1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015

108 901 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm nâng cao hiệu quả SXKD của một số doanh nghiệp cảng biển - Chương 2: Thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty liên doanhbông s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

o0o

-NGUYỄN THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU M T SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG ỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HI U QUẢ HOẠT Đ NG SẢN XUẤT KINH DOANH TA ỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TA ỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG ̣I CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS) ĐẾN NĂM

Trang 2

LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Phạm Thị Nga

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, ngày 11 tháng 7 năm 2013.

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 TS Nguyễn Văn Khoảng - Chủ tịch Hội đồng

3 TS Nguyễn Khắc Duật - Ủy viên Phản biện

4 TS Phạm Thị Nga - Chủ tịch Hội đồng Phản biện 1

5 TS Hồ Thị Thu Hòa - Ủy viên thư ký

6 TS Trần Quang Phú - Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các phòng, ban, các trung tâmCông ty Liên doanh Bông Sen (cảng Lotus) đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiệt tốt

để tôi thực hiện luận văn này

Sau cùng, tôi xin cảm ơn BGH, Phòng QT - TB trường CĐN GTVT Đườngthủy II, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã hết lòng quan tâm và tạođiều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này

Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiềuthiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô và các bạn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn “Nghiên cưu mốu mô ̣t số giải pháp cơ bản nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Liên doanh Bông Sen(cảng Lotus) đến năm 2015” là Công trình nghiên cứu của bản thân, không trùnglắp với bất kỳ công trình nào ở trong và ngoài nước, nó được đúc kết từ quá trìnhhọc tập và nghiên cứu trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ PhạmThị Nga

TP HCM, ngày 11 tháng 7 năm 2013

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thanh Bình

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

MỤC LỤC 1

Danh mục các chữ viết tắt 4

Danh mục các bảng biểu 5

Danh mục hình vẽ, biểu đồ, đồ thị 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 7

2 Mục đich của đề tài 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Kết cấu của đề tài 8

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN 9

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HĐSXKD 9

1.1.1 Hoạt động SXKD 9

1.1.2 Hiệu quả kinh tế của HĐSXKD 10

1.1.3 Phân tích HĐSXKD 11

1.1.3.1 Khái niệm về phân tích HĐSXKD 11

1.1.3.2 Ý nghĩa, mục đích của phân tích KQHĐSXKD 11

1.1.3.3 Nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích 12

1.1.3.4 Các phương pháp kỹ thuật phân tích kết quả HĐSXKD 13

1.2 KHÁI NIỆM VỀ HĐSXKD DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN 16

1.2.1 Khái niệm về cảng biển 16

1.2.2 Tính chất sản xuất kinh doanh của cảng biển 17

1.2.3 Nhiệm vụ, vai trò và chức năng của cảng biển 18

1.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cảng biển 19

Trang 6

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SXKD CỦA DN CẢNG BIỂN 20

1.3.1 Sản lượng thông qua 20

1.3.2 Chi phí giá thành khai thác cảng 21

1.3.3 Doanh thu khai thác cảng biển 21

1.3.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 21

1.3.5 Đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước 21

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 22

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Singapore 22

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Hongkong 24

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của cảng Đoạn Xá 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS) 30

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN 30

2.1.1 Lịch sử hoạt động và phát triển của công ty 30

2.1.2 Chức năng kinh doanh và nghiệp vụ cơ bản của Công ty 33

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 33

2.1.4 Tình hình lao động của công ty 37

2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 38

2.1.6 Thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay 39

2.2 HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS) TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY 40

2.2.1 Tổng quan về HĐSXKD của Công ty 40

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐSXKD của công ty 43

2.3 THỊ PHẦN VÀ SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG LOTUS 2008-2012 48

2.3.1 Thị phần của công ty 48

2.3.2 Sản lượng của công ty 2008-2012 49

2.4 KẾT QUẢ HĐSXKD CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2012 51

2.4.1 Doanh thu từ HĐSXKD của công ty giai đoạn 2008-2012 53

Trang 7

2.4.2 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành khai thác cảng của công ty 58

2.4.3 Thực trạng lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận của công ty 64

2.4.4 Thực trạng thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước 71

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐSXKD CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS) ĐẾN NĂM 2015 72

3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72

3.1.1 Tổng quan 72

3.1.2 Trích điều 1 Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của thủ tướng chính phủ ngày 24/12/2009 72

3.2 DỰ BÁO HÀNG HÓA QUA NHÓM CẢNG SỐ 5 78

3.3 CHIẾN LƯỢC SXKD CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 80

3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HQHĐSXKD CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS) 81

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất của cảng 82

3.4.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 83

3.4.3 Giải pháp chuyên môn hóa về tiếp thị, quảng cáo và marketing 86

3.4.4 Giải pháp đa dạng hóa loại hình dịch vụ cung cấp 88

3.4.5 Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác cảng 88

3.4.6 Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Phụ lục 1 93

Phụ lục 2 95

Phụ lục 3 97

Phụ lục 4 99

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CBCNV Cán bộ công nhân viên

4 HĐKD Hoạt động kinh doanh

5 HĐSXKD Hoat động sản xuất kinh doanh

6 HQSXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh

7 QLDN Quản lý doanh nghiệp

8 QTSXKD Quá trình sản xuất kinh doanh

11 Lotus Công ty liên doanh Bông Sen

13 KQSXKD Kết quả sản xuất kinh doanh

14 SXKD Sản xuất kinh doanh

15 XNK Xuất nhập khẩu

16 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

18 VCSH Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình lao động của cảng Lotus tính đến 31/6/2013 37Bảng 2.2: Danh mục thiết bị của công ty 39Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh 2007 - 2008 42Bảng 2.4: Thị phần cảng Lotus và một số cảng trong Hiệp hội cảng biển Việt Namtại khu vực TP.HCM 48Bảng 2.5: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus 2008 - 2012 50

Trang 9

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008-2012 52

Bảng 2.7: Doanh thu của công ty 2008-2012 55

Bảng 2.8: Chi phí sản xuất kinh doanh 2008-2012 59

Bảng 2.9: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 2008-2012 65

Bảng 2.10: Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước 71

Bảng 3.1: Dự báo lượng hàng hóa qua nhóm cảng số 5 79

Bảng 3.2: Dự báo lượng hàng hóa qua cảng TP.HCM 79

Bảng 3.3: Dự kiến KQSXKD của cảng Lotus đến năm 2015 81

Bảng 3.4: Phương hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015 84

Bảng 3.5: Nguồn nhân lực cho phòng marketing đến năm 2015 87

Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008-2012 90

Phụ lục 1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 93

Phụ lục 2: Ma trận IFE 95

Phụ lục 3: Ma trận EFE 97

Phụ lục 4.1: Ma trận SO&ST 99

Phụ lục 4.2: Ma trận WO&WT 101

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty liên doanh Bông Sen (cảng Lotus) 34

Hình 2.2: Biểu đồ thị phần một số cảng biển trong Hiệp hội cảng biển Việt Nam khu vực TP HCM 2008-2012 48

Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu giai đoạn 2008-2012 56

Hình 2.4: Biểu đồ giá thành giai đoạn 2008-2012 60

Hình 2.5: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế 2008-2012 66

Trang 10

Hình 2.6: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế 2008-2012 69

LỜI MỞ ĐẦU

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, trao đổi hàng hóa giữa nước tavới các nước trên thế giới là một nhu cầu tất yếu, nó chiếm ưu thế với 80% khốilượng hàng hóa thông qua cảng

Trang 11

Với nhu cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu có xu hướng tăng trong tương laiđòi hỏi hệ thống cảng biển phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời Nhận thức được điều đónhiều cảng biển của nước ta nói chung và cảng biển khu vực thành phố Hồ ChíMinh nói riêng đã được Chính phủ đề ra chiến lược quy hoạch và phát triển hệthống cảng biển từ nay đến năm 2020 cả về số lượng và chất lượng, dẫn đến việccạnh tranh ngày càng gay gắt về dịch vụ cảng biển Vì vậy, đòi hỏi các doanhnghiệp cảng biển phải nâng cao năng lực cạnh tranh để mang lại lợi ích tối đa chodoanh nghiệp mình Đối với mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất kinhdoanh, trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến để vượtqua những khó khăn, thách thức; đồng thời tận dụng tối đa những cơ hội để từngbước đưa doanh nghiệp mình trở thành một cảng biển phát triển ổn định và bềnvững Công ty Liên doanh Bông Sen (Cảng Lotus) là một trong những doanhnghiệp cảng biển có tiềm năng của khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ViệtNam nói chung Sự phát triển của cảng Lotus sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triểncủa thị trường cảng biển Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự phát triển chungcủa đất nước

Cũng chính vì lý do đó mà tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Liên doanh Bông Sen (Cảng Lotus) đến năm 2015”.

