1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lao động nhập cư và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố hồ chí minh

224 649 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .... Hiện nay, tại thành

Trang 2

LÊ THỊ HỜ RIN

LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Mã số: 62228005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS LƯƠNG MINH CỪ

Trang 3

Tôi cam đoan công trình này là do tôi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu công trình khoa học này là trung thực và chưa được công bố

Người thực hiện

LÊ THỊ HỜ RIN

Trang 4

1 (2014), Một số giải pháp khai thác và quản lý hiệu quả lao động nhập cư tại thành Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2014

2 (2015), Thực trạng lao động nhập cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học chính trị, số 3/2015

3 (2015), Lao động nhập cư và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3/2015

Trang 5

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 14

4 Mục đích, nhiệm vụ của luận án 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 15

6 Đóng góp mới của luận án 15

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 15

8 Kết cấu của luận án 16

PHẦN NỘI DUNG 17

Chöông 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 17

1.1 QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ 17

1.1.1 Khái niệm lao động và lao động nhập cư 17

1.1.2 Hiện tượng di dân và nguồn gốc của lao động nhập cư trong xã hội24

1.1.3 Đặc điểm và xu hướng của lao động nhập cư trên thế giới và Việt Nam hiện nay …… 36

1.2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .53

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 53

1.2.2 Vấn đề di dân và phát triển nguồn nhân lực trong thực tiễn đời sống xã hội ……… 65

1.2.3 Sự tác động của lao động nhập cư đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 70

Trang 6

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH HIỆN NAY 80

2.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH HIỆN NAY 80

2.1.1 Khái quát quá trình phát triển lao động nhập cư và sự biến đổi cơ cấu

dân số ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay 80 2.1.2 Quy mô và đặc điểm của lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh

hiện nay 83

2.2 VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH 95

2.2.1 Vai trò của lao động nhập cư đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở

thành phố Hồ Chí Minh 95

2.2.2 Dự báo sự phát triển lao động nhập cư và những vấn đề đặt ra về chính

sách xã hội đối với lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 113

Kết luận chương 2 146

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LAO

ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 149

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỂ GÓP

PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH HIỆN NAY 149

3.1.1 Quan điểm về quản lý lao động nhập cư của thành phố Hồ Chí

Minh 149

3.1.2 Quản lý lao động nhập cư, phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ

Trang 7

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN NAY 161

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách tổ chức, quản lý đối với lao động nhập cư 162

3.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế và hỗ trợ đời sống đối với lao động nhập cư 174

3.2.3 Nhóm giải pháp về chính sách y tế, giáo dục, văn hoá đối với lao động nhập cư 181

3.2.4 Nhóm giải pháp về các chính sách xã hội khác đối với lao động nhập cư 184

Kết luận chương 3 189

KẾT LUẬN CHUNG 191

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 199

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử nhân loại, dân số, dân cư là một trong những điều kiện tất

yếu, khách quan hợp thành kết cấu tồn tại xã hội Trong một phương thức

sản xuất vật chất nhất định của xã hội, yếu tố dân số, bao gồm cả chất lượng

và số lượng của nĩ, nhân tố con người sản xuất, nguồn nhân lực trong quá

trình sản xuất vật chất, giữ vai trị quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ

xã hội Trong thời đại tồn cầu hĩa hiện nay, tính chất và đặc điểm của yếu

tố dân số, dân cư đã cĩ những biến đổi Người lao động đã luơn cĩ sự thay

đổi mơi trường lao động một cách năng động, linh hoạt Lao động nhập cư

gắn với hiện tượng di dân, đã giữ một vị thế đặc biệt quan trọng trong phát

triển kinh tế - xã hội hiện nay Vì vậy, di dân là một hiện tượng kinh tế – xã

hội phổ biến, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong

lịch sử, di dân luôn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển dân

số, kinh tế – xã hội của loài người - lịch sử của loài người luôn gắn liền

với quá trình di dân Những người dân di cư được gọi là “lao động nhập

cư” hay “lao động tạm trú” Ở Việt Nam, lực lượng lao động nhập cư có

mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội của cả nước với tỷ lệ không

nhỏ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng

của các tỉnh, thành phố trong cả nước Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh,

do khoảng cách phát triển cĩ sự cách biệt khá lớn so với các tỉnh, thành khác

của cả nước cho nên lao động nhập cư vẫn sẽ tiếp tục đến thành phố Với sự

hiện diện của mình, một mặt, lao động nhập cư đã đĩng gĩp đáng kể cho sự

phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực của thành phố; mặt khác, lao

động nhập cư cũng đặt thành phố trước nhiều thách thức khơng nhỏ, trong

đĩ cĩ những vấn đề rất nan giải như: vấn đề chính sách quản lý, đào tạo và

Trang 9

sử dụng, vấn đề chính sách, nhà ở, đất đai, cư trú, giáo dục, y tế Quán triệt Nghị quyết số 16 – NQ/TW của Bộ Chính trị, hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thành phố Hồ

Chí Minh trở thành một thành phố “văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh

tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á” [197,46] Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để

thực hiện thành công sự nghiệp ấy, việc phát huy tiềm năng của các nguồn lực trong nhân dân là nhu cầu, nhiệm vụ được Đảng và nhà nước ta đặt lên hàng đầu Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và phát triển kinh tế, sự tái cấu trúc về cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch mạnh

mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sự phát triển nhanh chóng của các

đô thị, khu công nghiệp, sự phân bố lại lao động đã và đang diễn ra Số lao động dư thừa ở nông thôn ngày càng tăng lên, khu vực thành thị với cơ cấu kinh tế mở năng động, đã trở thành điểm thu hút lao động nông thôn hướng

về Trong điều kiện đó, di dân và lực lượng lao động nhập cư trở thành một hiện tượng thường xuyên, đặc biệt đối với các quốc gia đang bước vào thời

kỳ công nghiệp theo hướng hiện đại hóa như Việt Nam Sự thiếu ổn định của tăng trưởng kinh tế, nhu cầu công ăn việc làm, sự chênh lệch giữa các vùng, miền tạo nên làn sóng di dân và từ đó hình thành hiện tượng “lao động nhập cư” tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Ở các tỉnh, thành phố có ít khu chế xuất, khu công nghiệp, quá trình tăng trưởng kinh tế chậm, nhu cầu việc làm cao thường có hiện tượng dư thừa về

số lượng lao động Và tất nhiên, các tỉnh, thành tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp như thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến có sức thu hút mạnh mẽ đối với lực lượng lao động này ở các địa phương

Theo quan điểm hiện nay, sự phát triển của các thành phố lớn gắn liền với sự phát triển chung của khu vực, cũng như của cả nước Đồng thời với

Trang 10

tăng trưởng kinh tế của thành phố là sự phát triển nguồn nhân lực và sự phát triển thị trường lao động Trong đó, người lao động nhập cư là nhân tố quan trọng, một mặt thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động cho thành phố; mặt khác cũng tạo nên sự quá tải của cơ sở hạ tầng, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội

Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề con người lao động, trong đó có lao động nhập cư với những vấn đề về chính sách đối với lao động và nguồn nhân lực, luôn là một trong những yêu cầu bức thiết của chính quyền thành phố Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2012 - Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh đăng tải trên http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/, dân số thành phố có 7.750,9 ngàn người [61,26] Trong đó, lực lượng lao động có khoảng 4,0864 triệu người, chiếm 52,72% dân số [217, 19], tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 65,4% dân số [217, 20], (số người nhập cư vào thành phố năm 2012 là 215,4 nghìn người [217,56] Trong tổng dân số của thành phố, có khoảng gần 03 triệu dân nhập cư - theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và quý I/2016 của Hiệp hội Bất Động sản đang trên báo điện tử nld.com.vn ngày 24/4/2016 Cũng theo Tổng cục thống kê năm 2012, tỷ lệ người dân nhập cư vào thành phố năm 2012 tham gia vào lực lượng lao động của thành phố chiếm 79,1% [217, 57] Với cơ cấu và tỷ lệ như trên, có thể thấy lao động nhập cư có vai trò đáng kể trong

sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong những năm qua Trong thời gian qua, mặc dù chính quyền thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách thoáng hơn nhiều so với những năm trước đây

