 14

Bảng 6.2: Kết quả thử vỉa trên các lô 113 và 111/04 41

Bảng 6.3:Kết quả phân tích Rock - Eval 43

Hình 13 : Đường cong Sp 52

Bảng 8.1:Giá trị vận tốc siêu âm và thời gian truyền sóng qua các loại 64

khung đá khác nhau 64

Bảng 8.2: Mật độ của các loại khung đá của một số đất đá phổ biến 64

Bảng 8.3:Giá trị cut – off thu được ở 3 tầng sản phẩm giếng VGP-113-3X 68

Bảng 8.5:Thành phần khí mỏ Báo Vàng 74

Bảng 9.1::Thông số vỉa thu được với cấp trữ lượng P1 79

Bảng 9.3:Thông số vỉa thu được với cấp trữ lượng P2 79

Bảng 9.4: Kết quả tính trữ lượng cấp P2 79

Bảng 9.5:Thông số vỉa thu được với cấp trữ lượng P3 80

Bảng 9.6: Kết quả tính trữ lượng cấp P3 80

Trang 10

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ NHÂN VĂN KHU VỰC

1: Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý – đặc điểm địa hình địa mạo

1.1.1 Vị trí địa lý

Lô 113 và vùng lân cận phía Nam bể Sông Hồng nằm ở thềm lục địa phía ĐôngViệt Nam Phần đất liền thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 11

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải mi ền Trung Việt Nam bao gồm phần đấtliền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa

độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xãĐiền Hương, huyện Phong Điền

Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực Nam, xãThượng Nhật, huyện Nam Đông

Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã HồngThủy, huyện A Lưới

Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đông đảoSơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

1.1.1.2 Địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt Địa hình núi chiếm khoảng1/4 diện tích từ biên giới Việt Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng Địa hình trung duchiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn là trên 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnhrộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp với chiều rộng và trăm mét Đồng bằng ThừaThiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ , có cồn cát, đầm phá Diện tíchcùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400km2 Ðịa hình thấp dần từ Tây sang Ðông, phức tạp

và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các lưu vựcsông Hương, sông Bồ, sông Truồi tạo nên các bồn địa trũng, đồng bằng ven biển nhỏhẹp và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên) Phần đấtliền, Thừa Thiên Huế có diện tích 5.062,59km2 (số liệu thống kê năm 2008) Nơi dài nhất

là 120km (dọc bờ biển) và nơi hẹp nhất là 44km (phần phía Tây)

1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn

1.2 Nhiệt độ

Khí hậu của Thừa Thiên Huế cũng khí hậu của Việt Nam đều chịu tác động phức tạpcủa hoàn lưu khí quyển khu vực gió mùa Đông Nam Á Tuy nhiên do sự khác nhau về vị

trí địa lý, đặc điểm địa hình mà ảnh hưởng của các trung tâm khí áp tại cá c tỉnh nằm ở

phía Bắc cũng như phía Nam cũng không hoàn toàn giống nhau Khí hậu miền Bắc cơbản thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh hơn, trong khi đó khí hậu miềnNam mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt độ cao và mùa

Trang 12

mưa khác biệt mùa khô Còn khí hậu Thừa Thiên Huế là vùng chuyển tiếp giữa hai miền

khí hậu Nam - Bắc đó Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ nắng cả năm là 2000giờ

1.2.4 Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ở Huế hết sức độc đáo Hệ thống ngòi chính gồm các sông nhưsông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Phía Tây,chảy dài về phía Đông Ngoài ra còn nhiều các con sông nhỏ hơn bao quanh và đan xenvào nhau thành một mạng lưới chằng chịt Sông Hương chảy qua giữa lòng thành phốHuế, còn bao xung quanh gồm các sông: An Cựu, Đông Ba, Bạch Yến, Kẻ Vạn, An Hòa,Như Ý Trong nội thành ao, hồ dày đặc Hệ thống sông ngòi ở Huế không chỉ tô đẹp vàlàm dịu mát cho Huế mà còn giúp Huế hình thành nên mạng lưới cấp, thoát nước và hệthống giao thông đường thủy thuận tiện Mặt khác, còn giúp giải quyết nhiều công ăn việclàm cho người dân trong việc tổ chức dịch vụ ca Huế trên sông Hương, du lịch bằngthuyền, đánh bắt thủy sản, bồi đắp phù sa phục vụ cho nông nghiệp

1.2.5 Biển và bờ biển

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn Vùng nội thủy: rộng 12 hải

Trang 13

-2 Đặc điểm kinh tế nhân văn

2.1 Giao thông , thông tin liên lạc

2.1.1 Mạng lưới giao thông đường bộ

Toàn tỉnh có hơ n 2500km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuốngNam cùng với các tuyến lộ chạy song song và cắt ngang nhu tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A,8B, 10A, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác Ngoài ra còn có các quốc lộ 49 chạy dọcqua từ Tây sang Đông nối tiếp vùng núi với vùng biển Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóađược 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn(đường huyện,đường xã), 100% xã có đường ô tô tới trung tâm

2.1.2 Mạng lưới giao thông đường thủy

Với tổng chiều dài 563km sông, đầm phá Tỉnh có cảng biển nước sâu Chân Mây vàcản Thuận An Cảng thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13km về phíaĐông Bắc Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu vớichiều dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn Được nhà nước công nhận là cảngbiể quốc gia Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đangđược triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợithế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triểnkinh tế những năm sau

2.1.3 Mạng lưới giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng mộtvai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh Nhà ga chính là ga Huế (ga loại 2) với nănglực tiếp nhận 40 chuyến tàu/ngày đêm và với lưu lượng khách là 400.000 lượt khách/năm.Hiện nay đang xây dựng đề án nâng cấp thành ga loại 1

2.1.4 Mạng lưới giao thông đường hàng không

Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách phía Namthành phố Huế khoảng 15km Những năm qua bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay PhúBài được thay đổi đáng kể, đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh

an toàn Cảng Hàng Không Phú Bài sẽ phát triển theo mô hình Airport - City - một môhình khá phổ biến của các Cảng hàng không ở Châu Âu hiện nay

Trang 14

2.1.5 Thông tin liên lạc

Tổng số bưu cục trên toàn tỉnh có 6 bưu cục 6 huyện miền núivowis 100% xá vùngdan tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh đã được trang bị điện thoại Mạng lưới Viễn thông

đã được hoàn toàn số hóa, mạng truyền dẫn từ Huế đi các huyện đã được quang hóa100%; có kèm viba số hỗ trợ, 100 xã có điện thoại và được kết nối Internet

2.2 Nguồn điện, nguồn nước

2.2.1 Điện năng

Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận đ iện từ hệ thống điện Quốc Gia qua cáctuyến đường dây 110kv Đà Nẵng - Huế (chiều dài 86 km dây dẫn 2xACSR -185), tuyếnĐồng Hới- Huế (mạch đơn ACSR -185) và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh -Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR -400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kVHuế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, đượcxây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An – Thànhphố Huế (gần Ngự Bình) Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 k V qua đườngdây 220 kV Đà Nẵng - Huế

Trạm 110 kV Huế 1 (E6) có công suất 2x40 MVA điện áp 110/35/22 kV, trạm Huế 1nhận điện từ trạm 220 kV Huế

Trạm 110 Văn Xá(E5) có công suất 2x25MVA điện áp 110/35/6kv, trạm này đưavào vận hành từ năm 1997

Trạm 110KV Lăng Cô công suất 1x25MVA, điện áp 110/35/22KV

Trạm 110KV T2 Cầu Hai, công suất 1x25MVA, điện áp 110/22KV

Trạm 110KV Huế 2(E7), công suất 1x25MVA, điện áp 110/35/6KV

Ngoài 9 dự án thủy điện bậc thang được Bộ Công Thương phê duyệt thì tỉnh cũng cóqui hoạch 12 dự án thủy điện nhỏ khác với tổng công suất 106.5MW

2.2.2 Nguồn nước

Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn nước mặt tự nhiên có chất lượng sạch bậc

Trang 15

các thị trấn, thị xã và các xã vùng ven Hệ thống cấp nước đã được thay mới Chủ yếu làcác loại ống gang dẻo, ống PVC và nhất là ống HDPE chất lượng cao.

