Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020 Thuyền trưởng là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
Trang 1LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS NGUYỄN VĂN KHOẢNG
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS NGUYỄN VĂN HINH
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS LÊ KINH VĨNH
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp HCM ngày 11 tháng 07 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
2 TS Nguyễn Văn Hinh Ủy viên, phản biện 1
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
LỜI CAM ĐOAN
Trang 2Tên tôi là Đặng Lợi, học viên cao học Khóa 10 ( 2010 – 2012 ) chuyên ngành
Tổ chức và Quản lý vận tải Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020 ( Thuyền trưởng ) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong trong
luận văn là trung thực, được các cơ quan quản lý cho phép sử dụng và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
LỜI CẢM ƠN
Trang 3Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Văn Khoảng, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa Kinh tế vận tải - Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn tôi học tập; nghiên cứu và hoàn thành chương trình học tập Chân thành cảm ơn quí thầy cô phòng Khoa học Công nghệ & Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lớp TCQLVT10 chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý phương tiện-Thuyền viên – Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thủy nội địa Phía Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi xim chân thành cảm ơn Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy II – nơi tôi công tác – đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được đi học
và hoàn thành khoá học
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn đồng nghiệp và các bạn cùng lớp cao học Tổ chức Quản lý vận tải khóa 10 ( 2010 – 2012 ) đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 1
Trang 4Lời cam đoan 2
Lời cảm ơn 3
Mục lục 4
Danh mục các bảng 7
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ 8
MỞ ĐẦU 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA 12
1.1 Khái quát chung về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 12
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực 12
1.1.2 Mục đích, vai trò, nguyên tắc và yêu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực 13
1.1.3 Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực 16
1.1.4 Nội dung, hình thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực 19
1.2 Đào tạo phát triển đội ngũ thuyền viên vận tải đường thủy nội địa 21
1.2.1 Đặc điểm nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa 21
1.2.2 Những nhiệm vụ và công việc chính của thuyền viên phương tiện thủy nội địa 22
1.2.3 Tiêu chuẩn đào tạo thuyền viên vận tải đường thủy nội địa 27
1.2.4 Nội dung chương trình đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa 29
1.3 Kinh nghiệm đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa 32
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYỀN TRƯỞNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC NAM BỘ .35
Trang 52.1 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ 35
2.1.1 Vị trí tự nhiên 35
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 35
2.2 Thực trạng vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ 37
2.2.1 Đặc điểm tuyến đường 37
2.2.2 Đặc điểm bến cảng 42
2.2.3 Thực trạng phương tiện vận tải đường thủy nội địa 47
2.2.4 Thực trạng đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa 50
2.3 Thực trạng công tác đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa 59
2.3.1 Mô hình đào tạo và phát triển 59
2.3.2 Quy trình đào tạo, hình thức; thời gian đào tạo, nội dung chương trình đào tạo 61
2.3.3 Hệ thống các cơ sở đào tạo 63
2.3.4 Chất lượng đào tạo 63
2.3.5 Cơ chế chính sách về đào tạo 64
2.4 Những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thuy nội địa 65
Chương 3 GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYỀN TRƯỞNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA Ở KHU VỰC NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020 67
3.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ 67
Trang 63.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 67
3.1.2 Mục tiêu phát triển giao thông vận tải 70
3.2 Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ 72
3.2.1 Cơ sở phát triển 72
3.2.2 Chiến lược phát triển 74
3.3 Dự báo nhu cầu đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa 77
3.3.1 Vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Nam Bộ 77
3.3.2 Nhu cầu đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy thủy nội địaở khu vực Nam Bộ đến năm 2020 78
3.4 Giải pháp đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa 79
3.4.1 Giải pháp tăng cường năng lực đào tạo cho cơ sở đào tạo 79
3.4.2 Giải pháp đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng 84
3.4.3 Giải pháp cơ chế chính sách 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 95
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Phương pháp thu thập và nguồn thông tin 18
Trang 7Bảng 1.2 Nhiệm vụ chính, công việc chính của thuyền viên phương tiện thủy nội địa 22Bảng 2.1 : Đặc điểm một số cảng thủy nội địa chính trên tuyến đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ 45Bảng 2.2 Tình hình biến động phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ 48 Bảng 2.3 Quy mô phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ năm 2012 49Bảng 2.4 Quy định đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa 51Bảng 2.5 Số lượng thuyền trưởng tương ứng với quy mô phương tiện thủy nội địa ở khu vực Nam Bộ năm 2012 52Bảng 2.6 Số lượng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa đã được đào tạo và cấp bằng khu vực Nam Bộ tính đến năm 2012 53Bảng 2.7 Tình tình đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa ở Nam Bộ tính đến năm 2012 54Bảng 2.8 Tình hình tai nạn giao thông đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ 58Bảng 2.9 Tình hình phát triển cơ sở đào tạo thuyền viên phương tiện thủy nội địa trong cả nước 64Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu vận tải khu vực Nam Bộ đến năm 2020 75
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đào tạo 17Hình 2.1 Mạng lưới tuyến đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ 40Hình 2.2 Mô hình đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nộiđịa 60BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình tình đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa ở Nam Bộ tính đến năm 2012 55Biểu đồ 2.2 Đào tạo và cấp bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa ở Nam Bộ 56Biểu đồ 2.3 Yếu tố gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở Nam Bộ 59
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khu vực Nam Bộ gồm đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, có một
hệ thống sông kênh dày đặc, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy vô cùng thuận lợi, liên kết các tiểu vùng kinh tế lớn của cả nước: Đồng bằng sông Cửu Long – Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa-Vũng Tàu, thúc đẩy kinh tế - xã hội Nam Bộ phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 và Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 đã xác định mục tiêu và định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Nam Bộ
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 đã xác định mục tiêu và định hướng cho phát triển giao thông vận tải khu vực Nam Bộ, trong đó đã xác định vai trò quan trọng của vận tải thủy nội địa trong phát triển kinh tế - xã hội khuu vực Nam Bộ
Vận tải đường thủy nội địa là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong chiến lược phát triển giao thông vận tải đặc thù khu vực Nam Bộ nói riêng, do đó đầu tư ngành vận tải đường thủy nội địa là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong vùng
Trang 10Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp phát triển ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải đường thủy nội địa nói riêng khu vực Nam Bộ Giáo dục - đào tạo
là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực
con người Từ nhận thức đó tôi đã chọn đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020 ( Thuyền trưởng )
làm luận văn thạc sĩ
2 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vận dụng nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ Từ đó đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm
2020
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ với hoạt động và phát triển ngành vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ Tuy nhiên nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa lại bao gồm nhiều nghề khác nhau, có những yêu cầu về lao động khác nhau, yêu cầu về đào tạo phát triển từng nghề khác nhau, cho nên đây là vấn đề rộng và phức tạp, trong điều kiện có hạn, trong khuôn khổ của luận văn không thể đề cập hết các
vấn đề có liên quan Do vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa hay còn gọi là thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ.
Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa trong mối quan hệ với phát triển vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp khảo sát thực tế
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích, đề tài đề xuất những giải pháp đào tạo
và phát triển đội ngũ thuyền viên phương tiện thủy nội địa phù hợp với đặc điểm khu vực, đặc điểm ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020
6 Kết cấu của đề tài
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1 Khái quát chung về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực 1.1.1.1 Nguồn nhân lực
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng
Theo Beng, Fischer & Dornhusch ( 1995 ), nguồn nhân lực được hiểu là toàn
bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai
Theo GS Phạm Minh Hạc ( 2001 ), nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm ( người thất nghiệp ) Lao động
dự trữ bao gồm học sinh sinh viên trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động
Trang 131.1.1.2 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Khái niệm giáo dục, đào tạo, phát triển đều đề cập đến một quá trình: quá trình tiếp thu các kiến thức, các kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của người học Điều đó cũng có nghĩa là giáo dục, đào tạo, phát triển được áp dụng để làm thay đổi việc người biết gì, làm như thế nào và quan điểm của họ đối với công việc hoặc mối quan hệ với các đồng nghiệp
và người quản lý họ trong công tác sau này Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm giáo dục, đào tạo, phát triển và về sự tương đồng hoặc khác biệt giữa đào tạo và phát triển
Như vậy khái niệm về đào tạo và phát triển có thể được tổng hợp như sau: Đào tạo và phát triển là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc, cũng như mục tiêu trong một tổ chức Thêm vào đó, đào tạo và phát triển được thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên nâng cao năng lực để tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức
Đào tạo: giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn.
Phát triển: chuẩn bị nhân viên cho tương lai Nó chú trọng vào việc học tập
và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng với công việc trong tương lai
Trang 141.1.2.2 Vai trò
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò:
- Về mặt xã hội, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Đầu tư cho đào tạo và giáo dục là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước
- Về phía tổ chức sử dụng nhân lực, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là
để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể
- Về phía người lao động, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động lực lao động tốt
1.1.2.3 Nguyên tắc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên 4 nguyên tắc sau:
- Con người hoàn toàn có năng lực phát triển Mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển để giữ vững sự phát triển của tổ chức cũng như của cá nhân họ
- Mỗi người đều có giá trị riêng, vì vậy mỗi người là một con người cụ thể khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến, khả năng sáng tạo
- Lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp với nhau Hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của tổ chức và lợi ích của người lao động Sự phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó Khi nhu cầu của người lao động được thừa nhận và đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi trong công việc
- Đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo
Trang 15nguồn nhân lực là kênh đầu tư đem lại sự phát triển của tổ chức có hiệu quả nhất và bền vững nhất.
1.1.2.4 Yêu cầu
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định theo yêu cầu của chiến lược phát triển
mà tổ chức đã xây dựng Nói cách khác phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức, từ yêu cầu công việc phải hoàn thành, từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, từ quy trình công nghệ mà chuẩn bị cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp Điều này cũng có nghĩa là, khi chiến lược, mục tiêu, điều kiện hoạt động của tổ chức thay đổi, thì cơ cấu của nguồn nhân lực phải thay đổi tương ứng
- Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực chỉ có thể có được thông qua đào tạo phát triển Vì vậy bất kỳ một tổ chức nào cũng phải coi trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình
độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới Người lao động phải luôn được trang bị, cập nhật kiến thức chuyên môn mới, khả năng làm chủ công nghệ kỹ thuật mới Ngược lại, đào tạo phải đảm bảo đáp ứng cho được yêu cầu này
- Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc Sự rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động
Trình độ nhận thức của người lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và thái độ tự giác trong hành nghề Nhận thức của người lao
Trang 16động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau, dẫn đến kết quả và hiệu quả công việc cũng khác nhau Cùng giải quyết một công việc, người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng nhận thức công việc và thái độ làm việc không cao có thể có kết quả và hiệu quả thấp hơn người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thấp nhưng có nhận thức đúng đắn về công việc, có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học Vì vậy đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động.