để quản lý, đào tạo lao động nhập cư Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhanh lao động nhập cư, một số chủ trương, chính sách trở nên bất cập, đặc biệt là chưa có được đánh giá đầy đủ về sự đóng góp của lao động nhập cư vào sự phát triển kinh tế nói chung, nguồn nhân lực của thành phố nói riêng

Do đó, tiếp cận từ phương diện triết học xã hội để nghiên cứu, tìm hiểu một

Trang 11

cách thấu đáo, đánh giá đúng đắn thực trạng, tác động của lao động nhập cư, cũng như nhận diện những mặt tích cực và tiêu cực của lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đưa ra phương hướng và các giải pháp phát huy vai trị của lao động nhập cư trong phát triển nguồn nhân lực

ở thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ quá trình cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa của thành phố, cĩ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn thiết thực Do đĩ,

nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Lao động nhập cư và vai trị của nĩ đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án

tiến sỹ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề di dân, di cư nĩi chung, trong đĩ cĩ lao động nhập cư, là một vấn đề lớn, với nhiều nội dung sâu sắc, mang tính nhân văn và thực tiễn cao Chính vì vậy, vấn đề di dân, lao động nhập cư đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, nhiều ý kiến trao đổi khác nhau Các cơng trình nghiên cứu về lao động nhập cư được tập trung theo các hướng: các cơng trình liên quan đến những quan điểm, lý luận chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực; các cơng trình liên quan đến những quan điểm về thực trạng lao động nhập

cư và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh; các cơng trình liên quan đến những giải pháp để quản lý cĩ hiệu quả đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh Nhìn chung, cĩ thể khái quát các cơng trình nghiên cứu đĩ thành ba chủ đề chính

Chủ đề thứ nhất, đĩ là các cơng trình liên quan đến những quan điểm, lý luận chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực Trong chủ

đề này cĩ các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố như: Từ nơng thơn ra thành phớ – tác đợng kinh tế – xã hợi của di cư ở Việt Nam của

Trang 12

Lê Bạch Dương – Nguyễn Thanh Liêm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

2008; Lao động nữ di cư tự do Nông thôn – Thành thị của Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2000; Tác động của di cư tự do vào thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới của Ths Trần Hồng Vân, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Báo cáo

sơ bộ một số kết quả nghiên cứu về di dân của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Giáo trình kinh tế nguờn nhân lực, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009 của PGS TS Trần Xuân Cầu (chủ biên) – PGS.TS Mai Quốc Chánh; Cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa

ở Việt Nam ĺ lụn và thực tĩn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của

TS Nguyễn Trọng Chuẩn – PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa - PGS.TS Đặng

Hữu Tồn (chủ biên); Phát triển nguờn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của TS Nguyễn Thanh; Phát huy yếu tớ con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002 của TS Hồ Anh Dũng; Quản trị nguờn nhân lực, Nxb Phương Đơng, Tp.Hồ Chí Minh, 2011 của

TS Bùi Văn Danh - MBA Nguyễn Văn Dung – Ths Lê Quang Khơi; Phát triển nguờn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế, Hà Nội, 2009 của

Phùng Lê Dung – Đỡ Hồng Hiệp, Hà Nội, 2009, đăng trên Tạp chí nghiên

cứu Châu Phi và Trung Đơng; Di cư trong nước – Cơ hợi và thách thức đới với sự phát triển kinh tế – xã hợi ở Việt Nam, Hà Nội, 2010 của Veronique Marx và Katherine Fleischer thuộc tổ chức United Nations Viet Nam; Hội thảo khoa học phát triển bền vững kinh tế – xã hội của các thành phố theo hướng hiện đại, Hà Nội, 2011 do Viện kinh tế phát triển Hà Nội tổ chức; Phát triển nguờn nhân lực ở thành phớ Hờ Chí Minh trong quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, thành phố Hồ Chí Minh, 2014 của TS Nguyễn

Long Giao Trong công trình Di dân tự do đến Hà Nội, thực trạng và giải

pháp quản lý của TS Hoàng Văn Chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

Trang 13

2004 đã phân tích khá rõ thực trạng, nguyên nhân dẫn đến di dân, đặc điểm của di dân đồng thời đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề di dân Trước tiên, tác giả đã nêu những nhận định khái quát nhất về di dân “Di dân là một hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới” [51, 8] Bên cạnh đĩ, trong cơng trình của mình, tác giả cũng đã giới thiệu lại định nghĩa của Liên hợp quốc về di dân Theo Liên hợp quốc “Di dân là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lý hành chính này vào một đơn vị địa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di dân xác định” [51, 9-10] Theo tác giả, nguyên nhân cơ bản, có tính phổ biến, dẫn đến di dân là nguyên nhân kinh tế Bên cạnh nguyên nhân kinh tế còn có các nguyên nhân khác như: nguyên nhân chính trị, tôn giáo, tâm lý, tình cảm, quốc phòng hoặc các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (động đất, núi lửa,…) Trong công trình này, ngoài việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến di dân, tác giả còn đưa

ra những nhận định về đặc điểm của di dân Theo đó, di dân có 3 đặc

điểm chính: thứ nhất, con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi nào đó với một khoảng cách nhất định; thứ hai, người di

chuyển có mục đích, họ rời nơi ở cũ đến nơi ở mới thực hiện mục đích của

mình; thứ ba, thời gian ở lại nơi mới phải kéo dài trong khoảng thời gian

xác định, tối thiểu phải từ 6 tháng trở lên mới xác định đó là di dân Ngoài

ra, theo tác giả, chúng ta có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp và các hoạt động sinh sống hàng ngày

Chủ đề thứ hai, đĩ là các cơng trình liên quan đến thực trạng lao động

Trang 14

nhập cư và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh Trong chủ đề thứ hai, cĩ các tác phẩm như: Hội thảo quốc gia tăng cường năng lực xây dựng chính sách di dân nội địa Việt Nam, phần II của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1998, thành

phố Hồ Chí Minh; Chi cục phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh

(2005), Hành trình hội nhập của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ kinh tế và xã hội, thành phố Hồ Chí Minh; Cư dân đơ thị và khơng gian đơ thị trong tiến trình đơ thị hĩa ở thành phớ Hờ Chí Minh: Thực trạng và dự báo của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2010; Sự thớng nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhĩm, giai tầng xã hợi ở thành phớ Hờ Chí Minh hiện nay – Thực trạng và giải pháp, của Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh -

Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ - Báo Sài Gịn giải phĩng, thành phố Hồ

Chí Minh, 2006; Mợt sớ vấn đề về di cư nơng thơn – đơ thị – Thách thức và

cơ hợi cho thành phớ Hờ Chí Minh của Bùi Việt Thành, Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2011;

Vấn đề lao đợng di cư ra thành thị, khu cơng nghiệp trong bới cảnh sau khi Việt Nam gia nḥp WTO – Thực trạng và giải pháp, của Trung tâm phát

triển và mơi trường Vùng thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt

Nam, Hà Nội, 2012; Đời sớng văn hĩa tinh thần của cơng nhân ở các khu chế xuất – khu cơng nghiệp thành phớ Hờ Chí Minh của TS Phạm Đình Nghiệm, thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Di cư và đơ thị hĩa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt của Tổng cục thống kê, Hà Nội,

