Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ni
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ HOÀNG TOÀN
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG
SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ
Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRƯƠNG VĂN CHUNG;
TS NGUYỄN QUỐC VINH
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại:………
vào hồi ……… giờ ……… ngày ……… tháng ……….năm…………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Trang 3CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Vũ Hoàng Toàn (2015), “Phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động của “Tin
lành Đề ga” và đạo “Hà Mòn” trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” – Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 3 (130)/2015
2 Vũ Hoàng Toàn (2015), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy vai trò quần
chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự" - Tạp chí Sinh hoạt
lý luận số 5 (132)/2015
3 Vũ Hoàng Toàn (2010), “Nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc
thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” - Tạp chí Khoa học giáo dục CSND, số 8, tháng 4/2010
4 Vũ Hoàng Toàn (2014), "Bản chất và hoạt động của "Tin lành Đêga" trong
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay - Những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh" - Tạp chí Khoa học giáo dục CSND, số 33, 4/2014
5 Vũ Hoàng Toàn (2016), Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
huy vai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay – Kỷ yếu hội thảo khoa học “Vững bước dưới cờ
Đảng (1930-2015)”, do Trường Cao đẳng CSND II tổ chức
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
An ninh trật tự (ANTT) là vấn đề hệ trọng của đất nước, liên quan trực tiếp, thường xuyên đến đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân (QCND),
có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển bền vững trên mọi mặt đời sống
xã hội Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề này Trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, QCND giữ vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của cách mạng nước ta Hồ Chí Minh khẳng định: “Khi nhân dân giúp đỡ nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ít thì thành công ít, giúp
đỡ hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”1 Chính vì vậy, phát huy vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay ở nước ta nói chung và địa bàn Tây Nguyên nói riêng
Quá trình phát huy vai trò QCND bảo vệ ANTT thời gian qua ở Tây Nguyên cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, công tác này vẫn còn tồn tại một
số bất cập, yếu kém, đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT trên địa bàn Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”2
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên cho thấy, nghiên cứu về QCND, về ANTT, về vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT và thực trạng vai trò QCND bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay, từ đó, xác định các phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay
đang là vấn đề vô cùng cần thiết Do đó, tác giả chọn đề tài: Vai trò của QCND
trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay làm đề tài nghiên cứu
cho luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành CNDVBC&CNDVLS của mình
1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, tập 7, trang 270
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, trang 149
Trang 52 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài của luận án, có thể kể đến các công trình nghiên cứu nổi bật trên một số nội dung cơ bản sau đây:
Nội dung thứ nhất, nghiên cứu về QCND, vai trò của QCND và sự vận dụng vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có các công trình
cơ bản là các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội Đảng lần thứ
nhất (1935) đến Đại hội XII (2016); bài viết Từ tư tưởng dân vận của Bác Hồ
nghĩ về công tác dân vận hiện nay (Tạp chí Dân vận, tháng 10/2005) của Đỗ
Quang Tuấn; tác phẩm Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng Việt Nam của TS Đinh Xuân Lý (Nxb CTQG, Hà Nội, 2005); tác phẩm
Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam của đồng chủ biên Vũ
Văn Hiền – Đinh Xuân Lý (Nxb CTQG, Hà Nội, 2003); Nghe dân nói, nói dân
hiểu, làm dân tin – Mục tiêu đổi mới công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
của đồng chí Huỳnh Đảm (Tạp chí Cộng sản số 7, ngày 01/4/2014); Công tác
dân vận của Công an thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp (Kỷ yếu
hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực
lượng CAND, Bộ Công an, Hà Nội, 2007) của Lê Đông Phong
Nội dung thứ hai, nghiên cứu về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về vai trò và phát huy vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT Có các công
trình khoa học như Chỉ thị số 09/CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21/01/2014 của
Chính phủ về Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội; tác phẩm Một số vấn đề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự ở nước ta hiện nay (Nxb CTQG, Hà Nội, 2002) của tác giả Nguyễn Đình
Tập; tác phẩm Vai trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng Đông
Nam bộ hiện nay (Nxb CAND, Hà Nội, 2016) của Tác giả Phùng Văn Nam;
Cuốn sách Tỏa sáng giữa đời thường của tác giả Trần Đại Quang (Nxb CAND,
Trang 6Hà Nội, 2015); tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ trật tự, an ninh (Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2017) của Tô Lâm; công
trình Quần chúng nhân dân - nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ
an ninh, trật tự (Nxb CAND, Hà Nội, 2017) của tác giả Tô Lâm…
Nội dung thứ ba, nghiên cứu về Tây Nguyên, công tác đảm bảo ANTT
ở Tây Nguyên và phát huy vai trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên có các công trình Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn
giáo ở Tây Nguyên của Nguyễn Quốc Phẩm (Tạp chí LLCT, số 2, 2003); công
trình Một vài kiến nghị về việc vận dụng chính sách tôn giáo và dân tộc để ổn
định tình hình an ninh trật tự các tỉnh Tây Nguyên của Nguyễn Hồng Lĩnh
(Tạp chí CAND, số 10, 2001); công trình: Các giải pháp cơ bản để giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Trần Thái Học (Tạp
chí Cộng sản, ngày 27/4/2007); Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên của Lê Hữu Nghĩa
(Nxb CTQG, Hà Nội, 2001); An ninh Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp
đảm bảo an ninh Tây Nguyên trong tình hình mới của Trần Đại Quang (Nxb
CAND, Hà Nội, 2003); “Nhà nước Đêga độc lập” thực chất là chiêu bài lợi
dụng vấn đề dân tộc Tây Nguyên để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch của Đoàn Xuân Thanh (Tạp chí CAND, số 10, 2007); tác
phẩm Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở địa bàn các
tỉnh Tây Nguyên hiện nay của Tác giả Lê Văn Đính – Vũ Anh Tuấn (Nxb
CTQG, Hà Nội, 2014); tác phẩm Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an
ninh Tổ quốc của tác giả Trần Đại Quang
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
3.1 Mục đích của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về vai trò của QCND và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, luận án phân tích, đánh giá thực
Trang 7trạng phát huy vai trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên, từ đó
đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: một là, phân
tích lý luận về vai trò của QCND, vai trò và phát huy vai trò của QCND trong
sự nghiệp bảo vệ ANTT Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng phát huy vai trò
của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt
ra hiện nay Ba là, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án: nghiên cứu việc phát huy vai trò
của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay
Phạm vi nghiên cứu của luận án: trong khuôn khổ của luận án, tác giả
tập trung phân tích vai trò và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay; xác định các phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến nay
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về ANTT, về vai trò của QCND, vai trò và phát huy vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT Đồng thời, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phân tích và tổng hợp, diễn dịch
và quy nạp, thống kê, lịch sử và lôgic, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học
6 Đóng góp của luận án
Trang 8Một là, hệ thống hóa, phân tích làm sâu sắc thêm lý luận chung về vai trò
và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Việt Nam và
vận dụng vào điều kiện cụ thể ở Tây Nguyên Hai là, xác định và phân tích làm
rõ những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát huy vai trò của QCND và những vấn
đề đặt ra hiện nay Từ đó, xác định các phương hướng và đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về
ANTT, vai trò và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT và
sự vận dụng lý luận đó vào địa bàn chiến lược Tây Nguyên Về mặt thực tiễn:
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức khi nghiên cứu về ANTT và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Tây Nguyên hiện nay Luận án có thể làm cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn Tây Nguyên tham khảo vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách, giải pháp để nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT, cũng như tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 9 tiết
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA QCND
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của QCND
Trang 9Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: QCND là chủ thể sáng tạo lịch sử Vai trò đó được thể hiện ở 3 phương diện cơ bản: (1) Vai trò của QCND trong sản xuất vật chất; (2) Vai trò của QCND trong cách mạng xã hội; (3) Vai trò của QCND trong sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần
Khi nghiên cứu vai trò sáng tạo lịch sử của QCND, chủ nghĩa Mác -
Lênin không tách rời, mà đặt vai trò của QCND trong mối quan hệ biện chứng
với vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn, trong quá trình phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp xây dựng CNXH, trong đó có sự nghiệp bảo vệ ANTT cần phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành của các cơ quan, đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị Việt Nam
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của QCND
Kế thừa, phát triển và vận dụng quan điểm QCND là lực lượng sáng tạo
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định QCND là lực
lượng quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Cách mạng muốn thành
công tất yếu phải phát huy vai trò của QCND, phải nhận được sự đồng tình,
ủng hộ, giúp đỡ to lớn, rộng rãi của QCND
Để phát huy vai trò to lớn của QCND, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải
xây dựng một xã hội do dân là chủ và dân làm chủ Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, từ địa vị “là chủ” đến “làm chủ” và làm chủ trên thực tế phải có những điều kiện chặt chẽ đi theo Ở Hồ Chí Minh, tư duy phát triển theo chiều hướng: cách mạng giành chính quyền, làm chủ chính quyền, xây dựng xã hội là sự nghiệp của toàn dân, của chính QCND, không ai làm thay được