2 Mục đich của đề tài

- Tập hợp cơ sở lý luận phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Tập hợp kinh nghiệm nâng cao hiệu quả HĐSXKD một số doanh nghiệpcảng biển;

- Đánh giá thực trạng HĐSXKD của Công ty Liên doanh Bông Sen (CảngLotus);

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả HĐSXKD củacông ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty liên doanh Bông Sen (Cảng Lotus) từ năm

2006 – 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp các phương pháp kỹ thuật, thống

kê, phân tích, tổng hợp

5 Kết cấu của đề tài

Phần mở đầu

Nội dung của đề tài.

- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm nâng cao hiệu quả SXKD của một

số doanh nghiệp cảng biển

- Chương 2: Thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty liên doanhbông sen (cảng lotus)

- Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty liên doanh bông sen (cảng lotus)

Kết luận và Kiến nghị.

Trang 13

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chứcvà quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các hoạt độngnày chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triểnnền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước

Các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tếcủa sản xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh

Các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tìnhhình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sáchtiếp thị, khuyến mãi.v.v, và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về

cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v

Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ýnghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của cácđối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tự sản xuấtnhững sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động nàysáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thuđược tiền công và lợi nhuận kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo rasản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu tạo ra lợinhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập cònlại, sau khi đã bù đắp những chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ

ra, để có được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận:

- Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của doanhnghiệp (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh)

Trang 14

- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính: lợi nhuận từ hoạt động liên doanh,liên kết, thu lãi tiền gửi, thu lãi bán hàng ngoại tệ, thu cho thuê tài sảncốđịnh, thu nhập từđầu tư cổ phiếu và trái phiếu

- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là các khoản lãi thu được trong năm mà doanhnghiệp không dự tính trước hoặc những khoản lãi thu được không đều đặn vàkhông thường xuyên như thu tiền nộp phạt, tiền bồi thường do khách hàng viphạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệthại, các khoản nợ không xác định được chủ

1.1.2 Hiệu quả kinh tế của HĐSXKD

Hiệu quả kinh tế của HĐSXKD phản ánh mặt chất lượng của các HĐSXKD,phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiênvật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi HĐSXKD của doanhnghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Tuy nhiên cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kếtquả của HĐSXKD

Kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt đượcsau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định Kết quả cần đạt cũng là mục tiêucần thiết của doanh nghiệp

Kết quả HĐSXKD của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cânđong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thịphần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn cótính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, Như thế,kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp

Trong khi đó, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí(các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chiphí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị

1.1.3 Phân tích HĐSXKD

1.1.3.1 Khái niệm về phân tích HĐSXKD

Trang 15

Phân tích HĐSXKD là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt độngSXKD theo nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau,v.v việc phân chia một cáchlô-gic các hiện tượng, các quy trình và các kết quả kinh doanh ra thành những yếu

tố cấu thành và xem xét những yếu tố này trong mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau, thông qua các lý thuyết kinh tế, các phương pháp kỹ thuật phù hợp, đối chiếuvới các yếu tố môi trường kinh doanh nội, ngoại vi của doanh nghiệp Từ đó rút ratính qui luật và xu hướng phát triển của các đối tượng đang phân tích, làm cơ sở choquá trình quản lý, ra quyết định trong doanh nghiệp

1.1.3.2 Ý nghĩa, mục đích của phân tích KQHĐSXKD

- Phân tích HĐKD là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng củadoanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và còn là công cụ cải tiến cơ chếquản lý trong kinh doanh

- Phân tích HĐKD cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khảnăng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình.Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùngcác chiến lược kinh doanh có hiệu quả

- Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh

- Phân tích HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị cóhiệu quả ở doanh nghiệp

- Phân tích HĐKD là biện pháp quan trọng để dự báo, đề phòng và hạn chếnhững rủi ro, bất định trong kinh doanh

- Tài liệu phân tích HĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bêntrong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài khác, khi

họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họmới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay, với doanh nghiệp nữa hay không?

1.1.3.3 Nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích

Nội dung chủ yếu của phân tích HĐKD trong DN là phân tích kết quả đạtđược trong từng khâu công việc, cũng như kết quả và hiệu quả kinh doanh của toàn

Trang 16

bộ DN trong một thời kỳ nhất định Các chỉ tiêu phân tích được đặc trưng mối liên

hệ với các khâu, các yếu tố và các điều kiện cụ thể của quá trình HĐKD Trên cơ sở

đó, xác định các đặc trưng về mặt số lượng, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, mối liên hệ ràngbuộc giữa các hiện tượng và các yếu tố phân tích Kết quả phân tích biểu hiện ở xuhướng, nhịp điệu phát triển, tính chất, mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ vànguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố, các bộ phận đến các kết quả và hiệu quảkinh doanh nói chung

Nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện:

- Phân tích hoạt động sản xuất: Năng lực hoạt động sản xuất như nhân lực, cơ

sở vật chất,

- Kết quả hoạt động sản xuất: Sản lượng, giá trị sản lượng sản xuất

- Phân tích HĐKD: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Phân tích mức độ đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Phân tích HĐKD là đánh giá quá trình hướng đến kết quả HĐKD với sự tácđộng của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.Hơn nữa, phân tích HĐKD còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến

sự biến động của các chỉ tiêu

Để đảm bảo nội dung phân tích cần phải sử dụng nhiều loại chỉ tiêu kinh tếkhác nhau, có tính đến những điều kiện đặc thù của HĐKD cảng biển Tùy theomục đích và nội dung phân tích cụ thể mà lựa chọn những chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô, mức độ đạt được của kết quả kinh

doanh hay của một yếu tố nào đó như sản lượng xếp dỡ, doanh thu xếp dỡ,lượng vốn, tài sản,

- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu quả KD hay hiệu quả sử dụng từng yếu tố

riêng biệt của DN, như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn,

- Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường được dùng để đánh giá quy mô, kết quả đạt được

về một hiện tượng nào đó tại thời gian và không gian cụ thể Các chỉ tiêutuyệt đối cũng có thể là các chỉ tiêu số lượng và cũng có thể là các chỉ tiêuchất lượng

Trang 17

- Chỉ tiêu tương đối: Biểu hiện quan hệ so sánh, thường được dùng để phân

tích các mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận hay xu hướng phát triển củamột hiện tượng nào đó, như tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng xếp dỡ,

- Chỉ tiêu bình quân: Phản ánh trình độ phổ biến về một hiện tượng nào đó

trong DN cảng biển, như thu nhập bình quân của một CB-CNV, doanh thubình quân, sản lượng bình quân,

- Chỉ tiêu hiện vật và Chỉ tiêu giá trị: tùy theo mục đích và nội dung phân tích,

có thể vận dụng tổng hợp các chỉ tiêu biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hay giátrị