2011 Trong cơng trình Sự thớng nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhĩm, giai tầng xã hợi ở thành phớ Hở Chí Minh hiện nay – Thực trạng và giải pháp của Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh - Viện khoa

học xã hội vùng Nam Bộ - Báo Sài Gịn giải phĩng, thành phố Hồ Chí Minh,

2006, các tác giả đã đặt ra những vấn đề chính sách cịn nan giải của thành

Trang 15

phố đối với lao động nhập cư trên khá nhiều lĩnh vực như: nhà ở, điều kiện

hạ tầng, giáo dục, y tế, tiếp cận tín dụng, việc làm, hộ khẩu, hội nhập cộng

đồng Đối với lĩnh vực nhà ở, công trình cho rằng chất lượng nhà ở là vấn đề

khó khăn của lao động nhập cư Lao động nhập cư thường phải sống trong điều kiện chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo chất lượng, tình trạng

an ninh trật tự kém Đối với lĩnh vực hạ tầng cơ sở, cụ thể là điện, nước, lao

động nhập cư phải trả tiền điện, nước cao hơn nhiều so với lao động sở tại

Đối với lĩnh vực giáo dục, mặc dù ngành giáo dục không có chủ trương hạn

chế lao động nhập cư nhưng việc thiếu trường, lớp là áp lực lớn nên các trường đã có sự chọn lọc mà một trong những tiêu chí để chọn lọc chính là

hộ khẩu Đối với lĩnh vực y tế, công trình cho rằng việc thu hút lao động

nhập cư vào các chương trình giảm nghèo, trong đó có hỗ trợ về y tế, vẫn

còn có hạn chế Đối với lĩnh vực tiếp c̣n tín dụng, công trình cho rằng ngoài

các lĩnh vực tín dụng có tính chất xã hội từ thiện như Quỹ hội phụ nữ, Quỹ xóa đói giảm nghèo thì việc tiếp cận để vay vốn từ ngân hàng còn rất khó khăn đối với lao động nhập cư bởi để được vay vốn từ ngân hàng thì phải có các yếu tố để thế chấp và đảm bảo như: nhà, đất, hộ khẩu,…trong khi lao

động nhập cư thì khó hoặc không thể có các yếu tố này Đối với lĩnh vực việc làm, công trình khẳng định rằng lao động nhập cư hầu như không có cơ

hội làm việc trong khu vực nhà nước do không có hộ khẩu và khi làm việc trong khu vực tư nhân, họ dễ bị người sử dụng lao động vi phạm về quyền lợi như: không ký hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc, nợ bảo

hiểm xã hội,… Đối với lĩnh vực hộ khẩu, công trình cho rằng chính sách hộ

khẩu với sự phân biệt người tại chỗ và người nhập cư, đã gia tăng thêm tâm

lý “ngụ cư” vốn tiềm tàng Đồng thời việc ăn theo hộ khẩu của các chính sách, quy định và giao dịch dân sự đã làm cho cuộc sống của lao động nhập

cư vốn đã có nhiều khó khăn lại tiếp tục phải gánh thêm rất nhiều khó khăn

nữa Đối với việc tham gia đời sống cộng đồng, công trình khẳng định rằng

lao động nhập cư thường ít tham gia các đoàn thể trong cộng đồng Điều này

Trang 16

một phần do người nhập cư khơng muốn tham gia nhưng phần lớn là do cách nhìn của người tại chỡ, người quản lý cộng đồng khơng xem trọng vai trị của họ

Chủ đề thứ ba là các cơng trình liên quan đến những giải pháp để quản ĺ cĩ hiệu quả đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh Trong

chủ đề này, cĩ các cơng trình nghiên cứu khoa học như: Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2013; Hành trình hợi nḥp của di dân tự do vào thành phớ Hờ Chí Minh – nhìn từ gĩc đợ kinh tế và xã hợi của Nguyễn Trọng Liêm và các thành viên, thành phố

Hồ Chí Minh, 2005; Chính sách lao động nhập cư của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay của Th.s Nguyễn Văn Lâm, thành phố Hồ

Chí Minh, 2005; Về nguồn nhân lực của Việt Nam trong năm 2010 và những năm sau của PGS.TS Phạm Đức Vượng, Hà Nội, 2010; Hiện tượng

di dân đến thành phố: nhận định và đề xuất chính sách của PGS.TS Lê Xuân Bá, Hà Nội, 2010; Di dân với phát triển kinh tế - xã hợi thành phớ Hờ Chí Minh của Lê Văn Thành, thành phố Hồ Chí Minh, 2011; Hội thảo khoa học phát triển bền vững kinh tế – xã hội của các thành phố theo hướng hiện đại, Hà Nội, 2011 do Viện kinh tế phát triển Hà Nội tổ chức; Giải pháp cho doanh nghiệp lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Thuấn, Hà Nội, 2011; Nhân lực chất lượng cao và lao động nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh của Trần Anh Tuấn, thành phố Hồ Chí Minh, 2013 Trong các cơng trình nghiên cứu này, phải kể đến cơng trình Di dân với phát triển kinh tế - xã hợi thành phớ Hờ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2011 của tác giả Lê Văn Thành, tác giả đã nêu một số dự báo quan

Trang 17

trọng về tình hình dân số thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2025 Theo đó, từ 2020 – 2025, thành phố sẽ có 10 – 12 triệu dân, tăng gấp đôi trong vòng 15 năm Công trình cũng khẳng định, người nhập cư sẽ ngày càng gia tăng trong tình hình Vùng kinh tế phía Nam đã giải tỏa bớt áp lực

Từ dự báo đó, công trình đã đưa ra một số giải pháp đối với lao động nhập

cư Thứ nhất, cần quản lý tốt người nhập cư, đưa các công trình xã hội vào những cộng động người nhập cư Thứ hai, cần có cơ chế thông tin tốt cho

người nhập cư về việc làm, điều kiện sống đồng thời đảm bảo các chế độ

bảo hiểm xã hội Thứ ba, cần gắn vấn đề phân bố dân cư (có người nhập cư)

với quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, tại thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, các công trình, đề tài nghiên cứu về di dân, về lao động nhập cư còn được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Lê Văn Thành,

Dân nḥp cư với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Trần Đan Tâm, Vấn đề của người nḥp cư vào thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí

Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Nguyễn Thị Thiềng -

Vũ Hoàng Ngân, Khó khăn của người di cư đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Hà Nội, năm 2006; Phạm Thị Xuân Thọ, Về quá trình di dân ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997; Lê Văn Năm, Di dân nông thôn -

đô thị và sự phát triển đô thị bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí

Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 Ngoài ra, còn nhiều công trình khác cũng trình bày nhiều khía cạnh khác nhau đối với vấn đề di dân và lao động nhập cư

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm di dân, đặc điểm, xu hướng của di dân trên thế giới cũng như các quan điểm, các vấn đề đặt ra đối với di dân và các giải pháp cho vấn đề di

dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, vấn đề “Lao động nḥp cư

và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí

Trang 18

Minh” cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở bất kỳ

cơng trình nào đã cơng bố

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề lao động nhập cư, thực trạng lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh và về vai trị, tác động của lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trên cả phương diện lý luận và thực tiễn

Phạm vi nghiên cứu: luận án chỉ tập trung nghiên cứu về lao động nhập

cư trong tổng thể nguồn nhân lực, trong phạm vi địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

4 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trị to lớn của lao động nhập cư cũng như sự tác động, ảnh hưởng của lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở

đĩ, đề xuất các giải pháp gĩp phần quản lý cĩ hiệu quả lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Để đạt được mục đích trên đây, luận án xác định cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày, phân tích cơ sở lý luận chung về lao động nhập cư,

mối quan hệ giữa lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực

Thứ hai, trình bày, phân tích thực trạng của lao động nhập cư ở thành

phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính định hướng và khả thi, để gĩp phần quản lý một cách cĩ hiệu quả lao động nhập cư trên địa bàn thành phố, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

