5. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐSXKD của công ty
2.2.1.1 Yếu tố vi mô
- Lực lượng lao động: Lực lượng lao động trong mỗi doanh nghiệp không thể thiếu cả về quy mô lẫn chất lượng, vì đây là một nhân tố quyết định nhất và chủ chốt nhất của HQSXKD trong DN. Lực lượng lao động tác động trực tiếp NSLĐ đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, . . .)
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị: Bộ máy quản trị DN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Bộ máy này phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau đó là:
Nhiệm vụ xây dựng cho DN một chiến lược kinh doanh và phát triển DN phù hợp;
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án HĐSXKD và kế hoạch hóa các hoạt động của DN trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển DN đã xây dựng;
Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý;
Tổ chức và thực hiện các kế hoạch, các phương án, các HĐSXKD đã đề ra;
Tổ chức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
- Đặc tính về dịch vụ và công tác tổ chức cung cấp dịch vụ: Các đặc tính của dịch vụ là nhân tố quan trọng trong quyết định khả năng cạnh tranh của DN cảng, góp phần lớn vào việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của DN mình nên có ảnh hưởng rất lớn đến HĐSXKD của DN. Ngày nay, chất lượng dịch vụ trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của DN cảng biển. Chất lượng dịch vụ được nâng cao sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ là một yếu tố sống còn của DN cảng biển. Cung cấp dịch vụ là khâu cuối cùng của QTSXKD của DN. Doanh nghiệp có cung cấp được hay không mới quyết định được HQSXKD của DN. Nếu tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi thì tốc độ SX cũng diễn ra theo tỷ lệ thuận với tốc độ cung cấp dịch vụ. Nếu DN tổ chức được mạng lưới cung cấp dịch vụ hợp lý, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng thì sẽ làm tăng sức cạnh tranh của DN dẫn đến tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường, . . . góp phần tăng HQSXKD.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ SX: Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ QTSXKD của DN, giúp cho DN tiến hành các HĐSXKD. Cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy các HĐKD của DN và nếu được bố trí hợp lý sẽ góp phần đem lại HQSXKD cao bấy nhiêu. Công nghệ SX của DN càng tiên tiến, hiện đại, phù phợp thì sẽ làm tăng NSLĐ
đồng thời giảm thời gian, chi phí, giá thành dẫn đến đem lại HQKT cao cho DN.
- Khả năng tài chính: Nếu DN có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các HĐSXKD của DN diễn ra liên tục, ổn định mà còn giúp cho DN có khả năng đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho SX nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ. Khả năng tài chính của DN:
Ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của DN;
Ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong SXKD, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của DN;
Ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hóa chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu nguồn lực đầu vào.
Khả năng tài chính của DN có tác động rất mạnh tới HQSXKD của DN nói chung và với Cảng Bông Sen nói riêng.
- Lao động tiền lương: Yếu tố lao động là không thể thiếu trong HĐSXKD của DN. Để tiến hành SXKD có hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng lao động là tiền lương. Mức tiền lương cao sẽ thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có tay nghề giỏi, do dó sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận SXKD của DN. Vì tiền lương là một yếu tố cấu thành nên chi phí SXKD của DN, tác động đến tâm lý người lao động trong DN. Tiền lương cao sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giảm HQKD, nhưng lại tác động tới trách nhiệm của người lao động cao hơn, do dó sẽ làm tăng NSLĐ, tăng chất lượng dịch vụ dẫn đến tăng HQKD.
2.2.1.2 Yếu tố vĩ mô
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý luật, những văn bản dưới luật, . . . Mọi quy định pháp luật về KD đều tác động trực tiếp đến KQKD và HQKD của DN. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các DN tiến hành thuận lợi các HĐKD của mình, lại vừa điều chỉnh các HĐKT vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến KQ và HQ riêng mà còn chú ý tới lợi
ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý bảo đảm tính bình đẳng của mọi loại hình DN, sẽ điều chỉnh các DN HĐKD, cạnh tranh một cách lành mạnh. Tính công bằng của pháp luật chỉ có KQ và HQ tích cực nếu môi trường KD và mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới HQSXKD của DN. Các chính sác kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Do đó tác động trực tiếp đến KQKD và HQKD của DN.
- Môi trường thông tin: Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các DN rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, dịch vụ, người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, . . . Ngoài ra DN rất cần các thông tin về khả năng thành công hay thất bại của các DN khác, các thông tin về thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước cho thấy nắm được những thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng thông tin một cách kịp thời là điều rất quan trọng để ra các quyết định KD phù hợp đạt hiệu quả cao, đem lại những thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin chính xác, kịp thời là cơ sở vững chắc để DN xác định phương hướng KD, xây dựng chiến lược KD dài hạn, cũng như hoạch định các chương trình SX ngắn hạn.
- Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, . . . DN nào HĐSXKD ở những khu vực có cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ nâng cao được hiệu quả HĐSXKD.
2.2.1.3 Yếu tố năng lực
- Chất lượng dịch vụ: Trong hoạt động kinh doanh khai thác dịch vụ cảng biển, công ty Liên doanh Bông sen (cảng Lotus) luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, chính vì vậy mà công ty luôn tạo sự khác biệt trong dịch vụ đó là:
Xây dựng mối quan hệ thần thiết với khách hàng, đồng thời ưu đãi giá và làm thêm các dịch vụ phụ trợ khác.
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà;
Nâng cao năng suất xếp dỡ, vận chuyển và xuất nhập khẩu;
Bảo quản hàng hóa cẩn thận, giảm thiểu tình trạng hư hỏng hàng hóa;
Tạo điều kiện cho khách hàng lấy hàng nhanh chóng; . . .
Áp dụng biểu giá cước linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng.
- Hoạt động Marketing: Phòng marketing của Cty mới được thành lập năm 2009, do vậy mà hoạt động Marketing của Cty còn mới mẻ, kể cả đội ngủ nhân viên vừa mỏng và chưa chuyên nghiệp, cũng như mọi hoạt động về marketing của Cty trong công tác nghiên cứu và nắm thông tin về thị trường còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên Ban lãnh đạo cty đang cố gắng củng cố để nâng cao khả năng hoạt động của phòng này trong thời gian tiếp theo.
- Hoạt động quảng cáo: Về công tác quảng cảo thương hiệu “Lotus port” hay phương châm “Lotus luôn luôn vì quyền lợi của khách hàng” đã được Cty đặc biệt quan tâm. Cty thường xuyên đăng báo chuyên ngành (Vietnamshipper, Visaba times, . . .), tham gia các hội chợ, triểm lãm hàng thiết bị, công nghiệp nặng để phát brochues giới thiệu cảng, các buổi hội thảo liên quan đến ngành, . . .
- Kế hoạch khuyến mãi: Công ty luôn đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, có kế hoạch cụ thể nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của cảng.
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành: Nhìn chung Công ty liên doanh Bông Sen (cảng Lotus) là một cảng có quy mô nhỏ so với các cảng của khu vục TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, nhưng lại là một công ty liên doanh đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của DN trong ngành cũng tương đối, đặc biệt là các mặt hàng siêu trường, siêu
trọng, hàng sắt thép, thiết bị ô tô đây là những mặt hàng nặng, cồng kềnh đói hỏi phải có các thiết bị chuyên dùng, tuy nhiên công ty đã đảm nhận rất tốt.
- Thị trường: Thị trường mà công ty Liên doanh Bông Sen (cảng Lotus) cung cấp dịch vụ khai thác cảng cho khách hàng cả trong và ngoài nước, nhưng thị trường chủ yếu nhất là thị trường thuộc khu vực phía Nam Việt Nam. Cụ thể:
Các tỉnh khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
Các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ;
Miền Trung chủ yếu là Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang – Khánh Hòa, Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, . . .
- Khách hàng: Lotus đã thiết lập mối quan hệ với những khách hàng là các DN xuất nhập khẩu, đại lý hàng hải, chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước. Xuất phát từ mục tiêu của Lotus “Luôn luôn vì quyền lợi khách hàng” và coi trọng chất lượng dịch vụ làm cho bạn hàng thấy được quyền lợi của mình được đảm bảo nên quan hệ giữa công ty với hơn 200 bạn hàng trong và ngoài nước ngày càng chặt chẽ và trở thành quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi, cùng phát triển. Một số khách hàng truyền thống đã gắn bó với Công ty trong nhiều năm qua:
Đại lý hàng hải: Đông Á Sài Gòn, Đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA) . . .
Chủ tàu: Công ty VTB Vinafco chuyên hàng container; . . .
Chủ hàng: Công ty CP thép Đại Nam chuyên hàng sắt thép, Cty TNHH ô tô Hyundai Nam Việt chuyên hàng ô tô; . . .
Cty thường xuyên liên lạc với khách hàng, đặc biệt vào các ngày lễ, tết, sinh nhật Cty luôn nhắn tin, tặng hoa chúc mừng hay tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, . . . nhằm đánh dấu sự kiện hợp tác lâu dài đồng thời để duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm thu hút khách hàng về với cảng.