1.1.3 Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Quy trình đào tạo gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn xác định nhu cầu đào tạo;
- Giai đoạn đào tạo;
- Giai đoạn đánh giá đào tạo
Quy trình đào tạo được thể hiện theo hình 1.1
Trang 17Phản hồi
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình đào tạo
Nguồn : Training in Organizations, Goldstein, 1993
1.1.3.1 Giai đoạn xác định nhu cầu đào tạo
* Mục đích
Xác định nhu cầu đào tạo là để nhận biết, đánh giá những nhu cầu đào tạo phù hợp hiện chưa được đáp ứng, tạo cơ sở xác định mục tiêu chương trình đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực để thực hiện đạt được các mục tiêu, các hoạt động
đề ra trong kế hoạch chiến lược phát triển của tổ chức
GIAI ĐOẠNĐÁNH GIÁ
Đánh giá nhu cầu
đào tạo :
- Phân tích tổ chức
- Phân tích công việc
- Phân tích cá nhân
Trang 18về chiến lược phát triển của một tổ chức: thay đổi quy trình, công nghệ dẫn đến nhu cầu đào tạo lại cho người lao động, thực hiện chiến lược phát triển của tổ chức dẫn đến nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc:
Đánh giá nhu cầu đào tạo trên cơ sở phân tích công việc để xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc, đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt công việc được phân công trong tổ chức
- Phân tích nhân lực:
Phân tích, đánh giá các năng lực và đặc tính cá nhân của nhân lực trong tổ chức để xác định ai là người cần thiết được đào tạo và những kiến thức, kỹ năng cần thiết cần phải được đào tạo Phân tích nhân lực trong tổ chức đòi hỏi phải đánh giá đúng khả năng, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân để xác định cụ thể nhu cầu đào tạo
- Người thực hiện công việc;
- Giám sát viên;
- Các chuyên gia;
Trang 19- Các trung tâm đánh giá;
- Phân tích công việc;
- Phân tích nhiệm vụ
- Cấp dưới;
- Khách hàng
1.1.3.2 Giai đoạn đào tạo
Khi đã xác định nhu cầu đào tạo, bước kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và tổ chức đào tạo Giai đoạn này bao gồm các công việc: xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, bố trí giáo viên, lựa chọn phương pháp đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo Thực hiện giai đoạn đào tạo cần chú ý đến yếu tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo
1.1.3.3 Giai đoạn đánh giá
Giai đoạn cuối cùng trong quy trình đào tạo là đánh giá Đánh giá là việc xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của các hoạt động đào tạo, xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo ( hiệu quả làm việc của học viên sau khi học có thay đổi theo hướng mong muốn không, những thay đổi về hiệu quả
đó của học viên có phải là do chương trình đào tạo mang lại không )
1.1.4 Nội dung, hình thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực
1.1.4.1 Nội dung đào tạo
Căn cứ vào nội dung đào tạo, có thể phân loại đào tạo như sau :
Theo định hướng đào tạo:
- Đào tạo theo định hướng công việc: là hình thức đào tạo về kỹ năng thực hiện một loại công việc nhất định cho người lao động
- Đào tạo theo định hướng của tổ chức: là hình thức đào tạo hội nhập của tổ chức về các kỹ năng, phương pháp làm việc mới; công nghệ mới
Trang 20Theo mục đích đào tạo:
- Đào tạo, hướng dẫn công việc: nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức và các chỉ dẫn cho người lao động mới tuyển về công việc phải làm
- Đào tạo, huấn luyện kỹ năng: nhằm giúp cho người lao động đạt trình độ lành nghề và có các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật: nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật luôn được cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới
- Đào tạo và phát triển các năng lực quản trị: nhằm giúp cho các nhà quản trị được tiếp xúc, làm quen với các phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng điều hành
Theo đối tượng học viên:
- Đào tạo mới: thực hiện đối với những người mới tốt nghiệp trung học phổ thông, những người lao động phổ thông chưa có trình độ lành nghề
- Đào tạo lại: thực hiện đối với những lao động đã có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần chuyển đổi nghề do yêu cầu của tổ chức
- Đào tạo vừa làm vừa học : thực hiện đối với số cán bộ, nhân viên vừa đi làm vừa tham gia các khóa đào tạo, thời gian đào tạo có thể thực hiện ngoài giờ làm việc hoặc có thể thực hiện trong một phần thời gian làm việc
- Kèm cặp tại chỗ : là hình thức đào tạo theo kiểu truyền nghề tức là người
có trình độ kỹ năng tay nghề cao hướng dẫn trực tiếp, giúp người mới vào nghề hoặc người có tay nghề thấp trên công việc thực tế Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc
Theo địa điểm tổ chức
- Đào tạo tại nơi làm việc
Trang 21- Đào tạo ngoài nơi làm việc.
1.2 Đào tạo phát triển đội ngũ thuyền viên vận tải đường thủy nội địa
1.2.1 Đặc điểm nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa
Thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa còn được gọi là thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa là thuyền viên làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện thủy nội địa