Trang 19

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, phù hợp: hệ thống cấu trúc, lôgích

và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, thống kê, … để thực hiện luận án

Phương pháp tiếp cận: luận án được triển khai nghiên cứu từ phương diện triết học chính trị, triết học xã hội; vận dụng lý luận triết học để giải quyết vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra

6 Đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới trong nghiên cứu học thuật như sau:

Thứ nhất, từ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và những

luận điểm của các nhà nghiên cứu về lao động nhập cư, về các đặc điểm của lao động nhập cư và nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh trên phương diện lý luận, luận án đã hệ thống hóa, khái quát, làm rõ những vấn đề lý luận chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực, về sự tác động biện chứng giữa lao động nhập cư và sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố

Hồ Chí Minh

Thứ hai, từ sự lý giải, phân tích bằng các số liệu chứng minh, luận án

đã chỉ ra thực trạng lao động nhâp cư và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, trên phương diện thực tiễn, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thành phố

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Nghiên cứu về lao động nhập cư và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất

Trang 20

sâu sắc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Về ĺ lụn, luận án đã góp phần khái quát hóa, hệ thống hoá và làm rõ

những quan điểm về lao động nhập cư trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, làm rõ mối quan hệ giữa người lao động nhập cư với phát triển nguồn nhân lực; làm rõ sự tác động, ảnh hưởng to lớn của lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Về ́ nghĩa thực tĩn, từ thực trạng và giải pháp có tính định hướng đối

với lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh mà luận án đề xuất, có thể góp phần thiết thực vào việc phát triển, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề lao động nhập cư

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử chuyên ngành triết học chính trị, triết học xã hội,…trong các trường cao đẳng và đại học

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết, được thực hiện trong 173 trang

Trang 21

Chöông 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1 QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ

1.1.1 Khái niệm lao động và lao động nhập cư

Khái niệm lao động

Theo quan niệm duy vật lịch sử, con người là chủ thể của lịch sử, giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và tiến bộ của xã hội Con người sáng tạo chân chính ra lịch sử là nhờ các hoạt động lao động, sản xuất ra của cải vật chất, ra các giá trị tinh thần cho xã hội loài người Vì thế, hoạt động lao động của con người và loài người là một trong những vấn đề trung tâm của học thuyết Mác Xét toàn cục, nó là điểm khởi đầu và cũng là điểm tận cùng trong lý luận về lịch sử của Mác, là một trong những giá trị nền tảng của triết học Mác Và vì thế, chủ đề lao động như sợi chỉ đỏ, đã xuyên suốt trong học thuyết Mác từ những bản thảo đầu tay đến những tác phẩm đỉnh cao của sự tổng kết về lý luận Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau

về lao động Và như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lao động Tuy nhiên, dù tiếp cận ở góc độ nào thì chúng ta cũng đều phải thừa nhận rằng, lao động là hoạt động đặc thù, là phương thức hoạt động bản chất nhất của con người, chỉ riêng có ở con người, lao động là ranh giới để phân biệt giữa con người và con vật Một chân lý hiển nhiên là, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức còn hoạt động của loài vật có tính bản năng Và cũng nhờ lao động, con người đã sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình – một điểm khác biệt nữa giữa con người và con vật

C Mác và Ph Ăngghen đã viết “bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” [117, 29] Và chính con người đã tạo ra lịch sử - xã hội của mình từ quá trình hoạt động lao động sản xuất ra sản phẩm vật chất đó

Trang 22

Thông qua lao động, con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến các vật thể của tự nhiên thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình

Do đó, lao động là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người C Mác đã viết “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [122, 230] C Mác cũng đã chỉ rõ “con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp…con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó” [125, 32]

Theo quan điểm của Mác, lao động là hoạt động có ý thức và mục đích của con người Do vậy, nó là cơ sở thực tiễn tạo ra mọi vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề đó, phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Lao động có ý thức là một thuộc tính đặc trưng của con người và

vì thế, nó chi phối lịch sử con người một cách thường xuyên và phổ biến đến mức có thể nâng lên thành bản chất của con người C Mác đã viết “sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người và

tự nhiên, tức là cho sự sống của con người” [125, 61] Với hình thức lao động đó, con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà còn làm thay đổi bản tính con người nghĩa là “phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình” [125, 231] Hoạt động lao động chính là bản chất của loài người Những hoạt động đó là những hoạt động mang tính giống loài của con người

và vì thế, con người “không chỉ nhân đôi mình lên một cách chỉ bằng trí óc, như trường hợp xảy ra trong ý thức mà còn tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực, và con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới

do mình sáng tạo ra” [124, 120] Chính lao động có ý thức là điểm gạch nối giữa con người và thế giới tự nhiên và ngoài thực tiễn ấy ra thì không có một

Trang 23

cái gì khác – điểm cốt lõi trong học thuyết Mác, về lịch sử - xã hội nói chung Với Ph Ăngghen, ông khẳng định rằng, lao động là nguồn gốc của mọi của cải và giúp cải biến chính con người “Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,

và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra loài người” [120, 641] Thật vậy, lao động không chỉ tạo

ra của cải để con người phục vụ cho nhu cầu của chính mình mà còn cải tạo chính bản thân con người, phát triển con người cả vể thể lực và trí lực – một dòng chảy liên tục, từ quá khứ đến tương lai Con người đã nhận thức và hành động đúng theo quy luật khách quan để trở thành con người “tự do” trong quá trình lao động Lênin cho rằng “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [106, 430]

Trong kinh tế học chính trị Mác - Lênin, lao động được hiểu là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu bản chất nhất của con người và là hoạt động đặc trưng nhất, sáng tạo nhất của con người Và hàng hoá chính là sản phẩm tạo ra của lao động, sản phẩm hàng hóa được dùng để mua bán, trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị Hai thuộc tính này được quyết định bởi tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng Trong đó, lao động cụ thể là lao động có ích ở một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, mục đích, phương pháp, tư liệu lao động và kết quả sản xuất riêng Có rất nhiều loại lao động cụ thể khác nhau, và chính cái riêng đó là yếu tố để phân biệt các loại lao động cụ thể Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định và vì thế, có vô

số giá trị sử dụng được tạo ra trong xã hội Lao động cụ thể tồn tại vĩnh viễn

Trang 24

cùng với sản xuất và tái sản xuất, và sự tồn tại đó không phụ thuộc vào bất

kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào Tuy nhiên, hình thức của lao động cụ thể

có thể thay đổi và phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động Điều đó có nghĩa là khoa học, kỹ thuật, phân công lao động càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về một cái chung đồng nhất: đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức bắp thịt, sức thần kinh của con người Nếu như lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng lại tạo ra giá trị hàng hoá Và lao động trừu tượng không phải là sự tiêu hao sức lực của con người nói chung mà là sự tiêu phí sức lực của người sản xuất hàng hoá Chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới

có tính chất là lao động trừu tượng và ngược lại, lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hoá, bởi mục đích của sản xuất là trao đổi tiêu dùng Lao động trừu tượng tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi Nếu không có sản xuất hàng hoá, không có sự trao đổi trên thị trường thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng Và

vì thế, lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất hàng hoá trong đời sống lịch sử

Tổng hợp toàn bộ những quan niệm về lao động như nêu trên, chúng ta

có thể định nghĩa về lao động như sau: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người trong những lĩnh vực, ngành, nghề kinh tế khác nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm ṿt chất, các sản phẩm tinh thần để đáp ứng nhu cầu của xã hội”

