13 Chương 1: Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÙNG VĂN NAM
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – 2013
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH NGỌC THẠCH
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS ĐINH NGỌC THẠCH
TP HỒ CHÍ MINH – 2013
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đinh Ngọc Thạch Các tài liệu được sử dụng trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Tp Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Phùng Văn Nam
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 4
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận án 11
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án 12
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 12
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 13
7 Kết cấu của luận án 13
Chương 1: Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc……… 14
1.1 Lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử 14
1.1.1 Khái lược các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học trước Mác về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử……… 14
1.1.2 Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học và sự hình thành lý luận Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử…… 21
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vận dụng vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 37 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc………… 37
Trang 6chúng nhân dân trong lịch sử và sự vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an
1.3 Lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân và vận động quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 64
1.3.1 Vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
tổ quốc 64 1.3.2 Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc 70
Chương 2: Thực trạng vai trò của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay 80 2.1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và thực trạng tình hình an ninh trật
tự vùng Đông Nam bộ ảnh hưởng đến vai trò của quần chúng nhân
dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 80 2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ 80
2.1.2 Thực trạng tình hình an ninh trật tự ở vùng Đông Nam bộ hiện
nay 86 2.1.3 Sự tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đến quá
trình kinh tế – xã hội và an ninh tổ quốc hiện nay 101
2.2 Thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc của quần
2.2.1 Những thành tựu của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 113 2.2.2 Nguyên nhân cơ bản những thành tựu của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 136
2.3 Những mặt còn hạn chế trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
của quần chúng nhân dân vùng Đông Nam bộ hiện nay 141
Trang 7an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ 141 2.3.2 Nguyên nhân cơ bản những hạn chế trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc của quần chúng nhân dân vùng Đông Nam bộ 145
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ
quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay 155 3.1 Xu hướng biến đổi về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự tác động
đến vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay 155
3.1.1 Sự biến đổi về kinh tế - xã hội tác động đến vai trò của quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông
Nam bộ hiện nay 155 3.1.2 Xu hướng biến đổi về an ninh trật tự tác động đến vai trò của
quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng
Đông Nam bộ hiện nay 163
3.2 Phương hướng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện
nay 172
3.2.1 Tăng cường xây dựng hoàn thiện các chủ thể làm công tác vận
động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng lực lượng
Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh 172
3.2.2 Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa các lợi
ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ của công dân, gắn liền với công
tác tấn công tội phạm 176 3.2.3 Quán triệt quan điểm “Lấy dân làm gốc” trong công tác phát huy
vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 180
Trang 8dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
hiện nay 183
3.3.1 Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp đối với công tác phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc 183
3.3.2 Đổi mới công tác vận động phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ cho phù hợp với tình hình mới 191
3.3.3 Đảm bảo đầy đủ lợi ích chân chính của quần chúng nhân dân trong quá trình hoạch định và thực hiện đường lối chính sách của cơ quan Đảng và chính quyền các cấp ở vùng Đông Nam bộ 208
3.3.4 Nâng cao ý thức và năng lực bảo vệ an ninh tổ quốc của quần chúng nhân dân Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ an ninh tổ quốc 215
KẾT LUẬN 219
TÀI LIỆU THAM KHẢO 223
PHỤ LỤC 233
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của để tài
Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã được Mác
và Ăngghen khẳng định trong quá trình xây dựng thế giới quan triết học mới, nhất là trong quan niệm duy vật về lịch sử Việc xác lập vai trò của quần chúng nhân dân không phải ngẫu nhiên, mà dựa trên nền tảng vững chắc của tiến trình lịch sử xã hội, gắn với hoạt động của quần chúng nhân dân trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, đấu tranh biến đổi xã hội và sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần Không một nhà triết học nào ở các thế kỷ trước, kể cả các nhà triết học khai sáng Pháp và Đức có được cách nhìn toàn diện như vậy
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng sự nhạy bén khoa học và bản lĩnh chính trị của mình, đã tiếp thu rất sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo quan điểm ấy vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc Đảng ta khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ” [31, tr.40] Đó là một trong những
nguyên nhân vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn lao góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt cuộc trường chinh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Ngày nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước đang diễn ra khá phức tạp Các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam Chúng luôn tìm cách hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng Mặc khác “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” [31, tr.38], dẫn đến thái độ
Trang 10quan liêu, hách dịch, xem thường vai trò của quần chúng nhân dân Sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường làm cho tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển ngày càng nghiêm trọng có ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội Tình hình trên đòi hỏi Đảng cần phải tiếp tục quán triệt thật sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
Vùng Đông Nam bộ bao gồm địa giới hành chính của các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố
Hồ Chí Minh Phía Bắc và phía Tây vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia, phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên, phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông Đây là vị trí thuận lợi xét từ góc độ kinh tế, chính trị và văn hoá, bởi vì nó cho phép sự liên kết với các khu vực xung quanh, song cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ nhiều mặt, nếu không có sự quản lý thích hợp, tận dụng thế mạnh và hạn chế những rủi ro của toàn vùng do những tác động từ bên ngoài Đông Nam bộ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước Sự xuất hiện hàng loạt các khu công nghiệp tập trung ở một số địa bàn làm thay đổi cuộc sống, môi trường và an ninh trật tự Các khu công nghiệp ra đời, hàng triệu người lao động tập trung về đây và kéo theo đó là sự thay đổi tư duy, tình cảm, lối sống của nhân dân địa phương, đồng thời các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội cũng xuất hiện và gia tăng Trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân ở một số địa bàn còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế, chưa nhận thức và phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của công dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