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện thủy nội địa [ 5 ]
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa làm công việc điều khiển phương tiện thủy nội địa vận chuyển hàng hóa, hành khách trên sông, hồ, là nghề thuộc nhóm nghề có điều kiện lao động loại V quy định trong "Danh mục nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" là nghề thường xuyên lưu động, công việc nặng nhọc luôn luôn phải chịu sóng gió, rung động, tiếng ồn; luôn gặp khó khăn trong lúc hành nghề nhất là khi gặp sóng to, gió lớn, lũ lụt hoặc bão tố; làm việc trong điều kiện nguy hiểm, rủi ro cao, trong môi trường độc hại : làm việc trên cao, dưới hầm hàng, luôn phải tiếp xúc với sơn, dầu
mỡ và các chất độc hại khác [ 7 ]
Do đặc thù của nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa, người thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa cần có tính sáng tạo, quyết đoán, xử lý nhanh nhạy kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra; đồng thời cần có tính kiên trì, bền bỉ để phù hợp với những chuyến đi độc lập dài ngày Kết quả của mỗi chuyến vận tải phụ thuộc vào sự phối hợp làm việc nhịp nhàng, nỗ lực của mỗi thuyền viên ở từng vị trí khác nhau trên phương tiện vận tải; vì vậy thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa luôn có ý thức tập thể, tinh thần hợp tác, tác phong công nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cộng đồng; trong đó người thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phải là người có trách nhiệm cao nhất vì ngoài nhiệm vụ
Trang 22điều khiển phương tiện, người thuyền trưởng còn phải lãnh đạo, chỉ đạo thuyền viên trên tàu làm việc và chịu trách nhiệm trực tiếp tới an toàn giao thông đường thủy, tới sự an toàn phương tiện, tài sản hàng hoá, sinh mạng hành khách và thuyền viên trong quá trình khai thác phương tiện thủy nội địa
1.2.2 Những nhiệm vụ và công việc chính của thuyền viên phương tiện thủy nội địa
Theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa, thuyền viên phương tiện thủy nội địa phải thực hiện được những nhiệm vụ và công việc chính nêu trong bảng 1.2
Bảng 1.2 Nhiệm vụ chính, công việc chính của thuyền viên phương tiện
thủy nội địa
3 Chuẩn bị tàu và sà lan;
4 Nhận viên/vật liệu, dụng cụ làm việc và sinh hoạt;
5 Ghép đoàn (lắp ghép tàu với sà lan nếu có);
6 Phân tích tình hình thời tiết, luồng lạch;
7 Thao tác sơ bộ trên hải đồ để xác định tuyến đi;
8 Kiểm tra công tác chuẩn bị
2 Vận hành máy neo có động cơ lai;
3 Vận hành máy tời neo không có động cơ lai để thả neo;
4 Vận hành máy tời neo không có động cơ lai để thu
Trang 235 Vận hành máy tời neo không có động cơ lai để di chuyển tàu;
6 Vận hành kiểm tra hệ thống lái truyền lực bằng dây;
7 Vận hành kiểm tra hệ thống lái truyền lực bằng trục và Điện - thủy lực;
5 Hướng dẫn hành khách sử dụng phao cứu sinh;
6 Hướng dẫn nội quy sinh hoạt;
7 Trả khách
6 Điều động
tàu
1 Điều động tàu ra bến;
2 Điều động tàu vào bến;
3 Điều động tàu manơ;
4 Điều động tàu đi theo báo hiệu định hướng;
5 Điều động tàu đi theo chập tiêu tim luồng;
6 Điều động tàu chuyển hướng luồng;
7 Điều động tàu qua đoạn luồng cong;
8 Điều động tàu đi qua ngã 3 / luồng giao nhau;
9 Điều động tàu vượt nhau;
10 Điều động tàu tránh nhau;
11 Điều động tàu qua cầu;
12 Điều động tàu khi tàu bị thủng;
13 Điều động tàu vào nằm cạn theo dư kiến;
14 Điều động tàu tránh bão;
Trang 2415 Điều động tàu khi có lũ;
16 Điều động tàu khi tầm nhìn bị hạn chế
7 Trực ca
1 Giao nhận ca;
2 Thực hiện công việc trong ca khi hành trình;
3 Thực hiện công việc trong ca khi neo đậu;
1 Gõ rỉ, sơn vỏ tàu từ mớn nước trở lên;
2 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái;
3 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống neo;
4 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống cần cẩu;
5 Kiêm tra bảo dưỡng dây;
6 Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị buộc, luồn dây;
7 Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị nâng hạ xuồng cứu sinh;
8 Kiểm tra bảo dưỡng xuồng cứu sinh;
9 Kiểm tra bảo dưỡng các loại phao cứu sinh;
10 Kiểm tra bảo dưỡng các loại bình chữa cháy;
11 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bơm cứu hỏa;
12 Kiểm tra bảo dưỡng các dụng cụ cứu hỏa khác;
13 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bơm cứu đắm;
14 Kiểm tra bảo dưỡng nắp vít bịt lỗ thủng;
1 Vận hành và bảo dưỡng máy VHF;
2 Vận hành và bảo dưỡng RADAR;
3 Vận hành và bảo dưỡng GPS;
4 Vận hành và bảo dưỡng La bàn từ;
5 Vận hành và bảo dưỡng La bàn điện;
6 Vận hành và bảo dưỡng Máy đo sâu;
7 Vận hành và bảo dưỡng NAVTEX
1 Bảo đảm an toàn cháy nổ;
2 Bảo đảm an toàn lao động;
3 Bảo đảm an toàn phương tiện;
4 Điều khiển xuồng cứu sinh;
5 Tổ chức sơ cứu;
6 Chống tràn dầu;
7 Thu gom chất thải;
8 Sử dụng bình cứu hỏa để chữa cháy;
9 Sử dụng nêm để chống thủng
11 Thực hiện
công tác hậu
1 Chuẩn bị lương thực thực phẩm, nước sinh hoạt;
2 Bảo quản lương thực thực phẩm;
3 Lập thực đơn;
4 Chế biến đồ ăn, đồ uống;
Trang 25cần 5. Tổ chức vui chơi giải trí.