Khi phân tích đến vấn đề lao động, chúng ta không thể không nói đến nhân tố con người, đến người lao động bởi như trên đã phân tích, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người Khi nói đến nhân tố con người lao động, người ta thường xem xét, phân tích, đánh giá con người trong mối quan hệ với tư liệu sản xuất, mà trước tiên là công cụ lao động

Trang 25

Bởi vì cơng cụ lao động hay cơng cụ sản xuất là “hệ thống xương cốt và bắp thịt” của sản xuất và là một trong những tiêu thức cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất cũng đã nĩi đến điều đĩ Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất là khái niệm biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện mức độ chinh phục tự nhiên của con người ở mỡi giai đoạn lịch sử nhất định Lực lượng sản xuất cũng là một hệ thống mà cấu trúc của nĩ bao gồm tồn bộ tư liệu sản xuất và người lao động với tri thức và phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thĩi quen lao động của họ Do đĩ, lực lượng sản xuất chính là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội lồi người Và lực lượng sản xuất cũng chính là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, mà trước tiên là cơng cụ lao động Trên thực tế, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất, hay lực lượng sản xuất là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người Lực lượng sản xuất luôn vận động, biến đổi và trong bản thân nó đã từng diễn ra những cuộc cách mạng to lớn, quyết định các bước chuyển vĩ đại về chất của xã hội loài người từ mông muội, dã man sang văn minh với các nền văn minh kế tiếp nhau: nông nghiệp, công nghiệp và trí tuệ Ngày nay, khoa học đã trực tiếp trở thành một bộ phận quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất

Dĩ nhiên, những thành tựu khoa học hoặc được vật chất hĩa trong tư liệu sản xuất hoặc thơng qua người lao động với những kỹ năng lao động mới trong một tổ chức lao động cĩ hiệu suất cao do khoa học và cơng nghệ đem lại Bên cạnh đĩ, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đĩ con người là chủ thể cĩ ý nghĩa quyết định Trên cơ sở và tiền đề như vậy, vai trị của người lao động được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội Thật

Trang 26

vậy, trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác thì nguồn lực con người thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng Bởi

vì bản thân nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác khơng thể tự tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội và do đĩ, chưa thể trở thành động lực của

sự phát triển của xã hội Vai trị quan trọng đĩ, quyết định đĩ luơn luơn thuộc về con người, người lao động Chính con người, người lao động, với

tư cách là chủ thể, với sức lực và trí tuệ của mình, luơn là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả của việc khai thác nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, gĩp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai Với tư cách là khách thể, con người, người lao động trở thành đối tượng của sự khai thác, sử dụng, đầu tư và phát triển Song song đĩ, khi nĩi đến con người, người lao động, người ta cũng thường hay xem xét trong mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Trong quá trình sản xuất, con người khơng chỉ cĩ quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên,

mà cịn cĩ mối quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau Và đương nhiên, chỉ cĩ trong quan hệ tác động lẫn nhau, con người mới cĩ sự tác động vào tự nhiên Qua những phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy con người, người lao động mặc dù là động lực của sự phát triển của xã hội nhưng khơng vì thế mà con người, người lao động cĩ thể sống tách rời với môi trường sinh thái – môi trường sống của mình Quá trình sống của con người gắn liền với quá trình sản xuất vật chất, nghĩa là gắn liền với quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển “con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên và tạo cho mình những điều kiện sinh tồn mới” [120,720] Tùy thuộc vào sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người, xã hội loài người đối với môi trường tự nhiên mà môi trường được cải thiện, được tái tạo hoặc bị suy giảm về số lượng, chất

Trang 27

lượng, thậm chí gây ra những cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu, đe dọa đến sự sống của con người, sự tồn tại của xã hội loài người “Nếu con người nhờ vào khoa học và thiên tài sáng tạo của mình mà chinh phục được các lực lượng tự nhiên, thì các lực lượng tự nhiên lại trả thù con người bằng cách bắt bản thân con người, trong chừng mực con người sử dụng những lực lượng tự nhiên ấy, phải phục tùng một sự chuyên chế thật sự, bất chấp tổ chức xã hội là như thế nào” [119, 420] Do đĩ, con người, người lao động cần phải biết cách làm chủ chính mình và làm chủ giới tự nhiên

Khái niệm lao động nhập cư

Lao động nhập cư là khái niệm thường được sử dụng để chỉ những người dân di cư từ một nơi thường trú và nhập cư vào một nơi khác để làm việc và sinh sống Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn chưa cĩ một định nghĩa chuẩn nào về khái niệm này Để cĩ thể đưa ra định nghĩa tương đối chuẩn xác cho lao động nhập cư, chúng ta cĩ thể khảo sát từ những khái niệm cĩ liên quan đến người lao động của Tổ chức di cư quốc tế Trong Giải thích thuật ngữ về di cư năm 2011, Tổ chức di cư quốc tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau cĩ liên quan đến người lao động là người di cư, người nhập cư như: người lao động lưu động, di cư động, người lao động di cư,… Theo đĩ, người lao động lưu động là những người cĩ nơi thường trú ở một quốc gia nhưng phải đi đến một hoặc nhiều quốc gia khác lao động trong khoảng thời gian ngắn, do tính chất nghề nghiệp của những người đĩ Cịn di

cư lao động là sự di chuyển của con người từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc trong phạm vi quốc gia cư trú của họ với mục đích là làm việc

Và người lao động di cư là những người mà bản thân họ đã, đang và sẽ tham gia một hoạt động được trả cơng tại một quốc gia mà người đĩ là cơng dân Theo Tổ chức di cư thế giới, nhập cư là quá trình những người khơng phải cơng dân của quốc gia tiếp nhận di chuyển tới quốc gia đĩ với mục đích

Trang 28

định cư Từ khái niệm này, ở một khía cạnh hẹp hơn, cĩ thể hiểu người dân nhập cư là những người di cư từ nơi ở trước đây, thường là nơi thường trú – một đơn vị hành chính cũ – để nhập cư vào nơi khác – một đơn vị hành chính mới - để sinh sống, làm việc; sức lao động của họ được gọi là sức lao động nhập cư, và khái niệm lao động nhập cư được kết hợp từ hai nội dung trên Như vậy, xét về bản chất, lao động nhập cư chính là sức lao động tồn tại trong cơ thể người dân nhập cư

Từ những quan niệm về lao động nhập cư như nêu trên, chúng ta cĩ thể

định nghĩa lao động nhập cư như sau: “Lao đợng nḥp cư là những người lao đợng di chuyển từ nơi ở trước đây, thường là nơi thường trú và nḥp cư vào nơi khác để làm việc, sinh sớng”

1.1.2 Hiện tượng di dân và nguồn gốc của lao động nhập cư trong

xã hội

Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội, nhất là quá trình phát triển sản xuất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phân cơng lao động và sự biến đổi về chính trị – xã hội, vấn đề lao động nhập cư là một trong những vấn

đề cĩ tính phổ biến Điều đĩ được thể hiện rõ trong quá trình tồn cầu hĩa hiện nay Vấn đề lao động nhập cư lại liên quan trực tiếp đến một trong những vấn

đề xã hội khác đĩ là vấn đề di dân Do vậy, trước khi làm rõ vấn đề lao động nhập cư, cần phải tìm hiểu quan niệm liên quan trực tiếp đến vấn đề này là di dân

Trong lịch sử, di dân luôn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển dân số, kinh tế – xã hội của loài người Nói cách khác, lịch sử của loài người luôn gắn liền với quá trình di dân Lịch sử di dân thế giới đã ghi nhận những thay đổi to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phân bố và phân bố lại dân cư giữa các châu lục, đặc biệt là từ thế kỷ 15,16, các cuộc di cư với cường độ ngày càng lớn từ các nước châu Âu sang châu Mỹ,

