3. Đánh giá thuận lợi khó khăn
3.2.1. Hệ Paleogen e Thống Eocene Hệ tầng Phù Tiên (E 2 pt)
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được mở ra tại giếng khoan GK.104 Phù Tiên-Hưng Yên từ độ sâu 3.544m đến 3.860m. Thành phần bao gồm cát kết, sét bột kếtmày nâu tím, màu xám xen lẫn các lớp cuội có độ hạt rất khác nhau từ vài cm đến vài chục cm.
Hình 3:Địa tầng tổng hợp Bắc bểSông Hồng
Thành phần hạt cuội thường là Ryolit, thạch anh, đá phiến kết tinh và Quarzit. Cát kết có thành phần đa khoáng, độmài tròn và chọn lọc kém, nhiều hạt thạch anh, Calcit bị gặm mòn, ximang Calcit-Sericit. Bột kết rắn chắc thường có màu tím chứa Sericit và Oxit sắt. Trên cùng là lớp cuội kết hỗn tạp màu tím, màu đỏxen lẫn các đá phiến sét với nhiều vết trượt láng bóng. Bềdày của hệtầng tai giếng khoan này đạt 316m. Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệtầng Phù Tiên đãđư ợc phát hiện ở Gk 107-PA-1X (3.050-3.535m) với cuội sạn kết có kích thước nhỏ, thành phần chủ yếu là các mảnh đá Granit và đá biến chất xen với cát kết, sét kết màu xám tím, màu nâu có mặt trượt hoặc bị phân phiến mạnh. Các đá kể trên bị biến đổi thứ sinh mạnh. Bề dày hệ tầng ở đây khoảng 485m. Trên các mặt cắt địa chấn hệ tầng Phù Tiên được thể hiên bằng các tập địa chấn nằm
ngang phủ bất chỉnh hợp ngay trên mặt đá móng trước Kainozoi. Tập địa chấn này có biên độ phản xạcao, tần sốthấp, độliên tục từtrung bình tới kém ở miền võng Hà Nội và chuyển sang dạng phản xạ song song độliên tục tốtở vịnh Bắc Bộ
Tuổi Eocene được xác định dựa vào các dạng bào tử phấn hoa, đặc biệt là Trudopollis và Ephedripites. Hệ tâng được hình thành trong môi trường sườn tích sông hồ. Đó là các trầm tích lấp đầy các địa hào sụt lún nhanh, diện phân bốhẹp.
3.2.2. Hệ Paleogene - Thống Oligocen - Hệ tầng Đình Cao(E3dc)
Hệ tầng mang tên xã Đình Cao( Phù Tiên- Hưng Yên) nơi đặt GK 104. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng lộ ra ở độ sâu 2.396 đến 3.544m. Mặt căt chủ yếu gồm cát kết màu xám sáng, xám sẫm đôi chỗ phớt tím xen lẫn các lớp kẹp cuội kết dạng Puding, sạn kết chuyển lên các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, rắn chắc xen ít lớp cuội sạn kết. Các đường cong do địa vật lý giếng khoan phân dịrõ với giá trị điện trở suất cao. Bềdày của hệtầngởmặt cắt chuẩn này là 1.148 m.
Hệ tầng Đình Cao phát triển mạnh ở Đông Quan, Thái Thụy, Tiền Hải và vịnh Bắc Bộ bao gồm cát kết xám sáng, sáng xẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi chỗ gặp cuội kết, sạn kết có độ lựa chọn trung bình đến tốt. Đá gắn kết chắc bằng ximang Carbonat, sét và Oxit sắt. Cát kết độ khi chứa Glauconit (GK.104-QN-1X, 107-PA-1X). Sét kết xám sáng, xám sẫm có các mặt trượt láng bóng, đôi chỗ có các thấu kính than hoặc các lớp kẹp mỏng sét vôi chứa hóa thạch động vật. Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 300- 1.148m. Tập bột kết và sét kết xám đen phổ biến ở trũng Đông Quan và vịnh Bắc Bộ chứa lượng vật chất hữu cơ ở mước độtrung bình (0.05% wt). Chúngđược xem là đá mẹ sinh dầuởbểSông Hồng.
Trên mặt cắt địa chấn hệ tầng Đình Cao đặc trưng bởi các phản xạ mạnh, biên độ cao, độ liên tục trung bình, nằm xiên, gián đoạn xâm thực thể hiện các trầm tích vụn thô chân núi hay aluvi. Phần dưới của mặt cắt có các phản xạ không liên tục, biên độ trung bình. Đặc biệt còn nhận thấy phần đáy của tập được thể hiện bằng các mặt kề áp, một pha, độ liên tục kém, biên độ cao. Đây chính là mặt BCH giữa các hệ tầng Đình Cao và Phù Tiên.
