THỊ PHẦN VÀ SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG LOTUS 2008-2012

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 51 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

2.3 THỊ PHẦN VÀ SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG LOTUS 2008-2012

2.3.1 Thị phần của công ty

BẢNG 2.4: THỊ PHẦN CẢNG LOTUS VÀ MỘT SỐ CẢNG TRONG HIỆP HỘI CẢNG BIỂN VIỆT NAM TẠI KHU VỰC TP. HCM

ĐVT: % STT Cảng 2008 2009 2010 2011 2012 T.bình 1 Lotus 1,25 1,06 0,74 1,87 1,03 1,19 2 Rau quả 0,28 0,24 0,17 0,13 0,11 0,19 3 Bến nghé 5,53 4,49 5,37 4,54 4,95 4,98 4 Sài Gòn 16,60 13,86 13,04 11,08 12,54 13,42 5 Tân cảng 42,83 44,88 49,12 45,01 46,05 45,58

Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam 2013

Hình 2.2: BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN MỘT SỐ CẢNG BIỂN TRONG HIỆP HỘI CẢNG BIỂN VIỆT NAM KHU VỰC TP. HCM

Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam năm 2013

Qua bảng thị phần về sản lượng thông qua cảng của một số cảng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh ta thấy, Tình hình sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus rất nhỏ, bình quân cả giai đoạn 2008-2012 chưa tới 1,5% so với khu vực miền Nam. Nhìn vào bảng ta thầy trong 5 cảng: Lotus, rau quả, Bến nghé, Sài gòn và Tân cảng thì Lotus chỉ đứng trên cảng Rau quả và nhỏ hơn rất nhiều so với các cảng còn lại. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus nhỏ như vậy là do quy mô của cảng Lotus nhỏ, chỉ có 2 cầu tàu là K17 và K18, nên mỗi lần tiếp nhận tàu vào bến cũng chỉ có tối đa là 2 tàu mà thôi nên sản lượng thông qua cảng nhỏ là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên công ty cũng đã và đang thực hiện việc mở rộng quy mô của cảng bằng cụm cảng số 2 tại khu Nhơn Trạch Đồng Nai vào năm 2015 nhằm nâng cao thị phần cho cảng trong thời gian tới và dự kiến thị phần của cảng Lotus sẽ được tăng gấp đôi.

2.3.2 Sản lượng của Công ty 2008 – 2012

Nhìn vào Bảng 2.5 Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus trong giai đoạn từ 2008-2012 ta thấy sản lượng hàng hóa của cảng biến động không đầu qua các năm. Bắt đầu từ năm 2008 giảm dần xuống năm 2010, sau đó chuyển hướng tăng mạnh vào năm 2011 và sang năm 2012 lại giảm gần một nửa. Sự biến động không đều là do:

Năm 2008 với 6 tháng đầu năm tình hình sản lượng hàng hóa XNK là rất tốt, nhưng đến 6 tháng cuối năm tình hình sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus lại giảm đáng kể là do tình hình hàng hóa nhập về trong nước không tiêu thụ được nên các chủ hàng đã không nhập hàng về nữa. với tình hình như vậy sang đến năm 2009 sản lượng 6 tháng đầu năm vẫn chịu ảnh hưởng của tình hàng hóa trong nước nên không có gì thay đồi hơn năm 2008, nhưng đến gần cuối năm 2009 thì tình hình hàng hóa XNK có khá hơn chút ít, chính vì thế mà sản lượng của cả năm 2009 đã giảm hơn 2008 là 11 (1000MT), tương ứng giảm 0,77% (trong đó hàng container giảm 356 TEUs, tương ứng giảm 1,47%; hàng tổng hợp giảm 7.000 MT, tương ứng giảm 0,62%).

