5. Kết cấu của đề tài
3.2 DỰ BÁO HÀNG HÓA QUA NHÓM CẢNG SỐ 5
Theo Quyết định số 1745/QĐ - BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra dự báo về lượng hàng thông qua cảng của nhóm cảng biển số 5 như sau:
Bảng 3.1: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA NHÓM CẢNG SỐ 5. TT Hạng mục ĐVT Năm 2015 2020 2030 1 Tổng khối lượng hàng Triệu Tấn/năm 169 - 200 235 - 317 393 - 681 2 Riêng hàng container Ngàn TEU/năm 7.563-9.563 12.125-17.995 23.370- 46.229 3 Hành khách Ngàn lượt khách/năm 338,6- 413,6 418,2-539,4 917,1-1.335,8
Nguồn : Báo cáo Bộ GTVT quy hoạch cảng biển đến năm 2030
Trong đó: Dự báo hàng hóa thông qua cảng TP. HCM như sau:
Bảng 3.2: DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA QUA CẢNG TP. HCM
TT Hạng mục ĐVT Năm 2015 2020 2030 1 Tổng khối lượng hàng Triệu Tấn/năm 91,843 -100,465 105,852 -132,57 160,133 -271,289 2 Riêng hàng container Ngàn TEU/năm 4.183-4.908 4.844 - 6.976 8.557 - 17.576 3 Hành khách Ngàn lượt khách/năm 164,2-200,5 202,8 - 261,5 444,7 - 647,7
Nguồn : Báo cáo Bộ GTVT quy hoạch cảng biển đến năm 2030
Qua các bảng dự báo về tình hình sản lượng hàng hóa thông qua cảng nhóm 5, hàng hóa thông qua nhóm cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh (đặc biệt là mặt hàng container) cho thấy việc cảng Lotus khai thác và đầu tư trang thiết bị về mặt hàng container là đúng hướng, phù hợp từ nay cho tới năm 2020.
3.3 CHIẾN LƯỢC SXKD CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015
Với tốc độ phát triển cao của cả nước và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, lượng hàng hóa XNK thông qua các cảng biển ngày càng tăng, xu hướng vận chuyển container sẽ ngày càng chiếm ưu thế. Thêm vào đó, các dự án cầu vượt sông Sài Gòn đã được triển khai, đặc biệt cầu Phú Mỹ đã được đưa vào sử
dụng, nối liền tuyến giao thông vành đai của TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Với vị trí đặc biệt thuận lợi (nằm phía hạ lưu chân cầu Phú Mỹ hướng về Biển Đông), Lotus port trở thành cảng trung tâm trong lưu thông hàng hóa từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ. Đây là cơ hội tốt để Lotus port phát triển mạnh cả hiện tại và tương lai.
Nắm bắt cơ hội này, những năm qua, Lotus port đã chuyển hướng hoạt động từ cảng tổng hợp sang khai thác các nhóm hàng và mặt hàng có giá trị cao, đặc biệt là hàng container. Công ty tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan như:
- Dịch vụ tiếp nhận tàu biển, xếp dỡ hàng hóa, container;
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa XNK;
- Dịch vụ Logistics;
- Dịch vụ kho bãi hàng hóa các loại;
- Dịch vụ kho ngoại quan…
Thêm vào đó, Công ty đã liên kết với cảng Rau quả và Vinatrans để mở rộng hệ thống kho bãi lên hơn 250.000m2 và hình thành cụm cảng với hơn 500m cầu tàu, có khả năng tiếp nhận 4 tàu cùng một lúc. Việc liên kết này đã mang lại hiệu quả cao cho cả Lotus port, cảng Rau quả và Vinatrans.
