0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hệ Neogen e Thống Miocen trên –Hệ tầng Tiên Hưng (N13 th)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 28 -30 )

3. Đánh giá thuận lợi khó khăn

3.2.5. Hệ Neogen e Thống Miocen trên –Hệ tầng Tiên Hưng (N13 th)

Hệtầng Tiên Hưng đượcđặt tên theo tên địa phương, nơi mặt cắt chuẩn của hệtầng được mở ra từ 250 – 1.010m ở giếng khoan 4 Tiên Hưng Thái Bình, bao gồm các trầm tích có tính phân nhịp rõ ràng với các nhịp bắt đầu bằng sạn kết, cát kết chuyểlên bột kết, sét kết, sét than và nhiều vỉa than Lignit, với bề dày phần thô thường lớn hơn phần mịn. Số lượng thấy được trong hệtầng lên tới 15-18 nhịp. Cát kết, sạn kết thường gắn kết yếu hặc chưa gắn kết, chứa nhiều Granat, các hạt có dộlựa chọn và mài tròn kém. Trong phần dưới của hệtầng, các lớp thường bị nén chặt hơn và gặp cát kết xám trắng chứa kết hạch Siderit, xi măng Carbonat. Bề dày của hệ tầng trong giếng khoan này là 760m. Thực tế việc xác định ranh giới của hệtầng Tiên Hưng và hệ tầng Phù Cừ nằm dưới thường gặp

địa sau hệtầng Phù Cừ và đáy của tập cát kết này có thểcoi là ranh giới của hệtầng Tiên Hưng.

Hệ tầng Tiên Hưng có mặt trong hầu hết các giếng khoan ở MVHN và ngoài khơi vịnh Bắc Bộ với thành phần chủ yếu là cát kết, ở phần trên thường là cát kết hạt thô và sạn sỏi kết, sét kết, bột kết, xen các vỉa than Lignit. Mức độ chứa than giảm đi rõ rệt do trầm tích tam giác châu ngập nước với tính biển tăng theo hướng tiến ra vịnh Bắc Bộ. Các lớp cát kết phân lớp dày đến dạng khối, màu xám nhạt, mờ đục hoặc xám xanh, hạt nhỏ đến thô, độ chọn lọc trung bìnhđến kém chứa hóa thạch động vạt và vụn than, gắn kết trung bình đến kém bằng ximang Carbonat và sét. Sét bột kết màu xám luc nhạt, xám sáng có chỗ xám nâu, xám đen(GK.104, 102-HD). Bề dày của hệ tầng thay đổi trong khoảng 760-3000m.

Miocene trên –Hệtầng Tiên Hưng trong giếng VGP-113-BV-1X có chiều sâu trong khoảng 2515m – 1865m (TVDSS -2505-1855m), thành phần chính là đá sét xen lẫn đá vôi. Sét có màu từ tối đến sáng xám, từ mềm tới rắn chắc, Cacbonaceous, bao gồm cả Pyrite và mảnh vụn mai của Foraminifera. Argillites (ở phần dưới của lắng đọng )màu xám tối, xám, có nơi có màu Olive, về cơ bản rắn chắc tới mềm yếu, Carbonaceous với thể vùi của Pyrite và mảnh vỏ của Foraminifera. Đá vôi có màu xám , xám nhạt , cứng, rắn chắc, tinh thểlớn. Trầm tích tuổi Miocene muộn thu đượcở điều kiện thềm lục địa xa và trung bình

Trên mặt cắt địa chấn hệtầng Tiên Hưng được biểu hiện bằng các tập địa chấn có độ phân lớp kém và phản xạ yếu, trục đồng pha ngắn, biên độcao, uốn nếp và có nhiều lớp có biểu hiện của than. Hệtầng Tiên Hưng tiếp xúc với hệtầng Phù Cừnằm phía dưới bởi mặt BCH có dấu hiệu biển lùiở đới nâng cao, với 2 pha phản xạmạnh không liên tục.

Hóa thạch tìm thấy trong hệ tầng Tiên Hưng gồm các vết in là cổ thực vật, bào tử phấn hoa, trùng lỗ và Nanoplankton, đặc biệt có một phức hệ đặc trưng gồm Quercus lobbii, Ziziphus thấy trong một lớp cát kết hạt vừa dày khoảng 10m, gặp trong phần lớn các giếng khoan lấy mẫu ở MVHN. Lớp cát kết này còn thấy ở nhiều nơi trên miền Bắc Việt Nam.

Tuổi Miocene muộn của hệ tâng được xác định theo phức hệ bào tử phấn hoa Dacrydim-Ilex-Quercus-Florschuerzia trilobata-Acrostichum và Stenochaena, cũng như phức hệ trùng lỗ Pseudorotalia- Ammonia. Môi trường trầm tích của hệ tầng Tiên Hưng chủ yếu là đồng bằng châu thổ xen lẫn những pha biển ven bờ và tam giác châu ngập

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 28 -30 )

×