Trang 29

từ châu Âu sang châu Đại Dương, châu Phi và từ châu Phi đến châu Mỹ Quá trình di dân này gắn liền với việc xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thường gắn với quá trình di chuyển lao động từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển, từ các nước đông dân, nghèo tài nguyên đến các nước giàu tài nguyên và thưa dân, từ các nước đang phát triển này đến các nước đang phát triển khác Theo báo cáo Cập nhật về di cư trẻ tồn cầu của Liên Hợp quốc năm 2014 đang tải lại trên trang điện tử Baochinhphu.vn - Lợi ích từ lao động nhập cư với kinh tế thế giới ngày 13/9/2013, hiện nay, trên thế giới có 232 triệu lao động di cư ra khỏi biên giới quốc gia, nhập cư vào nước khác (chiếm 3,2% dân số thế giới) Trong đó, Mỹ là nước có số lượng lao động nhập cư cao nhất: 45,8 triệu người; tiếp đến là Nga với khoảng trên 10 triệu người Nếu so sánh theo châu lục thì châu Âu là nơi có lao động nhập cư đông nhất thế giới, chiếm khoảng 34%; kế đến là châu Á, chiếm khoảng 28%; Bắc Mỹ 23%; châu Phi 9%; châu Mỹ Latinh 3% và châu Đại Dương 3% Xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, có thể thấy rằng các cuộc di dân trên thế giới luôn diễn ra với quy mô, hình thức, tính chất khác nhau Có những cuộc di dân rầm rộ của cả cộng đồng dân tộc, qua hàng chục, thậm chí hàng trăm năm như các cuộc di dân của người Palestine nhằm chạy trốn các cuộc chiến tranh của người Do Thái, các cuộc di cư của người Bách Việt về phía Nam Nhưng cũng có những cuộc di dân của cá nhân, nhóm người trong một thời gian ngắn, một không gian hẹp Có những cuộc di dân được nhà nước tổ chức, có trật tự nhưng cũng có cuộc di dân diễn ra tự do, tự phát mà nhà nước không thể kiểm soát được Tuy nhiên, cĩ một quy luật tất yếu được rút ra từ các cuộc

Trang 30

di dân là dù quy mô, tính chất, hình thức của các cuộc di dân có khác nhau đến đâu thì chúng đều là hệ quả tất yếu của quá trình thay đổi các điều kiện sống về tự nhiên, xã hội của con người, do hồn cảnh thời đại chi phối

Khái niệm di dân đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích và trình bày với những quan điểm khác nhau Theo tác giả Nguyễn Văn Tài và cộng tác viên, “Di dân, hay còn gọi là sự di trú, là thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc đó là quá trình rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính – địa lý nhất định” [158,31] Theo Paul Shaw, trong tạp chí thông tin Khoa học Lao động và Xã hội, thì “di dân là hiện tượng di chuyển khỏi tập thể từ một điểm địa lý này đến một điểm địa lý khác, trên

cơ sở quyết định của người di cư, dựa vào một loạt các giá trị trong hệ thống các mối quan hệ qua lại của người di cư” [183,3] Theo TS Hoàng Văn Chức, “di dân là một hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới” [51,8] Theo Liên hợp quốc thì “di dân là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lý hành chính này vào một đơn vị địa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di dân xác định” [51, 9 - 10]

Và theo GS.TS Lê Hữu Nghĩa thì “vấn đề di cư lao động, hay di dân trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới trong quá trình toàn cầu hóa Một mặt, lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn từ những nước đang phát triển, chuyển sang các nước phát triển Mặt khác, những nước đang phát triển xuất khẩu lao động sang những nước khác để làm những

Trang 31

công việc giản đơn Điều đó có nghĩa là di dân dưới nhiều hình thức khác nhau ở bình diện toàn cầu phản ánh nhu cầu tự nhiên của sự chuyển đổi và phân bố nguồn lực” [131, 465 – 466]

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể xác định rằng di dân là hiện tượng mà người dân, từ một nơi này di chuyển đến một nơi khác, nhằm thực hiện mục đích của mình là tìm nơi sinh sống, làm việc tốt hơn nơi ở cũ, kèm theo việc thay đổi chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn

Như vậy, theo nghĩa rộng, di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân cư Bất kỳ những sự chuyển động nào của con người trong không gian, gắn với sự thay đổi theo vị trí của lãnh thổ, cũng đều được coi là di dân Theo nghĩa hẹp, di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của của dân

cư ra khỏi biên giới đất nước hoặc ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang

cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ, và tất nhiên là với cơng việc làm

ăn mới của họ

Xét dưới góc độ không gian, hiện tượng di dân có thể diễn ra từ địa phương này sang địa phương khác trong một quốc gia hoặc có thể từ một quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống Dưới góc độ thời gian, hiện tượng di dân có thể diễn ra trong một thời gian ngắn (tạm thời) hoặc trong thời gian dài (vĩnh viễn) Và đĩ là những tính chất đặc trưng của hiện tượng

di dân trên thế giới

Trong thực tế, những người dân đi khỏi nơi mình cư trú trước đây để đến nơi khác gọi là người xuất cư hay người dân di cư Và, những người dân xuất cư đĩ đến một nơi khác để cư trú, sinh sống và làm việc được gọi là người nhập cư

Trang 32

Như vậy, di dân là một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới Từ đó, có thể khẳng định, chuyển cư là hiện tượng cĩ tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Về vấn đề này, V I Lênin đã cho rằng, nền đại công nghiệp nhất thiết sẽ tạo

ra sự chuyển cư, tạo ra sự di chuyển công nhân từ nhà máy này sang nhà máy khác, từ vùng này sang vùng khác Do đó, có thể nói, di dân chính là sự thay đổi hình thái phân bố dân cư trên thế giới, nó dẫn tới sự phân bố lại lao động theo lãnh thổ và ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội cũng như môi trường tự nhiên và mơi trường sinh sống của con người Ngoài ra, sự di dân thường kéo theo nĩ một hệ quả tất yếu, đó là sự phổ biến các tư tưởng văn hóa, tập quán kỹ thuật từ vùng này sang vùng khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác

Trên thế giới, quá trình di dân cũng có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về xu hướng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế của nó Điểm giống nhau là quá trình di dân diễn ra ở cả các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia kém phát triển trên thế giới Hoạt động di dân có thể diễn

ra dưới nhiều hình thức khác biệt nhau: quy mô di dân có thể lớn hoặc nhỏ, thời gian di dân có thể dài hay ngắn, nguyên nhân dẫn đến di dân có thể đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử khách quan

Về nguyên nhân di dân, chúng ta biết rằng sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến di dân Việc di chuyển từ nơi ở cũ sang nơi ở mới của người dân thường phải chịu tác động của một loạt các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai ở nơi cũ và nơi mới,

Trang 33

khoảng cách giữa hai nơi cũ và mới, các cơ hội việc làm, thu nhập, nâng cao trình độ học vấn ở nơi đi và nơi đến, quan hệ với chính quyền, họ hàng, láng giềng ở nơi cũ và mới,… Tuy nhiên, xét đến cùng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng di dân vẫn là nguyên nhân kinh tế Nguyên nhân chủ yếu này khơng chỉ bao hàm trong nĩ lực đẩy từ nơi xuất cư như:

sự dư thừa dân số, sức ép của dân số quá đông đối với mơi trường sống, thiếu nguồn tài nguyên để cĩ thể sinh tồn, thiếu việc làm, thu nhập thấp,…

mà cịn bao gồm lực hút từ nơi nhập cư như: tiền lương và thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn, mơi trường làm việc tốt hơn, cĩ nhiều cơ hội hơn,… Trong đờiđsống của nhân loại thì mỗi một cơ thể xã hội hay một hình thái kinh tế – xã hội cụ thể đều tồn tại trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định Và vì thế, dân số và môi trường là những yếu tố cơ bản của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội lồi người Điều kiện dân số và môi trường có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và cùng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Mặt khác, các yếu tố dân số, môi trường và sự phát triển xã hội luơn gắn kết, chế ước và quy định lẫn nhau trong suốt tiến trình lịch sử “sức sản xuất của lao động chủ yếu phải phụ thuộc vào: những điều kiện tự nhiên của lao động như độ phì nhiêu của đất đai, sự giàu có của các mỏ,….; sự hoàn thiện ngày càng nhiều thêm của những lực lượng sản xuất xã hội của lao động,… nhờ chúng mà khoa học buộc những lực lượng tự nhiên phải phục vụ lao động, và nhờ chúng mà tính chất xã hội hay hợp tác của lao động được phát triển” [119,175] và