2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.1 Vị trí kinh tế xã hội của khu vực

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có rất nhiềutiềm năng và thế mạnh Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm thương m ại, dịch vụ, giao dịchquốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ gắn với cải thiện chất lượng dịch vụ; củng

cố và phát triển thương hiệu du lịch Huế, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng và khai thác cóhiệu quả các Tour, xây dựng Festival, chương trình hành động quốc gia về du lịch Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cácsản phẩm chủ lực Phát triển cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sảnxuất có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị tăng cao Từng bước hoàn thiện hạ tầng

kỹ thuật các KCN, cum TTCN và làng nghề

Phát triển nông lâm ngư nghiệp theo hướng nâ ng cao năng suất cây trồng, chấtlượng hàng hóa nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vậtnuôi Đầu tư xây dựng hệ thống thuyền bè có khả năng đánh bắt c á xa bờ Gia tăng diệntích rừng trồng mới Đưa khoa học kỹ thuật mới vào nhằm đạt được hiệu quả cao

2.3.2 Dân số

Tính đến năm 2009 dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.088.822 người, trong đóNam : 538.163 người, Nữ : 550.659 người Mật độ dân số là 215,074 người/km2 Vềphân bố có 393.018 người số ở thành thị và 695.804 người sống ở nông thôn Trên địabàn tỉnh có 35 dân tộc thiểu số sinh sống Nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm trên 96%

Trang 16

Các dân tộc khác như Tà Ôi, Cơ Tu, Bru -Vân kiều, Hoa, Tày, Ngái, ., Mường Phầnlớn người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi của tỉnh Thừa Thiên Huế không theo tônggiáo, tà đạo nào mà chủ yếu chỉ có người Kinh sống ở các xã miền núi và đi xây dựngkinh tế mới tại 2 huyện A Lưới, Nam Ðông theo đạo Thiên chúa giáo và Phật giáo Hầuhết hoạt động của các tổ chức này không phức tạp, không có truyền đạo trái phép, các tín

đồ đều chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước cũng như chínhquyền địa phương sở tại

Trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế, vấn đề di dân tự dotrong tỉnh đi tỉnh khác hoặc từ tỉnh khác chuyển đến rất ít

Tuy đã có được sự quan tâm của Nhà nước, được đầu tư nhiều chương trình, dự áncho vùng dân tộc và miền núi nhưng do nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạnchế nên phần nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật để làm tăng năngsuất cây trồng và vật nuôi Vì vậy, sản phẩm làm ra chủ yếu để tự cung tự cấp, vẫn chưatrở thành hàng hoá Tỷ lệ đói nghèo còn cao

2.3.3 Đời sống văn hóa xã hội

• Lĩnh vực văn hóa thể thao:

Tỉnh Thừa Thiên Huế hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thểchất cho nhân dân Xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” Phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao quần chúng Duy trì vàphát huy các môn thể thao dân tộc Cải thiện cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa thể thao ởcác cấp Mục tiêu toàn tỉnh đề ra :95% số gia đình đạt chuẩn văn hóa; 86,5% số thônlàng, bản đạt chuẩn văn hóa nếp sống văn minh, 75% xã, phường, thị trấn có thiết chếvăn hóa thông tin cơ sở

• Lĩnh vực y tế:

Nâng cao chất lượng ở tất cả các tuyến trong lĩnh vực phòng khám bệnh, khám chữabệnh và nâng cao sức khỏe; đa dạng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe Đảm bảo

Trang 17

4.342 trong đó bệnh viện có 3677 giường, phòng khám khu vực: 180 giường, trạm y tế

xã phường :450 giường, nhà hộ sinh: 35 giường, trạm y tế của cơ quan xí nghiệp: 20giường Tổng số cán bộ nghành y: 4.137 người trong đó bác sỹ: 1466 người, y sỹ: 555người, y tá: 1480 người, nữ hộ sinh 636 người Cán bộ ngành dược có 467 người

• Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:

Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vàphổ cập giáo dục trung học cơ sở Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

và học Nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Nâng caochất lượng dạy nghề Trên toàn tỉnh có 8 trường đại học và 01 học viện Số giản viên:1672(trên đại học : 1.029, đại học :741) Có: 05 trường cao đẳng với số giảng viên : 459 (trên đại học: 149, đại học và cao đẳng: 307, trình độ khác: 3) Có 2 trường trung cấpchuyên nghiệp với tổng số 121 giảng viên Có 383 trường phổ thông với 11.696 giáoviên, 5.617 phòng học Có 190 trường mẫu giáo, có 2.881 người và 1.479 phòng học

2.3.4 Đời sống kinh tế

Theo kết quả nghiên cứu năm 2002 Huế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nămđạt 6,3% Thu nhập bình quân đầu người đạt 305USD 100% số xã được phủ sóng phátthanh và truyền hình quốc gia Tỷ lệ huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 96% Tỷ lệ đóinghèo toàn tỉnh còn 14,28%, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở vùng dân tộc thiể u số thuộc các xãÐBKK là 35%

2.3.5 Ngành nghề chủ yếu

Ngành dịch vụ: Doanh thu du lịch tăng 20%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tăng 20%; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 260 triệu USD, tăng 23,8%; doanh thubưu chính viễn thông tăng 22%; doanh thu ngành vận tải tăng 16,5%

Ngành công nghiệp: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 18%;

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: xi măng tăng 25%, bia H uda tăng 10%,sợi các loại tăng trên 20%, điện tăng 1,5 lần Thu hút khoảng 2.200 tỷ đồng vốn đầu tưvào các KCN Doanh thu sản xuất công nghiệp trong KCN đạt 3.714 tỷ đồng, kim ngạchxuất khẩu 161 triệu USD, nộp ngân sách 600 tỷ đồng

Ngành nông nghiệp: Nâng cao năng suất các loại cây trồng, chất lượng hàng hoá

nông lâm thuỷ sản, đảm bảo an toàn thực phẩm Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôitheo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm Phát triểnkinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với việc bảo vệ môi trường Cải thiện cơ

Trang 18

sở hạ tầng nông thôn Năng suất lúa bình quân đạt trên 52tạ/ha; diện tích trồng rừng 4.500

ha, tỷ lệ che phủ rừng lên 56,6%; tổng đàn gia súc tăng 9%, đàn gia cầm tăng 5%; sảnlượng khai thác thủy sản tăng 7%; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 5% Giá trị xuấtkhẩu thuỷ sản tăng 23%

