Hệ Neogen – Thống Pliocen Đệ Tứ Hệ tầng Vĩnh Bảo(N2 vb)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng (Trang 30 - 31)

3. Đánh giá thuận lợi khó khăn

3.2.6. Hệ Neogen – Thống Pliocen Đệ Tứ Hệ tầng Vĩnh Bảo(N2 vb)

Nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Miocene, hệ tầng Vĩnh Bảo đánh dấu giai đoạn phát triển cuối cùng của trầm tích Kainozoi trong miền võng Hà Nội- vịnh Bắc bộthuộc bể Sông Hồng. Tại mặt cắt trong giếng khoan GK3 ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ240-510m có thểchia ra làm 2 phần: phần dưới chủ yếu là cát, hạt mịn màu xám, vàng chanh, phân lớp dày, có độ lựa chọn tốt đôi nơi có những thấu kính lớp kẹp cuội, sạn hạt nhỏ xen kẽ, phần trên có thành phần bột tăng dần. Bề dày chung của hệtầng tai giếng khoan này đạt khoảng 270m. Trong đá gặp nhiều hóa thạch động vật biển như thân mềm, san hô, trùng lỗ.

Hệ tầng Vĩnh Bảo được phát hiện trong tất cả các giếng khoan,từ GK.3 (ven biển) tiến vào đất liền tính lục địa của trầm tích tăng lên, và hệ tầng mang đặc điểm châu thổ chứa than (Gk.2, Phù Cừ). Ngược lại, tiến ra phía biển trầm tích mang tính mang tính thềm lục địa rõ: cát bở rời xám sáng đến xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, đôi khi thô đến rất thô chọn lọc trung bình dến rất tốt xen với sét màu xám, xám xanh, nền, chứa Mica nhiều Pyrit, Graconit và phong phú các mảnh có động vật biển, thấy ở tất cả các giếng khoan (Gk.104-QN, 103-TH, 107-PA). Hệtầng Vĩnh Bảo có chiều dày từ 200 đến 500m và tăng dần ra biển.

Pliocene – hệ tầng Vĩnh Bảo- trong giếng VGP-113-1X trong khoảng độ sâu 996- 1865m(TVDSS - 986-1855m) và trong giếng VGP-111-BV-2X gặp ở độ sâu 934- 1500m(MSL -917-1483m). Lắng đọng được đặc trưng bởi sét màu xám sáng và xám tới xám tối, mềm phần dưới rắn chắc, dẻo, có những chỗ như bùn, xen lẫn Carbonaceous mỏng phụthuộc vào sựxen kẹp của cát kết. Cát kết có màu xám sáng, xám, có thạch anh, độ gắn kết vừa phải một số hạt có góc cạnh, bùn, trong những nơi đi qua bột kết. Phần dưới của lắng đọng Pliocene chủ yếu là thành hệsét( với kích thước nhỏ hơn 0.015mm). Nơi bao gồm hạt bùn có thành phần thạch anh và Dolomit/Calcitic vi hạt có mặt ở xa nguồn. Trong mặt cắt qua lớp đá có chiều dày mỏng xuất hiện Pyrite với hàm lượng cao là dấu hiệu cho lắng đọng trầm tích trong điều kiện khử. Lắng đọng sét của vùng đặc trưng cho tướng thềm lục địa có độ sâu nước vừa phải. Vỉa cát và bùn gần như chắc chắn là tướng quạt trầm tích.

thấp hơn khi so sánh với khoảng thấp. Lắng đọng bùn và cát có hình dáng giống như là kết quả của quá trình tăng trưởng quạt trầm tích. Độ dày của tầng Pliocene trong giếng VGP-113-BV-1X là 869m

Trên mặt cắt địa chấn, hệ tầng được thể hiện bằng các phản xạ song song hoặc gần như song song, nằm ngang, tần số cao, biên độtrung bình,độliên tục tốt.Ở phần đáycủa hệ tầng, nơi tiếp xúc với hệ tầng Tiên Hưng, thấy mặt BCH rõ từcác mặt gián đoạn bào mòn miền võng Hà Nội đến các dạng biển tiếnởvùng trung tâm vịnh Bắc Bộ

Tuổi của hệ tầng được xác định là Pliocen trong khoảng N18-N20 dựa theo trùng lỗ Globigerina bullodises (N5-N20), Globigerrina nepenthes (N14-N19), Globigerinoides conglobatus (N18-N23) và phức hệ bào tử phấn hoa Liquidabar- Dacrydium với sự có mặt của Florchuetzia levipoli, Fl. Meridionalis. Hệ tầng Vĩnh bảo hình thành trong môi trường thềm biển , riêng khu vực rìa TB và TN của MVHN trầm tích tích tụ trong điều kiện đồng bằng châu thổcóảnh hưởng của biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)