1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đông nam bộ hiện nay

26 5,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình, bài viết về vai trò của quần chúng nhân trong lịch sử nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng, kháphong phú, song

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của để tài

Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã được

C Mác và Ph Ăngghen khẳng định trong quá trình xây dựng thế giớiquan triết học mới, nhất là quan niệm duy vật về lịch sử Việc xác lậpvai trò của quần chúng nhân dân không phải ngẫu nhiên, mà dựa trênnền tảng vững chắc của tiến trình lịch sử xã hội, gắn với hoạt động củaquần chúng nhân dân trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, đấu tranhbiến đổi xã hội và sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tiếp thu sâusắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúngnhân dân trong lịch sử, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo quanđiểm ấy vào quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong đó có sựnghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc Đó là một trong những nguyên nhân vôcùng quan trọng và có ý nghĩa lớn lao góp phần làm nên thắng lợi củacách mạng Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh chống giặc ngoạixâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Vùng Đông Nam bộ là địa bàn rất phức tạp về an ninh trật tự, bởi

vì nó bao gồm các địa phương gắn liền với các lĩnh vực hoạt động như:chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, du lịch, dầu khí, cáckhu công nghiệp, các tôn giáo, các dân tộc, địa bàn có biên giới vớinước Campuchia, ngoài mặt thuận lợi trong quá trình phát triển, còn cómặt trở ngại không nhỏ về an ninh trật tự Mặc khác một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thiếugương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đếnthái độ quan liêu, hách dịch, xem thường vai trò của quần chúng nhândân Sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường làm cho tội phạm, tệ nạn

xã hội có xu hướng phát triển ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêucực đến an ninh trật tự xã hội Tình hình trên đòi hỏi cần phải quán triệtthật sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ anninh tổ quốc Trong khi đó việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận độngquần chúng nhân dân tham gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổquốc chưa được quan tâm đúng mức Các tổ chức Đảng, chính quyền ởmột số địa phương trong vùng nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầmquan trọng của việc xây dựng phong trào nên việc triển khai thực hiệncòn mang tính hình thức, chiếu lệ, thiếu sơ kết, tổng kết để rút kinhnghiệm và có biện pháp khắc phục kịp thời Vai trò nòng cốt trong côngtác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc của lực lượng

Trang 3

Công an nhân dân chưa được chú ý, coi trọng; sự phối hợp giữa ngànhCông an với các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quầnchúng trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia Phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chưa chặt chẽ, đồng bộ Tâm lý ngại vachạm, không dám ngăn chặn các hoạt động của đối tượng lưu manh côn

đồ, không dám tố giác tội phạm do sợ bị trả thù có xu hướng xuất hiệnngày càng tăng trong quần chúng nhân dân Vấn đề đặt ra là phải phântích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra phương hướng

và những giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của quần chúng nhân dântrong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ

Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc làcông tác có ý nghĩa quan trọng để thực hiện quyền làm chủ của quầnchúng nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự

an toàn xã hội, là biện pháp công tác có hiệu quả để góp phần giải quyếtvấn đề an ninh trật tự trong tình hình hiện nay tại vùng Đông Nam bộ

Chính vì những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Vai trò của quần

chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng Đông

Nam bộ hiện nay” cho đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình, bài viết về vai trò của quần chúng nhân trong lịch

sử nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng, kháphong phú, song chủ yếu tập trung vào ba nhóm chính:

Thứ nhất, những công trình, bài viết mang tính định hướng về thế

giới quan và phương pháp luận, liên quan đến vai trò của quần chúngnhân dân trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác -Lênin, của Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể nói, vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân chiếm vị trí quantrọng trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin.Các thời kỳ của sự phát triển triết học Mác, giai đoạn Mác - Ăngghen,đều đề cập đến vai trò của quần chúng nhân dân, khẳng định vai trò củaquần chúng nhân dân trong các hình thức hoạt động lịch sử – hoạt độngsản xuất vật chất, hoạt động cải tạo xã hội, hoạt động sáng tạo văn hóa