3 Đánh giá thuận lợi khó khăn

3.1 Thuận lợi

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng trọng điểm của kinh tế miền Trung, nằm tronghành lang kinh tế Đông Tây nối từ Myanma - Đông Bắc Thái Lan - Lào đến miền TrungViệt Nam

Huế cũng là trung tâm văn hoá du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu Ngoài ra,

cơ sở hạ tầng của tỉnh đồng bộ, nguồn nhân lực đồng đều Đây là những lợi thế lớn củatỉnh để phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài ra Thừa Thiên Huế còn đang tiến hành xây dựng cảng nước sâu Chân Mây vàkhu kinh tế mở Lăng Cô - Chân Mây Sân bay quốc tế Phú Bài đủ điều kiện cho các loạimáy bay lớn cất và hạ cánh Điều này rất thuận lợi cho phát triển ngành dầu khí

3.2 Khó khăn

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, tỉnh cũng gặp phải một số khó khăn nhấtđịnh Là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng hệ thống giao thông của Thừa ThiênHuế còn thiếu Tất cả đều lưu thông qua hầm Hải Vân là con đường duy nhất

Thừa Thiên Huế là tỉnh gặp nhiều thiên tai do mưa bão Nhiều xã trong tỉnh thườngxuyên bị ngập lụt Đường xá sạt lở Các cơn bão, gió lớn gây ra nhiều khó khăn trong hoạtđộng tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực

Trang 19

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHU V ỰC

2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa vật lý khu vực

Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam được tiến hành đo địa vật lý bắt đầu từnhững năm 70 của thế kỷ trước Trong những năm 1977-1981 dựa trên cơ sở các dự ánthăm dò đ ịa chấn đã xác đ ịnh ranh giới của bể trầm tích, cấu trúc và các cấu tạo triển vọng

đã đư ợc tìm ra

Trong những năm 1982-1983 tổng công ty dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu địa vật

lý phần phía Tây vịnh Bắc Bộ bao gồm cả diện tích khu vực lô 113

Kể từ năm 1988 các công ty nước ngoài như (TOTAL, SHEEL, BP, OMV,INDEMITSU , SCEPTRE, IPL , BHP, GECO, NOPEK) đã bắt đầu công việc nghiên cứutrong khu vực Vịnh Bắc Bộ Các công ty đã bắt đầu thực hiện địa chấn 2D (phương phápsóng phản xạ, điểm sâu chung) để phát hiện các cấu tạo triển vọng ở lô 111/04 , 112, 113.Trong khu vực cấu trúc lô 113- Báo Vàng và phía Đông Nam của khối 111/04 trongnăm 1189-1995 các công ty này đã làm khoảng 4000 km tuyến địa chấn 2D bao gồm 833

km tuyến nằm trong cấu trúc

Năm 1989 SHELL công ty khảo sát địa chấn và thăm dò (dự án S-89, “công ty thưchiện Prakala-Seismos”) trong phạm vi 1779km tuyến địa chấn có khoảng 150km tuyếnđịa chấn thuộc cấu trúc khu vực Lưới địa chấn 2D tương đương với mật độ 3x8 3x6 km.Dựa trên kết quả nghiên cứu trong tầng trầm tích Pliocene một số cấu tạo đã được pháthiện( không có tên riêng)

Năm 1995 tổng công ty dầu khí Việt Nam công ty trong khu vực của lô 113 vàphía Đông Nam một phần lô 111/04 –“ Dalmorneftegeofizika” tiến hành thăm dò đ ịachấn 2D tầng chứa trên bề mặt ( dự án bb-95, phạm vi là 1535km tuyến , trong đó có 683

km tuyến nằm bên trong đường đồng mức của cấu trúc 113) Dựa trên kết quả công việcnghiên cứu cấu trúc đã chỉ ra các địa hình nâng cao ( đối tượng 113A, 113B, 113C, 113D,một phần phía Nam của lô 113) Mật độ mạng lưới địa chấn trong khu vực phát hiện nếplồi đạt 3.2x1.4km, phần còn lại của diện tích lô 113 có mật độ 3x6km

Trang 21

Đến sau năm 2005 các đới nâng ( Báo Vàng , Báo Đen, Báo Nâu, Báo Trắng, BáoHoa) đã đư ợc JSC – SMNG - Centre và Việt Nam - PIDC đã được công ty JOCVietgazprom thuê xử lý và minh giải lại tài liệu địa chấn 2D từ những năm trước.

Công ty Sevmorneftegeofizika của Nga đã thực hiện phân tích và minh giải lại tàiliệu địa chấn 2D trong phạm vi 3628 km tuyến trong những năm (1989, 1993, 1995) và

đã phát hiện ra 5 tầng phản xạ có tuổi từ Pliocene- Miocene Và công ty này đã kiến nghịnhà thầu khoan giếng khoan thăm dò VGP-113-1X do công ty Việt Nam –PIDC thựchiện Tiến hành minh giải tài liệu địa chấn 2D

Năm 2008 sau khi khoan giếng VGP-113BV-1X- công ty Fugro Geoteam đã khảosát địa chấn 3D với diện tích 584km2, độ phân giải lên tới 12,5x25m Giống như kết quảthực hiện minh giải địa chấn được thực hiện bởi công ty JSC ―Sevmorneftegeofizika -Centre Đã xây dựng và dự báo mô hình địa chất bể chứa, phân tích thuộc tính VOA, tổnghợp VOA lập mô hình, phân chia ranh giới của thế Pliocene trên phần diện tích khảo sátđược thực hiện, tính toán lượng tài nguyên hydrocarbon Kiến nghị cho khoan 5 giếngkhoan tìm kiếm thăm dò và đã được cấp phép

Năm 2010 sau khi hoàn thành giếng khoan VGP-111-BV-2X hai công ty độc lập làSchlumberger Logelco Inc và công ty LLC ― “Reservoir Service” đã minh giải tài liệuđịa chấn 3D xem xét kết quả của hai giếng khoan Giống như kết quả của công việc lâp

mô hình địa chất mỏ đã đư ợc cập nhật Dị thường địa chấn kiểu đá chứa đã đư ợc xácđịnh Các công ty này đã xác định được gianh giới ngoài và tiềm năng khí căn cứ trên cơ

sở đảo ngược địa chấn và vị trí của giếng thăm dò

2.2 Khoan tìm kiếm thăm dò

Trong những năm 90 ở vòm Bắc của mỏ BV do công ty Trung Quốc – CONHWkhoan giếng khoan LD14-1-1 với độ sâu 1779m Trong thời gian 12/06/07-19/09/07 ởĐông Nam vòm đã thực hiện khoan giếng khoan VGP-113-1X ( đạt chiều sâu đáy là2515m) Kết quả thử 5 vỉa trong giếng có 4 vỉa trầm tích tuổi Pliocen và 1 vỉa có tuổiPleistocene

Trong khoảng thử vỉa từ 1408-1422m ( vỉa chứa IX2) thu được CH4=92,986%,

CO2=0,17% (theo số liệu của VPI) Lưu lượng khí thu được qua van điều tiết có kíchthước 9.53mm lên tới 26,3 nghìn m3/ngày Trong khi thử vỉa tại độ sâu 1370-1390m (vỉachứa IX1) dòng khí thương mại metan có thành phần (CH4=93.601-94.23% CO2=0.226-

Trang 22

0,246% theo số liệu của VPI), thu được cả condensate và nước vỉa Lưu lượng khí quavan điều tiết kích thước 17,5mm lên tới 388.000m3/ngày, lưu lượng Condensate -13,44m3/ngày , lưu lượng nước 3,84 m3/ngày kết quả thử vỉa của các giếng được trình bàytrong bảng sau.

