Phương pháp âm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng (Trang 67 - 68)

3. Đánh giá thuận lợi khó khăn

7.6. Phương pháp âm

Phương pháp log siêu âm là một phương pháp log độ rỗng, dùng để đo khoảng thời gian (∆t ) của sóng dọc khi đi qua 1ft của vỉa. Thiết bị đo sóng âm gồm có một hay nhiều nguồn phát và hai hay nhiều đầu thu. Log siêu âm hiện đại có tính năng bù trong lỗkhoan (BHC) tính năng này làm giảm ảnh hưởng của sự thay đổi dường kính giếng khoan cũng như sai sót trong việc đặt nghiêng thiết bị log siêu âm. Khoảng thời gian truyền sóng(∆t) được tính bằng micro giây cho mỗi foot và tỷlệnghịch với vận tốc truyền sóng.

Các yếu tố ảnh hưởng:

Khí trong dung dịch khoan: các bọt khí trong dung dịch khoan sẽlàm phân tán và hấp thụ năng lượng sóng âm làm suy yếu tín hiệu đôi khi làm máy thu không nhận được hoặc nhận không đáng kểgây nên nhầm lẫn đến kết quả đo.

Giếng khoan có đường kính lớn: trong các giếng khoan có đường kính đủ lớn, khoảng thời gian để sóng dọc hoặc sóng ngang đi từ máy phát – lớp sét (mud cake)– thành hệ - lớp mud cake –máy thu sẽ vượt qua khoảng thời gian truyền trực tiếp từ máy phát – lớp mud cake – máy thu của sóng dọc. Nếu điều này xảy ra nghĩa là ta không có được dữliệu đo chính xác.

Sự biến đổi trong đới thấm: quá trình khoan và sựxâm nhập của dung dịch khoan vào trong đới thấm nhiễm có thểlàm biến đổi đất đá xung quanh thành giếng khoan. Có một số khoáng vật sét (monmorilonit chẳng hạn) khi gặp nước sẽ trương nở, vì thế làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Tốc độkéo cáp.

Tốc độtruyền sóng siêu âm của các lớp đất đá xung quanh.

Sựxuất hiện của hang hốc nứt nẻ và đặc điểm phân bốcủa chúng.

Ứng dụng:

Xác định độrỗng của đất đá.

Kết hợp với các phương pháp độ rỗng khác để tính độ rỗng nứt nẻ trong các đá cacbonat.

Xây dựng băng địa chấn tổng hợp khi kết hợp với phương pháp mật độ. Phát hiện dị thường áp suất cao.

Xác định thành phần thành học của đất đá khi kết hợp với phương pháp neutron (NPHI) và mật độ(RHOB) bằng cách xây dựng các biểu đồ trực giao như : biểu đồM - N, biểu đồ khung đá MID (matrix identification).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 113 bể sông Hồng và xác định các thông số vỉa từ tài liệu địa vật lý giếng khoan phục vụ tính trữ lượng khí cấu tạo X, mỏ Báo vàng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)