V I.Lênin bảo vệ, phát triển triết học Mác Lênin đã vạch trần bảnchất phản cách mạng, giả danh “người bạn của dân” của bọn dân túy ởNga vào những năm 90 của thế kỷ XIX Di huấn của Người trong loạtbài viết và bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản(bônsêvích) Liên Xô, trong đó có cả bài về sự cần thiết đổi mới chủnghĩa xã hội và phương thức phát huy vai trò của quần chúng nhân dân

Trang 4

Thứ hai, các công trình, bài viết của các nhà lý luận về vai trò quần

chúng nhân dân trong lịch sử, đặc biệt sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốctrong điều kiện hiện nay ở Việt Nam

Tư tưởng “quần chúng nhân dân làm nên lịch sử” được Đảng ta vậndụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong suốt hơn 80 năm qua TừCương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định “cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng” Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu để phát triển đấtnước nói chung và trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng làmột quan điểm cơ bản được quán triệt trong toàn bộ các văn kiện từ Đạihội VI đến Đại hội XI

Quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo

vệ an ninh tổ quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh được tập hợp trong HồChí Minh toàn tập (cụ thể là tập 4, 5, 6, 7, Nhà xuất bản Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2000)

Lê Duẩn với tác phẩm “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976); Trường Chinh với “Cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1975);

Đỗ Mười với “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” (Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), cùng với nhiều bài viết củacác nhà lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước ta đã nêu bật bản chất củacách mạng Việt Nam, của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củadân, do dân và vì dân Sức mạnh của quần chúng nhân dân, qua sự phântích của các nhà lãnh đạo, thể hiện một cách đầy đủ, toàn diện trong sựnghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước

Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử nói chung,trong lĩnh vực bảo vệ an ninh tổ quốc nói riêng cũng được đề cập trongvăn kiện đại hội Đảng bộ của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộqua các nhiệm kỳ

Tác phẩm “Tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì

dân” của tác giả Nguyễn Đình Lộc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1998) đã khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng sángtạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân trongcông cuộc đổi mới và xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay

Tác phẩm “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ tư

tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975)” của tác giả Hoàng Trang (Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) Tác giả đã chứng minh rằng chính

sự vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản, những

Trang 5

giải pháp và nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh mộtcách sáng tạo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phầnquyết định thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, làđiều kiện của việc đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tác phẩm “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh” của tác giả

Nguyễn Khắc Mai (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội - 1997) đã hệ thốnghóa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh và trình bày tư tưởng dân chủ

Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực thực tiễn Tác giả cho rằng làm theo

tư tưởng của Người sẽ đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, côngbằng, dân chủ, văn minh

Ngành Công an cũng luôn xác định vai trò quần chúng nhân dântrong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc là một lực lượng hùng hậu, hếtsức to lớn Từ trước đến nay cũng đã có một số đề tài khoa học, bài viếttrên các báo, tạp chí về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệpbảo vệ an ninh tổ quốc

Sách “Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ,Công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị

và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở nước ta hiện nay” (Nhà xuất bảnCông an nhân dân, Hà Nội - 2000) khẳng định: sự nghiệp bảo vệ anninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội chỉ thực sự thành côngkhi thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ và Công an nhân dân làm nòng cốt

Tác phẩm “Một số vấn đề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an

ninh, trật tự ở nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002), tác giả Nguyễn Đình Tập từ cái nhìn lý luận và thực tiễn đã rút

ra những bài học kinh nghiệm về việc phát huy vai trò quần chúng nhândân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự ở nước ta trong sự nghiệpđổi mới

Thứ ba, các tài liệu tham khảo, chuyên khảo về vai trò quần chúng

nhân dân trong việc bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ

Tác giả Nguyễn Thành Thượng, “An ninh trật tự các khu công nghiệp

tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” (Đề tài khoa học Bộ Công an,

năm 2000) Phan Hồng Tam, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai” (Đề tài khoa học Bộ Công an, năm 2000) Nguyễn Văn Dựt,

“Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội ở các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương”.