Giếng thăm dò VGP-111-BV-2X với độ sâu 1523m đã được khoan ở phần trungtâm của vòm phía Nam mỏ Báo Vàng 07.09-18.10.2009 Đã thử vỉa trong tầng Pliocene ở

độ sâu 1380-1400 Kết quả là lưu lượng khí HC lên tới 1000m3/ngày và quan sát đượchàm lượng CO2 đạt 4.5%

Trang 23

Bảng 2.1: Kết quả thử vỉa

Trang 24

PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG CHƯƠNG 3: ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH BỂ SÔNG HỒNG

Trên cơ sở minh giải các tài liệu địa chấn, tài liệu địa vật lý giếng khoan, cùng với sựtham khảo tài liệu phân chia địa tầng tại khu vực thềm lụ c địa Việt Nam Địa tầng trầmtích khu vực nghiên cứu được chia thành hai phần cơ bản

3.1 Móng trước Kainozoi

Móng trước Kainozoi ở khu vực miền võng Hà Nội và lân cận lộ ra khá đa dạng taicác đới rìa ngoài và phân thành nhiều đới thành hệ cấu trúc khác nhau Ngay giữa trungtâm MVHN đã phát hiện đá móng Mesozoi tại giếng khoan 104 ( 3914m-TD) Thànhphần thạch học chủ yếu gồm Ryolit và Tuf Mesozoi Tại rìa Tây Nam MVHN đá móng cổnhất gồm các đá biến chất kết tinh Gneis, phiến Biotit- Amphybol Proteozoi gặp được ởcác giếng khoan B10-1X, B10-2X, B26-1X đã gặp được đá móng là các thành tạoCarbon-Permi của hệ tầng Bắc Sơn, đá vôi và đá phiến Silic Devon giữa – trên hệ tầng LỗSơn, cát kết phiến sét có màu đỏ xen lẫn cuội kết Devon dưới của hệ tầng Đồ Sơn (D-PZ).Trong khi đó dọc thềm lục địa miền Trung móng trước Kainozoi phổ biến nhất là các loạiOrdovic trên – Silur thuộc hệ tầng Long Đại và Sông Cả bao gồm đá vôi, cuội sạn kết, đáphiến Ngoài ra còn có cát kết, cuội kết Devon dưới thuộc hệ tầng Tân Lâm , đá vôi Devongiữa- trên thuộc hệ tầng Cù Bai, các đá xâm nhập Granit -Biotit Các hệ tầng này có xuhướng phát triển ra biển và có thể tạo nên những địa hình vùi lấp để trở thành các bẫy dầukhí quan trọng như đã phát hiện tại cấu tạo Bạch Trĩ lô 112

Phía Nam bể Sông Hồng ngoại trừ GK 115-A-1X đã bắt gặp móng biến chấtMesozoi còn tất cả các GK còn lại đều chưa gặp móng trước Kainozoi Tuy vậy qua cáctài liệu có thể dự đoán móng khu vực này cũng là đá Carbonat Mesozoi, đá biến chất và ithơn là đá Magma xâm nhập

Khu vực lô 113 nằm ở phần trung tâm của bể Sông Hồng móng nằm rất sâu Độ sâumóng lên tới 15km Hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu về móng ở khu vực này

Trang 25

3.2 Trầm tích Kainozoi

3.2.1 Hệ Paleogene - Thống Eocene - Hệ tầng Phù Tiên (E 2 pt)

Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được mở ra tại giếng khoan GK.104 Phù Tiên- Hưng Yên

từ độ sâu 3.544m đến 3.860m Thành phần bao gồm cát kết, sét bột kếtmày nâu tím, màuxám xen lẫn các lớp cuội có độ hạt rất khác nhau từ vài cm đến vài chục cm

Hình 3:Địa tầng tổng hợp Bắc bể Sông HồngThành phần hạt cuội thường là Ryolit, thạch anh, đá phiến kết tinh và Quarzit Cátkết có thành phần đa khoáng, độ mài tròn và chọn lọc kém, nhiều hạt thạch anh, Calcit bịgặm mòn, ximang Calcit-Sericit Bột kết rắn chắc thường có màu tím chứa Sericit vàOxit sắt Trên cùng là lớp cuội kết hỗn tạp màu tím, màu đỏ xen lẫn các đá phiến sét vớinhiều vết trượt láng bóng Bề dày của hệ tầng tai giếng khoan này đạt 316m Ngoài khơivịnh Bắc Bộ, hệ tầng Phù Tiên đã đư ợc phát hiện ở Gk 107-PA-1X (3.050-3.535m) vớicuội sạn kết có kích thước nhỏ, thành phần chủ yếu là các mảnh đá Granit và đá biếnchất xen với cát kết, sét kết màu xám tím, màu nâu có mặt trượt hoặc bị phân phiếnmạnh Các đá kể trên bị biến đổi thứ sinh mạnh Bề dày hệ tầng ở đây khoảng 485m.Trên các mặt cắt địa chấn hệ tầng Phù Tiên được thể hiên bằng các tập địa chấn nằm

Trang 26

ngang phủ bất chỉnh hợp ngay trên mặt đá móng trước Kainozoi Tập địa chấn này cóbiên độ phản xạ cao, tần số thấp, độ liên tục từ trung bình tới kém ở miền võng Hà Nội

và chuyển sang dạng phản xạ song song độ liên tục tốt ở vịnh Bắc Bộ

Tuổi Eocene được xác định dựa vào các dạng bào tử phấn hoa, đặc biệt làTrudopollis và Ephedripites Hệ tâng được hình thành trong môi trường sườn tích sông

hồ Đó là các trầm tích lấp đầy các địa hào sụt lún nhanh, diện phân bố hẹp

3.2.2 Hệ Paleogene - Thống Oligocen - Hệ tầng Đình Cao(E 3 dc)

Hệ tầng mang tên xã Đình Cao( Phù Tiên- Hưng Yên) nơi đặt GK 104 Mặt cắtchuẩn của hệ tầng lộ ra ở độ sâu 2.396 đến 3.544m Mặt căt chủ yếu gồm cát kết màuxám sáng, xám sẫm đôi chỗ phớt tím xen lẫn các lớp kẹp cuội kết dạng Puding, sạn kếtchuyển lên các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, rắn chắc xen ít lớp cuội sạn kết.Các đường cong do địa vật lý giếng khoan phân dị rõ với giá trị điện trở suất cao Bề dàycủa hệ tầng ở mặt cắt chuẩn này là 1.148 m