Tại các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, ở các địa bàn tập trung nhiều đồng bào dân tộc và đồng bào có đạo, các phần tử phá hoại đã lợi dụng vấn đề phức tạp về dân tộc, tôn giáo để lôi kéo đồng bào tham gia hoạt động
Trang 11FULRO, các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, kích động đồng bào gây trở ngại cho việc thực hiện các chủ trương của tỉnh và gây chia rẽ tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo
Những vấn đề trên làm cho tình hình an ninh trật tự ở khu vực này cũng thay đổi cơ bản, phá vỡ sự ổn định vốn có trước kia, đã gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân và tạo ra tính chất phức tạp về an ninh trật
tự Trong khi đó việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa được quan tâm đúng mức Các tổ chức Đảng, chính quyền ở một số địa phương trong vùng nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng phong trào nên việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chiếu lệ, thiếu sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục kịp thời Vai trò nòng cốt trong công tác vận động phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo
vệ an ninh tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân chưa được chú ý, coi trọng; sự phối hợp giữa ngành Công an với các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa chặt chẽ, đồng bộ Mặt khác, tâm lý ngại va chạm, không dám ngăn chặn các hoạt động của đối tượng lưu manh côn đồ, không dám tố giác tội phạm do sợ bị trả thù có xu hướng xuất hiện ngày càng tăng trong quần chúng nhân dân Vấn đề đặt ra là phải phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra phương hướng
và những giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của quần chúng nhân dân trong
sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
Khái quát lại, vùng Đông Nam bộ là địa bàn rất phức tạp về an ninh trật
tự, bởi vì nó bao gồm các địa phương gắn liền với các lĩnh vực hoạt động như: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, du lịch, dầu khí, các khu công nghiệp, các tôn giáo, các dân tộc, địa bàn có biên giới với nước Campuchia, ngoài mặt thuận lợi trong quá trình phát triển, còn có mặt trở ngại
Trang 12không nhỏ về an ninh trật tự xã hội Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc là công tác có ý nghĩa quan trọng để thực hiện quyền làm chủ của quần chúng nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là biện pháp công tác có hiệu quả để góp phần giải quyết vấn đề an ninh tổ quốc trong tình hình hiện nay tại
vùng Đông Nam bộ Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Vai
trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng
Đông Nam bộ hiện nay” cho đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là một trong những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin, vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm rất nhiều Các công trình, bài viết về vai trò của quần chúng nhân trong lịch sử nói chung, trong các lĩnh vực cụ thể của đờì sống xã hội nói riêng, trong đó có lĩnh vực bảo vệ an ninh
tổ quốc khá phong phú, song chủ yếu tập trung vào ba nhóm chính:
Thứ nhất, những công trình, bài viết mang tính định hướng về thế giới
quan và phương pháp luận, liên quan đến vai trò của quần chúng nhân dân trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam Có thể nói, vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân chiếm vị trí quan trọng trong các tác phẩm của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin Ngay từ bài viết Lời nói đầu cho tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (tháng Chạp 1843
– tháng Giêng 1844), C Mác Viết: “… Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh
đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó xâm nhập vào quần chúng” [61, tr.580] Các thời kỳ của sự phát triển triết học Mác, giai đoạn Mác – Ăngghen, đều đề cập đến vai trò của quần chúng nhân dân Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưởng Đức (1846),
Trang 13Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) Tiếp đó các bài viết thời kỳ cách mạng tư sản với các tác phẩm chủ yếu của Mác như “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ”, “Nội chiến ở Pháp”,
“Phê phán Cương lĩnh Gôta” cho thấy tính tiên phong, vai trò cách mạng của giai cấp công nhân - bộ phận đông đảo nhất trong quần chúng nhân dân Đến những tác phẩm của Ph Ăngghen (Vấn đề nhà nước, cách mạng xã hội, chuyên chính vô sản…) đều khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong các hình thức hoạt động lịch sử – hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động cải tạo xã hội, hoạt động sáng tạo văn hóa C Mác và Ph Ăngghen nhấn mạnh vai trò to lớn của quần chúng trong xã hội mới, từ Hệ tư tưởng Đức đến Chống Đuyrinh (về xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai)
V I.Lênin bảo vệ, phát triển triết học Mác Một trong những tác phẩm lớn ban đầu của mình như “Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao”? Lênin đã vạch trần bản chất phản cách mạng, giả danh “người bạn của dân” của bọn dân túy ở Nga vào những năm 90 của thế kỷ XIX Di huấn của Người trong loạt bài viết và bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (bônsêvích) Liên Xô, trong đó có cả bài về sự cần thiết đổi mới chủ nghĩa xã hội và phương thức phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
Thứ hai, các công trình, bài viết của các nhà lý luận về vai trò quần
chúng nhân dân trong lịch sử, đặc biệt sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc trong điều kiện hiện nay Ở Việt Nam, vấn đề này đã được đề cập rất sâu sắc trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể là trong Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, tác phẩm của các lãnh tụ chính trị
Tư tưởng “quần chúng nhân dân làm nên lịch sử” được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong suốt hơn 80 năm qua Từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”
Trang 14Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đất nước là một quan điểm cơ bản được quán triệt trong toàn bộ các văn kiện từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định “Đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [28, 48]
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cách mạng Việt Nam Quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác lập trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở Hồ Chí Minh, những
tư tưởng về vai trò của quần chúng nhân dân được Người nói đến rất nhiều các bài viết, bài nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, đồng bào và được tập hợp
trong “Hồ Chí Minh toàn tập” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội -
2000) Điển hình là các tập 2, bài “Công nhân quốc tế”, “Quốc tế ca”; tập 5, bài “Dân vận”; tập 6, “Bài nói chuyện tại Trường Công an trung cấp khóa 2 năm 1951”, “Bài nói tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất ngày 24-6-
1952 ”; tập 8, “Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa II Trường Đại học nhân dân Việt Nam ngày 08-12-1956”; tập 11, “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Ngành Công an ngày 19-4-1963”; tập 12, “Bài nói với cán bộ tỉnh