Trang 6

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình an ninh trật tự tại khucông nghiệp tập trung Biên Hòa – Đồng Nai và các khu công nghiệptỉnh Bình Dương, các tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động đảm bảo an ninh trật tự cho các khu công nghiệp tậptrung, trong đó có giải pháp về công tác vận động quần chúng nhân dântrong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

Trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân” (Bộ Công an, HàNội – 2007), các tác giả Nguyễn Văn Khánh, Lê Đông Phong, Lê TôiSủng đã nêu lên đặc điểm tình hình và thực trạng của công tác dân vậnnhằm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thành phố HồChí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua Dương vănThủy, “Công an huyện bến cầu, tỉnh Tây ninh làm tốt công tác dân vậnbảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới”, tác giả đã trình bày đặc điểmtình hình và thực trạng phức tạp của công tác vận động quần chúng bảo

vệ an ninh trật tự trên tuyến biên giới của lực lượng Công an huyện BếnCầu, tỉnh Tây Ninh

Tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách hệ thống, toàn diện về vai trò quần chúng nhân dân trong sựnghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng Đông Nam bộ hiện nay

- Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm

vụ sau:

Trang 7

Phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vaitrò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự vận dụng của Hồ ChíMinh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dântrong lịch sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặc biệt là trong sựnghiệp đổi mới hiện nay; vấn đề lý luận về vai trò của quần chúng nhândân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.

Nghiên cứu những điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và an ninh trật

tự, sự tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ảnh hưởng đến vai

trò của quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam

Bộ Làm rõ những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân cơ bản vai

trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốcvùng Đông Nam bộ

Nêu ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huy vai tròquần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùngĐông Nam bộ hiện nay

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là một vấn đềrất rộng Trong luận án tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đềvai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốctại vùng Đông Nam bộ, trong đó giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 5 tỉnhvùng Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào nhữngmặt chủ yếu nhất

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và Phong trào toàndân bảo vệ an ninh tổ quốc Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả

sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích và tổng hợp,diễn dịch và quy nạp, thống kê, lịch sử và lôgic

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và vận dụng vàomột lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội là bảo vệ an ninh tổ quốc.Thứ hai, nêu ra phương hướng và những giải pháp cơ bản phát huyvai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

ở vùng Đông Nam bộ hiện nay

Trang 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống lýluận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch

sử, và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc, đặt biệt là trong

sự nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ thực trạng vai trò quần chúngnhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở vùng Đông Nam bộ,chỉ ra những thành quả, những hạn chế và nguyên nhân cơ bản, đề raphương hướng và những giải pháp nhằm phát huy vai trò của quầnchúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vùng ĐôngNam bộ hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ,

SỰ VẬN DỤNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC 1.1 LÝ LUẬN CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ 1.1.1 Khái lược các quan điểm khác nhau trong lịch sử triết học trước Mác về vai trò của quần chúng nhân dân

Tại phương Đông vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân được đềcập đến trong nhiều học thuyết triết học, nhất là triết học Trung Quốc và

Ấn Độ cổ đại Trong tư tưởng của Khổng – Mạnh, “dân” được hiểu theonghĩa là những người cùng đinh đến số đông dân cư, bao gồm nhiềugiai cấp, tầng lớp khác nhau về nghề nghiệp, địa vị kinh tế, chính trị, xãhội Mạnh Tử cho rằng “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, Quân vi khinh” Đây

là tư tưởng nổi bật trong quan điểm “Dân vi bang bản” của Nho giáo.Đại diện tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử (480-420 trước công nguyên) Tưtưởng kiêm ái của ông là sự thể hiện tinh thần dân chủ bình đẳng sơkhai, phản ánh ước mơ, nguyện vọng của đại đa số tầng lớp nhân dânlao động Trung Quốc thời bấy giờ; thể hiện sự nhận thức đánh giá đúngvai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển xã hội Nội