1 Làm thủ tục trước khi đưa tàu lên đà;
2 Làm kế hoạch công tác khi tàu lên đà;
3 Công tác chuẩn bị cho tàu lên đà;
4 Phối hợp thực hiện đưa tàu lên đà;
5 Kiểm tra khảo sát thân tàu (chú ý phần ngập nước);
6 Kiểm tra bánh lái, hệ trục chân vịt;
7 Làm báo cáo hoàn thành;
8 Chuẩn bị việc hạ thủy;
9 Phối hợp thực hiện hạ thủy
15
Lãnh đạo
và quản lý
1 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành chế độ chính sách;
2 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành Pháp luật giao thông;
3 Lãnh đạo thuyền viên chấp hành quy tắc an toàn lao động;
4 Quản lý thuyền viên trên phương tiện;
5 Quản lý phương tiện mình phụ trách;
6 Quản lý hành trình chuyến đi an toàn, kinh tế;
7 Chăm lo đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần cho thuyền viên;
8 Tổ chức tốt việc giáo dục, bồi dương cho thuyền viên;
9 Lập và quản lý danh bạ thuyền viên, nhật ký tàu và các tài liệu liên quan, xuất trình giấy tờ khi cần thiết
1 Phòng ngừa sự cố tai nạn đường thủy;
2 Điều động tàu thoát cạn;
3 Xử lý khi tàu bị đâm va;
4 Hành động khi có sự cố cháy nổ;
5 Hành động khi có sự cố phải rời tàu;
6 Điều động tàu vớt người ngã xuống nước
Trang 26Nguồn : Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa, Bộ
Giao thông vận tải, năm 2011
1.2.3 Tiêu chuẩn đào tạo thuyền viên vận tải đường thủy nội địa
Cơ sở đào tạo đủ tiêu chuẩn được phép đào tạo thuyền viên vận tảiđường thủy nội địa khi có đủ điều kiện hoạt động đào tạo và có Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo do cơ quan có thẩm quyền cấp
Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình, giáo trình đào tạo của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền:
- Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Dạy nghề cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề theo hình thức đào tạo chính quy cho cơ sở đào tạo
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức bổ túc nghề cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa theo hình thức đào tạo không chính quy cho cơ sở đào tạo
1.2.3.1 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo chính quy nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa
Theo quy định, cơ sở đào tạo lập hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa theo hình thức đào tạo chính quy phải
có đủ điều kiện như sau :
- Tên nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết
kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003
“Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định
số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
Trang 27- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành [ 8 ]
1.2.3.2 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo ngắn hạn nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa ( bổ túc nghề cấp cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa )
Theo quy định, cơ sở đào tạo lập hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đào tạo nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa theo hình thức đào tạo không chính quy phải có đủ điều kiện như sau :
- Có đủ phòng học theo tiêu chuẩn chung, phòng học chuyên môn hóa với đầy đủ thiết bị dạy học
- Có đủ phương tiện, thiết bị dạy thực hành nghề theo quy định
- Có đội ngũ giáo viên, đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định [ 9 ]
1.2.4 Nội dung chương trình đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa
1.2.4.1 Nội dung chương trình đào tạo chính quy
Trên cơ sở chương trình khung đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo phù hợp với đặc điểm địa lý, nhu cầu nhân lực của khu vực và nội dung chương trình phải đảm bảo yêu cầu sau :
Trang 28- Biết nguyên lý hoạt động của máy tàu và hệ thống điện tàu thủy, có thể vận hành máy khi cần thiết;
- Biết cách phán đoán, dự báo về thời tiết có ảnh hưởng đến hành trình của phương tiện thông qua các thông tin, các hiện tượng tự nhiên hoặc qua các thiết bị chuyên ngành;
- Nhận biết các loại phương tiện thuỷ nội địa, hiểu biết phương pháp đóng phương tiện, phân loại nguyên vật liệu sử dụng;
- Nắm vững Luật Giao thông đường thủy nội địa để xử lý đúng các tình huống trong quá trình điều khiển tàu;
- Nắm được phương pháp lắp ghép các đội hình phương tiện vận tải;
- Nắm vững độ sâu mực nước, chiều cao của các cấu trúc thượng tầng để tính toán an toàn;
- Biết cách xác định vị trí và kiểm soát tuyến đi bằng kiến thức địa dư đã học; nắm vững đặc điểm của các tuyến luồng, bến cảng chính để điều khiển tàu an toàn;
- Nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, nhận biết các loại hàng hoá biết các đặc tính của chúng; biết các phương pháp, thủ tục giao nhận hàng hoá; bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển;
- Có các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua tài liệu sách báo và các thông tin trên internet, có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh phục vụ cho chuyên ngành;
- Biết sử dụng hải đồ để xác định hướng đi, trên các tuyến ven biển;
- Biết sử dụng các thiết bị Hàng hải để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản và các quy định về chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;
- Nắm vững Luật Hàng hải có liên quan phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp;
- Có các kiến thức tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao
Về kỹ năng nghề :
Trang 29- Làm được các công việc của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhì, cụ thể:
- Thành thạo việc chèo xuồng, làm dây, bảo dưỡng tàu;
- Sử dụng được các trang, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm và biết phương pháp cứu người ngã xuống nước;
- Thành thạo và hướng dẫn cho thuỷ thủ các nút dây, đấu cáp, đấu dây, lắp ráp và sử dụng các loại ròng rọc, puly, tời;
- Thực hiện công việc vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị về dây, cáp, tời, hệ thống truyền động;
- Đo dò luồng lạch;
- Đo mớn nước phương tiện;
- Chỉ huy mọi người trên phương tiện để xử lý khi phương tiện có tình huống khẩn cấp, nguy cơ mất an toàn hoặc bị tai nạn;