Hà Tây ngày 10-02-1967” Trong những bài viết của Người, sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa Mác - Lênin, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được làm sáng tỏ trên cơ sở khẳng định sức mạnh vô song của quần chúng nhân dân
Lê Duẩn với tác phẩm “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976); Trường Chinh với “Cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1975); Đỗ
Trang 15Mười với “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), cùng với hàng loạt bài viết của các nhà lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước ta đã nêu bật bản chất của cách mạng Việt Nam, của nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Sức mạnh của quần chúng nhân dân, qua sự phân tích của các nhà lãnh đạo, thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và sáng tạo nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong Văn kiện đại hội Đảng của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam
Bộ qua các nhiệm kỳ Chẳng hạn tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Đồng Nai, Bình dương, Bình Phước, Tây Ninh lần thứ IX, (Nhiệm
kỳ 2010 - 2015); lần thứ thứ V của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhiệm kỳ 2010 - 2015) đều có điểm chung là phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử nói chung, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng
Đối với các công trình chuyên khảo, tham khảo về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì
dân” của tác giả Nguyễn Đình Lộc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998) đã khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay
Tác phẩm “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư
tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975)” của tác giả Hoàng Trang (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) những nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh được đề cập đến hết sức cụ thể và sâu sắc Tác giả đã chứng minh rằng: chính sự vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản, những giải pháp và nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí
Trang 16Minh một cách sáng tạo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phần quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân,
là điều kiện của việc đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Tác phẩm “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Khắc Mai (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội - 1997) đã hệ thống hóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh và trình bày tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực thực tiễn Tác giả cho rằng làm theo tư tưởng của Người sẽ đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân nói chung và bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng Ngành Công an cũng luôn xác định vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc là một lực lượng hùng hậu, hết sức to lớn Từ trước đến nay cũng đã có một số đề tài khoa học, bài viết trên các báo, tạp chí về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
Sách “Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay” (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội - 2000) khẳng định: đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật tự
an toàn xã hội là điều kiện rất quan trọng cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Song, sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị
và giữ gìn trật tự an toàn xã hội chỉ thực sự thành công khi thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và Công an nhân dân làm nòng cốt
Tác phẩm “Một số vấn đề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh,
trật tự ở nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), tác giả
Nguyễn Đình Tập từ cái nhìn lý luận và thực tiễn đã rút ra những bài học kinh
Trang 17nghiệm về việc phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh, trật tự ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới
Thứ ba, các tài liệu tham khảo, chuyên khảo về vai trò quần chúng
nhân dân trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
Tác giả Nguyễn Thành Thượng, “An ninh trật tự các khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” (Đề tài khoa học Bộ Công an,
năm 2000) Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, tác giả Nguyễn Thành Thượng đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, trong đó có giải pháp về công tác vận động nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh tổ quốc
Phan Hồng Tam, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo
trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai”
(Đề tài khoa học Bộ Công an, năm 2000) Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai, trong đó có giải pháp về công tác vận động nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc
Nguyễn Văn Dựt, “Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm
phạm về trật tự xã hội ở các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương”
(Luận văn Thạc sĩ luật học, năm 2006) Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội ở các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương, tác giả Nguyễn Văn Dựt rút
Trang 18ra nguyên nhân của những hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục, trong đó
có giải pháp về công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
Nguyễn Văn Khánh, “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
dân vận của Công an tỉnh Đồng Nai”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công an, Hà Nội – 2007 Tác giả đã nêu lên đặc điểm tình hình, thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dân vận của Công an tỉnh Đồng Nai góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Lê Đông Phong, “Công tác dân vận của Công an thành phố Hồ Chí
Minh – thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công
an, Hà Nội – 2007 Tác giả đã nêu lên đặc điểm tình hình và thực trạng công tác dân vận của lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh
Lê Tôi Sủng, “Những kinh nghiệm trong công tác vận động quần
chúng phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công an, Hà Nội – 2007 Tác giả đã nêu lên đặc điểm tình hình và thực trạng công tác xây dựng mô hình tiêu biểu của phong trào quần chúng nhân dân phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dương Văn Thủy, “Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh làm tốt
công tác dân vận bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới” Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân, (Bộ Công an, Hà Nội – 2007 Tác giả trình bày đặc điểm tình hình và thực trạng phức tạp của công tác bảo vệ an ninh trật tự trên tuyến biên giới của lực lượng Công an huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Trang 19Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện về vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ Với thực tế trên, đề tài được triển khai trên
cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình đã công bố, từ đó phát triển một hướng đi khá độc lập cho mình, đó là đi sâu nghiên cứu thực trạng vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, chỉ ra được những thành quả, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó đề ra phương hướng
và những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam bộ hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án
Từ việc phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ
an ninh tổ quốc, luận án làm rõ thực trạng vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc tại vùng Đông Nam bộ Đồng thời đề ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay
- Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; vấn đề lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh tổ quốc
