0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phương pháp Gamma tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 62 -64 )

3. Đánh giá thuận lợi khó khăn

7.2. Phương pháp Gamma tự nhiên

Phương pháp đo bức xạ Gamma tự nhiên là đo cường độ bức xạ Gamma tự nhiên của các lớp đất đá theo chiều sâu giếng khoan để nghiên cứu lát cắt địa chất xung quanh thành giếng khoan. Như ta đã biết giữa các đá, đặc biệt là đá trầm tích có cường độphóng xạ Gamma tự nhiên khác nhau do khả năng hấp thụ các nguyên tố phóng xạ khác nhau như Uran (U92238, U92235), Thori (Th90232) và Kali (K1940). Ngoài các nguyên tốtrên còn có các nguyên tố như: Rubi (Rb5787) và các nguyên tố đất hiếm (La57138, Lu71176). Các nguyên tố và đồng vị phóng xạ này có đời sống rất dài, bức xạ chủ yếu các tia gamma tự nhiên. Phép đo Gamma tựnhiên có thểtiến hành trong mọi môi trường, điều kiện giếng thân trần lẫn giếng đã hoàn thiện do đặc tính đâm xuyên cao của tia γ

Trong máy giếng có 1 detector, hay là ống đếm các lượng tử Gamma. Sau khi lọt vào ống đếm, các lượng tử gamma tạo thành tín hiệu dạng xung điện ở đầu ra của ống đếm. Tín hiệu được khuếch đại và lọc nhiễu rồi đưa lên khối điều chếtín hiệuởmặt đất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị GR:

Đường cong Gamma đo được chịuảnh hưởng bởi:

Hàm lượng các nguyên tố, đồng vị phóng xạ, trong đó quan trọng nhất là Uran, Thori và Kali chứa trong các loại đất đá khác nhau.

Chiều dày vỉa hay hàm lượng các nguyên tốtrên của các lớp xung quanh Đường kính thực của giếng khoan

Mật độvà loại dung dịch Sốlớp và chiều dàyống chống Tốc độ kéo cáp khi đo ghi

Giá trị đo cường độ bức xạGamma phụ thuộc trực tiếp vào quá trình suy giảm tia Gamma bị hấp thụtrong quá trình nghiên cứu. Sựsuy giảm đó tuân theo quy luật hàm số mũ.

GRx= GR0. e-µx (1)

Trong đó GRxvà GR0 là cường độbức xạ trước và sau khi xuyên qua đoạn đường x trong môi trường nghiên cứu có hệsốhấp thụµ(cm-1).

Xác định môi trường trầm tích. Xác định vật chất hữu cơ và đá sinh. Phát hiện thân quặng chứa phóng xạ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 113 BỂ SÔNG HỒNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VỈA TỪ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN PHỤC VỤ TÍNH TRỮ LƯỢNG KHÍ CẤU TẠO X, MỎ BÁO VÀNG (Trang 62 -64 )

×