“năng suất lao động gắn liền với các điều kiện tự nhiên” [122,723]

Mặt khác, vai trò của yếu tố dân số đối với sự phát triển của xã hội được thể hiện trên hai bình diện: số lượng và chất lượng, song, chúng không tác động giống như nhau trong mọi thời đại mà vai trị của dân số

Trang 34

luơn có tính lịch sử cụ thể Ở bất kỳ xã hội nào, trong bất kỳ thời đại nào, chúng ta đều biết rõ rằng cũng cần phải có một số lượng dân cư nhất định mới đảm bảo được lực lượng lao động, nguồn nhân lực để tiến hành tổ chức phân công và chuyên môn hóa lao động xã hội, để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và tái sản xuất mở rộng Trong lịch sử, các trung tâm văn hóa đầu tiên của nhân loại như Ấn Độ, Trung Hoa, Ai Cập,… đều là những vùng có mật độ dân cư cao so với thời đại lúc bấy giờ Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các phương thức sản xuất, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa số lượng dân cư và các điều kiện thuận lợi của môi trường tự nhiên với sự phát triển của xã hội đã không còn nữa Nghĩa là đến một giai đoạn lịch sử nhất định thì sức mạnh về số lượng của dân số sẽ không còn chiếm giữ vai trò quan trọng hay quyết định nữa Vào cuối thế kỷ XVII, cùng với sự ra đời của công nghệ cơ khí máy móc, sức mạnh về lượng của dân số đã dần dần được thay thế bằng sức mạnh về chất, hoạt động lao động cơ bắp dần được thay thế bằng lao động trí tuệ và ngày càng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội Trên thực tế, sự gia tăng dân số quá nhanh hoặc quá chậm, so với sự phát triển của các điều kiện kinh tế – xã hội, đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội Sự gia tăng dân số quá chậm sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu lao động xã hội; dân số già, một mặt gây khó khăn cho sản xuất, dịch vụ, mặt khác gây khĩ khăn cho phúc lợi xã hội vì phải có chi phí quá lớn để chăm sóc người già, cô đơn, Ngược lại, nếu dân số tăng quá nhanh, tuy có thuận lợi là dân số trẻ, sức lao động xã hội dồi dào nhưng lại gây nhiều khó khăn cho sự phát triển xã hội, như vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, vấn đề ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, Và trong mơi trường sống nhiều khĩ khăn đĩ, di cư sẽ là lựa chọn hợp lý, là

Trang 35

phương án mà các cộng đồng dân cư sẽ lựa chọn

Trong xã hội, tất cả mọi vấn đề, mọi sự việc, mọi hiện tượng xảy ra đều

cĩ nguyên nhân của nĩ Di dân cũng vậy Di dân khơng phải là một hiện tượng sinh học mà là một quá trình xã hội; trong đĩ, con người di chuyển do

sự tác động của các điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau Di dân luơn diễn ra trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của lồi người Vì thế, để hiểu được vì sao cĩ quá trình di dân cần phải phân tích, làm rõ về nguyên nhân của hiện tượng này Nhìn chung, có thể chia nguyên nhân của hiện tượng di dân thành hai loại chủ yếu, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế

Các nguyên nhân kinh tế của vấn đề di dân có thể bao gồm các yếu tố

về thu nhập, việc làm, đất đai, dân số … Với những người di cư xuất phát từ động cơ này, họ có xu hướng di chuyển từ những nơi thừa lao động, thiếu việc làm, thu nhập thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chậm phát triển,… đến những nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi hơn, có nhiều cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất của bản thân và gia đình Với lý do di cư xuất phát từ dân số, thì mật độ dân số là yếu tố đầu tiên có thể tạo ra nhu cầu cần thiết phải di dân Một chân lý hiển nhiên là, ở đâu dân số tăng lên thì ở đó nguồn lao động cũng tăng lên một cách tương ứng và tất yếu Tuy nhiên, đối với những nước nghèo, những vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, cĩ tiềm lực nguồn vốn ít hoặc không có, thì việc tăng dân số sẽ dẫn đến hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm Do đó, vì nhu cầu sinh sống của mình, người dân phải rời khỏi nơi có mật độ dân số cao để đến nơi có mật độ dân số thấp hơn, bởi vì mật độ dân số cao sẽ gây ra nhiều sức ép về dân số và về điều kiện sinh sống Và để phát triển kinh tế ở những vùng có tài nguyên

Trang 36

thiên nhiên phong phú nhưng dân cư thưa thớt, nhà nước cũng thường chủ động phân bố lại dân cư, đưa dân cư từ các vùng cĩ dân cư đông đúc đến các vùng kinh tế mới Trên thế giới, đã có những cuộc di dân vì nguyên nhân nĩi trên, điển hình là Liên Xô Thời chính quyền Xô viết, Liên Xô đã từng đưa dân đi phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Xibia Trung Quốc có chủ trương di chuyển lao động ra nước ngoài, nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động mà nền kinh tế Trung Quốc không thể kham nổi Song song với chủ trương đó của chính phủ, bản thân người dân Trung Quốc cũng luơn luôn có ý muốn ra nước ngoài lao động Điều này đã được nhà nghiên cứu Ronald Skeldon khẳng định trong bài viết về Di dân Trung Quốc, đăng trên tờ Journal of International Affairs năm 1996 rằng, người Trung Quốc không muốn ra đi nếu không biết cơ hội và không ai ra đi mà không muốn quay về khi giàu có Lao động là người Trung Quốc di chuyển sang nhiều nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là di chuyển sang các nước đang phát triển ở Đông Nam Á Đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của mình tại Myanmar, Lào, Campuchia thông qua viện trợ chính phủ và đầu tư, lao động hiện diện tại các khu vực này càng nhiều Theo VnEconomy trong bài viết Di dân Trung Quốc qua Đơng Nam Á ngày 26 tháng 5 năm 2009, tính đến năm 2007, có hơn 300 ngàn lao động nhập cư Trung Quốc ở Campuchia với hơn 3.000 công ty Trung Quốc; có 27 dự án Trung Quốc đầu tư vào Myanmar Năm

2010, lao động Trung Quốc làm việc tại Lào lên tới 500 ngàn và đến năm

2015 có thể lên tới 1,5 triệu người Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu thâm nhập mạnh mẽ vào Campuchia và là nhà đầu tư lớn nhất, tài trợ nhiều nhất cho Campuchia với khoản tài trợ khổng lồ lên tới 5,7 tỷ đô Những năm