Hệ tầng Đình Cao phát triển mạnh ở Đông Quan, Thái Thụy, Tiền Hải và vịnh Bắc

Bộ bao gồm cát kết xám sáng, sáng xẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi chỗ gặp cuộikết, sạn kết có độ lựa chọn trung bình đến tốt Đá gắn kết chắc bằng ximang Carbonat,sét và Oxit sắt Cát kết độ khi chứa Glauconit (GK.104-QN-1X, 107-PA-1X) Sét kếtxám sáng, xám sẫm có các mặt trượt láng bóng, đôi chỗ có các thấu kính than hoặc cáclớp kẹp mỏng sét vôi chứa hóa thạch động vật Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 300-1.148m Tập bột kết và sét kết xám đen phổ biến ở trũng Đông Quan và v ịnh Bắc Bộchứa lượng vật chất hữu cơ ở mước độ trung bình (0.05% wt) Chúng được xem là đá mẹsinh dầu ở bể Sông Hồng

Trên mặt cắt địa chấn hệ tầng Đình Cao đặc trưng bởi các phản xạ mạnh, biên độcao, độ liên tục trung bình, nằm xiên, gián đoạn xâm thực thể hiện các trầm tích vụn thôchân núi hay aluvi Phần dưới của mặt cắt có các phản xạ không liên tục, biên độ trungbình Đặc biệt còn nhận thấy phần đáy của tập được thể hiện bằng các mặt kề áp, mộtpha, độ liên tục kém, biên độ cao Đây chính là mặt BCH giữa các hệ tầng Đình Cao vàPhù Tiên

Trang 27

3.2.3 Hệ Neogen - Thống Miocene dưới - Hệ tầng Phong Châu (N 1 1 pch)

Hệ tầng Phong Châu được mở ra tại giếng khoan 100 xã Phong Châu ở độ sâu1.820-3000m Mặt cắt trầm tích có dạng xen kẽ liên tục giữa những lớp cát kết hạt vừa,hạt nhỏ màu xám trắng, xám lục nhạt gắn kết rắn chắc với những lớp cát bột kết phân lớprất mỏng cỡ mm đến cm tạo thành các dạng mắt., thấu kính gợn sóng và được gọi là các

đá “dạng sọc” Cát kết có ximang chủ yếu là Carbonat với hàm lượng cao (25%).Khoáng vật phụ gồm nhiều Glauconit và Pyrit Bề dày của hệ tầng tại giếng khoan nàyđạt tới 1.180m Hệ tầng Phong Châu phân bố chủ yếu trong dải Khoái Châu Tiền Hải(GK 100) và phát triển ra vịnh bắc bộ (GK 103-TH) với sự xen kẽ giữa các lớp cát kết,cát bột kết và sét kết chứa dấu vết than hoặc những lớp kẹp đá vôi mỏng Cát kết màuxám đen xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, chọn lọc trung bình đến tốt, ximangCarbonat, it sét Sét kết màu xám sáng đến xám sẫmvà nâu đỏ nhạt, phân lớp song song,lượn sóng, với thành phần chủ yếu là Kaolinit và Ilit Bề dày của hệ tầng thay đổi từ 400-1.400m

Trên lát cắt địa chấn hệ tầng phong châu được thể hiện bằng các tập phản xạ songsong, độ liên tục tốt, với thế nằm biển tiến trên các khối nâng ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ

ở MVHN phản xạ có biên độ cao, gồm 1-2 pha phản xạ mạnh có thể liên quan tới các lớpsét than

Hệ tầng Phong Châu được thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ 104) Xen nhiều pha biển (GK 100) với các trầm tích biển tăng lên rõ rệt từ MVHN rangoài khơi vịnh Bắc Bộ Hệ tầng nằm BCH trên hệ tầng Đình Cao và các đá cổ hơn

(GK-3.2.4 Hệ Neogen- Thống Miocen giữa - Hệ tầng Phù Cừ (N 12 pc)

Hệ tầng Phù Cừ được mô tả tại GK 2 (960-1.180m) trên cấu tạo Phù Cừ MVHN.Tuy nhiên khi đó chưa gặp được phần đáy của hệ tầng và mặt cắt được mô tả bao gồm cáctrầm tích đặc trưng bằng tính chu kỳ rõ rệt với các lớp cát kết hạt vừa, cát bột kết phân lớpmỏng( dạng sóng, thấu kính, phân lớp xiên), bột kết, sét kết cấu tạo khối chứa nhiều hóathạch thực vật, dấu vết động vật ăn bùn, trùng lỗ và các vỉa than Lignit Cát kết có thànhphần ít khoáng, độ lựa chọn và mài tròn tốt, khoáng vật phụ ngoài Turmalin, Zincon, đôinơi gặp Glauconit và Ganat là những khoáng vật không thấy trong hệ tầng Phong Châu

Hệ tầng Phù Cừ phát triển rộng khắp ở MVHN , có bề dày mỏng ở vùng Đông Quan

và phát triển mạnh ở vịnh Bắc Bộ với thành phần trầm tích gồm cát kết, sét kết, than vàđôi nơi gặp các lớp mỏng Carbonat Cát kết có màu xám sáng đến vừa ,đôi khi hạt thô

Trang 28

(GK.104-QN) chọn lọc trung bình đến tốt, phổ biến cấu tạo phân lớp mỏng, thấu kínhlượn sóng đôi khi dạng khối chứa nhiều kết hạch Sedirit, đôi nơi có Graconit(các GK.

100, 102, 110,104, 204,107-PA) Cát kết có ximang gắn kết chứa nhiều Carbonat, ít sét.Sét bột kết xám sáng đến xám sẫm, chứa rất ít Carbonat, ít vụn thực vật và than(GK 103-TH) có it lớp đá Carbonat mỏng (GK 103-TH, 107-PA) Bề dày của hệ tầng thay đổ từ1.500- 2000m

Sét kết của hệ tầng thường có tổng hàm lượng VCHC bằng 0,86%wt, đạt tiêu chuẩncủa đá mẹ sinh dầu và thực tế đã phát hiện Dầu và Condensat trong hệ tầng Phù Cừ ởMVHN

Trên mặt cắt địa chấn, hệ tầng Phù Cừ được thể hiện bằng các pha sóng phản xạ códạng song song hay hỗn độn, biên độ lớn, tần số cao, thường liên quan tới các tập chứathan Ranh giới của hệ tầng với hệ tầng Phong Châu nằm dưới có đặc trưng sóng gồm 1-2pha phản xạ mạnh, biên độ cao, độ liên tục tốt

Tuổi Miocene giữa của các phức hệ hóa thạch được xác định theo FlorschuetziaTerilobata với Fl Semilobala và theo Globorotaliamayeri, theo Orbulinauniversa (N9)

Hệ tầng Phù Cừ được hình thành trong môi trường đồng bằng châu thổ có xen cácpha biển chuyển dần sang châu thổ, châu thổ ngập nước- tiền châu thổ, theo hướng tăngdần ra vịnh Bắc Bộ Hệ tầng Phù Cừ nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Phong Châu