3.2.3. Hệ Neogen - Thống Miocene dưới - Hệ tầng Phong Châu (N11pch)
Hệ tầng Phong Châu được mở ra tại giếng khoan 100 xã Phong Châu ở độ sâu 1.820-3000m. Mặt cắt trầm tích có dạng xen kẽliên tục giữa những lớp cát kết hạt vừa, hạt nhỏmàu xám trắng, xám lục nhạt gắn kết rắn chắc với những lớp cát bột kết phân lớp rất mỏng cỡ mm đến cm tạo thành các dạng mắt., thấu kính gợn sóng và được gọi là các đá “dạng sọc”. Cát kết có ximang chủ yếu là Carbonat với hàm lượng cao (25%). Khoáng vật phụ gồm nhiều Glauconit và Pyrit. Bềdày của hệtầng tại giếng khoan này đạt tới 1.180m. Hệ tầng Phong Châu phân bố chủ yếu trong dải Khoái Châu Tiền Hải (GK. 100) và phát triển ra vịnh bắc bộ(GK. 103-TH) với sựxen kẽgiữa các lớp cát kết, cát bột kết và sét kết chứa dấu vết than hoặc những lớp kẹp đá vôi mỏng. Cát kết màu xám đen xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, chọn lọc trung bình đến tốt, ximang Carbonat, it sét. Sét kết màu xám sáng đến xám sẫmvà nâu đỏ nhạt, phân lớp song song, lượn sóng, với thành phần chủyếu là Kaolinit và Ilit. Bềdày của hệtầng thay đổi từ400- 1.400m.
Trên lát cắt địa chấn hệ tầng phong châu được thể hiện bằng các tập phản xạ song song, độ liên tục tốt, với thếnằm biển tiến trên các khối nângở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. ở MVHN phản xạ có biên độcao, gồm 1-2 pha phản xạmạnh có thểliên quan tới các lớp sét than.
Hệ tầng Phong Châu được thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ (GK- 104). Xen nhiều pha biển (GK. 100) với các trầm tích biểntăng lên rõ rệt từMVHN ra ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Hệtầng nằm BCH trên hệtầng Đình Cao và các đá cổ hơn.
3.2.4. Hệ Neogen- Thống Miocen giữa - Hệ tầng Phù Cừ (N12pc)
Hệ tầng Phù Cừ được mô tả tại GK. 2 (960-1.180m) trên cấu tạo Phù Cừ MVHN. Tuy nhiên khi đó chưa gặp được phần đáy của hệtầng và mặt cắt được mô tảbao gồm các trầm tích đặc trưng bằng tính chu kỳrõ rệt với các lớp cát kết hạt vừa, cát bột kết phân lớp mỏng( dạng sóng, thấu kính, phân lớp xiên), bột kết, sét kết cấu tạo khối chứa nhiều hóa thạch thực vật, dấu vết động vật ăn bùn, trùng lỗ và các vỉa than Lignit. Cát kết có thành phần ít khoáng, độ lựa chọn và mài tròn tốt, khoáng vật phụ ngoài Turmalin, Zincon, đôi nơi gặp Glauconit và Ganat là những khoáng vật không thấy trong hệtầng Phong Châu.
Hệtầng Phù Cừphát triển rộng khắpở MVHN , có bềdày mỏng ở vùng Đông Quan và phát triển mạnh ở vịnh Bắc Bộvới thành phần trầm tích gồm cát kết, sét kết, than và đôi nơi gặp các lớp mỏng Carbonat. Cát kết có màu xám sáng đến vừa ,đôi khi hạt thô
(GK.104-QN) chọn lọc trung bình đến tốt, phổ biến cấu tạo phân lớp mỏng, thấu kính lượn sóng đôi khi dạng khối chứa nhiều kết hạch Sedirit, đôi nơi có Graconit(các GK. 100, 102, 110,104, 204,107-PA). Cát kết có ximang gắn kết chứa nhiều Carbonat, ít sét. Sét bột kết xám sáng đến xám sẫm, chứa rất ít Carbonat, ít vụn thực vật và than(GK. 103- TH) có it lớp đá Carbonat mỏng (GK. 103-TH, 107-PA). Bề dày của hệ tầng thay đổ từ 1.500- 2000m
Sét kết của hệtầng thường có tổng hàm lượng VCHC bằng 0,86%wt, đạt tiêu chuẩn của đá mẹ sinh dầu và thực tế đã phát hiện Dầu và Condensat trong hệ tầng Phù Cừ ở MVHN.
Trên mặt cắt địa chấn, hệtầng Phù Cừ được thểhiện bằng các pha sóng phản xạcó dạng song song hay hỗn độn, biên độ lớn, tần số cao, thường liên quan tới các tập chứa than. Ranh giới của hệtầng với hệtầng Phong Châu nằm dưới có đặc trưng sóng gồm 1-2 pha phản xạmạnh, biên độ cao, độliên tục tốt.
Tuổi Miocene giữa của các phức hệ hóa thạch được xác định theo Florschuetzia Terilobata với Fl. Semilobala và theo Globorotaliamayeri, theo Orbulinauniversa (N9)
Hệ tầng Phù Cừ được hình thành trong môi trường đồng bằng châu thổ có xen các pha biển chuyển dần sang châu thổ, châu thổ ngập nước- tiền châu thổ, theo hướng tăng dần ra vịnh Bắc Bộ. Hệtầng Phù Cừnằm chỉnh hợp trên hệtầng Phong Châu.