Từ nay đến năm 2015, Lotus port và các đối tác sẽ triển khai dự án đầu tư cụm cảng Lotus 2 tại xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với diện tích 30 ha, cách cảng Lotus port hiện hữu 4 km về phía bên kia sông Sài Gòn. Khi cụm cảng Lotus 2 đi vào hoạt động sẽ phát huy thế mạnh của hai cảng, góp phần nâng cao công suất, doanh thu và lợi nhuận cho công ty, đồng thời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các DN và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
BẢNG 3.3: DỰ KIẾN KQSXKD CỦA CẢNG LOTUS ĐẾN NĂM 2015
STT Chỉ tiêu Kết quả dự kiến đạt được
1 Tổng sản lượng TQ Tổng sản lượng đạt mức 3,0 triệu tấn - Container (nội địa) 50%, tương đương 130.000 TEUs - Hàng tổng hợp khác 50%, tương đương 1,7 triệu tấn.
3 Lợi nhuận 25 tỷ đồng
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOAT ĐỘNG SXKD TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH BÔNG SEN (CẢNG LOTUS)
Hoạt động của công ty Liên doanh Bông Sen (cảng Lotus) thuộc loại hình cung cấp dịch vụ, trong khi thực trạng về cung – cầu trong loại hình cung cấp dịch vụ này ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều cảng biển mới hiện đại ra đời dẫn đến một thực trạng là các cảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của cảng minh để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở:
- Phân tích và đánh giá thực trạng HĐSXKD của cảng Lotus trong giai đoạn 2008 – 2012,
- Phân tích chiến lược phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020,
- Phân tích thị phần cũng như xem xét sản lượng của Công ty 2008 – 2012,
- Nhìn nhận khách quan những thuận lợi và khó khăn trong HĐSXKD của Công ty hiện nay.
- Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh. (Phụ lục 1)
- Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) (Phụ lục 2).
- Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) (Phụ lục 3).
- Phân tích ma trận SWOT hình thành các chiến lược (Phụ lục 4).
Tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa năng lực và khả năng cạnh tranh của Công ty nhằm phát huy tối đa hiệu quả HĐSXKD của Cảng.
3.4.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất của cảng3.4.1.1 Nâng cao khả năng tiếp nhận tàu và khai thác cầu tàu. 3.4.1.1 Nâng cao khả năng tiếp nhận tàu và khai thác cầu tàu.
Hiện nay khu vực cầu cảng của Lotus có 2 cầu tàu là K17 và K18 với tổng chiều dài cầu tàu là 275m, (trong đó K17 = 150m, K18 = 125m). Mặt khác tổng chiều dài khu nước trước bến của cảng Lous là 310m (trong đó ngoài chiều dài của
2 cầu tàu là 275m thì khu nước kéo dài về phía thượng lưu K17 = 10m, Khu nước kéo dài về phía hạ lưu K18 là 25m), với độ sâu bình quân 9,5m thì năng lực của cảng như sau:
- Nếu tàu có trọng tải từ 20.000 DWT trở xuống thì cùng một lúc cặp được 2 tàu để làm hàng;
- Nếu tàu có trọng tài từ 20.000 DWT – 50.000 DWT thì chỉ có một tàu cặp để làm hàng.
Do cầu tàu của cảng Lotus không nằm liền bờ, nó được thiết kế và xây dựng cách bờ khoảng 50m, có hai cầu dẫn từ bờ ra tới cầu cảng, do vậy mà giữa bờ và cầu tàu có 2 vũng nước trước bến. Để nâng cao khả năng tiếp nhận tàu và khai thác cầu tàu hiệu quả tôi xin đề xuất các ý kiến như sau:
- Cảng Lotus cần liên kết với cảng Rau quả để tăng khả năng tiếp nhận tàu, khi có trên 2 tàu đến cảng.
- Cảng nên cho san lấp mặt bằng 2 khu nước trước bến để tập kết hàng tạm thời nhằm giải phóng tàu nhanh khi năng lực miền hậu phương chưa đáp ứng được kịp thời.
- Có thề làm hàng cho các phương tiện nhỏ (Sà lan, . . .) bên hông của cầu dẫn dẫn ra cầu cảng K18
3.4.1.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kho, bãi, đường giao thông trong cảng.
