0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các kiểu thành tạo bẫy và thời gian hình thành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 57 -59 )

3. Đánh giá thuận lợi khó khăn

6.2.4. Các kiểu thành tạo bẫy và thời gian hình thành

Trong khu vực bểSông Hồng tồn tại các dạng bẫy sau:

6.2.4.1. Các bẫy địa hình vùi lấp(Móng phong hóa nứt nẻ)

Nằm trong các địa hào có tuổi Pliocen, thường là khối móng chôn vùi, phát triển từ đất liền ra biển, phổ biến nhất là các khối trong móng đá vôi Carbon – permi ở lô 106 hoặc Devon giữa- muộnở lô 112. Các khối móng này là những đối tượng hấp dẫn do hai bên cánh là địa hào nơi hi vọng có tiềm năng sinh tốt.

6.2.4.2. Vùng khối xoay đứt gãy Oligocen

Các cấu tạo này thường liên quan tới các khối xoay đứt gãy hoạt động gần cuối Oligocen. Phổbiến nhất là tại trũng Đông Quan ở MVHN, lô 114-116 và địa hào Lý Sơn phía Đông lô 117-118. Tại địa hào Lý Sơn có rất nhiều cấu tạo triển vọng nhưng mực nước biển sâu(400-800m) nên hiện chưa có giếng khoan nào kiểm tra. Trong tương lai đây sẽ là đối tượng được ưu tiên.

6.2.4.3. Vùng các cấu tạo nghịch đảo Oligocen và Miocen

Các cấu tạo nghịch đảo có mặt ở hai vị trí trong lát cắt: cuối Oligocen (có nơi tiếp diễn đầu Miocen sớm) và trong Miocen giữa- muộn. Đâylà loại đối tượng rất phổbiến ở bể Sông Hồng và đã có phát hiện dầu khí trong các cấu tạo dạng này. Các cấu tạo nghịch đảo Miocen có mặt ở dải nâng Khoái Châu– Tiền Hải– Kiến Xương trong đất liền, nằm kẹp giữa hai đứt gãy Sông Chảy và Vĩnh Ninh tới các lô 102, 103. Các cấu tạo nghịch đảo thường nằm trên và kề áp với các đứt gãy nghịch, đối tượng chứa là cát kết Miocen. Các cấu tạo được hình thành muộn vào cuối Miocen giữa, hoàn thiện vào cuối Miocen. Một phần trầm tích Miocen muộn thường bị bào mòn cắt xén thậm chí có cấu tạo còn bị bào mòn mất cảmột phần trầm tích Miocen giữa.

6.2.4.4. Các cấu tạo vòm Oligocen - Miocen kế thừa khối nhô móng

Loại này khá phổ biến và có thể gặp bất cứ đâu nếu có khối móng nhô cao. Tại phụ bể Huế- Đà Nẵng trong phạm vi lô 112, 114 và Tây Nam lô 111, đối tượng chứa này có thểbao gồm móng nứt nẻ, cát kết Oligocen và Miocen. Nhiều cấu tạo dạng này đãđược phat hiện có kích thước tương đối lớn.

6.2.4.5. Các bẫy địa tầng Oligocen - Miocen

Có nhiều loại bẫy này nằm kề áp lên thềm Thanh– Nghệ từ lô 103 đến lô 111. Các thân cát nằm kềáp lên mặt móng hoặc BCH nóc Oligocen chạy dọc theo bên cánh sụt của đứt gãy Sông Chảy trong phạm vi lô 103 –104 và 105. Tại lô 104, 111 đã phát hiện thấy một số cấu tạo dạng này khá hấp dẫn. Tai các địa hào trong lô 106, 107 hay địa hào Quảng Ngãi cũng có thểtìm thấy các loại bẫy tương tự

6.2.4.6. Vùng cấu tạo liên quan tới hoạt động Diapir

Tập trung chủ yếuở Trung Tâm,trong phạm vi lô 109, 110, 111, và 113. Tai đây đã phát hiện hàng loạt các cấu tạo vòm có kích thước lớn, nhưng biên độ nhỏ, ít hoạt động đứt gãy. Các cấu tạo này liên quan trực tiếp tới hoạt động sét Diapir. Đối tượng chứa là cát kết Miocen muộn và Pliocen. Vềmặt cấu trúc, tiềm năng chứa, tiềm năng sinh thìđới này được đánh giá có triển vọng cao. Trên mặt cắt địa chấn có nhiều dị thường biên độ liên quan tới khả năng chứa khí. Phát hiện khí tại cấu tạo DongFang của Trung Quốc và các cấu tạo khac đã chứng minh cho triển vọn của đới này.

6.2.4.7. Các đối tượng sông ngòi, quạt ngầm và Turbidit.

Cạnh giải Diapir trung tâm là vùng phát triển các bẫy địa tầng dạng kênh lạch, các quạt trầm tích ngầm và Turbidit. Chúng có mặt trong lát cắt Miocen trên – Pliocen dưới và có mặt trong các lô 108 ,109, 110, Dông lô 111, 112, 113 & 115 và ở địa hào Quảng Ngãi lô 118. Phần lớn các đối tượn này chưa có giếng khoan kiểm nghiệm.

6.2.4.8. Vùng cấu tạo khối xây Carbonat.

Đối tượng nằm trong phạm vi các lô từ 113 đến 121, phat triển tren đới nâng Tri Tôn vào thời kỳ Miocen sớm - giữa, bao gồm các cấu tạo khối xây Carbonat có kích thước cấu tạo rất lớn, chiều dày khoảng đá vôi chứa khí lên đến hàng trăm met, độ rỗng và độ thấm rất cao. Tai đây đã có những phát hiện khí rất lớn có thể đem vào khai thác.

Tóm lại: Các bẫy chứa nêu trên có thể nói rằng chúng đã gắn liền với thời kỳtách giãn đầu tiên Eocen – Oligocen và các hoạt động đứt gãy, uốn nếp cũng như đi ều kiện trầm đọng và tích tụ trầm tích cho đến nay. Theo đặc điểm nguồn gốc và hình thái cũng

Thời gian hình thành bẫy địa tầng vào khoảng Miocen muộn – Pliocen nhưng phổ biến nhất là vào cuối Pliocen dưới và đầu Pliocen trên. Bẫy cấu trúc trong khu vực chủ yếu liên quan tới sựhình thành các Diapir sét từ những trầm tích sâu phía dưới lên phía trên. Có lẽbắt đầu từcuối Miocen cho tới hiện tại. Nhưng bẫy cấu trúc chỉ được thành tạo cho tới trước Pleistocene. Trong khu vực tồn tại 2 loại bẫy riêng biệt nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp cả hai loại bẫy này nằm trong một cấu tạo ví dụ như mỏ Dongfang 1, 111HE, và cảkhu vực lô 113 cũng có rất nhiều khả năng có sự kết hợp giữa bẫy cấu trúc và bẫy địa tầng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 57 -59 )

×