3.2.5 Hệ Neogene - Thống Miocen trên – Hệ tầng Tiên Hưng (N 1 3 th)

Hệ tầng Tiên Hưng được đặt tên theo tên địa phương, nơi mặt cắt chuẩn của hệ tầngđược mở ra từ 250 – 1.010m ở giếng khoan 4 Tiên Hưng Thái Bình, bao gồm các trầmtích có tính phân nhịp rõ ràng với các nhịp bắt đầu bằng sạn kết, cát kết chuyể lên bột kết,sét kết, sét than và nhiều vỉa than Lignit, với bề dày phần thô thường lớn hơn phần mịn

Số lượng thấy được trong hệ tầng lên tới 15-18 nhịp Cát kết, sạn kết thường gắn kết yếuhặc chưa gắn kết, chứa nhiều Granat, các hạt có dộ lựa chọn và mài tròn kém Trong phầndưới của hệ tầng, các lớp thường bị nén chặt hơn và gặp cát kết xám trắng chứa kết hạchSiderit, xi măng Carbonat Bề dày của hệ tầng trong giếng khoan này là 760m Thực tếviệc xác định ranh giới của hệ tầng Tiên Hưng và hệ tầng Phù Cừ nằm dưới thường gặp

Trang 29

địa sau hệ tầng Phù Cừ và đáy của tập cát kết này có thể coi là ranh giới của hệ tầng TiênHưng.

Hệ tầng Tiên Hưng có mặt trong hầu hết các giếng khoan ở MVHN và ngoài khơivịnh Bắc Bộ với thành phần chủ yếu là cát kết, ở phần trên thường là cát kết hạt thô vàsạn sỏi kết, sét kết, bột kết, xen các vỉa than Lignit Mức độ chứa than giảm đi rõ rệt dotrầm tích tam giác châu ngập nước với tính biển tăng theo hướng tiến ra vịnh Bắc Bộ Cáclớp cát kết phân lớp dày đến dạng khối, màu xám nhạt, mờ đục hoặc xám xanh, hạt nhỏđến thô, độ chọn lọc trung bình đến kém chứa hóa thạch động vạt và vụn than, gắn kếttrung bình đến kém bằng ximang Carbonat và sét Sét bột kết màu xám luc nhạt, xámsáng có chỗ xám nâu, xám đen(GK.104, 102-HD) Bề dày của hệ tầng thay đổi trongkhoảng 760-3000m

Miocene trên –Hệ tầng Tiên Hưng trong giếng VGP-113-BV-1X có chiều sâu trongkhoảng 2515m – 1865m (TVDSS -2505-1855m), thành phần chính là đá sét xen lẫn đávôi Sét có màu từ tối đến sáng xám, từ mềm tới rắn chắc, Cacbonaceous, bao gồm cảPyrite và mảnh vụn mai của Foraminifera Argillites (ở phần dưới của lắng đọng )màuxám tối, xám, có nơi có màu Olive, về cơ bản rắn chắc tới mềm yếu, Carbonaceous vớithể vùi của Pyrite và mảnh vỏ của Foraminifera Đá vôi có màu xám , xám nhạt , cứng,rắn chắc, tinh thể lớn Trầm tích tuổi Miocene muộn thu được ở điều kiện thềm lục địa xa

Tuổi Miocene muộn của hệ tâng được xác định theo phức hệ bào tử phấn hoaDacrydim-Ilex-Quercus-Florschuerzia trilobata-Acrostichum và Stenochaena, cũng nhưphức hệ trùng lỗ Pseudorotalia- Ammonia Môi trường trầm tích của hệ tầng Tiên Hưngchủ yếu là đồng bằng châu thổ xen lẫn những pha biển ven bờ và tam giác châu ngậpnước phát triển theo hướng đi ra vịnh Bắc Bộ

Trang 30

3.2.6 Hệ Neogen – Thống Pliocen- Đệ Tứ - Hệ tầng Vĩnh Bảo(N 2 vb)

Nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Miocene, hệ tầng Vĩnh Bảo đánh dấu giai đoạnphát triển cuối cùng của trầm tích Kainozoi trong miền võng Hà Nội- vịnh Bắc bộ thuộc

bể Sông Hồng Tại mặt cắt trong giếng khoan GK3 ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ 240-510m

có thể chia ra làm 2 phần: phần dưới chủ yếu là cát, hạt mịn màu xám, vàng chanh, phânlớp dày, có độ lựa chọn tốt đôi nơi có những thấu kính lớp kẹp cuội, sạn hạt nhỏ xen kẽ,phần trên có thành phần bột tăng dần Bề dày chung của hệ tầng tai giếng khoan này đạtkhoảng 270m Trong đá gặp nhiều hóa thạch động vật biển như thân mềm, san hô, trùnglỗ

Hệ tầng Vĩnh Bảo được phát hiện trong tất cả các giếng khoan,từ GK.3 (ven biển)tiến vào đất liền tính lục địa của trầm tích tăng lên, và hệ tầng mang đặc điểm châu thổchứa than (Gk.2, Phù Cừ) Ngược lại, tiến ra phía biển trầm tích mang tính mang tínhthềm lục địa rõ: cát bở rời xám sáng đến xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, đôi khi thô đến rấtthô chọn lọc trung bình dến rất tốt xen với sét màu xám, xám xanh, nền, chứa Mica nhiềuPyrit, Graconit và phong phú các mảnh có động vật biển, thấy ở tất cả các giếng khoan(Gk.104-QN, 103-TH, 107-PA) Hệ tầng Vĩnh Bảo có chiều dày từ 200 đến 500m và tăngdần ra biển

Pliocene – hệ tầng Vĩnh Bảo- trong giếng VGP-113-1X trong khoảng độ sâu 1865m(TVDSS - 986-1855m) và trong giếng VGP-111-BV-2X gặp ở độ sâu 934-1500m(MSL -917-1483m) Lắng đọng được đặc trưng bởi sét màu xám sáng và xám tớixám tối, mềm phần dưới rắn chắc, dẻo, có những chỗ như bùn, xen lẫn Carbonaceousmỏng phụ thuộc vào sự xen kẹp của cát kết Cát kết có màu xám sáng, xám, có thạch anh,

996-độ gắn kết vừa phải một số hạt có góc cạnh, bùn, trong những nơi đi qua bột kết Phầndưới của lắng đọng Pliocene chủ yếu là thành hệ sét( với kích thước nhỏ hơn 0.015mm).Nơi bao gồm hạt bùn có thành phần thạch anh và Dolomit/Calcitic vi hạt có mặt ở xanguồn Trong mặt cắt qua lớp đá có chiều dày mỏng xuất hiện Pyrite với hàm lượng cao

là dấu hiệu cho lắng đọng trầm tích trong điều kiện khử Lắng đọng sét của vùng đặctrưng cho tướng thềm lục địa có độ sâu nước vừa phải Vỉa cát và bùn gần như chắc chắn

là tướng quạt trầm tích

Trang 31

thấp hơn khi so sánh với khoảng thấp Lắng đọng bùn và cát có hình dáng giống như làkết quả của quá trình tăng trưởng quạt trầm tích Độ dày của tầng Pliocene trong giếngVGP-113-BV-1X là 869m

Trên mặt cắt địa chấn, hệ tầng được thể hiện bằng các phản xạ song song hoặc gầnnhư song song, nằm ngang, tần số cao, biên độ trung bình, độ liên tục tốt Ở phần đáy của

hệ tầng, nơi tiếp xúc với hệ tầng Tiên Hưng, thấy mặt BCH rõ từ các mặt gián đoạn bàomòn miền võng Hà Nội đến các dạng biển tiến ở vùng trung tâm vịnh Bắc Bộ