Ngoài ra, khi phân tích HĐKD trong DN cảng biển còn phải phát hiện cácnhân tố, mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu kết quả vàhiệu quả kinh doanh Trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp thích hợp để tác độngnhằm phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực làm ảnh hưởngđến những chỉ tiêu này Tuy nhiên, trong phân tích cần chú ý mối liên hệ giữa cácchỉ tiêu, có chỉ tiêu lúc này là nguyên nhân, là yếu tố ảnh hưởng, nhưng lúc khác lạilà kết quả Sự phân biệt nguyên nhân và kết quả đôi khi chỉ mang tính tương đối

1.1.3.4 Các phương pháp kỹ thuật phân tích kết quả HĐSXKD

Khi phân tích HĐKD trong DN có thể sử dụng kết hợp các phương phápthống kê và toán kinh tế, trong đó có cả phương pháp truyền thống và phương pháphiện đại Việc lựa chọn phương pháp phân tích phụ thuộc chủ yếu vào mục đích,yêu cầu, vào hệ thống chỉ tiêu và mối liên hệ giữa các hiện tượng, các yếu tố phântích, vào không gian, thời gian, và nguồn tài liệu phân tích Đối với phân tích hoạtđộng sản xuất kinh doanh của DN ta sẽ sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp phân tích được sử dụng nhiều Kết quả so sánh sẽcho ta biết xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, mức độ tiên tiến, lạc hậugiữa các đơn vị trong sản xuất, tỷ trọng các thành phần trong tổng thể

Gốc so sách phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của quá trình phân tích Khiđánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đặt ra thì số liệu thực hiện sẽ được so

Trang 18

sánh với các số liệu định mức và kế hoạch Khi nghiên cứu nhiệp điệu biến động,tốc độ tăng trưởng của hiện tượng thì gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước.Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian thì sosánh với số liệu cùng kỳ của thời gian trước Các số liêu của chỉ tiêu kỳ trước, kếhoạch, mục tiêu hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc và thời gianchọn làm gốc so sánh gọi chung là kỳ gốc Thời kỳ chọn để phân tích gọi chung là

kỳ phân tích

Khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo điều kiện về nội dung kinh tế của chỉtiêu, phương pháp và đơn vị tính toán, Nội dung kinh tế của chỉ tiêu thường cótính ổn định, nó chỉ thay đổi khi phân chia lại các đơn vị, bộ phận quản lý hoặcchính sách quản lý Nếu có sự thay đổi cần phải tính toán lại trị số gốc so sánh theonội dung mới để so sánh Khi so sánh mức độ đạt được về một chỉ tiêu nào đó, cácđơn vị, bộ phận khác nhau cần đảm bảo tính chất so sánh được giữa chúng Tính sosánh được thể hiện tính thống nhất ở phương hướng và điều kiện kinh doanh, thờigian và đơn vị tính toán,

Mục tiêu so sánh là xác định mức biến động tuyệt đối, tương đối và xuhướng biến động của mỗi chỉ tiêu phân tích Mức biến động tuyệt đối được xác địnhtrên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ, còn mức độ biến động tương đối làkết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc, hoặc giữa trị số kỳ phântích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu đã liên quan,mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô chỉ tiêu phân tích Nếu sử dụng mộtchuỗi các so sánh liên tục về một chỉ tiêu nào đó theo thời gian có thể thấy rõ xuhướng của sự biến động

* Phương pháp cân đối

Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh.Trong quá trình HĐSXKD ở DN hình thành nhiều mối quan hệ cân đối khác nhau.Ví dụ: giữa tài sản (vốn) với nguồn vốn hình thành; giữa các nguồn thu với cácnguồn chi; giữa nhu cầu sử dụng vốn với khả năng thanh toán; giữa nguồn huy độngvật tư với nguồn sử dụng vật tư cho sản xuất kinh doanh;

Trang 19

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch vàngay cả công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu

tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó có thể xác địnhảnh hưởng của các nhân tố

* Phương pháp phân tích chi tiết

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: cho ta thấy rõ kết quả của

chỉ tiêu nghiên cứu được tạo ra do tác động của bộ phận nào, chỉ tiêu nào.Mỗi bộ phận hợp thành có những xu hướng biến động riêng và chịu tác độngcủa những nguyên nhân riêng, mỗi bộ phận ta coi là các nhân tố, các chỉ tiêu

cá biệt ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng thể đang nghiên cứu Việc nghiên cứuchi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phântích

- Chi tiết theo thời gian: Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình

trong từng khoảng thời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau cónhững nguyên nhân tác động không giống nhau Việc phân tích chi tiết nàygiúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giảipháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian

- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả HĐSXKD do nhiều

bộ phận, phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên Việc chi tiết nàynhằm đánh giá kết quả HĐSXKD của từng bộ phận, phạm vi và địa điểmkhác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém củacác bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau

* Phương pháp loại trừ

Trong phân tích sản xuất kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thìvấn đề quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân, nhân tố ảnhhưởng và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinhdoanh Phương pháp thường được sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố là phương pháp loại trừ

Trang 20

Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách xác định sự ảnh hưởng của từngnhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác

* Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh của DN đều có mối liên hệ mật thiết với các bộphận, các mặt, các yếu tố trong quá trình HĐKD Để lượng hóa các mối quan hệ đó,ngoài các phương pháp đã nêu, có thể sử dụng phổ biến các mối liên hệ sau đây đểphân tích

- Liên hệ cân đối: Như cân đối thu chi, cân đối giữa tài sản cố định và tài sảnlưu động, cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn;

- Liên hệ cùng chiều và ngược chiều;

- Liên hệ trực tiếp với liên hệ gián tiếp;

- Liên hệ tuyến tính với liên hệ phi tuyến tính;

- Liên hệ một chiều và liên hệ nhiều chiều;

- Liên hệ thực (liên hệ tương quan hay liên hệ hàm số)

1.2 KHÁI NIỆM VỀ HĐSXKD DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN

1.2.1 Khái niệm về cảng biển

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xâydựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc

dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhàxưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, cáccông trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn được giới hạn để thiết lập vùngnước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão,vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và cáccông trình phụ trợ khác

Trang 21

Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác địnhbởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biểnvà các phương tiện thủy khác ra vào bến cảng an toàn.

Theo quan niệm hiện đại: Cảng không phải là điểm đầu hoặc kết thúc củaquá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách Nói cách kháccảng như là một mắt xích trong dây chuyền vận tải

1.2.2 Tính chất sản xuất kinh doanh của cảng biển

- Sản xuất của cảng biển mang tính phục vụ, sản phẩm của cảng biển dướidạng phi vật hóa và không thể dự trữ được

- Điều kiện làm việc không ổn định, vị trí làm việc của công nhân cũng nhưthiết bị xếp dỡ thường xuyên thay đổi

- Quá trình sản xuất không nhịp nhàng, hàng hóa đưa đến cảng không đều đặn.Tính không nhịp nhàng của quá trình sản xuất tại cảng biển gây nên bởi 3nguyên nhân:

 Tính không nhịp nhàng của hoạt động vận tải và cơ cấu hàng hóa đưa vàoxếp dỡ không giống nhau;

 Điều kiện khí tượng mà chủ yếu là thời tiết thường xuyên thay đổi;

 Tổ chức lao động bất hợp lý và sự hợp tác giữa các cơ quan liên quankhông chặt chẽ

Sự không đồng đều, đều đặn về lưu lượng hàng hóa đến cảng là do hoạt độngcủa cảng có tính thời vụ Những nhân tố ảnh hưởng quyết định tới thời vụ hoạt độngcủa cảng là:

 Các mục tiêu kinh tế chính trị của cảng bị lệ thuộc vào chế độ chính trị và

cơ cấu kinh tế của nhiều nước;

 Tính chất sản xuất theo thời vụ của các nước quyết định nguồn hàng xuấtnhập khẩu qua cảng;

 Tính thời vụ trong việc tiêu thụ một số mặt hàng;