Sang năm 2010 tình hình hàng hóa còn giảm mạnh hơn nữa, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus là 898.000MT, giảm 468.000MT, tương ứng giảm là 34,26% so với năm 2009 (trong đó hàng container giảm 19.398TEUs, tương ứng giảm 81,18%; còn hàng tổng hợp khác giảm 274 (1000MT), tương ứng giảm 24,31%). Năm 2010 là một năm đầy khó khăn với cảng Lotus vì tình hình hàng hóa không có để vận chuyển nên một số hãng tàu đã bỏ tuyến, do vậy mà sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm đã giảm mạnh. Tuy nhiên sang năm 2011 tình hình sản lượng của cảng lại tăng đột biến cả hàng container và tổng hợp khác. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2011 tăng 1.345 (1000 MT), tương ứng tăng 149,83% so với năm 2010 (trong đó hàng Container tăng 52.045 TEUs, tương ứng tăng 1157,07%; còn hàng tổng hợp khác tăng 825.000 MT, tương ứng tăng 96,72%). Đặc biệt trong năm 2011, sản lượng hàng container của cảng Lotus đạt được lại là sản lượng container nội địa. Sang đến năm 2012 tình hình sản lượng hàng hóa thông qua cảng Lotus giảm một nửa (trong đó giảm mạnh là hàng tổng hợp). Sản lượng năm 2012 giảm hơn 2011 là 907.000MT, tương ứng giảm 40,45% (trong đó hàng container giảm 1.627 TEUs, tương ứng giảm 2,88%; còn hàng tổng hợp giảm 891.000MT, tương ứng giảm 53,10%), năm 2012 tình hình kinh tế thế giới nói chung rất kho khăn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế Việt Nam dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến tình hình hàng hóa XNK.

2.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Bảng 2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (2008-2012) cho ta thấy tình hình lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh qua các năm và cho thấy trong giai đoạn từ 2008 – 2012 về số tuyệt đối bình quân trong giai đoạn giảm 12,223 tỷ đồng, tương ứng với số tương đối bình quân trong giai đoạn giảm 63,26%.

Dưới đây tôi xin điểm một số chỉ tiêu chính của bảng kết quả HĐSXKD cảng trong giai đoạn nghiên cứu.

2.4.1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

2.4.1.1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là khoản doanh thu mà Công ty cung cấp dịch vụ trong cảng cho khách hàng như:

- Doanh thu bốc xếp cầu cảng;

- Vận chuyển bốc, xếp trong cảng;

- Lưu kho, lưu bãi;

- Giao nhận hàng hóa, qua cân, cầu bến;

- Doanh thu dịch vụ khác trong cảng.

Khoản mục doanh thu thuần trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 tăng, giảm không đều. Năm 2008 và 2011 đạt doanh thu thuần rất cao, năm 2008 sản lượng thông qua cảng 6 tháng đầu năm tăng mạnh, 6 tháng cuối năm sản lượng giảm đáng kể nhưng do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước giảm nên các khách hàng không rút hàng khỏi cảng mà thuê bãi của cảng để lưu hàng do vậy mà toàn bộ doanh thu thuần trong năm đạt kết quả rất tốt.

Năm 2011 các mặt hàng truyền thống của cảng như Ô tô, thiết bị, máy móc, hàng siêu trường siêu trong, . . . có giảm đáng kể, nhưng bù lại cảng đã khai thác hàng container tốt góp phần làm tăng sản lượng khai thác của cảng góp phần làm tăng doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ của năm, kết quả đạt 112,495 tỷ đồng đứng thứ hai trong giai đoạn.

Các năm 2009, 2010 và 2012 tình hình kinh tế thế giới rất xấu, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam do vậy mà sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh, bên cạnh đó năm 2009 và 2010 Công ty đang dần chuyển sang khai thác hàng container, tìm thị trường về hàng container nên sản lượng hàng container có giảm sút đáng kể. Mặt khác trong thời gian này doanh nghiệp vận tải làm ăn thua lỗ nên không có hàng để vận chuyển do đó mà sản lượng giảm mạnh, dẫn đến doanh thu cũng giảm theo. Do hai năm đạt cao nhưng ba năm lại giảm mạnh, nên bình quân

doanh thu thuần trong giai đoạn giảm 8,892 tỷ đồng, tương ứng với lượng giảm tương đối là 8,26%.

2.4.1.2 Doanh thu tài chính

Đây là khoản doanh thu hoạt động tài chính của Công ty bao gồm:

- Lãi tiền gửi có kỳ hạn;

- Lãi tiền gửi không kỳ hạn;

- Lãi chênh lệch tỷ giá;

- Lợi nhuận được chia.

Khoản mục doanh thu tài chính của công ty trong năm 2009 đạt cao nhất 7,787 tỷ đồng, các năm còn lại thì đạt thấp, đặc biệt là năm 2012 đạt rất thấp 1,192 tỷ đồng. Trong đó lợi nhuận được chia chiếm tỷ trọng lớn khoảng 75% - 90%, đây là khoản lợi nhuận mà Công ty đã đầu tư với một công ty bên ngoài và đã được chia lợi nhận hàng năm. Do việc tăng giảm như vậy dẫn đến bình quân trong giai đoạn doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 606 triệu đồng, tương ứng với lượng giảm tương đối bình quân của cả giai đoạn là 24,23%.

