Đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 25 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.5Đảm bảo nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

Đây là những khoản thuế mà doanh nghiệp cảng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của luật thuế Việt Nam.

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KD CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Singapore

Là một đảo quốc nhỏ tách ra từ Malaysia (1963), tài nguyên hầu như không có, mọi nguyên liệu hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng Singapore có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ con đường

hàng hải huyết mạch từ đông sang tây và nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Theo thống kê, năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng hoá trên thế giới là 6.270 tỷ USD thì có hơn 80% khối lượng hàng hoá được chuyên chở bằng đường biển, trong số đó hơn một phần tư là hàng hoá và một nửa là số lượng dầu mỏ thế giới được chuyên chở qua eo biển Malacca.

Với một tầm nhìn chiến lược, ngay từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, Singapore đã tiến hành đầu tư cho hạ tầng một cách đồng bộ để chuẩn bị cho sự phát triển của cảng biển và dịch vụ logistics sau này. Để giải quyết bài toán về nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chính phủ Singapore đã phát hành trái phiếu chính phủ để huy động nguồn vốn. Năm 2001, nguồn vốn huy động được từ trái phiếu chính phủ lên đến 92 tỷ đô la Singapore.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra một chương trình tiết kiệm bắt buộc đối với tất cả người lao động Singapore do quỹ tiết kiệm Trung ương Singapore quản lý (quỹ CPF). Quỹ này hoạt động dựa trên cơ sở được tài trợ toàn phần. Sau khi nghỉ hưu, người dân Singapore được hưởng lợi miễn thuế dựa trên những đóng góp trong quá khứ cộng với lãi suất.

Trong 3 thập niên qua, chính phủ Singapore chủ yếu đã sử dụng các nguồn vốn trên để đầu tư, phát triển một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống cảng trung chuyển, các đường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi, các trung tâm logistics cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông, cáp quang hiện đại.

Ngoài ra, trong quá trình vận hành và khai thác hệ thống cảng biển, Singapore đã chủ động ứng dụng triệt để những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào hoạt động khai thác.

Theo ông Khoo Teng Chye, chủ tịch tập đoàn PSA Corp, cho tới mười lăm năm trước Singapore cũng chỉ dựa vào những lợi thế tự nhiên của mình để khai thác vận tải đường biển như vị trí địa lý mang tính chiến lược, vùng biển có mực nước sâu và cảng biển được che chắn bởi các quần đảo bên ngoài. Tuy nhiên sau đó chính

nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ mà Singapore đã tạo ra được sự phát triển đột phá trong lĩnh vực cảng biển, biến Singapore trở thành một trong những cảng biển hiện đại và đông đúc nhất trong khu vực và trên thế giới, hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả cho hoạt động logistics.

Một số công nghệ tiêu biểu mà PSA corp đã đầu tư và đang ứng dụng tại các cảng ở Singapore có thể kể như:

- CITOS - Công nghệ Computer Integrated Terminal Operations System (Hệ thống vận hành cảng được tích hợp máy tính);

- Portnet® - Flow Through Gate System, hệ thống Cửa ra kiểu dòng chảy xuyên.

Cho đến nay, Singapore được đánh giá là cảng thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất trong khu vực và trên thế giới, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của trên 130 nước. Singapore hiện đang khai thác 4 cảng container và 2 cảng đa năng với tổng cộng 41 bến. Ngòai ra 4 bến khác thuộc cảng container Pasir Panjang cũng đang được xây dựng. Năm 2006 Singapore đã trung chuyển 24,792 triệu TEU, thu về 3,736 tỷ đô la. Mới đây nhất, năm 2007 Singapore cũng đã trung chuyển một lượng kỷ lục là 27,9 triệu TEU, tiếp tục giữ vị trí cảng nhộn nhịp nhất thế giới trong cuộc cạnh tranh căng thẳng với Shanghai và Hongkong.

Nhờ có được hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, cơ sở vật chất cảng biển hiện đại đi trước một bước mà ngành dịch vụ logistics của Singapore phát triển rất mạnh. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong khu vực cũng như trên thế giới thì ngành dịch vụ logistics ở Singapore được xem là phát triển nhất Châu Á do được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của hệ thống cảng biển hiện đại với hầu hết các khâu trong tất cả các hoạt động khai thác cảng biển đều được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Dưới thời ông Lý Quang Diệu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Singapore đã thực hiện chiến lược cắt giảm thuế, vừa nhằm thúc đẩy kinh tế vĩ mô, vừa khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả đã

thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngòai đến đầu tư tại Singapore từ đó tạo nguồn hàng ổn định cho các cảng hoạt động, mặt khác với chính sách ưu đãi về thuế quan đã mang về cho Singapore một lượng lớn hàng container trung chuyển từ các quốc gia khác trong khu vực.

Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm phát triển cảng biển của Singapore là:

- Biết tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển hệ thống cảng trung chuyển quốc tế và cảng nước sâu;

- Chuẩn bị tốt hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển trước một bước để đón đầu sự phát triển của dịch vụ logistics;

- Ứng dụng triệt để các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và khai thác cảng biển;

- Có những chính sách hợp lý (cắt giảm thuế, ưu đãi về thuế quan) nhằm thu hút các nhà đầu tư và nguồn hàng trung chuyển trong khu vực;

- Giải quyết tốt bài toán về vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cảng biển thông qua trái phiếu chính phủ và tiết kiệm trong nước.

(tài liệu sưu tầm_vietmarine.org)

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của Hongkong

Hongkong có lịch sử hơn 160 năm phát triển cảng biển, trong vòng 3 thập niên trở lại đây Hongkong được biết đến như một cảng trung chuyển tầm cỡ với dịch vụ cảng biển hết sức hiệu quả và là một trung tâm logistics hàng đầu của khu vực Châu Á. Cảng biển chính là nhân tố quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển logistics mang lại sự thịnh vượng và sự tăng trưởng cho nền kinh tế Hongkong. Cảng container không chỉ được xem là yếu tố sống còn của Hongkong mà còn của khu vực Nam Trung Quốc - nơi được xem là khu vực có tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất trên thế giới. Tiếp giáp với phía Nam Trung Quốc, nơi tập trung các nhà máy sản xuất ô tô, hóa chất, hàng điện tử (vùng đồng bằng Sông Ngọc-PRD) và cũng gần với các cảng Shenzhen, Guangzhou nên Hongkong phải chịu sức ép cạnh

tranh gay gắt về dịch vụ logistics và cảng biển. Để tồn tại và phát triển, Hongkong đã chọn phát triển hệ thống cảng biển theo mô hình cảng mở hòan tòan (free port).

Những chính sách ưu đãi về thuế quan của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển, từ đó tạo tiền đề cho hệ thống cảng biển phát triển. Trong chiến lược phát triển cảng biển, Hongkong đặc biệt chú trọng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. Cảng Hongkong được khách hàng biết đến nhờ khả năng làm hàng hiệu quả, thời gian làm hàng trung bình đối với một tàu container là 10 giờ (xếp và dỡ).

Hongkong tự hào là cảng có khả năng xếp dỡ container thuộc loại nhanh nhất trong khu vực với 40 container/cẩu/giờ. Nhờ hoạt động làm hàng hiệu quả của cảng Hongkong mà mỗi một phút một tàu có sức chở 6.000 container tiết kiệm được 139 USD (chi phí thuê loại tàu 6.000 TEU là 200.000 USD/ngày). Cảng container Hongkong có độ sâu từ 14,2 - 15,5m, gồm 9 cảng (Terminal) với tổng số 24 bến (Berth) dưới sự điều hành của các nhà khai thác tư nhân, gồm Modern Terminal Ltd (MTL), Hongkong International Terminal Ltd (HIT), COSCO - HIT, DP Word, Asia Container Terminal Ltd (ACT) và PSA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hongkong là một trong số ít các cảng biển quốc tế hoàn toàn do khu vực tư nhân đầu tư, sở hữu và khai thác. Nói cách khác mô hình khai thác cảng biển ở Hongkong là mô hình "Tự đầu tư, tự khai thác". Chính phủ chỉ đóng vai trò như một nhà họach định chiến lược dài hạn, tạo khung pháp lý ổn định cho hoạt động cảng biển đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển cảng biển.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của cảng container Hongkong đạt 7,2% (giai đoạn 2002-2006). Hơn 80% lượng container trung chuyển qua cảng Hongkong có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các cảng Shenzhen (cảng container xếp vị trí thứ 4 trên thế giới 2006) và cảng Guangzhou ở phía Nam trung Quốc nhưng nhờ lợi thế là cảng Tự do (free port), có nhiều tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ và Châu Âu, đồng thời đáp ứng được

những nhu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ, nên mức tăng trưởng của cảng Hongkong vẫn được đảm bảo.

Không chỉ đóng vai trò là cảng trung chuyển trong khu vực, cảng Hongkong còn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với sự tham gia của hơn 80 hãng vận tải biển hàng đầu thế giới với trên 450 tuyến vận tải container mỗi tuần tới hơn 500 cảng biển khắp nơi trên thế giới.

Những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm phát triển cảng biển của Hongkong là:

- Đảm bảo các cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, năng lượng, viễn thông) để các nhà đầu tư an tâm thực hiện các dự án cảng biển;

- Phát triển cảng trung chuyển quốc tế theo mô hình cảng mở (free port);

- Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động làm hàng hiệu quả. (Tài liệu sưu tầm_vietmarine.org)

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển cảng biển của cảng Đoạn Xá

Hơn mười năm trước, do liên tục làm ăn thua lỗ từ 2 - 3 tỷ đồng mỗi năm mà cảng Đoạn Xá (Hải Phòng) đã phải tiến hành cổ phần hóa, nhưng chỉ một năm sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp đã liên tục có lãi, chia cổ tức bình quân trên 35%/năm. Trong năm 2012 vừa qua, doanh nghiệp chỉ có một cầu cảng này lãi trên 103 tỷ đồng, chia cổ tức tới 70%. Kết quả này có được là nhờ mô hình quản lý của DN cổ phần phù hợp với thực tiễn kinh doanh cảng biển.