 Các điều kiện khí hậu thủy văn biến động trên các tuyến đường vậnchuyển và ở các cảng liên quan;

Trang 22

 Các tập quán trong thương mại quốc tế;

 Biến động cung cầu trên thị trường tiêu thụ

- Ngoài công việc bốc xếp, phục vụ hàng hóa cảng còn phải đảm bảo phục vụphương tiện vận tải trong thời gian đỗ bến

1.2.3 Nhiệm vụ, vai trò và chức năng của cảng biển

1.2.3.1 Nhiệm vụ cảng biển

Cảng được coi như là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, nó là nơi gặp

gỡ của các phương thức vận tải khác nhau, là nơi có sự thay đổi hàng hóa và hànhkhách từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện vận tải còn lại và ngược lại

Do vậy mà cảng phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lập sơ đồ công nghệ, thực hiện công tác xếp dỡ vận tải nội bộ, công tác đónggói, bảo quản giao nhận hàng hóa và các công tác phục vụ khác như làm sạchhầm tàu, toa xe…

- Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt, cung ứng lương thực, thực phẩm,nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho tàu

- Phục vụ kỹ thuật sửa chữa cho tàu và phục vụ hàng hóa

- Tổ chức tránh nạn cho phương tiện vận tải trong những trường hợp thời tiếtxấu

Để làm những công việc này cảng cần phải có cầu tàu hàng hóa, cầu tàu hànhkhách, cầu tàu phụ, kho nhiên liệu, xưởng sửa chữa, và được trang bị đầy đủ bằngnhững công trình thủy, thiết bị xếp dỡ, ngoài ra còn có đường thủy, đường bộ vàđường xe lửa ra vào cảng

1.2.3.2 Vai trò cảng biển

- Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển đội tàu buôn và cho phép không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của cácnước khác Ngoài ra cảng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triểnvà giữ vững quan hệ thương mại với các nước khác

- Đối với công nghiệp: Cảng là nơi tác động trong việc xuất nhập khẩu máy

móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu

Trang 23

- Đối với nông nghiệp: Tác động của Cảng mang tính hai chiều gồm xuất lúa

gạo, nông sản và nhập phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp

- Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận

tải nội địa, vận tải ven biển và vận tải quá cảnh, là nhân tố tăng cường hoạtđộng của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác

- Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các

khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân thànhphố

1.2.3.3 Chức năng cảng biển

- Đảm bảo an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động

- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hànghóa và đón trả hành khách

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóatrong cảng

- Để tàu biển và các phương tiện thủy khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặcthực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp

- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hóa

(Bài giảng trường Hàng Hải)

Nguồn: cang-bien/

http://vietmarine.net/container/2012/12/02/nhung-khai-niem-co-ban-ve-1.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cảng biển

Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cảng biển là những hoạt động mangtính dịch vụ Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của cảng biển gồm:

- Dịch vụ cho thuê cầu bến: là thực hiện công việc cho thuê cầu, bến để tàu

thuyền làm nơi neo đậu an toàn nhằm chuẩn bị cho việc xếp dỡ hàng hóathông qua cảng;

- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng: là thực hiện các công việc bốc dỡ hàng

hóa theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng;

Trang 24

- Dịch vụ cho thuê kho, bãi: là cho thuê kho bãi để bảo quản hàng hóa xuất

nhập khẩu;

- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa: làm công việc kiểm đếm số lượng hàng hóa

thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủythác của người giao, nhận hàng hoặc người vận chuyển;

- Dịch vụ vận tải và lai dắt tàu biển: là dịch vụ thực hiện các tác nghiệp lai,

kéo, đẩy hoặc hỗ trợ tàu biển và các phương tiện nổi khác tại vùng nướcthuộc khu vực cảng biển mà cần phải được hỗ trợ;

- Dịch vụ cung ứng tàu biển: bao gồm lương thực, thực phẩm, nước ngọt,

trang thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế, nhiên liệu dầu mỡ, vật liệu chèn lót,vách ngăn cách hàng v.v… Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ về nhu cầuđời sống, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí, tổ chức đưa đón xuất nhập cảnhhành khách thuyền viên

- Dịch vụ sửa chữa tàu tại cảng biển: thực hiện công việc sửa chữa và bảo

dưỡng tàu tại cảng

- Dịch vụ logistics và thủ tục khai báo hải quan: là cung cấp các dịch vụ trong chuỗi cung ứng, như là: khai thuê hải quan, lưu kho, vận tải, phân phối;

- Dịch vụ vệ sinh tàu biển: là thực hiện các công việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải từ tàu khi neo đậu tại cầu cảng

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SXKD CỦA DN CẢNG BIỂN 1.3.1 Sản lượng thông qua: Q TQ (T TQ )

Sản lượng thông qua (hay còn gọi là Tấn thông qua) là chỉ tiêu đánh giá quy

mô sản xuất của một cảng, nó biểu thị khối lượng hàng hóa được xếp dỡ (dịchchuyển) qua mặt cắt cầu tàu hoặc sang mạn trong một đơn vị thời gian nhất địnhbằng thiết bị và nhân lực của cảng

Công thức : QTQ = nct x Qb

TQ (TTQ)Trong đó: nct : Số lượng cầu tàu trong cảng

Qb

TQ : Khả năng thông qua của cầu bến

1.3.2 Chi phí giá thành khai thác cảng

Trang 25

Chi phí giá thành khai thác cảng là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp cảngphải bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh của cảng trong một thời kỳ xác định

1.3.3 Doanh thu khai thác cảng biển

Doanh thu khai thác cảng biển là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp cảng thuđược trong việc phục vụ HĐSXKD của cảng trong một thời kỳ xác định

1.3.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

- Lợi nhuận: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp

bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đem lại.Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinhdoanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đem lại, là chỉ tiêu chất lượng đểđánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp

Công thức : L = D - C (đồng)

Trong đó: L : Tổng lợi nhuận (đồng)

D : Tổng doanh thu (đồng)

C : Tổng chi phí (đồng)

- Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu

quả SXKD giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữacác doanh nghiệp với nhau Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tổ hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp càng hiệu quả Công thức :

+ Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu) x 100 (%)+ Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản = (Lợi nhuận/Tài sản) x 100 (%)+ Tỷ suất lợi nhuận/VCSH = (Lợi nhuận/VCSH) x 100 (%)

1.3.5 Đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Đây là những khoản thuế mà doanh nghiệp cảng phải nộp vào Ngân sáchNhà nước theo đúng quy định của luật thuế Việt Nam

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KD CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Singapore

Trang 26

Là một đảo quốc nhỏ tách ra từ Malaysia (1963), tài nguyên hầu như không

có, mọi nguyên liệu hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Nhưng Singapore cómột vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ con đườnghàng hải huyết mạch từ đông sang tây và nối liền Thái Bình Dương và Ấn ĐộDương

Theo thống kê, năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng hoá trên thế giới là 6.270 tỷUSD thì có hơn 80% khối lượng hàng hoá được chuyên chở bằng đường biển, trong

số đó hơn một phần tư là hàng hoá và một nửa là số lượng dầu mỏ thế giới đượcchuyên chở qua eo biển Malacca

Với một tầm nhìn chiến lược, ngay từ những năm đầu của thập niên 80 củathế kỷ 20, Singapore đã tiến hành đầu tư cho hạ tầng một cách đồng bộ để chuẩn bịcho sự phát triển của cảng biển và dịch vụ logistics sau này Để giải quyết bài toán

về nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chính phủ Singapore đã phát hành trái phiếuchính phủ để huy động nguồn vốn Năm 2001, nguồn vốn huy động được từ tráiphiếu chính phủ lên đến 92 tỷ đô la Singapore

Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra một chương trình tiết kiệm bắt buộc đối vớitất cả người lao động Singapore do quỹ tiết kiệm Trung ương Singapore quản lý(quỹ CPF) Quỹ này hoạt động dựa trên cơ sở được tài trợ toàn phần Sau khi nghỉhưu, người dân Singapore được hưởng lợi miễn thuế dựa trên những đóng góp trongquá khứ cộng với lãi suất

Trong 3 thập niên qua, chính phủ Singapore chủ yếu đã sử dụng các nguồnvốn trên để đầu tư, phát triển một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như xâydựng hệ thống cảng trung chuyển, các đường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thếgiới Changi, các trung tâm logistics cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông,cáp quang hiện đại

Ngoài ra, trong quá trình vận hành và khai thác hệ thống cảng biển,Singapore đã chủ động ứng dụng triệt để những thành tựu khoa học và công nghệhiện đại vào hoạt động khai thác

Trang 27

Theo ông Khoo Teng Chye, chủ tịch tập đoàn PSA Corp, cho tới mười lămnăm trước Singapore cũng chỉ dựa vào những lợi thế tự nhiên của mình để khai thácvận tải đường biển như vị trí địa lý mang tính chiến lược, vùng biển có mực nướcsâu và cảng biển được che chắn bởi các quần đảo bên ngoài Tuy nhiên sau đó chínhnhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ mà Singapore đã tạo ra được sự phát triển độtphá trong lĩnh vực cảng biển, biến Singapore trở thành một trong những cảng biểnhiện đại và đông đúc nhất trong khu vực và trên thế giới, hỗ trợ một cách tích cựcvà hiệu quả cho hoạt động logistics

Một số công nghệ tiêu biểu mà PSA corp đã đầu tư và đang ứng dụng tại cáccảng ở Singapore có thể kể như:

- CITOS - Công nghệ Computer Integrated Terminal Operations System (Hệthống vận hành cảng được tích hợp máy tính);

- Portnet® - Flow Through Gate System, hệ thống Cửa ra kiểu dòng chảyxuyên

Cho đến nay, Singapore được đánh giá là cảng thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất trong khu vực và trên thế giới, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãngtàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của trên 130 nước Singapore hiệnđang khai thác 4 cảng container và 2 cảng đa năng với tổng cộng 41 bến Ngòai ra 4bến khác thuộc cảng container Pasir Panjang cũng đang được xây dựng Năm 2006Singapore đã trung chuyển 24,792 triệu TEU, thu về 3,736 tỷ đô la Mới đây nhất,năm 2007 Singapore cũng đã trung chuyển một lượng kỷ lục là 27,9 triệu TEU, tiếptục giữ vị trí cảng nhộn nhịp nhất thế giới trong cuộc cạnh tranh căng thẳng vớiShanghai và Hongkong

Nhờ có được hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, cơ sở vật chất cảng biểnhiện đại đi trước một bước mà ngành dịch vụ logistics của Singapore phát triển rấtmạnh Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong khu vực cũng như trên thế giới thìngành dịch vụ logistics ở Singapore được xem là phát triển nhất Châu Á do được sựhỗ trợ tích cực và hiệu quả của hệ thống cảng biển hiện đại với hầu hết các khâu

Trang 28

trong tất cả các hoạt động khai thác cảng biển đều được ứng dụng các công nghệtiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin

Dưới thời ông Lý Quang Diệu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Singapore đãthực hiện chiến lược cắt giảm thuế, vừa nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô, vừa khiếnquốc gia này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài Kết quả đãthu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngòai đến đầu tư tại Singapore từ đó tạo nguồnhàng ổn định cho các cảng hoạt động, mặt khác với chính sách ưu đãi về thuế quan

đã mang về cho Singapore một lượng lớn hàng container trung chuyển từ các quốcgia khác trong khu vực

Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm phát triển cảng biển củaSingapore là:

- Biết tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển hệthống cảng trung chuyển quốc tế và cảng nước sâu;

- Chuẩn bị tốt hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biểntrước một bước để đón đầu sự phát triển của dịch vụ logistics;

- Ứng dụng triệt để các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vàohoạt động quản lý và khai thác cảng biển;

- Có những chính sách hợp lý (cắt giảm thuế, ưu đãi về thuế quan) nhằm thuhút các nhà đầu tư và nguồn hàng trung chuyển trong khu vực;

- Giải quyết tốt bài toán về vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cảngbiển thông qua trái phiếu chính phủ và tiết kiệm trong nước

(tài liệu sưu tầm_vietmarine.org)

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Hongkong

Hongkong có lịch sử hơn 160 năm phát triển cảng biển, trong vòng 3 thậpniên trở lại đây Hongkong được biết đến như một cảng trung chuyển tầm cỡ vớidịch vụ cảng biển hết sức hiệu quả và là một trung tâm logistics hàng đầu của khuvực Châu Á Cảng biển chính là nhân tố quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triểnlogistics mang lại sự thịnh vượng và sự tăng trưởng cho nền kinh tế Hongkong.Cảng container không chỉ được xem là yếu tố sống còn của Hongkong mà còn của

Trang 29

khu vực Nam Trung Quốc - nơi được xem là khu vực có tốc độ công nghiệp hóanhanh nhất trên thế giới Tiếp giáp với phía Nam Trung Quốc, nơi tập trung các nhàmáy sản xuất ô tô, hóa chất, hàng điện tử (vùng đồng bằng Sông Ngọc-PRD) vàcũng gần với các cảng Shenzhen, Guangzhou nên Hongkong phải chịu sức ép cạnhtranh gay gắt về dịch vụ logistics và cảng biển Để tồn tại và phát triển, Hongkong

đã chọn phát triển hệ thống cảng biển theo mô hình cảng mở hòan tòan (free port)

Những chính sách ưu đãi về thuế quan của chính phủ đã tạo điều kiện thuậnlợi cho ngành logistics phát triển, từ đó tạo tiền đề cho hệ thống cảng biển pháttriển Trong chiến lược phát triển cảng biển, Hongkong đặc biệt chú trọng đến chấtlượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quảhoạt động logistics Cảng Hongkong được khách hàng biết đến nhờ khả năng làmhàng hiệu quả, thời gian làm hàng trung bình đối với một tàu container là 10 giờ(xếp và dỡ)

Hongkong tự hào là cảng có khả năng xếp dỡ container thuộc loại nhanh nhấttrong khu vực với 40 container/cẩu/giờ Nhờ hoạt động làm hàng hiệu quả của cảngHongkong mà mỗi một phút một tàu có sức chở 6.000 container tiết kiệm được 139USD (chi phí thuê loại tàu 6.000 TEU là 200.000 USD/ngày) Cảng containerHongkong có độ sâu từ 14,2 - 15,5m, gồm 9 cảng (Terminal) với tổng số 24 bến(Berth) dưới sự điều hành của các nhà khai thác tư nhân, gồm Modern Terminal Ltd(MTL), Hongkong International Terminal Ltd (HIT), COSCO - HIT, DP Word,Asia Container Terminal Ltd (ACT) và PSA

Hongkong là một trong số ít các cảng biển quốc tế hoàn toàn do khu vực tưnhân đầu tư, sở hữu và khai thác Nói cách khác mô hình khai thác cảng biển ởHongkong là mô hình "Tự đầu tư, tự khai thác" Chính phủ chỉ đóng vai trò như mộtnhà họach định chiến lược dài hạn, tạo khung pháp lý ổn định cho hoạt động cảngbiển đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển cảng biển

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của cảng container Hongkong đạt7,2% (giai đoạn 2002-2006) Hơn 80% lượng container trung chuyển qua cảngHongkong có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh

Trang 30

gay gắt của các cảng Shenzhen (cảng container xếp vị trí thứ 4 trên thế giới 2006)và cảng Guangzhou ở phía Nam trung Quốc nhưng nhờ lợi thế là cảng Tự do (freeport), có nhiều tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ và Châu Âu, đồng thời đáp ứng đượcnhững nhu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ, nên mức tăngtrưởng của cảng Hongkong vẫn được đảm bảo