Tuổi của hệ tầng được xác định là Pliocen trong khoảng N18-N20 dựa theo trùng lỗGlobigerina bullodises (N5-N20), Globigerrina nepenthes (N14-N19), Globigerinoidesconglobatus (N18-N23) và phức hệ bào tử phấn hoa Liquidabar- Dacrydium với sự cómặt của Florchuetzia levipoli, Fl Meridionalis Hệ tầng Vĩnh bảo hình thành trong môitrường thềm biển , riêng khu vực rìa TB và TN của MVHN trầm tích tích tụ trong điềukiện đồng bằng châu thổ có ảnh hưởng của biển

3.2.7 Hệ tầng Hải Dương - Kiến Xương (Q)

Các trầm tích Đệ Tứ it được nghiên cứu trong địa chất dầu khí Trầm tích Đệ Tứ phủBCH trên trầm tích Pliocene bao gồm cuội, sạn, cát bở rời( hệ tầng Kiến Xương) chuyểnlên là cát, bột, sét và một số nơi có than bùn( hệ tầng Hải Dương) là các trầm tích lục địaxen các pha biển ở MVHN, trong khi đó ở vịnh Bắc Bộ tính biển của trầm tích này chiếm

ưu thế

Trầm tích Đệ Tứ- hệ tầng Hải Dương và Kiến Xương trong giếng VGP-113-BV-1Xtrong khoảng độ sâu từ 89-996m(TVDSS-79-986m) và cũng giống trong giếng VGP-111-BV-2X khoảng độ sâu từ 105-934m(MSL 88-917m) đặc trưng bởi màu xám sáng, xám,mềm, dẻo, sen lẫn sét cabonat màu xám sáng, xám độ chọn lọc hạt tốt, cát kết chứa thạnhanh và bùn, cát kết tương đối rắn chắc Trong lắng đọng mảnh vụn của động vật thân mềnForaminifera trong môi trường thềm lục địa là đáng chú ý và có mặt một ít Pyrit Trầmtích Đệ Tứ trong điều kiện thềm nước nông và ven bờ khi đó hình thành tướng cồn cát xa

bờ Độ dày của trầm tích Đệ Tứ mở ra trong giếng VGP-113-BV-1X là 907mvà 829mtrong giếng VGP-111-BV-2X

Trang 32

CHƯƠNG 4: CẤU KIẾN TẠO

4.1 Đặc điểm kiến tạo

Bể Sông Hồng hiện tại có dạng hình thoi, điểm khởi đầu là phía Nam thành phố ViệtTrì Mở rộng dần theo hướng TB-ĐN và đạt chiều rộng lớn nhất khoảng 210 km tại khuvực có vĩ tuyến 180N Sau đó thu hẹp dần tới khu vực tỉnh Quảng Ngãi thì biến thành mộtđịa hào Tính liên tục kéo dài về phía Nam giữa đới nâng Tri Tôn ở phía Đông và vùngthềm Đông Nam của các tỉnh phía Nam Trung bộ

Trang 33

Lô 113 nằm trong phần trung tâm bể Sông Hồng Bể Sông Hồng là một bể trầm tíchlớn có tuổi Kainozoi ở phía Đông Nam Á Bể được hình thành từ một địa hào dạng kéotoác có hướng TB-ĐN được giới hạn bởi hai cánh của đứt gãy Sông Hồng Bể Sông Hồngbao gồm các cấu trúc vùng rìa và vùng trung tâm Đới cấu trúc vùng rìa được xác định lànhững khu vực nằm ở phía phải hệ thống đứt gãy Sông Lô và những khu vực nằm ở phíatrái của đứt gãy Sông Hồng Tại các vùng rìa tồn tại các khối nâng trước móng Kainozoi.Các dải nâng Tiên Lãng – Chí Linh - Yên Tử- Tràng Kênh Các địa hào bán địa hào hẹpđược hình thành trong quá trình mở bể và được lấp đầy bằng các trầm tích từ Paleogene( giai đoạn Synrift) đến Neogen – Đệ Tứ( giai đoạn Postrift) Bể được hình thành trongEocene muộn hoặc trong Oligocen sớm hậu quả của quá trình kéo căng do sự di chuyểncủa mảng Ấn Độ- Trung Quốc dọc theo hệ thống đứt gãy Sông Hồng và cũng do quá trìnhcăng giãn xuất hiện trong quá trình dịch chuyển ngang trái với tiểu mảng Đông Dương.

Bể Sông Hồng được đánh dấu bằng các đường biên và các nếp uốn ở trung tâm Tuy theo

số liệu công việc thăm dò địa chấn trong phần phía Nam của trung tâm nếp uốn, trongdiện tích làm việc không có biểu hiện của quá trình kiến tạo nào ngoại trừ Diapir sét hìnhthành kề sát với trầm tích tuổi Pliocene Phản xạ địa chấn chính trong tầng lắng đọngPliocene và Miocene đặc trưng bởi sự tiến lên dần dần trầm tích về phía Tây-Nam của bể.Dựa trên kết quả thăm dò đ ịa chấn trong phần phía Nam của trung tâm nếp uốn với lô 113

và 111 trong Pliocene và Đệ Tứ Một số nếp lồi được nâng lên được đánh dấu bởi (BáoVàng, Báo Đen,Báo Nâu, Báo Trắng,Báo Hoa ) trong đó hình thành có sự liên quan tới

sự phát triển của Diapir sét phía dưới Kiến tạo Diapir kèm theo những đứt gãy với biên

độ nhỏ được phát triển ở nhửng khoảng cách ngắn Theo kết quả của địa chấn thì có 6tầng được chỉ ra: H19, H20, Н22; Н22_1 , Н23, Н30 Nó đã được phân tích cổ kiến tạo

Trang 35

KH22_1 phản xạ âm,tầng đánh dấu địa chấn ổn định,hình thành gần nóc của đá

phiến sét trong giếng BV-1X, VGP-111-BV-2X, BD-1X, BD-2X

113-KH 22_2 phản xạ âm, hình thành gần đáy của đá phiến sét, có trong giếng

VGP-113-BV-1X, VGP-111-BV-2X

KH H23 phản xạ dương được hình thành tai ranh giới bất chỉnh hợp, phân tập của

tầng đáy và phản xạ tầng nóc nằm nghiêng

KH H30 phản xạ dương ở đáy của khối có liên quan tới tần số phản xạ thấp, kết hợp

với nóc của đá phiến sét trong giếng khoan VGP-113-BV-1X, VGP-111-BV-2X

Trang 36

Hinh 6:Mặt cắt địa chất qua giếng khoan VGP – 113 – BV – 3X theo tuyến 409

Phần lớn diện tích của các lô cho thấy phản xạ địa chấn là khá tốt, ngoài ra như ởvùng có sự mất mối tương quan trong khu vực đá phiến sét Diapir phát triển bắt nguồn từmặt cắt tới trầm tích Đệ Tứ Theo quy định diện tích phát triển của Diapir là liên kết với

