TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 34 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN

2.1.1 Lịch sử hoạt động và phát triển của công ty

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN Tên giao dịch quốc tế : LOTUS JOINT VENTURE CO.LTD Tên viết tắt: CẢNG LOTUS.

Logo:

Trụ sở chính: 1A Nguyễn Văn Qùy, P. Phú Thuận, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 8730148 – 8730149; Fax: (08) 88730145 Mã số thuê: 0301240051

E.mail: lotusportvn@hcm.vnn.vn; Website: www.lotusport.com

Hình thức sở hữu: Doanh nghiệp liên doanh

Ngày 31 tháng 08 năm 1991 Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp giấy phép đầu tư số 237/GP cho phép thành lập Xí nghiệp liên doanh Bông Sen. Tòa nhà hành chính và bến cảng ngụ tại ấp 3, xã Phú Mỹ, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh (nay là phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh). Công ty liên doanh Bông Sen gồm 02 bên liên doanh.

Bên Việt Nam gồm:

- Tổng công ty kho vận Ngoại thương (VIETRANS) thuộc Bộ Thương mại và Du lịch. Trụ sở tại: 13 Lý Nam Đế – Hà Nội.

- Đại lý Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện (VOSA)

- Trụ sở tại số: 3-5 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

- Bên Việt Nam do (VIETRANS) làm đại diện.

- Hãng tàu Biển Đen (BLASCO). Trụ sở tại số: 270026, Lastochkina, Odessa, Ukraina.

Về vốn: Tổng vốn đầu tư: 19.600.000USD; Vốn pháp định: 12.728.000USD

- Bên Việt Nam góp: 4.913.000 USD, chiếm 38,6% trên tổng vốn pháp định gồm: kho bãi, đường nội bộ, chi phí san lấp trị giá: 1.063.000 USD; quyền sử dụng 04ha mặt đất và 02 ha mặt nước trị giá: 3.600.000 USD; vốn lưu động bằng tiền Việt Nam tương đương 250.000 USD.

- Bên nước ngoài góp: 7.815.000 USD, chiếm 61,4% trên tổng vốn pháp định gồm: Chi phí xây cầu cảng và mua sắm phương tiện trị giá: 4.565.000 USD; 02 tàu có trọng tải 10.000T trị giá 3.000.000 USD. Vốn lưu động bằng tiền nước ngoài là: 250.000 USD.

Thời hạn hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là 20 năm kể từ ngày được cấp giấy.

Ngày 19/11/1994. Theo giấy cấp bổ sung số 273/GPĐC1. Hãng tàu Biển Đen của Ucraina đổi tên thành liên hiệp hàng hóa ASK BLASCO, cùng trụ sở. Các điều khoản khác của giấy phép đầu tư số 237/GPĐT vẫn giữ nguyên.

Ngày 08/02/1996. Theo giấy cấp bổ sung số 273/GPĐC2 điều chỉnh tên gọi của bên Việt Nam từ Tổng công ty giao nhận kho vận Ngoại thương (VIETRANS) thành Công ty giao nhận kho vận Ngoại thương (VIETRANS), các điều khoản khác vẫn giữ nguyên.

Ngày 19/08/1996. Theo giấy phép đầu tư bổ sung 273/ GPĐC3, chuẩn y bổ sung thành viên bên nước ngoài trong xí nghiệp liên doanh Bông Sen gồm:

- Hãng tàu Biển Đen (BLASCO), Trụ sở tại số: 270026, Lastochkina, Odessa, Ukraina.

- Công ty STEVEDORING SERVICES AMERICA (VIETNAM) trụ sở đặt tại 3415 Đại lộ 11.S.W.Seatle. Washington 98134.Mỹ. Gọi tắt là công ty SSA. Điều chỉnh về vốn góp như sau:

- Tổng vốn đầu tư của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là: 19.600.000 USD

 Bên Việt Nam góp: 4.711.878 USD, chiếm 37% vốn pháp định

 Bên nước ngoài góp: 8.016.122 USD, chiếm 63% vốn pháp định,

Trong đó: Hãng tàu Biển Đen (BLASCO) góp: 4.077.035 USD, chiếm 32% vốn pháp định; Công ty SSA góp: 3.939.087 USD, chiếm 31% vốn pháp định bằng thiết bị và tiền nước ngoài. Các điều khoản khác vẫn giữ nguyên như giấy phép số 273/ GPĐT.

Ngày 08/07/1999. Theo giấy phép đầu tư bổ sung số 273/GPĐC4 điều chỉnh thời gian hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Bông Sen là 40 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Mọi điều khoản khác giữ nguyên.