Không chỉ đóng vai trò là cảng trung chuyển trong khu vực, cảng Hongkongcòn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với sự tham gia củahơn 80 hãng vận tải biển hàng đầu thế giới với trên 450 tuyến vận tải container mỗituần tới hơn 500 cảng biển khắp nơi trên thế giới

Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm phát triển cảng biển củaHongkong là:

- Đảm bảo các cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, năng lượng, viễn thông) đểcác nhà đầu tư an tâm thực hiện các dự án cảng biển;

- Phát triển cảng trung chuyển quốc tế theo mô hình cảng mở (free port);

- Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động làm hàng hiệu quả

(Tài liệu sưu tầm_vietmarine.org)

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của cảng Đoạn Xá

Hơn mười năm trước, do liên tục làm ăn thua lỗ từ 2 - 3 tỷ đồng mỗi năm màcảng Đoạn Xá (Hải Phòng) đã phải tiến hành cổ phần hóa, nhưng chỉ một năm saukhi chuyển đổi, doanh nghiệp đã liên tục có lãi, chia cổ tức bình quân trên35%/năm Trong năm 2012 vừa qua, doanh nghiệp chỉ có một cầu cảng này lãi trên

103 tỷ đồng, chia cổ tức tới 70% Kết quả này có được là nhờ mô hình quản lý của

DN cổ phần phù hợp với thực tiễn kinh doanh cảng biển

Khi chưa cổ phần hóa Cảng hoạt động chưa hiệu quả là do phải thực hiệnmột số công việc mà các cảng khác không làm như phí thu bốc dỡ hàng dời, hànglương thực rất thấp, chưa kể phải đảm bảo việc làm cho gần 4.000 lao động chínhthức và hàng nghìn lao động theo mùa vụ Từ khi cổ phần hóa Cảng bán một phần

Trang 31

vốn Nhà nước đi đôi với việc đổi mới mô hình quản lý và điều hành đã giúp nângcao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho DN cảng

Cảng Đoạn Xá triển khai những biện pháp đồng bộ quyết liệt nhằm cải thiệnchất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực khai thác và năng lực cạnh tranh của Cảngmang lại hiệu quả kinh tế cao giúp công ty phát triển mạnh và bền vững

Cụ thể như sau:

- Công ty cổ phần Đoạn Xá xác định nơi đây là một cảng chuyên khai tháchàng container nên trong những năm qua, không ngừng đầu tư mở rộng vàhiện đại hóa để thích nghi hơn với việc làm hàng container

- Cảng đã tập trung nạo vét luồng, thủy điện cầu tàu, đầu tư các phương tiệnvận tải, thiết bị xếp dỡ góp phần nâng cao sản lượng hàng container quaCảng

- Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành khai thác nhằm nâng caochất lượng dịch vụ cho khách hàng

Tập trung thay đổi mô hình tổ chức của bộ phận Trung tâm điều hành sảnxuất theo hướng tiến tới thành Trung tâm điều hành sản xuất một cửa nhằm nângcao chất lượng dịch vụ, năng lực bốc xếp, bố trí sản xuất hợp lý, hiệu quả, an toàn,tăng tốc độ giải phóng tàu tại cảng, tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết nhanhchóng các thủ tục làm hàng tại cảng cho khách hàng

- Quy hoạch khoa học bãi xếp container Trong năm 2012, Công ty triển khai

áp dụng phần mềm khai thác và quản lý container trong việc điều hành, tổchức sản xuất và công tác quản lý Hệ số sử dụng bãi đạt 100%, thậm chínhiều khi bãi quá tải phải thuê thêm bãi ngoài giảm tải cho bãi chính đáp ứngyêu cầu của chủ hàng

- Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong đó có chứng từ phơi phiếu, thủ tụccấp lệnh tại cảng, giảm thời gian làm hàng tại cảng cho khách hàng, giảmlượng hàng tồn đọng, tránh ách tắc trong cảng

- Tăng cường công tác chỉ huy, điều hành sản xuất, bám sát từng ca, từng

Trang 32

mảng, tiến độ từng tàu để bố trí phương tiện thiết bị cho phù hợp, nâng caochất lượng nâng hạ, chất lượng đóng rút, chất lượng giao nhận kiểm đếm,thực hiệm nghiêm kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệmtrong sản xuất của CBCNV.

- Tập trung quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện thiết bị, trong đó chútrọng nhất là 03 đế 40 tấn, hệ thống xe nâng hàng đảm bảo đáp ứng đủphương tiện trong quá trình sản xuất Làm tốt công tác ATLĐ, vệ sinh môitrường, hoàn thiện quy trình công nghệ an toàn lao động Xây dựng và bổsung các văn bản pháp quy về ATLĐ, vệ sinh môi trường, phòng chống cháynổ; tổ chức huấn luyện và thường xuyên nhắc nhở về ATLĐ Trang bị đầy đủbảo hộ lao động, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho ngườilao động

- Theo dõi sát tình hình biến động của thị trường, thực hiện tốt công tác chămsóc khách hàng, áp dụng chính sách giá linh hoạt Tạo mối quan hệ tương hỗvới các Cảng lân cận, với các hãng tàu nhằm đưa tàu sang khai thác nhữnglúc tàu trùng lịch, nâng cao năng lực khai thác, tạo tiền đề tìm nguồn hàngmới

- Công ty phân tích cụ thể tình hình thị trường và thực trạng tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh để lựa chọn hạng mục đầu tư, quy mô đầu tư chophù hợp, mang lại hiệu quả cao Đẩy mạnh các hạng mục đầu tư trọng điểmnhất là các dự án đầu tư phương tiện thiết bị còn thiếu đang phải đi thuê Cácthủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của Nhà nước

- Công tác mở rộng sản xuất Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong lĩnh vực hànghải qua các năm gần đây, dựa vào những lợi thế của Cảng, trong năm 2011Công ty đã thành lập mới hai chi nhánh là Xí nghiệp Dịch vụ vận tải ĐaPhương thức và Xí nghiệp dịch vụ xếp dỡ và giao nhận Trong năm 2012,một mặt hai chi nhánh đẩy mạnh hoạt động riêng của mình, mặt khác hỗ trợtức thì, hiệu quả cho hoạt động khai thác của Công ty đóng góp lớn trong kếtquả đạt được

Trang 33

- Công tác quản lý chi phí Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnhcác loại định mức kỹ thuật cho phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của cácphương tiện thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty Thực hiệnnghiêm túc, triệt để các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đặcbiệt là chi phí nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, chi phí quản lý nhưđiện, nước, văn phòng phẩm, Tăng cường công tác tuyên truyền, vậnđộng, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thành thóiquen trong sản xuất kinh doanh của mỗi cán bộ công nhân viên.