- Hiện tại các kho của cảng Lotus xuống cấp nặng, không đảm bảo việc để hàng, che chắn (dột), nền kho bị lún dẫn đến tường kho bị nứt theo. Để đảm bảo việc chứa hàng và bảo quản hàng tốt đề nghị cảng phải đầu tư sửa chữa nâng cấp đảm bảo chất lượng chứa hàng.
- Từ khi cảng Lotus phát triển mạnh về mặt hàng container, tình hình kho bãi của cảng có sự thay đổi. Tuy rằng cảng đã bố trí một khu bãi để tập kết hàng container, nhưng sự tập kết này chưa thực khoa học và hiệu quả, mang tính chất tạm thời. Mặt khác nền bãi trong cảng cũng đã xuống cấp, mặt bãi gồ ghề chưa được trải nhựa, khi xếp dỡ, di chuyển hàng trong cảng rất bụi. Vì vậy, cảng cần phải hoàn thiện hệ thống bãi để hàng như sau:
+ Cần phải xúc tiến việc trải nhựa các bãi chứa hàng trong cảng,
+ Quy hoạch từng bãi để hàng cụ thể: hàng sắt thép, hàng container, hàng thiết bị xây dựng, hàng ô tô, hàng siêu trường siêu trọng, . . .
+ Bãi container cần phải kẻ vạch vôi trắng đánh dấu khu để hàng theo mặt hàng, loại hàng, container xuất, container nhập, . . .
- Còn hệ thống giao thông trong cảng cũng xuống cấp nặng, các năm trước cảng mới chỉ đổ đá dăm nhằm làm bằng đường giao thông chứ chưa trải nhựa, chính vì vậy mà đường xá rất bụi bẩn, ảnh hưởng đến mỹ quan của cảng. Để đường giao thông trong cảng luôn đảm bảo cho xe ra vào an toàn và không bị bụi tôi xin đế xuất với cảng cần phải tiến hành làm đường và trải nhựa ngay nhằm đảm bảo cho việc lưu thông xe, và cảnh quan trong cảng đẹp hơn.
3.4.1.3 Nâng cao năng suất thiết bị.
Đến nay, các trang thiết bị của cảng Lotus hầu như đã hết hạn và quá hạn sử dụng nên lảm cho năng suất thiết bị không cao, dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu làm hàng trong những thời điểm cao độ là không đảm bảo, nhiều lúc cảng còn phải đi thuê bên ngoài. Để khắc phục nhược điểm này cảng cần phải tiến hành thanh lý các thiết đã hết hạn sử dụng không đảm bảo năng suất, và các thiết bị hư hỏng không sử dụng được nữa và thay vào đó bằng các thiết bị mới với năng suất cao hơn để đảm bảo khả năng làm hàng của cảng, thảo mãn nhu cầu và hài lòng khách hàng.
3.4.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Căn cứ tình hình tổ chức hiện tại và định hướng giải pháp về phát triển các loại hình dịch vụ, mở rộng sản xuất từ nay đến 2015, tôi xin đề xuất cảng Lotus nên có dự kiến phát triển nguồn nhân lực như sau:
BẢNG 3.4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN 2015
STT Đơn vị Phương hướng
Định biên nhân sự (hiện tại) Định biên nhân sự (đến 2015) 1 Phòng Phát triển mạnh về thị trường và 04 10
Marketing khách hàng. 2 Phòng
logistic
Phát triển khối dịch vụ Logistics để nâng cao nguồn thu.
09 15
3 TT khai thác điều độ
Nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm,
Nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân.
56 70
4 Phòng an ninh
Kiện toàn công tác tổ chức, đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc. tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đạt hiệu quả công việc
30 24
5 Các phòng ban khác
Nâng cao hơn nữa năng lực của từng bộ phận, đồng thời kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận góp phần làm tăng hiệu quả công việc.
114 114
Tổng cộng 213 233
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ và thường xuyên cho CB-CNV của công ty, đặc biệt là phải thường xuyên kiểm tra tình hình ngoại ngữ của nhân viên làm việc với các đối tác nước ngoài.
Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo;
Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực;
Đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp khác trong ngành, trong công tác đào tạo nhân lực.