Trang 37

truyền sóng và tài liệu VSP (đường cong độ sâu và thời gian) cho giếng VGP-113-BV-1X

và VGP-111-BV-2X Tính toán mô hình vận tốc dựa vào các tầng địa chấn H19, H20,H22, H22_1, H30 Kết quả của việc chuyển đổi giá trị thời gian sang độ sâu ta thu đượcbản đồ cấu trúc của tất cả các mặt Điểm đặc trưng của cấu trúc 3 vòm mỏ Báo Vàng,vòm liên kết với Diapir, Diapir ở vòm phía Bắc và vòm trung tâm là (end to end) sự dânglên thông qua lắng đọng trầm tích Đệ Tứ, trong khi ở vòm phía Nam của cấu tạo BáoVàng Diapir bị mất đi, tức là không tới độ sâu của tầng H30 Diện tích của cấu tạo vòmtrung tâm và vòm Bắc Báo Vàng có sự liên thông do hệ thống đứt gãy kéo căng theohướng Tây Bắc- Đông Nam là chính Biên độ của đứt gãy đạt 50-70m Một phần từ hệthống đứt gãy nên đặc điểm cấu trúc vòm nhỏ, biên độ dịch chuyển nhỏ so với nhữngcánh phụ cận của Diapir Nam vòm là vùng có môi trường trầm tích ổn định và có sự thayđổi không nhiều

4.2 Phân tầng cấu trúc

Lô 113 cần nghiên cứu nằm ở vùng trung tâm của bể Sông Hồng Vùng trung tâmcủa bể Sông Hồng gồm có các lô từ 107 – 108 đến lô 114 – 115 với mực nước biển giaođộng từ 20-90m Vùng này có cấu trúc đa dạng, phức tạp nhất là phụ bể Huế Đà Nẵng.Nhưng nhìn chung móng nghiêng thoải dần vào trung tâm với độ dày trầm tích trên14.000 m Các cấu tạo ở đây nói chung có cấu tạo khép kín kế thừa móng ở phía Tây vàcác đới Diapir sét

Trang 39

4.3 Các yếu tố cấu trúc chính trong vùng nghiên cứu.

Hình 8:Bản đồ các đới cấu trúc chính bể Sông Hồng

Trang 40

4.3.1 Trũng trung tâm bể Sông Hồng

Trũng Trung Tâm là phần trầm tích khá bình ổn về mặt kiến tạo, móng nằm sâu hơn

14 km, nằm ở ngay chính giữa vịnh Bắc bộ, chạy theo hướng TB- Đn, trong phạm vi rấtrộng từ lô 108 đến lô115 Tại tâm bồn trũng (Depocentre), thành phần hạt mịn là chủ yếu,

có các Diapir sét phát triển và trên đó các trầm tích Miocene trên –Pliocene bị nâng vớibiên độ nhỏ Vào cuối Miocene- đầu Pliocene, do ảnh hưởng của kiến tạo nghịch đảo ởphần Tây Bắc vịnh Bắc Bộ như đã nói ở trên nên trầm tích Pliocene bị nâng lên chút ít tạothành đới nâng Đông Sơn kéo dài từ lô 108 đến lô 111 Do ảnh hưởng của hướng đổ vậtliệu từ Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng á vĩ tuyến từ đất liền ra biển, nên có nhiềuthân cát dạng nón phóng vật và các tập Turbidit có tuổi Miocene muộn- Pliocene sớm.Các đối tượng tìm kiếm thăm dò ở trũng Trung Tâm bao gồm: cấu tạo khép kín có biên

độ nhỏ trên đới nâng Đông Sơn ( khu vực 108,109,110) và cấu tạo khép kín 4 chiều pháttriển trên các Diapir sét ( lô 110, 111, 113) như các phát hiện ở Dong Fang và Ledong củaTrung Quốc và các quạt cát dạng Turbidit ở phía Đông các lô 110, 111, 112 và 113, 115

Ngày đăng: 22/10/2014, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3:Địa tầng tổng hợp Bắc bể Sông Hồng - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 3 Địa tầng tổng hợp Bắc bể Sông Hồng (Trang 25)
Hình 8:Bản đồ các đới cấu trúc chính bể Sông Hồng - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 8 Bản đồ các đới cấu trúc chính bể Sông Hồng (Trang 39)
Hình 10 :Bản đồ cấu tạo khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 10 Bản đồ cấu tạo khu vực nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 6.2: Kết quả thử vỉa trên các lô 113 và 111/04 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 6.2 Kết quả thử vỉa trên các lô 113 và 111/04 (Trang 50)
Hình 11 : Cát kết tuổi Đệ Tứ - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 11 Cát kết tuổi Đệ Tứ (Trang 54)
Hình 12 : Cát kết tuổi Pliocen - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 12 Cát kết tuổi Pliocen (Trang 54)
Hình 13 : Đường cong Sp - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 13 Đường cong Sp (Trang 61)
Hình 14 : LOG GR - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 14 LOG GR (Trang 63)
Hình 15: Hiệu ứng khí thể hiện trên băng log - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 15 Hiệu ứng khí thể hiện trên băng log (Trang 65)
Hình 17: Tổ hợp các phương pháp điện - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 17 Tổ hợp các phương pháp điện (Trang 70)
Bảng 8.1:Giá trị vận tốc siêu âm và thời gian truyền sóng qua các loại khung đá khác nhau - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 8.1 Giá trị vận tốc siêu âm và thời gian truyền sóng qua các loại khung đá khác nhau (Trang 73)
Hình 18: xác định các giá tri Gross Sand, Net Sand, Netpay - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 18 xác định các giá tri Gross Sand, Net Sand, Netpay (Trang 76)
Bảng 8.3:Giá trị cut – off thu được ở 3 tầng sản phẩm giếng VGP-113-3X - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 8.3 Giá trị cut – off thu được ở 3 tầng sản phẩm giếng VGP-113-3X (Trang 77)
Hình 19: Kết quả minh giải tầng chứa H20_1 (1148 – 1170) - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 19 Kết quả minh giải tầng chứa H20_1 (1148 – 1170) (Trang 79)
Hình 20: Kết quả minh giải tầng chứa H23 (1408 -1427) - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 20 Kết quả minh giải tầng chứa H23 (1408 -1427) (Trang 80)
Bảng 8.4: Thông số vỉa giếng VGP-113-BV-3X - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 8.4 Thông số vỉa giếng VGP-113-BV-3X (Trang 81)
Bảng 8.5:Thành phần khí m ỏ Báo Vàng Nhiệt độ vỉa: 64.7 0 C (Gradien nhiệt 3 0 C/100m)=  608.5 o R Áp suất vỉa: 1704.5 psia ( kết quả từ thử vỉa) - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 8.5 Thành phần khí m ỏ Báo Vàng Nhiệt độ vỉa: 64.7 0 C (Gradien nhiệt 3 0 C/100m)= 608.5 o R Áp suất vỉa: 1704.5 psia ( kết quả từ thử vỉa) (Trang 83)
Hình 22: Tương quan hệ số Z của khí( theo Standing và Katz) - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Hình 22 Tương quan hệ số Z của khí( theo Standing và Katz) (Trang 84)
Bảng 9.2: Kết quả tính trữ lượng cấp P1 - Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng
Bảng 9.2 Kết quả tính trữ lượng cấp P1 (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w