Ngày 03/06/2002. Theo giấy phép đầu tư bổ sung số 273/GPĐC5.

- Đổi tên Xí nghiệp liên doanh Bông Sen thành Công ty liên doanh Bông Sen.

- Công ty Stevedoring Services America (VIETNAM) chuyển nhượng phần vốn góp trong vốn pháp định cho bên Việt Nam của Công ty liên doanh Bông Sen theo hợp đồng ký ngày 23/01/2002.

Hiện nay công ty liên doanh Bông Sen còn hai bên góp vốn như sau:

- Bên Việt Nam:

 Công ty kho vận Ngoại thương (VIETRANS) thuộc Bộ Thương mại và Du lịch, Trụ sở tại: 13 Lý Nam Đế – Hà Nội.

 Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) Trụ sở tại số: 3-5 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

- Bên nước ngoài: Hãng tàu Biển Đen (BLASCO) trụ sở tại Lanzheronivska St. Odessa 65026, Ukraina.

Tình hình vốn của Công ty thay đổi như sau:

- Vốn đầu tư đăng ký của công ty liên doanh Bông Sen là: 15.661.000 USD

- Vốn pháp định là: 8.789.000 USD

 Bên Việt Nam góp: 5.455.627 USD, chiếm 62,07% tổng vốn pháp định

 Bên Blasco: 3.333.973 USD, chiếm 37,93% vốn pháp định

- Các điều khoản khác vẫn giữ nguyên

Công ty có các chức năng cơ bản là:

- Xây dựng và khai thác cầu bến cảng nhằm tiếp nhận và xếp dỡ hàng hóa của các tàu chuyên dùng và tàu hàng thông dụng;

- Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến đường biển theo qui định của Cục Hàng hải Việt Nam.

- Thực hiện các dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các nghiệp vụ cơ bản của công ty bao gồm:

- Tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Xếp dỡ hàng hóa và hành lý;

- Nhận trao trả hàng hóa và hành lý;

- Bảo quản hàng hóa và hành lý;

- Chuyển hàng từ phương tiện này sang phương tiện khác;

- Là nơi sang mạn hàng hóa, phục vụ kỹ thuật tàu;

- Phục vụ vận chuyển hàng hóa và khách hàng;

- Nơi tiếp nhận tàu đến và đi, lánh nạn, sửa chữa tàu.

Để làm tốt những chức năng trên, cảng phải có cơ sở vật chất phù hợp với những chức năng đó như hệ thống cầu tàu, kho hàng bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ, các hệ thống công trình thông dụng, xưởng sửa chữa, hệ thống đường giao thông, điện nước, các dịch vụ, cơ sở vật chất phục vụ thủy thủ khi tàu nằm lại cảng.

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và năng lực nhân sự của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức được chia làm hai khối chính: khối quản lý chức năng (Ban lãnh đạo) và khối kinh doanh cơ bản (khối sản xuất chính).

- Cảng áp dụng mô hình quản lý tổ chức trực tiếp. Phương pháp lãnh đạo của cảng là phương pháp phân quyền có chọn lọc, nghĩa là một số công việc quan trọng sẽ do giám đốc quyết định.

chức ngọn nhẹ, nguồn nhân lực của cảng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng công việc tốt.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty liên doanh Bông Sen (cảng Lotus)

Nguồn: Công ty liên doanh Bông Sen (cảng Lotus)

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc chịu sự quản lý của hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc và phó Giám đốc có nhiệm kỳ là 04 năm và có thể tái bổ nhiệm cho những nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng Giám đốc tham gia các kỳ họp hội đồng quản trị, lãnh đạo các hoạt động hàng ngày của

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Hành chính nhân sự Phòng Tài chính Kế toán Phòng Thương vụ & Marketing Phòng

Logistics Khai thác Trung tâm điều độ Phòng Bảo vệ Phòng Tư vấn Xây dựng Nhâ n sự Hành chính BP. Khách hàng BP. Marketing Kiểm đếm đầu cần Trực ban điều độ BP. Kỹ thuật Xây dựng cơ bản Thiết bị Kiểm đếm kho

Container Cẩu nổi, Cẩu bờ Hàng tổng hợp Xe nâng Cần trục container Xe đầu kéo Hàng Nhập Marketing Nhập Hàng Xuất Marketing Xuất Kiểm đếm bãi Bãi vật tư Kho ngoại quan Trạm cân Bãi tổng hợp

Công ty, đưa ra các chỉ thị bằng miệng, bằng văn bản, kiểm tra, phê chuẩn các qui định, quyết định, … Trực tiếp quản lý Công ty.