Trang 20Nghiên cứu những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và an ninh trật tự,
sự tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ảnh hưởng đến vai trò của quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam Bộ Làm rõ
những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ
Nêu ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là một vấn đề rất rộng Trong luận án tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc tại vùng Đông Nam bộ, trong đó giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào những mặt chủ yếu nhất
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, thống kê, lịch sử và lôgic
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và vận dụng vào một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội là bảo vệ an ninh tổ quốc
Trang 21Thứ hai, nêu ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam bộ hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cửa luận án
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặt biệt là trong sự nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam bộ, chỉ ra những thành quả, những hạn chế và nguyên nhân, đề ra phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết
Trang 22Chương 1
LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH,
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ VÀ SỰ VẬN DỤNG
VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
1.1 LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ
1.1.1 Khái lược các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học trước Mác về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội đã chứng minh rằng con người là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử Tuy nhiên, vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội là thuộc về những cá nhân có phẩm chất đặc biệt –
vĩ nhân lãnh tụ hay thuộc về quần chúng nhân dân đông đảo? Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, cả triết học duy tâm và triết học duy vật đều không hiểu đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Tại phương Đông vấn đề này được đề cập trong nhiều học thuyết triết học, nhất là triết học Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại Khái niệm “dân” và “quần chúng nhân dân” chưa được nêu ra trong tư tưởng triết học và chính trị phương Đông cổ đại, song về nội hàm, cách hiểu về “dân” có điểm tích cực, xét trong điều kiện lịch sử lúc ấy
Trong lĩnh vực chính trị, xã hội Khổng Tử chủ trương ba điều cần thiết của phép trị nước “túc thực, túc binh, dân tín” thì “dân tín” là yếu tố quan trọng nhất Bởi vậy, khi Tử Cống hỏi đến cách cai trị xã hội, Khổng Tử đáp:
“Nhà cầm quyền cần ba điều, lương thực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và được lòng tin của dân” Tử Cống hỏi tiếp: “Trong ba điều ấy, nếu bất đắc dĩ phải bỏ
đi một điều thì bỏ điều nào?” “Bỏ binh lực” “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một
Trang 23điều nữa?” “Bỏ lương thực vì từ trước đến nay nếu thiếu cái ăn chỉ đói chứ không mất nước, còn nếu thiếu lòng tin của dân thì sớm muộn chính quyền sẽ sụp đổ” (Luận ngữ, Nhan Uyên) [Dẫn lại 17, tr.59] Kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng: “quần chúng nhân dân lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước Thậm chí, ông còn cho rằng, dân còn quý hơn cả vua chúa và xã tắc Ông nói: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ) [Dẫn lại 17, tr.245] Đây là tư tưởng nổi bật trong quan điểm “Dân vi bang bản” của Nho giáo Hiểu một cách chung nhất luận điểm trên của Mạnh Tử là trong xã hội không có dân là không có xã tắc, không có nước sẽ không có vua, cho nên việc của dân, lợi ích của dân phải được đặt lên hàng đầu
“Dân là gốc nước”, “nước lấy dân làm gốc” vốn là tư tưởng trong quan niệm của Nho giáo, được cha ông ta tiếp thu và sử dụng trong quá trình dựng nước và giữ nước Mặc dù vậy, tư tưởng “dân vi bang bản” của Nho giáo xét đến cùng, về mặt bản chất thì chỉ xem dân là phương tiện của nước Nước trong khái niệm của Nho giáo, là nhà riêng của vua, của giai cấp thống trị; dân
là những “thần dân”, kẻ hạ tiện nghèo khổ, dốt nát được sinh ra để làm bầy tôi phụng sự cho “thiên tử” (vua - con trời) chứ không có quyền lợi gì cả Như vậy, dân chỉ là công cụ lợi dụng của giai cấp thống trị Có thể nói rằng Khổng – Mạnh đã có cách nhìn nhận tích cực về “dân”, đây là điều đáng ghi nhận Song, do lập trường giai cấp và bị hoàn cảnh lịch sử chi phối, Khổng - Mạnh chưa thể thấy được dân là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử Xuất phát từ tư tưởng đạo đức Nho giáo là phụng sự nhà vua, coi dân chỉ là phương tiện để đạt được sự thống trị của bậc quân tử Ở luận điểm nào đó, nếu như Nho giáo có nói đến “dân vi quý”, “dân vi bang bản”, hay nói đến “dung”,
“khoan” sức dân cũng không phải là xuất phát từ lợi ích của dân mà là kế sách
sử dụng dân bảo vệ chế độ phong kiến mà thôi Do đó, Nho giáo chưa bao giờ
Trang 24là người phát ngôn với tư cách là người đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân, mà chính là người đại diện đầy trách nhiệm của tầng lớp thống trị
xã hội
Mặc gia là một trường phái triết học đại biểu cho lợi ích của tầng lớp sản xuất nhỏ Các đại biểu của Mặc gia hầu như đều phản ánh lợi ích của nhân dân lao động Người đại diện xuất sắc của tư tưởng Mặc gia là Mặc Địch (480 - 420 trước công nguyên) Xuất phát từ lợi ích của người sản xuất nhỏ, ông chủ trương “kiêm tương ái, giao tương lợi” (thương yêu lẫn nhau, cùng hưởng lợi với nhau) Đó là hạt nhân của học thuyết kiêm ái của Mặc Tử, ông quan tâm nhiều đến hạnh phúc của con người, nhất là những người dưới đáy
xã hội Mặc tử thấu hiểu được những nỗi bần cùng, những cảnh áp bức, lừa đảo, cướp bóc… thường xuyên dội lên đầu người dân làm cho họ không sống nổi và ông cho đó là cái họa lớn của xã hội Vì không tìm được nguyên nhân giai cấp để giải quyết vấn đề nên ông chỉ dựa vào cái mà ông cho là lớn nhất
đó là tình thương Nó là cội nguồn của hạnh phúc nếu con người có tình thương; nó là cội nguồn của đau khổ, của bất hạnh nếu con người không có tình thương Đây chính là cơ sở ra đời học thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử Tình thương ở đây bao gồm tình yêu với tất cả mọi người và làm lợi cho tất cả mọi người như nhau, không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc, thân sơ, sang hèn Ông coi đây là ý Trời, là thiêng liêng, là quyền uy mạnh mẽ, sáng láng, công minh,
to lớn, bền lâu “kiêm ái” là cái thực của nhân, là nội dung của nghĩa Mặc Tử chủ trương tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, phi công Tất cả những điều trên xuất phát từ tư tưởng kiêm ái của ông
Học thuyết kiêm ái của Mặc Tử đề cao tính chủ động trong tình thương Thực ra đó chỉ là nguyện vọng tốt lành đáng kính của ông mà thôi Mặc dù vậy vẫn có thể khẳng định rằng tư tưởng kiêm ái của Mặc Tử là sự thể hiện tinh thần dân chủ bình đẳng sơ khai và chủ nghĩa vị tha trong triết học của
Trang 25ông phản ánh ước mơ sâu sắc không chỉ của Mặc Tử mà còn là nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc thời bấy giờ Ông còn thấy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong xã hội qua học thuyết thượng đồng của ông Đó là sự tồn tại và phát triển của xã hội là một thể thống nhất, sự thống nhất ấy không chỉ nằm ở tầng lớp thống trị mà là sự thống nhất của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Những tư tưởng thân dân, tiếp cận với tư tưởng dân chủ của Mặc tử có tính chất nguyên sơ nhưng đã góp phần quan trọng vào chủ trương cải cách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân lao động và sự nhận thức đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển xã hội