Khi chưa cổ phần hóa Cảng hoạt động chưa hiệu quả là do phải thực hiện một số công việc mà các cảng khác không làm như phí thu bốc dỡ hàng dời, hàng lương thực... rất thấp, chưa kể phải đảm bảo việc làm cho gần 4.000 lao động chính thức và hàng nghìn lao động theo mùa vụ. Từ khi cổ phần hóa Cảng bán một phần vốn Nhà nước đi đôi với việc đổi mới mô hình quản lý và điều hành đã giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cho DN cảng.

Cảng Đoạn Xá triển khai những biện pháp đồng bộ quyết liệt nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực khai thác và năng lực cạnh tranh của Cảng mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp công ty phát triển mạnh và bền vững.

Cụ thể như sau:

- Công ty cổ phần Đoạn Xá xác định nơi đây là một cảng chuyên khai thác hàng container nên trong những năm qua, không ngừng đầu tư mở rộng và hiện đại hóa để thích nghi hơn với việc làm hàng container.

- Cảng đã tập trung nạo vét luồng, thủy điện cầu tàu, đầu tư các phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ góp phần nâng cao sản lượng hàng container qua Cảng.

- Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý và điều hành khai thác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Tập trung thay đổi mô hình tổ chức của bộ phận Trung tâm điều hành sản xuất theo hướng tiến tới thành Trung tâm điều hành sản xuất một cửa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực bốc xếp, bố trí sản xuất hợp lý, hiệu quả, an toàn, tăng tốc độ giải phóng tàu tại cảng, tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết nhanh chóng các thủ tục làm hàng tại cảng cho khách hàng.

- Quy hoạch khoa học bãi xếp container. Trong năm 2012, Công ty triển khai áp dụng phần mềm khai thác và quản lý container trong việc điều hành, tổ chức sản xuất và công tác quản lý. Hệ số sử dụng bãi đạt 100%, thậm chí nhiều khi bãi quá tải phải thuê thêm bãi ngoài giảm tải cho bãi chính đáp ứng yêu cầu của chủ hàng.

- Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong đó có chứng từ phơi phiếu, thủ tục cấp lệnh tại cảng, giảm thời gian làm hàng tại cảng cho khách hàng, giảm lượng hàng tồn đọng, tránh ách tắc trong cảng.

- Tăng cường công tác chỉ huy, điều hành sản xuất, bám sát từng ca, từng mảng, tiến độ từng tàu để bố trí phương tiện thiết bị cho phù hợp, nâng cao chất lượng nâng hạ, chất lượng đóng rút, chất lượng giao nhận kiểm đếm,

thực hiệm nghiêm kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong sản xuất của CBCNV.

- Tập trung quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện thiết bị, trong đó chú trọng nhất là 03 đế 40 tấn, hệ thống xe nâng hàng đảm bảo đáp ứng đủ phương tiện trong quá trình sản xuất. Làm tốt công tác ATLĐ, vệ sinh môi trường, hoàn thiện quy trình công nghệ an toàn lao động. Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp quy về ATLĐ, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; tổ chức huấn luyện và thường xuyên nhắc nhở về ATLĐ. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động.

- Theo dõi sát tình hình biến động của thị trường, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, áp dụng chính sách giá linh hoạt. Tạo mối quan hệ tương hỗ với các Cảng lân cận, với các hãng tàu nhằm đưa tàu sang khai thác những lúc tàu trùng lịch, nâng cao năng lực khai thác, tạo tiền đề tìm nguồn hàng mới.

- Công ty phân tích cụ thể tình hình thị trường và thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn hạng mục đầu tư, quy mô đầu tư cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Đẩy mạnh các hạng mục đầu tư trọng điểm nhất là các dự án đầu tư phương tiện thiết bị còn thiếu đang phải đi thuê. Các thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của Nhà nước.

- Công tác mở rộng sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong lĩnh vực hàng hải qua các năm gần đây, dựa vào những lợi thế của Cảng, trong năm 2011 Công ty đã thành lập mới hai chi nhánh là Xí nghiệp Dịch vụ vận tải Đa Phương thức và Xí nghiệp dịch vụ xếp dỡ và giao nhận. Trong năm 2012, một mặt hai chi nhánh đẩy mạnh hoạt động riêng của mình, mặt khác hỗ trợ tức thì, hiệu quả cho hoạt động khai thác của Công ty đóng góp lớn trong kết quả đạt được.

- Công tác quản lý chi phí. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh các loại định mức kỹ thuật cho phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của các

phương tiện thiết bị và điều kiện sản xuất thực tế tại Công ty. Thực hiện nghiêm túc, triệt để các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đặc biệt là chi phí nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, chi phí quản lý như điện, nước, văn phòng phẩm, . . . Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thành thói quen trong sản xuất kinh doanh của mỗi cán bộ công nhân viên.

- Công tác đào tạo CBCNV. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 25 - 108)