Trang 10Vận dụng quan điểm về vai trò QCND của chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ
Chí Minh, qua các thời kỳ cách mạng, nhất là từ sau giai đoạn tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta luôn chú trọng đề ra các quan điểm, chính sách phát huy vai trò chủ thể của QCND Thực tiễn hơn 85 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng cho đến nay, Đảng sở dĩ có được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, bởi vì về cơ bản trong mỗi thời kỳ cách mạng Đảng
đã đề ra và nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt đường lối, chính sách của mình, đường lối đó phản ánh được yêu cầu phát triển của lịch sử, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân, của dân tộc Đây chính là cơ sở chính trị quan trọng nhất đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa Đảng và nhân dân Nhìn lại hơn
30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra 5 bài học hết sức quan trọng, trong đó có bài học “Đổi mới phải luôn quan triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”1 Từ đó, Đại hội XII xác định rõ: “Tiếp tục phát huy dân
chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Dân chủ
phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân”2
1.2 QUAN ĐIỂM VỀ BẢO VỆ ANTT
1.2.1 Khái niệm về bảo vệ ANTT
Bảo vệ ANTT bao gồm 2 nội dung là bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Luật An ninh quốc gia quy định các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: bảo vệ chế độ chính trị là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, trang 69
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, trang 38
Trang 11lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Giữ gìn trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội Đây là tổng thể các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật
tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân
1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở Việt Nam hiện nay
Về mục tiêu bảo vệ ANTT, Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII, Đảng ta xác định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa
sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới,
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo
vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”1
Để triển khai thực hiện mục tiêu trên, Đại hội XII đã định hướng các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ ANTT trong tình hình mới như sau:
một là, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc Chủ động đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; hai là, kết
hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, trang
147-148
Trang 12an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng,
an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh; ba
là, xây dựng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực
sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ ANTT; bốn là, tiếp tục giữ vững, tăng
cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với CAND và sự nghiệp bảo vệ ANTT
1.3 VAI TRÒ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QCND TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ ANTT
1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò và phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT
Về vai trò QCND, V.I.Lênin cho rằng QCND tham gia ngày càng nhiều vào công việc quản lý nhà nước về ANTT là một đòi hỏi tất yếu, là cơ sở vững chắc cho thắng lợi của cách mạng XHCN
Để phát huy vai trò của QCND trong bảo vệ tổ quốc XHCN, bảo vệ ANTT, V.I Lênin cho rằng cần thiết lập sự kiểm kê, giám sát toàn dân để QCND trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về ANTT; xây dựng phong trào QCND bảo
vệ ANTT và xem việc xây dựng phong trào QCND tham gia bảo vệ ANTT vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính nghệ thuật và đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò và phát huy vai trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Việt Nam hiện nay
nghiệp bảo vệ ANTT
Trang 13Thứ nhất, về vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, QCND là nền tảng, là chỗ dựa, là cội nguồn của mọi sức mạnh to lớn, là lực lượng giữ vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp bảo vệ ANTT Chính vì vậy, Người luôn đề cao vai trò của QCND và luôn tìm cách phát huy vai trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Việt Nam qua
các thời kỳ cách mạng
Thứ hai, về phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT,
cần chú ý mấy vấn đề cơ bản sau đây: một là, cần chú trọng phát huy tinh thần
đoàn kết, ý thức quyền lợi và nghĩa vụ, làm tốt công tác thi đua – khen thưởng
trong sự nghiệp bảo vệ ANTT của QCND Hai là, cần giáo dục, vận động, tổ
chức, tạo điều kiện và xây dựng các hình thức phù hợp để phát động phong
trào QCND bảo vệ ANTT Ba là, cần huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa lực lượng Công an và QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT
trò QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT ở Việt Nam hiện nay
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định vai trò to lớn của QCND và trên cơ sở đó đề ra đường lối, biện pháp phát huy vai trò của QCND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xác định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh
mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối
đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”1 Để phát huy vai trò của QCND trong bảo vệ ANTT của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Xây dựng “thế trận lòng dân”,
1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG-ST,
Hà Nội, trang 147,149