Nói đến triết học phương Đông không thể không nói đến triết học Ấn
Độ Đó là một trong những chiếc nôi triết học lâu đời, phong phú và tương đối đặc biệt của nhân loại Những học thuyết triết học nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực, cố gắng vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người và sự tương ứng, tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, tìm con đường giải thoát cho đời sống tâm linh con người, mà một trong những trường phái triết học lớn nhất là Phật giáo
Nội dung cơ bản của Phật giáo là học thuyết về “Khổ và con đường cứu khổ” Sách Phật qui vào trong “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo
đế Cứu khổ, giải thoát vừa là nội dung, vừa là chủ đích của Phật giáo Phật giáo chủ trương tất cả chúng sinh không phân biệt sang hèn, giàu nghèo đều có thể giải thoát Phật giáo cũng cho rằng sự giác ngộ, giải thoát là công việc của chúng sinh, do chúng sinh thực hiện Mặc dù chưa nhìn thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, nhưng Phật giáo là tiếng nói chống lại chế
độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nói lên khát vọng thoát khỏi những bi kịch của cuộc đời Phật giáo thể hiện
rõ tính chất nhân bản, nhân văn của nó, có những ảnh hưởng tích cực đối với
Trang 26đời sống xã hội Ấn Độ đương thời Tuy nhiên, do chưa giải thích đúng nguồn gốc nổi khổ của cuộc đời, nên quan niệm của Phật giáo chủ yếu dừng lại ở sự giải phóng con người về mặt tinh thần, tâm lý, đạo đức, chứ chưa đề cập đến sự cải biến xã hội hiện thực bằng hành động cách mạng hiện thực
Tại phương Tây, vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện ngay trong thời kỳ hình thành nền dân chủ sơ khai – dân chủ chủ nô Nền dân chủ là dấu son đầu tiên trong lịch sử nhân loại thừa nhận trực tiếp vai trò của
“nhân dân” (từ nguyên Hy Lạp là demos - Δημος) Pericles viết: “Chế độ nhà nước của chúng ta không bắt chước những thiết chế xa lạ, chính chúng ta mới
là mẫu mực cho người khác noi theo, chứ không ngược lại Chế độ ta là dân chủ vì nó được xây dựng không trên thiểu số mà trên đa số các công dân”
[123, tr.164] Tuy nhiên “nhân dân” trong xã hội chiếm hữu nô lệ tại Hy Lạp,
La Mã về thực chất chỉ chiếm 1/3 dân số, đa phần còn lại bị biến thành nô lệ, thành “công cụ biết nói”, bị tướt bỏ mọi quyền công dân
Trong suốt gần 20 thế kỷ từ “dân chủ” dường như bị lãng quên Mãi đến thế kỷ XVII, XVIII tư tưởng này mới được thể hiện phần nào trong cuộc sống thông qua các cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản thay thế cho chế độ phong kiến đã lỗi thời Thành quả lớn nhất của triết học thế kỷ XVII - XVIII là phục hồi dân chủ, trong đó khẳng định các quyền công dân Giai cấp tư sản thời kỳ này là lực lượng xã hội tiến bộ, lãnh đạo các tầng lớp dân chúng đấu tranh chống phong kiến ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Triết học thế kỷ XVII – XVIII, triết học của thời đại các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ là người bạn đồng hành và là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời
Các nhà khai sáng Pháp như Ch.Montesquieu, F.Voltaire, H.Holbach, D.Diderot, J.Rousseau đều bắt đầu tư tưởng của mình bằng sự phê phán trật tự
xã hội phong kiến, vạch ra những hạn chế của nó và từ đó xác lập các phương
Trang 27án cải tạo xã hội khác nhau Rousseau được xem như một trong những nhà khai sáng cấp tiến nhất, đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ bị
áp bức Mô hình “Khế ước xã hội” được xây dựng trên “ý chí dân chúng”, “ý chí chung” đã đến gần với “ý chí của nhân dân”, quyền của nhân dân qua dân chủ trực tiếp Một mặt là sự khẳng định vai trò các tầng lớp nhân dân trong biến đổi xã hội, mặt khác đòi hỏi những chính sách phù hợp từ phía nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện năng lực của mình Ông cho rằng “Công dân thì có quyền tham gia vào công việc nhà nước” [100, tr.43], đồng thời ông nhấn mạnh “dân chúng không chỉ phục tùng, mà còn là chủ thể quyền lực” [100, tr.54] Một đại biểu nổi tiếng khác của phong trào khai sáng Pháp
là Montesquieu, bậc tiền bối trực tiếp của Rousseau, đã đưa ra những tư tưởng khá tiến bộ về sự cần thiết khắc phục tình trạng chuyên quyền độc đoán, thừa nhận gián tiếp vai trò của các tầng lớp nhân dân trong đời sống chính trị, nói đến các quyền của dân Ông viết: “Sự cai trị phù hợp với tự nhiên hơn cả là làm cho địa vị của từng cá nhân phù hợp một cách tốt nhất với địa vị của toàn thể nhân dân” [85, tr.45]
Bên cạnh đó, các nhà khai sáng Pháp đã bộc lộ những hạn chế lịch sử nhất định Hạn chế lớn nhất, xét đến cùng, lợi ích thiểu số, pháp quyền tư sản, khi đụng đến lợi ích thì lộ rõ bản chất – như sau này Mác phân tích trong
“Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ” Hạn chế thứ hai, xuất phát từ hạn chế thứ nhất: không đi đến dân chủ triệt để Hạn chế thứ ba, đó là quan điểm duy tâm, phi lịch sử về vai trò quần chúng nhân dân, về sự tuyệt đối hóa vai trò của vĩ nhân trong quan hệ với quần chúng nhân dân, tuyệt đối hóa động lực tinh thần trong tiến bộ xã hội
Đỉnh cao của sự phát triển tư duy triết học trước Mác là triết học cổ điển Đức, mà người mở đầu là I.Kant Trong triết học của ông cũng như các nhà triết học khác cùng thời hàm chứa những ý tưởng trái ngược nhau Một
Trang 28mặt, Kant chủ trương xây dựng một xã hội tốt đẹp, hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại Mặt khác, ông chủ trương thuyết bất khả tri, đồng nhất hoạt động thực tiễn với hoạt động đạo đức, thu hẹp và thậm chí xuyên tạc hoạt động thực tiễn
Các nhà triết học sau Kant như G.Fichte, G.W.Hegel cũng có một số quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử Chẳng hạn, Fichte đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân trong Đại cách mạng Pháp 1789, và tin tưởng vào nền dân chủ Hegel trong “Hiện tượng học tinh thần” thì cho rằng chính trong quá trình lao động sản xuất vật chất mà quần chúng nhân dân, cụ thể là người nô lệ luôn vươn tới sự hoàn thiện về ý thức của mình, đánh giá đúng giá trị của mình Bàn về các hình thức nhà nước, Hegel nói đến khả năng của nhân dân, nhân dân “được tổ chức”, tham gia vào các công việc nhà nước thông qua các đại diện của mình trong nhà nước dân chủ Tiếc thay, trong “Triết học tinh thần” ông lại đặt quần chúng ở
vị trí thấp nhất trong bảng phân tầng xã hội và xem họ chỉ là “đám đông thụ động”, luôn chịu sự chi phối và dẫn dắt của những vĩ nhân
L.Feurbach mong muốn khắc phục những tư tưởng còn hạn chế của Hegel, nhưng L.Feurbach vẫn chưa vượt qua được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII để đến với chủ nghĩa duy vật lịch sử Đó cũng là hạn chế chung của chủ nghĩa duy vật trước Mác, cũng như của triết học trước Mác nói chung “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [59, tr.258]
Xem xét khái quát một số quan điểm triết học trước Mác về quần chúng
nhân dân có thể rút ra mấy nhận định: thứ nhất, trong lịch sử triết học trước
Mác cả phương Đông lẫn phương Tây đã có một số quan điểm tích cực về quần chúng nhân dân, thậm chí đến gần với sự nhận thức nghiêm túc vai trò
của quần chúng nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Thứ hai,
Trang 29tất cả các nhà triết học trước Mác đều là những nhà duy tâm trong quan niệm
về xã hội Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình chi phối cách hiểu về động lực của tiến bộ xã hội, về quan hệ giữa thiên tài, vĩ nhân với quần chúng nhân dân nên những quan điểm đó đã mắc phải những hạn chế nhất định Chỉ có triết học Mác - Lênin mới chỉ ra một cách khoa học vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử
1.1.2 Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học và sự hình thành lý luận Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Quan niệm thật sự khoa học về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch
sử gắn liền với bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
Trong “Bách khoa toàn thư triết học”, khái niệm “nhân dân” (народ) theo quan điểm mácxít được phân tích riêng, còn khái niệm “quần chúng nhân dân” (народная масса) được phân tích trong sự so sánh với khái niệm “cá nhân” (личность), và được xem xét ở mấy khía cạnh sau đây: thứ nhất, theo nghĩa rộng là toàn bộ cư dân của một nước; thứ hai, là thuật ngữ dùng để chỉ những hình thức khác nhau của cộng đồng nhân chủng học (thị tộc, bộ tộc,
dân tộc); thứ ba, trong chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân dân, quần chúng
nhân dân, cộng đồng xã hội bao gồm các tầng lớp (слои) và các giai cấp
(классы) trên những chặng đường khác nhau của lịch sử, theo vị trí khách quan của mình có khả năng tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ của sự phát triển tiến bộ xã hội; người sáng tạo lịch sử, lực lượng chủ đạo trong quá trình cải tạo xã hội một cách căn bản Nhân dân – chủ thể chân chính của lịch sử; hoạt động của nhân dân tạo nên tính kế thừa trong sự phát triển không ngừng của xã hội Trong “Bách khoa toàn thư triết học” cũng khẳng định, vị trí và vai trò của nhân dân trong lịch sử lần đầu tiên được chủ nghĩa Mác – Lênin vạch ra, qua đó loại bỏ một trong những hạn chế của quan niệm duy
Trang 30tâm về lịch sử, là học thuyết hạ thấp vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong sự phát triển xã hội, sự phát triển bị quy về vai trò của những vĩ nhân [xem 122, tr.395-396] Tuy nhiên trong cụm từ quần chúng nhân dân, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh từ quần chúng, xem nó như một danh từ, qua đó làm rõ thêm ý nghĩa của khái niệm này Quần chúng đông đảo được hiểu như toàn thể những người lao động bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng
Khi so sánh các cách hiểu về quan hệ giữa quần chúng nhân dân và vĩ nhân, chủ nghĩa Mác – Lênin đã phê phán M Stirner (cái Tôi tuyệt đối); T Carleil (thuyết những vĩ nhân); F Nietzsche (thuyết siêu nhân); V Pareto và
S Mosca (thuyết “thượng đẳng sáng tạo”); phê phán Hegel nói về tinh thần nhân dân, tự thức của nhân dân [xem 122, tr.370]
Ngay trong những tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ chủ nghĩa dân chủ sang chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen không những xác định thành phần quần chúng nhân dân trong xã hội có giai cấp đối kháng, cụ thể là
xã hội tư bản mà còn chỉ ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử Hai ông đã xây dựng một trong những quy luật quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là: “Hoạt động của lịch sử càng lớn lao thì do đó, quần chúng, mà hoạt động lịch sử đó là sự nghiệp của mình cũng sẽ lớn lên theo” [64, tr.123]
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) không chỉ là sự tổng kết cô đọng quá trình hình thành chủ nghĩa Mác thời kỳ 1844 – 1848, mà còn khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh vì một
xã hội tốt đẹp, không còn áp bức, bóc lột và nghèo đói Khi xác định nhiệm
vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng:
“Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai đoạn giai cấp vô
Trang 31sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả các công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất lên” [59, tr.567]
Sự tham gia của C.Mác và Ph.Ăngghen vào cuộc đấu tranh của những người công dân Pháp, Anh, Đức chống lại giai cấp tư sản, việc nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử của phong trào giải phóng của giai cấp vô sản Trong
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, việc giai cấp vô sản giành lấy quyền lực chính trị được xem như điều kiện tiên quyết của việc đạt tới mục tiêu cuối cùng là xác lập xã hội cộng sản không có giai cấp, mà ở đó “sự phát triển tự
do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [59, tr.569] Đó là nhiệm vụ có tính dân chủ cực kỳ sâu sắc
Thừa nhận khả năng liên minh giữa cấp vô sản với tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp nông dân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng trong số các giai cấp của xã hội tư bản chỉ có giai cấp vô sản mới tiến hành cách mạng đến cùng Tính chất triệt để ấy của giai cấp vô sản trong cách mạng xã hội xuất phát từ bản chất và khát vọng giải phóng của nó, “trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ” [59, tr.586] Chỉ xuất phát từ quan niệm ấy mới hiểu vì sao từ chổ đồng cảm với số phận của những người nghèo khổ, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã đến với họ, chỉ ra cho họ con đường giải phóng
Trong các tác phẩm của mình, V.I.Lênin sử dụng các khái niệm “nhân dân”, “quần chúng nhân dân” theo cùng một nghĩa Có thể thấy rõ điều này trong quá trình đấu tranh chống các nhà xã hội học thuộc phái Dân túy, phái Makhơ, “chủ nghĩa Mác hợp pháp” cùng các trào lưu duy tâm, phản động khác do xem nhẹ vai trò của “tầng lớp dưới” đối với sự phát triển xã hội
Trang 32V.I.Lênin cũng đồng thời lưu ý rằng tính chất của nhân dân, thành phần giai cấp của nó luôn biến đổi trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử Ở chế
độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có sự phân chia giai cấp trong xã hội, thì thuật ngữ “dân cư” và “nhân dân” không khác nhau Trong các hình thái có giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị không gia nhập vào “quần chúng” Giai cấp thống trị nhìn quần chúng như “đám đông” thụ động, cần được ban phát ân huệ, cần được “dẫn dắt” Cách nhìn này đã được phản ánh trong các học thuyết triết học trước Mác Do đó, xét từ góc độ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại các thế lực đi ngược lại lợi ích của mình, thì chỉ khi nào thủ tiêu các giai cấp thống trị, khái niệm “nhân dân” mới bao hàm toàn bộ các tầng lớp, các nhóm xã hội Lênin viết: “Những lý luận trước kia
đã không nói đến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì lần đầu tiên, đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy” [51, tr.68]
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem xét khái niệm quần chúng nhân dân một cách cứng nhắc, mà là làm rõ sự khác biệt khách quan trong địa vị của các giai cấp, tầng lớp và nhóm dân cư trên cơ sở tính đến những quyền lợi giai cấp của họ, cuối cùng mới đưa ra nhận định khái quát về thành phần nhân dân V.I.Lênin viết: “khi dùng danh từ “nhân dân”, Mác không thông qua danh từ ấy xóa mờ mất sự khác biệt về giai cấp, Mác đã góp vào danh từ ấy những thành phần nhất định, có khả năng làm cách mạng đến cùng” [52, tr.159]
Tóm lại “quần chúng nhân dân” là một khái niệm đa nghĩa, song ý nghĩa của chính khái niệm ấy là toàn bộ các lực lượng đóng góp vào sự tiến
bộ xã hội Nói đến vai trò của quần chúng nhân dân với tính cách là chủ thể của sáng tạo lịch sử thì phải hiểu cơ sở thực tiễn của sự sáng tạo ấy và cũng
có nghĩa là phải tìm hiểu ngay chính hoạt động thực tiễn của con người
Trang 33Giá trị sâu sắc của quan điểm mácxít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là ở cách tiếp cận về khái niệm đó Một mặt, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định tính giai cấp của quần chúng nhân dân, phê phán những quan niệm mơ hồ, phi giai cấp về con người, về
“loài người” nói chung của triết học lịch sử thế kỷ XVII – XVIII, triết học cổ điển Đức và xã hội học chủ quan (Mikhailốpxki, Boocđanốp…) Mặt khác, nội hàm của “quần chúng nhân dân” không bất biến, mà luôn được điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiến trình lịch sử - xã hội Ở đây tính nguyên tắc thế giới quan kết hợp một cách hài hòa với cách tiếp cận giá trị Chúng tôi cho rằng, quan điểm khoa học và hết sức uyển chuyển này có ý nghĩa định hướng quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược con người, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Vai trò của quần chúng nhân dân thể hiện trước hết ở sản xuất vật chất Con người là chủ thể của quá trình lịch sử, là người sáng tạo tích cực