- Công tác đào tạo CBCNV Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghềCBCNV Thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, gắn lợi ích của người lao độngvới lợi ích của Công ty nhằm nâng cao tinh thần lao động, ý thức trách nhiệmvới công việc và lòng trung thành của CBCNV

Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm phát triển cảng biển của cảngĐoạn Xá là:

- Khai thác tối đa nguồn lực hiện tại của Công ty;

- Đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng và dâychuyền xếp dỡ container;

- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh phù hợp hướng phát triển của ngành,của Nhà nước và của khu vực;

- Xây dựng các chính sách Marketing cụ thể, hiệu quả góp phần mở rộngnguồn hàng, phát triển thị phần;

- Hoàn thiện và nâng cao khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong điềuhành và quản lý doanh nghiệp;

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát trong điều hành sản xuất kinh doanhđồng thời xây dựng đội ngũ lao động có tri thức, giỏi nghiệp vụ, có văn hoáứng xử trong doanh nghiệp

Website: www.doanxaport.com.vn

Trang 34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS)

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN

2.1.1 Lịch sử hoạt động và phát triển của công ty

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN

Tên giao dịch quốc tế : LOTUS JOINT VENTURE CO.LTD

Tên viết tắt: CẢNG LOTUS

Logo:

Trụ sở chính: 1A Nguyễn Văn Qùy, P Phú Thuận, Q.7, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 8730148 – 8730149; Fax: (08) 88730145

Mã số thuê: 0301240051

E.mail: lotusportvn@hcm.vnn.vn; Website: www.lotusport.com

Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp liên doanh

Ngày 31 tháng 08 năm 1991 Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là

Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép đầu tư số 237/GP cho phép thành lập Xínghiệp liên doanh Bông Sen Tòa nhà hành chính và bến cảng ngụ tại ấp 3, xã PhúMỹ, huyện Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh (nay là phường Phú Thuận, Quận 7, Tp HồChí Minh) Công ty liên doanh Bông Sen gồm 02 bên liên doanh

Bên Việt Nam gồm:

- Tổng công ty kho vận Ngoại thương (VIETRANS) thuộc Bộ Thương mại và

Du lịch Trụ sở tại: 13 Lý Nam Đế – Hà Nội

- Đại lý Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện(VOSA)

- Trụ sở tại số: 3-5 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Trang 35

- Bên Việt Nam do (VIETRANS) làm đại diện.

Bên nước ngoài:

- Hãng tàu Biển Đen (BLASCO) Trụ sở tại số: 270026, Lastochkina, Odessa,Ukraina

Về vốn: Tổng vốn đầu tư: 19.600.000USD; Vốn pháp định: 12.728.000USD

- Bên Việt Nam góp: 4.913.000 USD, chiếm 38,6% trên tổng vốn pháp địnhgồm: kho bãi, đường nội bộ, chi phí san lấp trị giá: 1.063.000 USD; quyền sửdụng 04ha mặt đất và 02 ha mặt nước trị giá: 3.600.000 USD; vốn lưu độngbằng tiền Việt Nam tương đương 250.000 USD

- Bên nước ngoài góp: 7.815.000 USD, chiếm 61,4% trên tổng vốn pháp địnhgồm: Chi phí xây cầu cảng và mua sắm phương tiện trị giá: 4.565.000 USD;

02 tàu có trọng tải 10.000T trị giá 3.000.000 USD Vốn lưu động bằng tiềnnước ngoài là: 250.000 USD

Thời hạn hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là 20 năm kể từ ngàyđược cấp giấy

Ngày 19/11/1994 Theo giấy cấp bổ sung số 273/GPĐC1 Hãng tàu BiểnĐen của Ucraina đổi tên thành liên hiệp hàng hóa ASK BLASCO, cùng trụ sở Cácđiều khoản khác của giấy phép đầu tư số 237/GPĐT vẫn giữ nguyên

Ngày 08/02/1996 Theo giấy cấp bổ sung số 273/GPĐC2 điều chỉnh tên gọicủa bên Việt Nam từ Tổng công ty giao nhận kho vận Ngoại thương (VIETRANS)thành Công ty giao nhận kho vận Ngoại thương (VIETRANS), các điều khoản khácvẫn giữ nguyên

Ngày 19/08/1996 Theo giấy phép đầu tư bổ sung 273/ GPĐC3, chuẩn y bổsung thành viên bên nước ngoài trong xí nghiệp liên doanh Bông Sen gồm:

- Hãng tàu Biển Đen (BLASCO), Trụ sở tại số: 270026, Lastochkina, Odessa,Ukraina

- Công ty STEVEDORING SERVICES AMERICA (VIETNAM) trụ sở đặttại 3415 Đại lộ 11.S.W.Seatle Washington 98134.Mỹ Gọi tắt là công tySSA

Trang 36

Điều chỉnh về vốn góp như sau:

- Tổng vốn đầu tư của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là: 19.600.000 USD

- Tổng vốn pháp định là: 12.728.000 USD

 Bên Việt Nam góp: 4.711.878 USD, chiếm 37% vốn pháp định

 Bên nước ngoài góp: 8.016.122 USD, chiếm 63% vốn pháp định,

Trong đó: Hãng tàu Biển Đen (BLASCO) góp: 4.077.035 USD, chiếm 32%vốn pháp định; Công ty SSA góp: 3.939.087 USD, chiếm 31% vốn pháp định bằngthiết bị và tiền nước ngoài Các điều khoản khác vẫn giữ nguyên như giấy phép số273/ GPĐT

Ngày 08/07/1999 Theo giấy phép đầu tư bổ sung số 273/GPĐC4 điều chỉnhthời gian hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là 40 năm kể từ ngày đượccấp giấy phép đầu tư Mọi điều khoản khác giữ nguyên

Ngày 03/06/2002 Theo giấy phép đầu tư bổ sung số 273/GPĐC5

- Đổi tên Xí nghiệp liên doanh Bông Sen thành Công ty liên doanh Bông Sen

- Công ty Stevedoring Services America (VIETNAM) chuyển nhượng phầnvốn góp trong vốn pháp định cho bên Việt Nam của Công ty liên doanhBông Sen theo hợp đồng ký ngày 23/01/2002

Hiện nay công ty liên doanh Bông Sen còn hai bên góp vốn như sau:

- Bên Việt Nam:

 Công ty kho vận Ngoại thương (VIETRANS) thuộc Bộ Thương mại và

Du lịch, Trụ sở tại: 13 Lý Nam Đế – Hà Nội

 Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) Trụ sở tại số: 3-5 Nguyễn Huệ, Quận

1, Tp Hồ Chí Minh

- Bên nước ngoài: Hãng tàu Biển Đen (BLASCO) trụ sở tại Lanzheronivska

St Odessa 65026, Ukraina

Tình hình vốn của Công ty thay đổi như sau:

- Vốn đầu tư đăng ký của công ty liên doanh Bông Sen là: 15.661.000 USD

- Vốn pháp định là: 8.789.000 USD

 Bên Việt Nam góp: 5.455.627 USD, chiếm 62,07% tổng vốn pháp định

Trang 37

 Bên Blasco: 3.333.973 USD, chiếm 37,93% vốn pháp định

- Các điều khoản khác vẫn giữ nguyên

2.1.2 Chức năng kinh doanh và nghiệp vụ cơ bản của Công ty

Công ty có các chức năng cơ bản là:

- Xây dựng và khai thác cầu bến cảng nhằm tiếp nhận và xếp dỡ hàng hóa củacác tàu chuyên dùng và tàu hàng thông dụng;

- Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến đường biển theo quiđịnh của Cục Hàng hải Việt Nam

- Thực hiện các dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bao gồm:

- Tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Xếp dỡ hàng hóa và hành lý;

- Nhận trao trả hàng hóa và hành lý;

- Bảo quản hàng hóa và hành lý;

- Chuyển hàng từ phương tiện này sang phương tiện khác;

- Là nơi sang mạn hàng hóa, phục vụ kỹ thuật tàu;

- Phục vụ vận chuyển hàng hóa và khách hàng;

- Nơi tiếp nhận tàu đến và đi, lánh nạn, sửa chữa tàu

Để làm tốt những chức năng trên, cảng phải có cơ sở vật chất phù hợp vớinhững chức năng đó như hệ thống cầu tàu, kho hàng bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ,các hệ thống công trình thông dụng, xưởng sửa chữa, hệ thống đường giao thông,điện nước, các dịch vụ, cơ sở vật chất phục vụ thủy thủ khi tàu nằm lại cảng

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và năng lực nhân sự của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức được chia làm hai khối chính: khối quản lý chức năng (Banlãnh đạo) và khối kinh doanh cơ bản (khối sản xuất chính)

- Cảng áp dụng mô hình quản lý tổ chức trực tiếp Phương pháp lãnh đạo củacảng là phương pháp phân quyền có chọn lọc, nghĩa là một số công việc

Trang 38

quan trọng sẽ do giám đốc quyết định

- Mô hình mà công ty áp dụng là mô hình tổ chức lao động mở, bộ máy tổchức ngọn nhẹ, nguồn nhân lực của cảng có trình độ chuyên môn và kinhnghiệm đáp ứng công việc tốt

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty liên doanh

Bông Sen (cảng Lotus)

Nguồn: Công ty liên doanh Bông Sen (cảng Lotus)

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc chịu sự quản lý

của hội đồng quản trị Tổng Giám đốc và phó Giám đốc có nhiệm kỳ là 04

Kế toán

Phòng Thương vụ

&

Marketing

Phòng Logistics Khai thác Trung tâm

điều độ

Phòng Bảo vệ

Phòng

Tư vấn Xây dựng

BP.