2.4.1.3 Đánh giá doanh thu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Qua bảng 2.7 Kết quả doanh thu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2012, cho ta thấy kết quả doanh thu của công ty như sau:

Hình 2.3: BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU GIAI ĐOẠN 2008-2012

Nguồn Công ty Liên doanh Bông Sen (2008 – 2012)

Năm 2008 tổng doanh thu đạt sấp xỉ 127 tỷ đồng tăng hơn năm 2007 gần gấp đôi. Bước vào năm 2008 công ty có những thuận lợi cơ bản là tình hình thị trường rất tốt, lượng hàng xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm (đặc biệt là hàng sắt thép, thiết bị, ô tô) tăng vọt. Sáu tháng cuối năm, do chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế nhập siêu của nhà nước và kết hợp với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự sụt giảm hơn 70% tổng lượng hàng hóa XNK. Mặt khác do tình hình thị trường về hàng hóa nhập khẩu trong nước không tiêu thụ được nên các doanh nghiệp cũng không giải phóng hàng ngay mà phải thuê bãi của cảng để lưu hàngDo vậy, tuy 6 tháng cuối năm sản lượng có sụt giảm, nhưng bù lại nguồn thu từ dịch vụ kho bãi và vận chuyển bốc xếp trong cảng tăng lên nên tổng nguồn thu của cả năm 2008 đạt kết quả rất tốt. Ngoài ra trong năm 2008 cảng còn mở rộng thêm loại hình dịch vụ như tiếp nhận tàu khách du lịch nên góp phần làm tăng doanh thu cho cảng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bước vào năm 2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt sự sụt giảm trao đổi thương mại dẫn đến lượng hàng hóa XNK giảm mạnh. Các hãng tàu bỏ tuyến, các chủ hàng ô tô, sắt thép hầu như không nhập hàng do không tiêu thụ được hàng hóa tồn đọng trong năm 2008 dẫn đến sản lượng năm 2009 sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó tình trạng cạnh

Năm 126,896 103,463 84,078 117,376 90,506

tranh giảm giá giữa các cảng tái xuất hiện càng làm giảm hiệu quả khai thác. Tuy nhiên trong năm cảng cũng có một ưu thế thuận lợi nhất định là do việc thi công cầu Phú Mỹ nên một số tàu có trọng tải lớn không vào các cảng phía trong được nên cũng góp phần làm tăng sản lương bốc xếp tại cầu cảng giúp làm tăng thêm doanh thu trong năm. Do vậy mà doanh thu của công ty trong năm 2009 đạt được là 103,463 tỷ đồng.

Năm 2010, đây là năm mà doanh thu của cảng thấp nhất trong giai đoạn này chỉ đạt 84,078 tỷ đồng. Trong năm mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi suy thoái kinh tế và có khả năng tăng trưởng, song nền kinh tế thế giới còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Ngành vận tải vẫn chưa hồi phục, áp lực giảm giá cước vận tải, xếp dỡ vẫn tiếp tục đè nặng lên các hãng tàu và cảng biển. Mặt khác tại khu vực Hiệp Phước TP.HCM, Cái Mép, Thị Vải nhiều cảng mới đã khánh thành và đi vào hoạt động trong năm 2009 càng làm gia tăng cách biệt giữa cung - cầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữ các cảng.

Năm 2011 là một năm đầy khó khăn, biến động, kinh tế thế giới chịu tác động mạnh mẽ sâu rộng của khủng hoảng nợ công Châu Âu. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tốc độ phát triển, tăng trưởng GDP và nhiều chỉ số cơ bản khác không đạt như mong muốn, bên cạnh đó lạm phát 18%, các chi phí điện, nhiên liệu, lãi vay tăng đột biến. Đối với ngành khai thác cảng do trao đổi thương mại toàn cầu giảm nên hàng hóa XNK không tăng, cộng với việc phát triển cảng quá nhiều dẫn đến cạnh tranh về cung cấp dịch vụ và giá cả dẫn đến hiệu quả khai thác cảng giảm. Tuy nhiên phía công ty đã xây dựng được mối quan hệ với Vinafco cấp các dịch vụ cho tàu container, kết quả đã thực hiện được gần 100 lượt tàu với tổng lượng hàng đạt 56.000 TEU khoảng 800.000 tấn chiếm 50% tổng sản lượng hàng thông qua bến. Còn với các mặt hàng truyền thống vẫn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cố duy trì sản lượng so với 2010. Kết quả doanh thu của công ty trong năm 2011 đã đạt được kết quả cao là 117,376 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,60% so với năm 2010.

Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới phát triển kém hơn dự báo. Chính sách thắt chặt chi tiêu làm cho kinh tế châu Âu giảm phát và tạo ra sự ảnh hưởng đến

kinh tế toàn thế giới, trong đó có sự ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Việt Nam theo chiều hướng xấu. Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách giảm chi tiêu công, kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô. Do vậy hàng loạt các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh mà những ngành này gắn với sản phẩm chủ lực của cảng như Ô tô, máy móc thiết bị công trình giảm hơn 50% so với năm 2011 và là nhóm hàng giảm nhập siêu của nhà nước.

Do không đủ hàng về Việt Nam các hãng tàu chuyên tuyến về cảng Lotus như: Toko line, ECL, TASMAN đã ngưng tuyến vận tải. Hàng loạt các hãng tàu còn duy trì tuyến vận tải nhưng giảm từ 60% - 70% lượng hàng như Rickmers.

Các công ty vận tải lớn của Việt Nam hầu hết ở trong tình trạng thua lỗ và cực kỳ khó khăn. Đối với hàng sắt thép, thiết bị là mặt hàng chiến lược của cảng cũng giảm 25% so với năm 2011. Đối với Container nội địa Bắc – Nam cũng giảm gần 10%.

2.4.2 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành khai thác cảng của Công ty 2.4.2.1 Tổng quan về chi phí SXKD của Công ty (2008 - 2012)

Tổng chi phí của SXKD của Công ty bao gồm:

- Giá vốn hàng bán

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi tài chính + Chi khác

Tổng chi phí SXKD được nêu trong bảng 2.8: Chi phí sản xuất kinh doanh (2008 - 2012).

2.4.2.2 Sơ lược về giá thành sản phẩm

Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng HĐSXKD, kết quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất, là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình 2.4 : BIỂU ĐỒ TỔNG GIÁ THÀNH (2008-2012)

Nguồn: Công ty Liên doanh Bông Sen (cảng Lotus)

Giá thành của cảng Lotus biến động không đều qua các năm. Năm 2008 đạt 77,099 tỷ đồng, sau đó tăng lên 81,566 tỷ đồng trong năm 2009, tăng tương ứng là 5,79% so với 2008, qua năm 2010 giá thành lại có chiều hướng giảm nhẹ xuống 75,160 tỷ đồng, tương ứng giảm 7,85% so với năm 2009. Đặc biệt năm 2011 giá thành SX của Lotus tăng đáng kể, giá trị là 108 tỷ đồng, tăng 43,69% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến giá thành SX của cảng Lotus năm 2011 tăng mạnh là:

- Do sản lượng thông qua cảng trong năm tăng mạnh 1.678 (1000 MT) và hàng container là 56.543 TEUs;

- Do hàng hóa đến cảng nhiều, thiết bị, công cụ làm hàng của cảng không đáp ứng hết nên cảng phải đi thuê ngoài để bốc xếp hàng hóa và cụ thể là chi phí thuê ngoài bốc xếp trong năm cao nhất 29,520 tỷ đồng, chiếm tổng giá thành của năm 2011 là 31,82%; Tỷ đồng Năm 77,099 81,566 75,160 108,000 89,604

- Giá nguyên liệu, vật liệu, điện, nước đều tăng; Lãi suất ngân hàng, cộng với việc chính phủ ngưng hỗ trợ lãi suất vay dẫn đến chi phí vốn vay tăng.

Nhìn chung các khoản mục chi phí năm 2011 đều tăng cao hơn các khoản mục chi phí của các năm trước nên làm cho tổng giá thành của cả năm tăng lên. Năm 2012 tổng giá thành lại có xu hướng giảm xuống, giá trị đạt là 89,604 tỷ đồng, tương ứng giảm 17,03% so với năm 2011.

Theo chiều dọc, qua các năm tỷ trọng của giá vốn hàng bán tăng, giảm nhẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty liên doanh bông sen (cảng lotus) đến năm 2015 (Trang 51 - 108)