- Phòng Kế toán: Tổ chức công tác kế toán trong Công ty theo hệ thống kế toán đã đăng ký, ghi chép và phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thanh toán công nợ, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

- Phòng Hành chính tổng hợp: Tổ chức công tác hành chính, nhân sự, kỹ thật, đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường, tiến hành công việc quảng cáo, giới thiệu công ty, thực hiện các công tác văn thư trong Công ty, quản lý sử dụng con dấu của Công ty theo đúng qui định, lưu giữ đăng ký hồ sơ pháp lý.

- Trung tâm Khai thác điều độ:

 Có nhiệm vụ tổ chức khai thác cầu tàu, kho bãi của Công ty liên doanh Bông Sen nhanh chóng, an toàn với hiệu quả cao nhất.

 Lập kế hoạch tiếp thị, đề xuất ý kiến chính sách giá cả. Trực tiếp đàm phán với khách hàng.

 Phòng khai thác chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức chỉ đạo đúng đơn vị sản xuất làm việc theo ca.

 Làm thủ tục cho tàu rời và cập bến, kết hợp với chủ hàng lên kế hoạch làm hàng. Báo cáo tình hình làm hàng hàng ngày, ghi chép rõ ràng, đầy đủ tình hình làm hàng và các diễn biến liên quan trong ca trực vào sổ trực.

- Phòng Cơ giới:

 Chịu trách nhiệm vật chất về trang thiết bị, phụ tùng được giao.

 Lập hồ sơ sổ sách theo dõi thời gian sử dụng, mức tiêu hao nhiên liệu của trang thiết bị.

 Sử dụng trang thiết bị đúng hướng dẫn, chức năng của từng loại, tuân thủ nghiêm ngặt các thao tác, quy định an toàn.

 Bảo quản, giữ gìn các thiết bị được giao. Lập kế hoạch làm việc của trang thiết bị, kế hoạch kiểm tra kỹ thuật và kế hoạch bảo dưỡng duy tu trang thiết bị.

- Bốn tổ công nhân:

 Bốc xếp các loại hàng theo đúng hướng dẫn;

 Làm việc theo ca được phân công.

 Kết hợp cùng bảo vệ để duy trì trật tự an ninh trong Công ty.

- Phòng Giao nhận kho hàng:

 Kiểm đếm, giao, nhận hàng hóa chính;

 Lập phiếu xuất;

 Thường xuyên đối chiếu số lượng kiểm đếm ghi trong các biểu mẫu của công ty với chủ hàng, chủ tàu tùy từng trường hợp.

- Phòng Thương vụ & marketing:

 Tổ chức công tác thương vụ và marketing.

 Chịu trách nhiệm nghiên cứu phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, phối hợp với phòng khai thác để thực hiện các dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất, phát triển công tác giao nhận, xuất nhập khẩu và thực hiện dự án.

- Phòng Logistics: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho, bãi ngoại quan; Các nghiệp vụ logistics;

- Phòng Bảo vệ: Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn cơ quan, an toàn con người, tài sản và hàng hóa. Tổ chức công tác bảo vệ trong khu vực cổng, giữ gìn trật tự, phát hiện ngăn chặn, bắt giữ những phần tử xấu, những người có hành vi tội phạm, vi phạm nội quy của Công ty.

- Phòng phòng cháy chữa cháy: Thường xuyên kiểm tra, bảo quản các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đường thoát hiểm cho người và hàng hóa của cảng; Thường xuyên tập luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu người cứu tài sản; . . .

- Ban An toàn lao động: Cơ cấu ban này đều là các thành viên kiêm nghiệp, đại diện của nhiều bộ phận có nhiệm vụ. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định, quy trình về an toàn lao động và môi trường nhằm phát hiện kịp thời và khắc phục những sai sót.