Trang 37

gần đây, lao động Trung Quốc ở Campuchia chiếm khoảng từ 5 – 30 vạn người Điều đáng quan tâm là sau khi kết thức hợp đồng lao động, hầu hết lao động Trung Quốc đều tìm cách ở lại nước sở tại; và cùng với người Hoa nước sở tại, đã hình thành nên khu phố Tàu ở Mandalay (Myanmar), Vientiane (Lào) Với tốc độ di chuyển mạnh mẽ lao động ra nước ngoài như nêu trên, theo số liệu thống kê của VnEconomy cho thấy, trong mười năm đầu mở cửa, Trung Quốc đã thu hút được 9,546 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, trong đó có 96% từ vốn của người Hoa ở nước ngoài Một phần ba số tiền gửi về của lao động nhập cư trên toàn cầu tập trung vào bốn nước, trong đó có Trung Quốc Nhìn chung, có thể nói chính sách

di chuyển lao động ra nước ngoài của Trung Quốc đã khá thành công, đặc

biệt là trên ba phương diện: thứ nhất, đã chuyển dần các công nghệ cần

nhiều năng lượng ra nước ngoài để thu lợi và kích cầu trở lại trong nước;

thứ hai, đã giảm được áp lực về việc làm tại chỗ, bớt căng thẳng về an

sinh xã hội và có được nguồn lợi lớn từ thu nhập của lao động Trung Quốc

ở nước ngoài gửi về; thứ ba, việc chuyển lao động ra nước ngoài làm việc

như là một sự bành trướng quyền lực “cứng” và “mềm” của chính phủ Trung Quốc Tư duy về di chuyển ra nước ngoài để lao động của người Trung Quốc, chủ trương di chuyển lao động ra nước ngoài của chính phủ Trung Quốc và những thành công đó của Trung Quốc rất đáng để chúng ta nghiên cứu, nhằm rút ra những kinh nghiệm cần cho chúng ta trong quá trình thực hiện chính sách di dân nói chung, di chuyển lao động ra nước ngoài nói riêng Ở Việt Nam, vào những năm 1960, nhà nước đã đưa dân ở đồng bằng sông Hồng đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi phía Bắc Trong những năm gần đây, các luồng di dân tự do của đồng bào dân tộc

Trang 38

miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào Tây Nguyên là do nhu cầu phát triển kinh tế để nâng cao mức sống Dòng di dân tự do nông thôn – đô thị, đặc biệt là ở các đô thị lớn, từ cuối thập kỷ 1980 đến nay, chủ yếu là do nguyên nhân kinh tế

Các nguyên nhân phi kinh tế của hiện tượng di dân có thể bao gồm

các lý do như gia đình, hôn nhân, học vấn, sức khỏe, chính trị, xã hội, tôn giáo,…thậm chí có thể là chiến tranh và các tác nhân khác Người dân di chuyển từ nơi ở cũ sang nơi ở mới không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế Có rất nhiều người khá giả cũng tham gia di dân, họ ra đi chủ yếu vì lý do ở nơi mới có nhiều cơ hội nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao chuyên môn, tay nghề và nâng cao đời sống tinh thần Đa số những người Châu Âu chuyển đến một đất nước khác để sinh sống thường không phải vì công việc mà vì gia đình, vì tiếng gọi của tình yêu – Ý là nước thường được chọn cho lý do này - hoặc vì mưu cầu một cuộc sống có chất lượng tốt hơn – Anh, Pháp là ưu tiên hàng đầu của người về hưu khi lựa chọn nơi an dưỡng tuổi già Theo nghiên cứu năm 2006 của Ủy ban châu Âu được

Thanhnien.com.vn đăng tải lại trong bài báo Người châu Âu di dân để làm gì? ngày 31 tháng 3 năm 2006, cĩ 2% người châu Âu hiện đang định cư ở

nước ngồi, trong đĩ cĩ 30% vì lý do theo gia đình, 25% vì cơng việc và 24% vì mưu cầu một cuộc sống cĩ chất lượng tốt hơn Tình trạng chảy máu chất xám từ vùng này sang vùng khác của một quốc gia hay từ quốc gia này sang quốc gia khác, đặc biệt là từ những nước kém phát triển, đang phát triển sang các quốc gia phát triển, là một minh chứng rõ ràng cho luồng lao động di cư từ các nguyên nhân này Ví dụ như sự di cư của người

Ả Rập, Đông Nam Á, Châu Phi,… sang các nước Tây Âu và Hoa Kỳ là những điển hình

Trang 39

Về nguyên nhân tôn giáo, có những điển hình về di dân như: sự di dân

của người theo đạo Hồi và đạo Phật ở Ấn Độ sau những biến động chính trị lớn khi nước Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ và chia Ấn Độ thành các quốc gia Phật giáo và quốc gia Hồi giáo đã tạo nên sự di dân lớn của hàng triệu người theo đạo Phật và đạo Hồi Ở Việt Nam, năm 1954, đã diễn ra cuộc di dân lớn từ Bắc vào Nam của đồng bào giáo dân do bị thực dân Pháp xúi giục và do hồn cảnh lịch sử tạo ra

Về nguyên nhân chính trị, có những cuộc di dân lớn như: sự di dân

của gần 100 nghìn người di tản tránh cuộc giao tranh giữa phe Taliban và phe đối lập tại miền Bắc Afghanistan trong thời gian giao tranh cho đến giữa năm 2000 Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh vệ quốc, phía tây Liên Xô bị đe dọa bởi bọn phát xít, đã làm cho 25 triệu người Liên Xô phải di dân Sự tan rã của Liên Xô và sự hình thành các quốc gia độc lập đã tạo nên dòng di dân khá lớn từ Liên Xơ đến các khu vực, các quốc gia khác trên thế giới,

Tĩm lại, từ khái niệm về di dân và nguyên nhân dẫn đến di dân, chúng ta có thể thấy di dân có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một

nơi nào đó với một khoảng cách nhất định, nơi đến phải xác định và khoảng cách giữa hai đơn vị hành chính gọi là độ dài di chuyển

Thứ hai, người di chuyển có mục đích, họ rời nơi ở cũ đến nơi ở mới

thực hiện mục đích của mình

Thứ ba, thời gian sinh sống tại nơi cư trú mới phải kéo dài trong

khoảng thời gian xác định, tối thiểu phải từ sáu tháng trở lên mới xác định sự di chuyển đó là di dân Ngoài ra, có thể nhận biết hiện tượng di dân qua một đặc điểm nữa, đó là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề

Trang 40

nghiệp và các hoạt động sinh sống hàng ngày của người lao động

Tóm lại, bản chất của vấn đề di dân chính là quá trình con người đi tìm kiếm các cơ hội sống và phát triển tốt hơn Trong giai đoạn đầu, sự phát triển của con người gắn liền với nông nghiệp, người di cư thường tìm đến những vùng đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa để trồng trọt, chăn nuôi nhằm tạo điều kiện sinh sống thuận lợi, tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình Khi nền kinh tế công nghiệp xuất hiện và phát triển thì vấn đề thu nhập, mức sống, các cơ hội thỏa mãn đời sống tinh thần lại trở thành lực hút người dân di cư từ những vùng nông thôn, nơi có điều kiện làm việc hạn chế, thu nhập thấp đến thành thị, khu công nghiệp, nơi có điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn Mặt khác, nếu một đất nước cĩ mức sinh thấp và hiện tượng già hĩa dân số ngày càng tăng, nhu cầu cần cĩ nguồn nhân lực trẻ cũng tăng thì di dân và dịch chuyển dân số là hết sức cần thiết, giữ vai trị then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia

1.1.3 Đặc điểm và xu hướng của lao động nhập cư trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Đặc điểm của lao động nhập cư trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nhận thức được vai trò quyết định của tồn tại xã hội, cụ thể là sự quyết định của phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số, đối với sự phát triển của chính mình, con người đã luơn luôn tìm cách thích nghi cao nhất để tồn tại và phát triển Và dưới tác động của những điều kiện kinh tế – xã hội, dân số của một khu vực có thể thay đổi Sự thay đổi này tạo nên một hiện tượng xã hội khá phổ biến – đĩ là hiện tượng di dân, và cùng với nó đã hình thành đội ngũ những người lao động

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w