lịch sử của mình Trong khi đi tới phân tích bản chất của con người, C Mác
đã lý giải một cách duy vật sự hoạt động của con người, vạch ra những cơ sở vật chất quy định tính chất tự nhiên lịch sử của sự phát triển xã hội và tính khuynh hướng khách quan của sự vận động xã hội từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, trong sự hoạt động của con người thì hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định Điều này có nghĩa là cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của quan niệm về vai trò quần chúng nhân dân là chủ
nghĩa duy vật lịch sử
Sản xuất vật chất chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho đời sống xã hội Đó là quá trình hoạt động có mục đích nhằm cải biến những vật liệu của tự nhiên làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người Sản xuất vật chất được thực hiện trong quá trình lao động
Trang 34Vai trò sản xuất vật chất trong đời sống xã hội đã được nhiều nhà triết học duy vật ở các thế kỷ trước tìm hiểu, song không phải nhà duy vật nào cũng nhìn nhận một cách đúng đắn nó như một động lực cơ bản của sự phát triển xã hội Sở dĩ các nhà duy vật các thế kỷ trước chỉ “duy vật nửa vời” [xem 60, tr.286], vì họ đặt con người trong sự lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào môi trường xung quanh, không thấy được rằng bản thân con người không đơn giản là “tuyệt tác” của tự nhiên mà còn là “chúa tể” của tự nhiên Trong khi tác động vào tự nhiên con người cũng làm biến đổi giới tự nhiên và biến đổi chính mình, hiểu theo nghĩa rộng là biến đổi xã hội loài người theo hướng tích cực và tiến bộ Vì thế quan điểm mácxít không bao giờ tách rời bản chất của hoạt động lao động sản xuất vật chất ra khỏi tiến trình lịch sử nói chung Tìm hiểu quá trình lao động sản xuất nghĩa là cần thiết làm sáng tỏ nó như phương thức tồn tại và phát triển của lịch sử, của hiện thực xã hội, vấn đề thực thể khách quan, tính quy luật của sự vận động v.v… Hoạt động sản xuất vật chất
là cơ sở của quá trình lịch sử xã hội Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính nên những giá trị vật chất, làm biến đổi theo hướng tích cực bức tranh chung của lịch sử loài người và do đó theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, bản thân sự hoạt động sản xuất vật chất mang tính chất nhân văn sâu sắc
Giá trị lịch sử của học thuyết duy vật lịch sử là ở chỗ nó xem xét hoạt động này trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó vạch ra khả năng mới cho sự phát triển xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen trong khi tìm hiểu giá trị của lao động sản xuất vật chất đã không dừng lại ở “lao động nói chung”, mà đi sâu phân tích lao động như “đời sống có tính loài” đặc thù của con người Khi phân tích tình trạng bị tha hóa của người công nhân trong xã hội tư sản, mâu thuẫn giữa lao động và chiếm hữu, C.Mác khẳng định rằng sự tha hóa không
do chính người sản xuất tạo ra, mà có cơ sở xã hội, xuất phát từ sự thống trị
Trang 35của chế độ tư hữu, mà cụ thể ở đây là tư hữu tư bản Khắc phục tha hóa, theo C.Mác, là thủ tiêu cơ sở xã hội đã sinh ra sự tha hóa, sự khốn cùng của người lao động Chủ nghĩa cộng sản coi như là sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ
tư hữu, sự tự tha hóa ấy của con người, Mác viết “do đó coi như việc con người quay trở lại con người với tính cách là con người xã hội… Nó là sự giải quyết câu đố của lịch sử” [68, tr.128] Chủ nghĩa cộng sản, theo Mác nhất trí với chủ nghĩa nhân đạo, đúng hơn nó chính là chủ nghĩa nhân đạo kiểu mới
Quan niệm duy vật về lịch sử được xây dựng trong quá trình phân tích hoạt động sống hiện thực của con người Để tìm hiểu sự hoạt động như phương thức tồn tại của con người, cần lý giải một cách duy vật bản thân sự hoạt động ấy Lôgic nghiên cứu hướng đến việc làm sáng tỏ một cách triệt để nguyên lý của chủ nghĩa duy vật vận dụng vào hoạt động thực tiễn của con người, trong đó hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định Lực lượng sản xuất, trong khi quyết định tính chất của quan hệ sản xuất, cũng đồng thời là cái quyết định toàn bộ tiến trình lịch sử sản xuất Đời sống vật chất của xã hội – đó là hoạt động sản xuất của con người để tạo ra những giá trị của cuộc sống và đáp ứng những nhu cầu vật chất, đó cũng đồng thời là hệ thống các quan hệ sản xuất
Lịch sử xã hội xét đến cùng là lịch sử phát triển tiến bộ của con người
Ý tưởng này đã hình thành ngay trong bản chất của quan niệm duy vật về lịch
sử Lịch sử xã hội của con người “luôn chỉ là lịch sử phát triển cá nhân của
họ, dẫu rằng họ có ý thức được điều đó hay không?” [66, tr.402 - 403] Quan niệm này vạch ra bản chất nhân văn đích thực của xã hội mới – sự phát triển
tự do và toàn diện của mỗi người như mục đích tự thân của xã hội Để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết cho cuộc sống, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã phải lao động sản xuất Loài người làm nên lịch sử của mình bắt đầu từ việc chế tạo ra công cụ và sử dụng công cụ để sản xuất ra
Trang 36của cải vật chất cho cuộc sống Trong quá trình lao động sản xuất con người ngày càng thu thập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, chế tạo và cải tiến công cụ ngày càng tinh xảo làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng Lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi phương thức sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội Sản xuất của cải vật chất, chế tạo công cụ lao động, tích lũy kinh nghiệm sản xuất không thể là kết quả hoạt động của một cá nhân nào, mà là của đông đảo quần chúng nhân dân
Hoạt động sản xuất vật chất, các quan hệ sản xuất là điểm xuất phát để xây dựng một học thuyết khoa học về xã hội Lôgíc của vấn đề là: “lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình” [xem 62, tr.141]; để “sáng tạo ra lịch sử” họ cần phải ăn, uống, có chổ
ở - phải hoạt động sản xuất vật chất [xem 63, tr.49]; trong quá trình hoạt động của mình con người gia nhập vào những quan hệ không lệ thuộc vào ý thức chủ quan của họ [xem 64, tr.6]
Hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân, của loài người nói chung thực ra là một hiện tượng vừa bình thường dễ thấy, lại vừa phức tạp, bởi vì bản thân sự hoạt động ấy là sự hoạt động có định hướng của con người Với tính cách là sự biểu hiện tính tích cực, sự hoạt động trước hết nên hiểu dưới dạng quá trình lao động, quá trình định hướng những giá trị và quá trình hoàn thiện ngay chính bản thân con người Nhìn từ góc độ đó, quá trình hoạt động sản xuất vật chất - quá trình mà ở đó quần chúng nhân dân thể hiện toàn bộ nghị lực, ý chí và trí tuệ của mình, mang tính chất cải tạo – thiết kế
Xã hội loài người trước hết là những cá thể sống, nhưng vật chất xã hội không nên chỉ quy về “cơ thể sống” của con người, nó là sự thống nhất cơ thể sống theo nghĩa tự nhiên sinh học và “cơ thể xã hội” của con người, tổng thể những con người và những giá trị cùng phương tiện vật chất do họ tạo ra