Marketing Kiểm

đếm đầu cần

Trực ban điều độ

BP.

Kỹ

thuật

Xây dựng

cơ bản

Thiết bị

Kiểm đếm kho

Container Cẩu nổi,

Cẩu bờ

Hàng tổng hợp

Xe nâng Cần trục container

Xe đầu kéo

Hàng Nhập

Marketing Nhập

Hàng Xuất

Marketing Xuất đếm bãiKiểm

Bãi vật tư

Kho ngoại quan

Trạm cân Bãi tổng hợp

Trang 39

năm và có thể tái bổ nhiệm cho những nhiệm kỳ tiếp theo Tổng Giám đốctham gia các kỳ họp hội đồng quản trị, lãnh đạo các hoạt động hàng ngày củaCông ty, đưa ra các chỉ thị bằng miệng, bằng văn bản, kiểm tra, phê chuẩncác qui định, quyết định, … Trực tiếp quản lý Công ty

- Phòng Kế toán: Tổ chức công tác kế toán trong Công ty theo hệ thống kế

toán đã đăng ký, ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,thanh toán công nợ, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Namtheo pháp luật Việt Nam

- Phòng Hành chính tổng hợp: Tổ chức công tác hành chính, nhân sự, kỹ thật,

đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường, tiến hành công việc quảng cáo,giới thiệu công ty, thực hiện các công tác văn thư trong Công ty, quản lý sửdụng con dấu của Công ty theo đúng qui định, lưu giữ đăng ký hồ sơ pháp lý

- Trung tâm Khai thác điều độ:

 Có nhiệm vụ tổ chức khai thác cầu tàu, kho bãi của Công ty liên doanhBông Sen nhanh chóng, an toàn với hiệu quả cao nhất

 Lập kế hoạch tiếp thị, đề xuất ý kiến chính sách giá cả Trực tiếp đàmphán với khách hàng

 Phòng khai thác chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức chỉ đạo đúng đơn vịsản xuất làm việc theo ca

 Làm thủ tục cho tàu rời và cập bến, kết hợp với chủ hàng lên kế hoạchlàm hàng Báo cáo tình hình làm hàng hàng ngày, ghi chép rõ ràng, đầyđủ tình hình làm hàng và các diễn biến liên quan trong ca trực vào sổtrực

- Phòng Cơ giới:

 Chịu trách nhiệm vật chất về trang thiết bị, phụ tùng được giao

 Lập hồ sơ sổ sách theo dõi thời gian sử dụng, mức tiêu hao nhiên liệu củatrang thiết bị

 Sử dụng trang thiết bị đúng hướng dẫn, chức năng của từng loại, tuân thủnghiêm ngặt các thao tác, quy định an toàn

Trang 40

 Bảo quản, giữ gìn các thiết bị được giao Lập kế hoạch làm việc của trangthiết bị, kế hoạch kiểm tra kỹ thuật và kế hoạch bảo dưỡng duy tu trangthiết bị.

- Bốn tổ công nhân:

 Bốc xếp các loại hàng theo đúng hướng dẫn;

 Làm việc theo ca được phân công

 Kết hợp cùng bảo vệ để duy trì trật tự an ninh trong Công ty

- Phòng Giao nhận kho hàng:

 Kiểm đếm, giao, nhận hàng hóa chính;

 Lập phiếu xuất;

 Thường xuyên đối chiếu số lượng kiểm đếm ghi trong các biểu mẫu củacông ty với chủ hàng, chủ tàu tùy từng trường hợp

- Phòng Thương vụ & marketing:

 Tổ chức công tác thương vụ và marketing

 Chịu trách nhiệm nghiên cứu phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị,tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, phối hợp với phòng khai thác để thựchiện các dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, phát triển công tácgiao nhận, xuất nhập khẩu và thực hiện dự án

- Phòng Logistics: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho, bãi ngoại quan;

Các nghiệp vụ logistics;

- Phòng Bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn cơ quan, an toàn con người,

tài sản và hàng hóa Tổ chức công tác bảo vệ trong khu vực cổng, giữ gìn trật

tự, phát hiện ngăn chặn, bắt giữ những phần tử xấu, những người có hành vitội phạm, vi phạm nội quy của Công ty

- Phòng phòng cháy chữa cháy: Thường xuyên kiểm tra, bảo quản các thiết bị

phòng cháy chữa cháy, đường thoát hiểm cho người và hàng hóa của cảng;Thường xuyên tập luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu người cứu tàisản;

Ngày đăng: 20/10/2014, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Vũ Công Ty (2001), Độc, lập, phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp (theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc, lập, phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp (theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Tác giả: PGS. TS. Ngô Thế Chi, TS. Vũ Công Ty
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2001
2. Nguyễn Thị Mỵ (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Mỵ
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2005
3. PTS. Nguyễn Văn Sơn, Ths. Lê Thị Nguyên (1998), Tổ chức và khai thác cảng, Đại học Hàng hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và khai thác cảng
Tác giả: PTS. Nguyễn Văn Sơn, Ths. Lê Thị Nguyên
Năm: 1998
4. PTS. Vương Toàn Thuyên (2003), Kinh tế vận tải biển, Đại học Hàng hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vận tải biển
Tác giả: PTS. Vương Toàn Thuyên
Năm: 2003
5. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt (2010), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2010
13. Báo cáo tài chính Công ty Liên doanh Bông Sen (2007-2012) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty liên doanh - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty liên doanh (Trang 38)
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CẢNG LOTUS TÍNH ĐẾN 31/6/2013 - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
BẢNG 2.1 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CẢNG LOTUS TÍNH ĐẾN 31/6/2013 (Trang 41)
Bảng 2.2: DANH MỤC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Bảng 2.2 DANH MỤC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY (Trang 42)
Hình 2.2: BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN MỘT SỐ CẢNG BIỂN TRONG HIỆP HỘI                          CẢNG BIỂN VIỆT NAM KHU VỰC TP - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Hình 2.2 BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN MỘT SỐ CẢNG BIỂN TRONG HIỆP HỘI CẢNG BIỂN VIỆT NAM KHU VỰC TP (Trang 52)
Hình 2.4 : BIỂU ĐỒ TỔNG GIÁ THÀNH (2008-2012) - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Hình 2.4 BIỂU ĐỒ TỔNG GIÁ THÀNH (2008-2012) (Trang 64)
Hình 2.6: BIỂU ĐỒ LỢI NHẬN SAU THUẾ. - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Hình 2.6 BIỂU ĐỒ LỢI NHẬN SAU THUẾ (Trang 74)
Bảng 2.10: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Bảng 2.10 THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Trang 76)
Bảng 3.1: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA NHÓM CẢNG SỐ 5. - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Bảng 3.1 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA NHÓM CẢNG SỐ 5 (Trang 84)
Bảng 3.2: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA CẢNG TP. HCM - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
Bảng 3.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA CẢNG TP. HCM (Trang 84)
BẢNG 3.5: NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÒNG MARKETING ĐẾN NĂM 2015 - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
BẢNG 3.5 NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÒNG MARKETING ĐẾN NĂM 2015 (Trang 91)
BẢNG 3.6: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 - nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015
BẢNG 3.6 CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w