- Chủ động thực hiện tốt các công việc chuẩn bị cho một chuyến hành trình của phương tiện;
- Điều động tàu an toàn khi ra vào bến, neo đậu và hành trình trong mọi tình huống;
- Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn;
- Thực hiện tốt quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa;
- Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan hợp đồng vận tải;
- Lập được các kế hoạch về kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên boong, hệ thống lái, các thiết bị cấp cứu; vệ sinh và bảo dưỡng vỏ phương tiện;
- Lập kế hoạch và tổ chức một chuyến đi an toàn hiệu quả cho loại phương tiện được điều khiển theo quy định;
- Thao tác được các đường tàu chạy và dẫn dắt tàu bằng các thiết bị hàng hải, trên các tuyến ven biển;
- Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu: rađa, máy định
vị GPS, la bàn từ, máy đo sâu, tốc độ kế và các trang thiết bị khác để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;
- Thành thạo trong việc xử lý thế cân bằng của tàu khi chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;
- Viết các văn bản liên quan đến hoạt động của phương tiện, của thuyền viên;
- Giao tiếp đơn giản trong chuyên ngành bằng tiếng Anh;
Trang 30- Báo cáo kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao [ 18 ]
1.2.4.2 Nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn ( bổ túc nghề )
Nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn được Bộ Giao thông vận tải ban hành, trong đó có yêu cầu chung cơ bản như sau :
Về kiến thức :
- Nắm vững các quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa;
- Nắm được kiến thức cơ bản về kết cấu thân tàu, máy tàu, biết được các trang thiết bị trên tàu và công dụng của trang thiết bị đó
- Nắm vững đặc điểm các tuyến luồng
- Nắm vững nguyên lý điều khiển phương tiện thủy nội địa và những quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách trong quá trình vận chuyển
Về kỹ năng nghề :
- Thành thạo các thao tác làm dây trên phương tiện thủy nội địa
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện thủy nội địa xuồng cứu sinh
- Điều khiển được phương tiện thủy nội địa trong mọi trường hợp [ 19 ]
1.3 Kinh nghiệm đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa được đào tạo phát triển từ các trường đào tạo nghề Hiện nay do tập quán, do nhận thức xã hội nên học nghề không phải
là con đường lựa chọn để học tập của hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, vì vậy công tác đào tạo nghề nói chung, công tác đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa nói riêng chưa được phát triển
Những kinh nghiệm để phát triển đào tạo nghề nói chung và đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nôi địa nói riêng:
Trang 31Kinh nghiệm nước ngoài
Nhật Bản coi đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó có dạy nghề là yếu tố quyết định tương lai của đất nước Nhật bản ban hành Luật Dạy nghề năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập và phát triển hệ thống đào tạo nghề Các hình thức đào tạo nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường, “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” cho những công nhân không có việc làm và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc Đào tạo nghề luôn được quan tâm đầu tư phát triển, năm 1985 Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “ phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề Vì vậy đào tạo nghề
ở Nhật Bản rất phát triển và tất cả người lao động đều được đào tạo và phát triển nghề nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề [ 1 ], [ 4 ]
Kinh nghiệm các trường đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa
Đối với đào tạo chính qu:
Các trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy I, Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy II được phép đào tạo chính quy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa đã có một số biện pháp nhằm tổ chức có hiệu quả công tác đào tạo phát triển thuyền trưởng phương tiện nội địa như sau:
- Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy nghề, đáp ứng yêu cầu rèn luyện tay nghề cho người học,
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa trong đào tạo, đánh giá và giải quyết việc làm,
- Có chế độ chính sách hổ trợ tài chính cho người học
Những biện pháp này đã đem lại hiệu quả rỏ nét, đó là trong những năm qua lượng người học nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa hệ chính quy có tăng lên, chất lượng đào tạo được nâng cao, đội ngũ thuyền trưởng được đào tạo chính quy đã khẳng định được năng lực trong công tác
Trang 32Đối với đào tạo ngắn hạn ( bổ túc nghề cấp cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa ):
Các trường được phép đào tạo không chính quy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa đã có một số kinh nghiệm trong việc phát triển công tác tổ chức bổ túc nghề cho thuyền viên phương tiện thủy nội địa như sau :
- Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy nghề phù hợp với nội dung bổ túc nghề
- Tổ chức các khóa học vừa làm vừa học, phù hợp với đối tượng người học
là thuyền viên đang làm việc trên các phương tiện thủy nội địa để tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên tham gia học tập
- Phối hợp với các địa phương khu vực Nam Bộ tổ chức các khóa học tại chỗ với thời gian linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh công việc của người học
- Tổ chức các khóa học theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa
Các hình thức tổ chức đào tạo trên đã tạo điều kiện cho thuyền viên phương tiện thủy nội địa chưa qua đào tạo có điều kiện tham gia học tập nâng cao tay nghề
và lấy bằng thuyền trưởng để hành nghề theo đúng quy định
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI
Trang 33NGŨ THUYỀN TRƯỞNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU
VỰC NAM BỘ
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ
2.1.1 Vị trí tự nhiên