Trang 37Nhưng những con người ở đây không có gì khác hơn chính là đông đảo quần chúng nhân dân Quan điểm mácxít cho rằng quá trình đi từ thời đại “tiền lịch sử” đến “lịch sử chân chính của loài người” gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động chủ yếu, nhưng trong hoạt động sản xuất vật chất lại thể hiện vai trò quyết định của quần chúng nhân dân V.I.Lênin nhấn mạnh: “Con người làm ra lịch sử của chính mình, nhưng cái gì quyết định những động cơ của con người và của quần chúng nhân dân; nguyên nhân của những xung đột giữa những tư tưởng mâu thuẫn và giữa những nguyện vọng mâu thuẫn là gì; toàn bộ những xung đột ấy trong toàn thể xã hội loài người là như thế nào; những điều kiện khách quan của sự sản xuất ra đời sống vật chất, tức là những điều kiện làm cơ sở cho mọi hoạt động lịch sử của con người là những gì; quy luật phát triển của những điều kiện ấy là gì – Mác đã chú ý đến tất cả những vấn đề ấy và đã vạch ra con đường nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, coi lịch sử là một quá trình thống nhất và có tính quy luật, mặc dù quá trình đó cực kỳ phức tạp
và có rất nhiều mâu thuẫn” [55, tr.68 - 69]
Tóm lại, chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận của cách tiếp cận đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử Vai trò ấy thể hiện trước hết trong quá trình sản xuất vật chất “Bản thân con người, bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” [xem 63, tr.40] Nói cách khác, quan điểm mácxít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử gắn với bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện Tuy nhiên quần chúng nhân dân không chỉ làm ra các giá trị vật chất mà bản thân họ cũng là lực lượng cải tạo xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ
Trong đấu tranh cải tạo xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân ngày
càng được khẳng định Đấu tranh chính trị, xã hội là cuộc đấu tranh giai cấp
Trang 38của quần chúng nhân dân tự giải phóng mình và đồng thời giải phóng lực lượng sản xuất, cũng là cuộc đấu tranh cách mạng xã hội thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới như là một quá trình lịch sử tự nhiên hợp quy luật Thực tiễn xã hội đồng thời là cơ sở để phân tích lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội phức tạp giữa người với người Sự tác động lẫn nhau giữa các nhân tố xã hội được xây dựng trên những quan điểm,
ý thức chính trị khác nhau Tính tất yếu của các mối quan hệ ấy là ở chỗ con người thể hiện mình như một nhân cách có ý thức về vận mệnh của mình trong sự liên hệ với xã hội Con người tìm kiếm ở đó khả năng phát triển mình một cách tự do, nhưng không tách khỏi những điều kiện khách quan ảnh
hưởng đến việc định hình phong cách sống, lối sống của mình
Lĩnh vực chính trị bao gồm ý thức chính trị, các tổ chức và thiết chế chính trị, các quan hệ và hành động chính trị v.v… Dấu hiệu bản chất của lĩnh vực này phản ánh một cách khái quát, cụ thể các quyền lợi kinh tế, nhu cầu của các nhóm xã hội và của xã hội nói chung Với tư cách là sự thể hiện cụ thể của kinh tế, chính trị góp phần tập trung ý chí, sức lực và hành động của giai cấp này hay giai cấp khác xung quanh nhiệm vụ cơ bản của nó Ở đây chính trị đồng thời là phương tiện tập trung sáng kiến, nhiệt tình, sự hoạt động của các giai cấp, các nhóm xã hội sao cho việc sử dụng phương tiện đó hữu hiệu hơn Các tổ chức, các thiết chế chính trị vật thể hóa các tư tưởng và lập trường chính trị, chúng thể hiện nội dung của ý thức chính trị, các quan điểm của các giai cấp vào thực tiễn, tham dự vào sự cải tạo đời sống xã hội Việc hiện diện của lĩnh vực chính trị trong đời sống xã hội có ý nghĩa to lớn, nó dẫn dắt đông đảo quần chúng vào hoạt động mà nếu thiếu hoạt động này thì không có bất kỳ một cải cách xã hội nghiêm túc nào Các quan hệ chính trị, đấu tranh, liên minh, cô lập, tập trung… là những liên hệ tác động lẫn nhau giữa các giai cấp mà thông qua đó xã hội luôn vận động để tiến về phía trước theo hướng tích cực
Trang 39Trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân chống lại các giai cấp bóc lột thống trị đã diễn ra từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác Chính qua quá trình lâu dài của cuộc đấu tranh giai cấp mà quần chúng nhân dân ngày càng được giác ngộ, được tổ chức lại, lực lượng cách mạng của quần chúng nhân dân ngày càng phát triển Đến một giai đoạn nhất định khi mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị phát triển đến mức
độ gay gắt, khi tình thế cách mạng xuất hiện chín muồi thì cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng nhân dân sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, xóa bỏ chế độ xã hội cũ xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ hơn Chính trong bão táp cách mạng mọi lực lượng tiềm tàng trong quần chúng được động viên tinh thần anh dũng, tính cách mạng sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân được phát triển cao độ
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, không có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân thì nhất định không thể có những chuyển biến cách mạng trong lịch sử Thực tiễn lịch sử xã hội loài người, từ
xã hội chiếm hữu nô lệ đến nay, đã chứng minh chân lý đó “Con người làm
ra lịch sử của chính mình…”, do đó lịch sử - đó không phải là kết quả của tiền định của những lực lượng thần thánh xa lạ, mà là sản phẩm sự hoạt động của con người Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ xã hội thì cũng gia tăng không ngừng lực lượng sản xuất xã hội chủ yếu, tức quần chúng nhân dân, họ ngày càng tích cực tham gia vào đấu tranh chính trị và ngày càng ý thức rõ hơn quyền lợi đặc thù của mình, bày tỏ ý thức của mình
Sự gia tăng tích cực và giác ngộ của quần chúng nhân dân trong tiến trình lịch sử - xã hội đã đưa đến sự gia tăng tất yếu nhịp độ tiến bộ xã hội, có tính chất không đảo ngược và về phần mình gia tăng nhịp độ tiến bộ xã hội ngày càng kích thích tính tích cực của quần chúng nhân dân trong hoạt động chính trị xã hội Đó là tính qui luật khách quan của tiến bộ xã hội do các nhà
Trang 40sáng lập chủ nghĩa Mác khám phá và xác lập trên cơ sở khái quát kinh nghiệm lịch sử Quần chúng cách mạng cần có những tiêu chí, những khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn được vũ trang bởi những nguyên lý nhất định, tuy nhiên ngay
cả việc xác lập những nguyên lý ấy và hoạch định cương lĩnh tương ứng cũng chưa thể đảm bảo thành công nếu chúng không thâm nhập vào ý thức quần chúng, nếu như bản thân tính cách mạng của họ không tiếp nhận cơ sở khoa học, không được soi sáng bởi lý luận đúng đắn V.I.Lênin nhấn mạnh: “Không
có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” [56, tr.30]
Vai trò chỉ đạo dẫn dắt của giai cấp vô sản trong phong trào cách mạng
là qui luật khách quan, nhưng chỉ lệ thuộc vào mức độ tiếp cận thực tế của giai cấp vô sản đối với lý tưởng, năng lực sáng tạo và ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình Tiến hành phân tích so sánh tính cách mạng của giai cấp như vô sản, nông dân, tiểu tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đi đến kết luận
có tính qui luật rằng giai cấp vô sản là người đấu tranh triệt để nhất vì nền dân chủ, do mục tiêu giai cấp của nó cấp tiến hơn cả những đòi hỏi dân chủ khác,
đó là vì giai cấp vô sản xem nền dân chủ tư sản như quá độ sang quan hệ xã hội cộng sản Đóng góp to lớn của V.I.Lênin vào lý luận mácxít là sự lý giải vai trò lý luận cách mạng khoa học và chính Đảng mácxít kiểu mới trong việc biến lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành chủ nghĩa xã hội hiện thực Quần chúng nhân dân là động lực lịch sử, sự phát triển và biến đổi của xã hội là kết quả hoạt động của quần chúng nhân dân Nhưng V.I.Lênin lưu ý rằng trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện quần chúng nhân dân còn thiếu tính giác ngộ và tính tổ chức, để có sự thực hiện vai trò của mình như người sáng tạo ra lịch sử Điều
đó cũng làm lu mờ sự hiểu biết về vai trò quần chúng, đồng thời hạn chế sự hoạt động của họ với tính cách là người sáng tạo ra lịch sử Vì vậy, cần phải có chính Đảng của giai cấp công nhân