2.1.4 Tình hình lao động của Công ty

Dưới đây là bảng thể hiện tình hình lao động của cảng Lotus tính đến ngày 31/6/2013, được phân theo hai nhóm:

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CẢNG LOTUS TÍNH ĐẾN 31/6/2013

STT PHÂN NHÓM Tổng 31/6/2013Nam Nữ

I Phân theo độ tuổi 213 188 25

<30 63 53 10 30 - 40 59 47 12 40 - 50 54 53 1 ≤50 37 35 2 II Phân theo trình độ 213 188 25 Trên đại học 1 1 0 Đại học 52 38 14 Cao đẳng, trung cấp 24 17 7

Công nhân kỹ thuật 33 33 0

Sơ cấp nghiệp vụ 11 11 0

Tốt nghiệp THPT 33 31 2

Chưa Tốt nghiệp THPT` 59 57 2

III Phân theo loại lao động 213 188 25

Lao động quản lý 42 40 2

Lao động CM nghiệp vụ 61 43 18

Nhân viên hành chính, phục vụ 12 7 5

Lao động trực tiếp 98 98 0

Nguồn: Công ty Liên Doanh Bông Sen (cảng Lotus)

Lao động của Công ty được chia làm 02 khối chính: Khối Quản lý chức năng và Khối Lao động trực tiếp.

- Khối Quản lý chức năng: Gồm Tổng Giám đốc, các phó Tổng Giám đốc, các trưởng phó phòng và nhân viên tại các phòng ban nghiệp vụ của công ty.

 Thời gian làm việc: Theo giờ hành chính của công ty, hàng ngày sáng từ 8h – 11h30 và chiều từ 13h30 - 17h00 và sáng thứ 7.

 Chế độ làm việc 44h/một tuần.

 Tiền lương: Người lao động thuộc khối quản lý hưởng lương theo hợp đồng ký kết giữa Công ty và người lao động.

- Khối lao động trực tiếp: Đây là khối thực hiện nhiệm vụ chính của cảng – dịch vụ xếp dỡ hàng hóa bao gồm: nhân viên giao nhận – kiểm đếm, bốn tổ công nhân, cơ giới, điều độ, bảo vệ. . .

 Thời gian làm việc: khối sản xuất chính làm việc 03 ca trong ngày, thời gian mỗi ca là 8h. chế độ đảo ca thực hiện cuối tuần.

 Ca 1: từ 7h – 15h; Ca 2: từ 15h – 23h; Ca 3: từ 23h - 7h hôm sau.

2.1.5 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Công ty

2.1.5.1 Hệ thống cầu cảng, kho, bãi

- Tổng chiều dài Cầu tàu là 275m bao gồm 2 cầu tàu K17 + K18, độ sâu trung bình trước bến là 12,5m, sức chịu tải 6T/m2, được thiết kế tiếp nhận tàu có trọng tải đến 25.000 DWT.

- Bến xếp dỡ sà lan 100m.

- Tổng diện tích kho, bãi là 150.000 m2, sức chịu tải trung bình là 4T/m2.

 Bãi container : 100.000 m2,

 Bãi hàng tổng hợp: 40.000 m2

 Kho Hàng: 10.000 m2

2.1.5.2 Trang thiết bị

Trang thiết bị của cảng được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: DANH MỤC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY

Số

TT Tên thiết bị ĐVT

Số

lượng Tải trọng/ Tầm với

1 Cẩu bờ - Liebher chiếc 02 Sức nâng 40 tấn - Tầm với 30m 2 Cẩu Gantry chiếc 02 Sức nâng 45 tấn - Tầm với 38m 3 Cẩu bờ P&H chiếc 01 Sức nâng 70 tấn - Tầm với 50m 4 Cầu nổi Yết Kiêu – Lotus chiếc 01 Sức nâng 230 Tấn

5 Xe nâng container xe 16 Sức nâng từ 2 đến 30 tấn 6 Xe chụp Container - xe chụp rỗng - xe chụp hàng xe xe 02 03 Sức nâng 40 tấn Sức nâng 40 tấn 7 Xe nâng hàng xe 14 Sức nâng từ: 2 đến 40 tấn

8 Cẩu RMG cẩu 03 Sức nâng 40 tấn

9 Xe đầu kéo xe 12 Trọng tải 40 tấn

10 Kho dụng cụ kho 01 Chứa đầy đủ các dụng cụ làm hàng

11 Trạm phát điện trạm 02 Phát điện dự phòng và trạm Phát điện cho Container lạnh

12 Ổ cắm điện container lạnh

cắm 180 13 Trạm cân (80 tấn) trạm 01

Nguồn: Công ty liên doanh Bông Sen 2013

Ngoài cơ sở vật chất kỹ thuật nêu trên công ty còn có hệ thống giao thông trong cảng, hệ thống văn phòng.

2.1.6 Thuận lợi và khó khăn trong HĐSXKD của công ty hiện nay 2.1.6.1 Thuận lợi

- Công ty Liên doanh Bông Sen là một tổ chức vững mạnh, có sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. Được sự tin tưởng vả ủng hộ, sự lãnh đạo sâu sát của Hội đồng Quản trị,

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 34 - 108)