Khu vực Nam Bộ gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ (hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long) là khu vực châu thổ lớn nhất nước ta, có 12 tỉnh và 01 thành phố: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ tổng diện tích tự nhiên 40.602,3 km2, chiếm 12,26% diện tích tự nhiên của cả nước
Đông Nam Bộ gồm 05 tỉnh và 01 thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích tự nhiên 23.605,5 km2, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của cả nước
Vị trí địa lý khu vực Nam Bộ: Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Tây Nguyên và Nam Trung Bộ Khu vực Nam Bộ nằm trên địa thế tương đối bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi; kênh rạch chằng chịt, phân bố dày đặc với khoảng 26.500km sông tự nhiên, mật độ khoảng 0,7km/km2, rất thuận lợi cho giao thông vận tải thủy Hệ thống sông kênh gồm có 3 hệ thống sông chính là sông Đồng Nai, sông Cửu Long, các sông; kênh nối biển Đông với biển Tây và mạng lưới kênh rạch liên kết các sông với nhau và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Khu vực Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 11 – 12%, trong khi đó cả nước là 8,2% thời kỳ 1991 – 1997), tỷ trọng GDP của khu vực so với toàn quốc tăng từ 26,2% năm 1990 lên 40,9% năm 2008 Giá trị gia tăng bình
Trang 34quân gấp 2,2 lần mức bình quân của cả nước Cơ cấu kinh tế của khu vực đã có sự chuyển dịch đáng kể Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 21,1% năm
1990 xuống 10,9% năm 1997; tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng từ 37,5% lên 58,9% Năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài, thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007, có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án được cấp phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD, chiếm 15,5%; thành phố Hồ Chí Minh 8,9 tỷ USD, chiếm 14,7%…Chứng tỏ được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực và hướng phát triển kinh tế của khu vực trong thới gian tới Năm 2008 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1% trong GDP cả nước Đầu tư trực tiếp của nước ngoài không ngừng tăng, tính đến năm 2011, số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 7.746 dự án ( chiếm 57,63% so với cả nước ) với tổng vốn đăng ký là 93.694,2 triệu USD ( chiếm 47,06% so với cả nước ) [ 24 ]
* Khu vực Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ là khu vực trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất của toàn quốc, đặc biệt là cây lúa; đóng góp 21% GDP cả nước Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 4,2 tỉ USD bằng 5% cả nước, Sản lượng lương thực lúa năm 2008 đạt 38,6 triệu tấn tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 tăng 7,5% Riêng Tây Nam Bộ đạt 19,73 triệu tấn chiếm 55% sản lượng cả nước Trong những năm từ 1997 đến
2000, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nhưng mức tăng trưởng của cả nước vẫn đạt 6,3% và đặc biệt, Tây Nam Bộ được xem là khu vực có mức tăng trưởng khá, đạt khoảng từ 6,5 đến 6,8% Giai đoạn năm 2004 tốc độ tăng trưởng 9,8% Tỉ trọng cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực năm 2006; ngành nông nghiệp chiếm 44,34% ; công nghiệp và xây dựng 23,41%; dịch vụ 32,25% đang chuyển từ nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế đa dạng tập trung hướng tới công nghiệp, dịch vụ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài có tăng trưởng, tính đến năm
2011, số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 678 dự án (chiếm 5,04% so với cả
Trang 35nước) với tổng vốn đăng ký là 10.257,5 triệu USD (chiếm 5,15% so với cả nước) [ 24 ]
2.2 Thực trạng vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ
2.2.1 Đặc điểm tuyến đường
2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tuyến luồng
Tổng chiều dài hệ thống sông kênh tự nhiên và nhân tạo ở Nam Bộ là 28.551
km với mật độ là 0.68 km/km2 Trong đó các tuyến đường thủy nội địa quốc gia do Trung ương quản lý là 3.186 km chiếm 1,2%; các tuyến do địa phương quản lý xấp
xỉ 18.500 km chiếm 64,8%, còn lại gần 7.000 km phục vụ cho thủy lợi nhưng vẫn
có thể khai thác vận tải thủy
Mạng lưới sông kinh phía Nam được Bộ Giao Thông Vận Tải giao cho trung ương quản lý mang tính chất tuyến liên tỉnh và quốc tế, có thể khái quát hệ thống mạng lưới quản lý nêu trên theo 2 trục dọc và trục ngang:
* Trục ngang
Gồm 6 tuyến xuất phát từ biên giới ra hướng biển Đông hầu hết chủ yếu là các sông tự nhiên bao gồm :
Tuyến sông Đồng Nai:
Từ ngã ba Sông Bé về phía cụm cảng Cát Lái, Sài Gòn Sông Đồng Nai có tổng chiếu dài 635 km bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên chảy đến Dak Hoai tỉnh Lâm Đồng đến hồ Trị An, qua tỉnh Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn, sông Nhà
Bè tại ngã ba đèn đỏ và tiếp tục chảy ra biển theo hai cửa: Cửa Lòng Tàu và cửa Soài Rạp, ngoài ra phía đông nam có các sông ngắn nhưng có độ sâu lớn như Thị Vải, Ngã bảy, Cái Mép, Lòng Tàu chảy ra biển tại vịnh Gành Rái – Vũng Tàu có độ sâu rất lớn, tầu 30.000 – 50.000T có thể vào được cảng nước sâu Thị Vải
Tuyến Sông Sài Gòn:
Từ chân đập Dầu Tiếng đến cầu Sài Gòn Sông Sài Gòn bắt nguồn từ, (từ Hồ Dầu Tiếng) chảy qua Bình Dương, và đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện
Trang 36Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè, ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Soài Rạp chảy ra biển Đông.
Hệ thống tuyến sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây:
Sông Vàm Cỏ Đông từ Bến Kéo đến ngã ba sông Vàm Cỏ dài 131 km Sông Vàm Cỏ Tây từ kinh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đến ngã ba sông Vàm Cỏ dài 162,8
km
Sông Tiền:
Từ biên giới Campuchia đến thượng lưu Cảng Mỹ Tho gồm:
- Sông Tiền từ Campuchia chảy vào nước ta qua cửa khẩu Vĩnh Xương chạy dọc các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và đổ ra biển Đông theo cửa Tiểu và cửa Đại Chiều dài quản lý là 237,5 km có 2 nhánh phụ là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên Sông Tiền là tuyến vận tải thủy của các quá cảnh Việt Nam tới Campuchia
- Sông Hàm Luông có chiều dài 86 km, là một nhánh của sông Tiền chảy qua tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đổ ra biển Đông qua cửa Hàm Luông