- Về công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự:
Mạnh dạn tuyển dụng và bố trí các nhân sự trẻ tuổi có năng lực, trình độ và tâm huyết với công ty để đưa vào các vị trí chủ chốt. Các nhân sự này phải được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nghiệp vụ để được bố trí vào đúng ví trí nhằm phát huy tối đa khả năng.
Thông báo tuyển dụng tới các trường đại học có các ngành nghề đào tạo phù hợp với HĐKD của doanh nghiệp nhằm tuyển các sinh viên tốt
nghiệp loại khá trở lên về làm cho Cảng. Những sinh viên này sau một thời gian làm việc và được tiếp cận với công việc thực tế, đồng thời có ý gắn bó lâu dài với công ty sẽ được chọn lọc ra để làm lực lượng nòng cốt cho bộ máy của cảng và phục vụ lâu dài cho việc phát triển bền vững của cảng.
Phân công và giao nhiệm vụ cho người lao động theo đúng chuyên môn được đào tạo, đồng thời theo dõi quá trình làm việc sau đào tạo, thường xuyên đánh giá chất lượng công việc để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Về công tác thu hút và giữ người tài: Người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ chuyên môn của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng. Vì vậy, công ty cần phải có chính sách, biện pháp thu hút và giữ người tài, đồng thời tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động đó là:
Xây dựng chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và hợp lý;
gắn chặt quyền lợi của người lao động với quyền lợi của công ty.
Thường xuyên chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động bằng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng.
Ban lãnh đạo công ty cũng cần quan tâm kịp thời tới các cá nhân và gia định người lao động nhân dịp hiếu hỉ, sinh nhật, lễ tết, ma chay, . . .
- Về công tác xây dựng môi trường làm việc hợp lý cho người lao động:
Trong công ty cần tạo được bầu không khí giao tiếp thân thiện, cởi mở, cần phải hướng nhân viên phù hợp với văn hóa của công ty, đồng thời phân công đúng chuyên môn để họ có thể phát huy năng lực và sở trường của mình. Mặt khác trong quan hệ người với người cần phải biết lắng nghe một cách chân thành sẽ giúp họ thoải mái, vui vẻ, sáng tạo, nhiệt tình cống hiến cho công việc. Khi mỗi nhân viên cảm nhận được vai trò của mình trong công ty họ sẽ làm việc có động lực và tâm huyết hơn.
3.4.3 Giải pháp chuyên môn hóa về tiếp thị, quảng cáo và marketing
- Tiếp thị và quảng cáo thương hiệu của công ty là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách. Hiện nay trong cơ chế thị trường, cung – cầu ngành cung cấp dịch vụ cảng biển cạnh tranh rất gay gắt, nhiều cảng biển mới ra đời rất hiện đại và có những vị trí rất thuận lợi. Vì vậy để thu hút được khách hàng về với cảng đòi hỏi công ty phải có những chương trình tiếp thị, quảng cáo về khả năng cung cấp dịch vụ của Cảng mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang báo của ngành, trên các websise và tốt nhất là phải có đội tiếp thị trực tiếp để quảng bá về thương hiệu của Lotus.
- Bên cạnh đó cảng Lotus cũng cần tăng cường nhân sự cho phòng Marketing và nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên. Vì hiện nay phòng Marketing mới chỉ có 04 nhân sự, phòng còn quá mới mẻ, nên việc nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, . . . chưa thực sự được hiệu quả. Công ty cần thành lập một đội ngũ marketing mang tính chuyên nghiệp hơn, với số nhân sự nhiều hơn, từ nay đến năm 2015 số lượng nhân viên của phòng cần phải có khoảng 10 người và phải có trình độ chuyên môn cao và vững vàng mới có thể xây dựng được các chiến lượng marketing cụ thể, đạt hiệu quả. Đội ngũ marketing này phải có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhằm nâng cao thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của cảng.
Dưới đây tôi xin mạnh dạn đề xuất nguồn nhân lực cho phòng Marketing đến năm 2015 như sau:
BẢNG 3.5: NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÒNG MARKETING ĐẾN NĂM 2015