- Sông Cổ Chiên và các nhánh phụ có chiều dài 133,8 km là một nhánh của sông Tiền đổ ra biển Đông qua cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu
Sông Hậu:
Từ biên giới Campuchia Châu Đốc đến rạch Ô Môn Sông Hậu chiều dài quản
lý là 173,2 km là chi lưu chính của sông Mê Kong chảy vào nước ta qua cửa khẩu Châu Đốc, qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh đổ ra biển Đông qua cửa Định An, cửa Bassac và cửa Trần Đề
Tuyến Rạch Giá đi Cà Mau, Năm Căn:
Bao gồm các tuyến ven vịnh Rạch Giá nối từ Hà Tiên qua Kiên Lương, Rạch Giá, Cà Mau và Năm Căn
Trang 37* Trục dọc
Gồm các tuyến nối từ thành phố Hồ chí Minh đi về các tỉnh ven khu vực vịnh Rạch Giá đến Kiên Lương và về phía bán đảo Cà Mau đến Năm Căn, có thể chia theo 3 khu vực:
Khu vực giữa Cảng Sài Gòn và sông Tiền:
Gồm 3 tuyến :
- Từ Cảng Sài gòn đi kênh Tẻ, kinh Đôi, sông Chợ Đệm – Bến Lức ra sông Vàm Cỏ Đông, kênh Thủ Thừa, sông Vàm Cỏ Tây và kênh Tháp Mười số
1
- Tuyến Tháp Mười số 2 (có cống Rạch Chanh)
- Cảng Sài Gòn đi rạch Ông Lớn, kênh Cây Khô, sông Cần Giuộc, kênh Nước Mặn, sông Vàm Cỏ, rạch Lá, kênh Chợ Gạo, rạch Kỳ Hôn
Khu vực giữa Sông Tiền và sông Hậu:
Gồm 4 tuyến
- Kênh Tân Châu
- Sông Vàm Nao
- Tuyến Sa Đéc – Lấp Vò
- Tuyến kênh Chợ Lách, Trà Ôn – Măng Thít
Khu vực sông Thị Vải về hướng Đông Thành phố Hồ Chí Minh :
Gồm các tuyến:
- Tuyến từ thượng và hạ lưu sông Thị Vải về thượng lưu sông Soài Rạp
- Tuyến từ thượng và hạ lưu sông Thị Vải về hạ lưu sông Nhà Bè [ 25 ]
Trang 38Tuyến luồng đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ được thể hiện trên hình 2.1
Hình 2.1 Mạng lưới tuyến đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ
Nguồn: Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam
2.2.1.2 Các tuyến đường vận tải chính của khu vực Nam Bộ
* Khu vực Đông Nam Bộ
- Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (Tây Ninh): Dài 164 km (trên sông Vàm Cỏ Đông)
- Tuyến Sài Gòn - Bến Súc: Dài 90 km (trên sông Sài Gòn)
Trang 39- Tuyến Tp.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Đồng Nai (Sông Đồng Nai) dài 59
km (đến Biên Hòa) và 103 km (đến Trị An)
- Tuyến nối tắt từ sông Thị Vải - Vũng Tàu về đồng bằng sông Cửu Long qua sông Lòng Tàu – sông Dần Xây - sông Dinh Bà - sông Lò Rèn – sông Vàm Sát về Nhà Bè đi các tỉnh Miền Tây
* Khu vực Tây Nam Bộ
- Tuyến 1: Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Tiên: kênh Tẻ - rạch Ông Lớn - sông Cần Giuộc - kênh Nước Mặn - kênh Chợ Gạo - rạch Kỳ Hôn - sông Tiền - kênh Lấp Vò sông Hậu - kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang - kênh Rạch Giá - Hà Tiên - kênh Ba Hòn (Kiên Giang) Cự ly toàn tuyến là 320 km, đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III
- Tuyến 2: Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Năm Căn: kênh Tẻ - Rạch Ông Lớn - sông Cần Giuộc - kênh Nước Mặn - kênh Chợ Gạo - rạch Kỳ Hôn - sông Tiền - kênh Chợ Lách - sông Cổ Chiên - kênh Măng Thít - kênh Xà
No - kênh Sông Trẹm Cạnh Đền - sông Gành Hào (Cà Mau) - kênh Bảy Hạp - sông Bảy Hạp - kênh Năm Căn - Cảng Năm Căn (cuối tuyến) Cự ly toàn tuyến là 332 km, đây là trục giao thông đường thủy quan trọng nối Đông Nam Bộ với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau Trên tuyến có hai cầu đường bộ chưa đạt chuẩn là cầu Bạc Liêu bắc qua kênh Bạc Liêu – Vàm Lẻo, có khẩu độ rộng 20m, chiều cao tĩnh không 4,5m Cầu Giá Rai bắc qua kênh Bạc Liêu – Cà Mau, có khẩu độ rộng 20m, chiều cao tĩnh không 5,0m, chiều rộng luồng thay đổi từ 20m – 50m, chiều sâu khoảng 1.2m – 2.0m hiện đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III
- Tuyến 3: Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Tiên (qua Đồng Tháp Mười): kênh Tẻ - kênh Đôi - sông Chợ Đệm Bến Lức - sông Vàm Cỏ Đông - kênh Thủ Thừa - sông Vàm Cỏ Tây - kênh Lagrange - kênh Đồng Tiến (Tháp Mười số 1) - sông Tiền - nhánh Cù Lao Mây - sông Vàm Nao - sông Hậu - kênh Ba Thê - kênh Mạc Cần Dưng - kênh Tám Ngàn - kênh Rạch Giá -
Hà Tiên (Kiên Giang) Cự ly toàn tuyến là 228 km, chiều rộng nhỏ nhất B=30m; bán kính cong nhỏ nhất R = 160m và nơi có độ sâu nhỏ nhất
Trang 40H=1.8m, đã được đầu tư, nâng cấp cải tạo toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III.
- Tuyến 4: sông Tiền (từ cửa Tiểu đến biên giới Campuchia) có chiều dài 237,5 km; nơi có chiều rộng nhỏ nhất là 350m; nơi có bán kính cong nhỏ nhất là 700m và nơi có độ sâu nhỏ nhất là 04m
- Tuyến 5: sông Hậu có chiều dài 219 km (quản lý một số nhánh phụ có tổng chiều dài 173,2 km) và sông Ông Đốc dài 48 km qua hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang; nơi có chiều sâu nhỏ nhất H=2,4m Trên tuyến phụ có một số cầu tạm bắc có tĩnh không thấp, không đủ điều kiện cho phương tiện qua lại khi thủy triều lên; ngoài ra còn có một số công trình thủy lợi được xây dựng từ trước đã gây cản trở cho giao thông vận tải thủy trên tuyến [ 25 ]
2.2.2 Đặc điểm bến cảng
Hệ thống cảng bến đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ chia làm 3 cụm :
* Cụm cảng bến khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ
Bao gồm các cảng bến trên sông kênh của Thành phố Hồ Chí Minh và các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai thuộc địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai
Đây là khu vực hoạt động vận tải đường thủy nội địa sôi động và nhiều cảng bến vì Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối quan trọng tiếp nhận hàng hóa từ các tỉnh Nam bộ về và phân phối hàng hóa ngược lại từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Hoạt động vận tải và xếp dỡ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận rất phát triển
Hệ thống cảng bến tổng hợp :
- Cảng sông thành phố (cảng Bình Đông cũ) trên kênh Tẻ, kênh Đôi là nơi tập kết chủ yếu hàng nông sản từ các tỉnh Nam bộ về Thành phố, trung chuyển vật tư, phân bón cho đồng bằng sông Cửu Long Cảng có khả năng cập tàu 200 – 500 T
- Cảng Tôn Thất Thuyết (Quận 4) chuyên xếp dỡ hàng nông sản thực phẩm
về Thành phố và hàng bách hóa về các tỉnh