Trang 9

dung cơ bản của Phật giáo là học thuyết về “Khổ và con đường cứukhổ” Sách Phật qui vào trong “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế, tập đế, diệt

đế và đạo đế Phật giáo hướng đến giáo hóa con người Quần chúng đónnhận Phật giáo trước hết vì nó thể hiện ước mơ ngàn đời về cuộc sốngbình an của các tầng lớp nhân dân, chống áp bức, bóc lột

Tại phương Tây, vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân được thểhiện ngay trong thời kỳ hình thành nền dân chủ sơ khai – dân chủ chủ

nô Nền dân chủ là dấu son đầu tiên trong lịch sử nhân loại thừa nhậntrực tiếp vai trò của “nhân dân” Trong suốt gần 20 thế kỷ từ “dân chủ”dường như bị lãng quên Mãi đến thế kỷ XVII, XVIII tư tưởng này mớiđược thể hiện phần nào trong cuộc sống thông qua các cuộc cách mạng

tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản thay thế cho chế độ phong kiến.Triết học thế kỷ XVII – XVIII là người bạn đồng hành và là vũ khí lýluận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phongkiến lỗi thời Các nhà triết học cận đại, đặc biệt là các nhà duy vật khaisáng Pháp (H.Holbach, J.Rousseau) khẳng định vai trò các tầng lớpnhân dân trong biến đổi xã hội, mặt khác đòi hỏi những chính sách phùhợp từ phía nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện năng lực củamình Bên cạnh đó, các nhà khai sáng Pháp đã bộc lộ những hạn chếlịch sử nhất định, đó là quan điểm duy tâm, phi lịch sử về vai trò củaquần chúng nhân dân Đỉnh cao của sự phát triển tư duy triết học trướcMác là triết học cổ điển Đức Các nhà triết học như Kant, G.Fichte,G.W.Hegel cũng có một số quan điểm về vai trò của quần chúng nhândân và cá nhân trong lịch sử

Xem xét khái quát một số quan điểm triết học trước Mác về quần

chúng nhân dân có thể rút ra nhận định: thứ nhất, trong lịch sử triết học

trước Mác cả phương Đông lẫn phương Tây có một số quan điểm tíchcực về quần chúng nhân dân, thậm chí đến gần với sự nhận thức nghiêmtúc vai trò của quần chúng nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính

trị, xã hội Thứ hai, phần lớn các nhà triết học trước Mác đều là những

nhà duy tâm trong quan niệm về xã hội, đã chi phối cách hiểu về độnglực của tiến bộ xã hội, về quan hệ giữa thiên tài, vĩ nhân với quần chúngnhân dân

1.1.2 Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học và sự hình thành lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử

Quan niệm thật sự khoa học về vai trò quần chúng nhân dân tronglịch sử gắn liền với bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen

Trang 10

thực hiện Ngay trong những tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyểnbiến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, C.Mác

và Ph.Ăngghen đã xây dựng một trong những quy luật quan trọng củachủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là: “Hoạt động của lịch sử càng lớn lao thì

do đó, quần chúng, mà hoạt động lịch sử đó là sự nghiệp của mình cũng

sẽ lớn lên theo”(1) Lênin viết: “Những lý luận trước kia đã không nóiđến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duyvật lịch sử, thì lần đầu tiên, đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xácnhư khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quầnchúng và những biến đổi của những điều kiện ấy”(2) Giá trị sâu sắc củaquan điểm mácxít về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử là ởcách tiếp cận về khái niệm đó Một mặt, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác – Lênin khẳng định tính giai cấp của quần chúng nhân dân,phê phán những quan niệm mơ hồ, phi giai cấp về con người của triếthọc thế kỷ XVII – XVIII, triết học cổ điển Đức Mặt khác, nội hàm của

“quần chúng nhân dân” không bất biến, mà luôn được điều chỉnh, bổsung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiến trình lịch sử - xã hội Vai tròcủa quần chúng nhân dân thể hiện trước hết ở sản xuất vật chất, trongđấu tranh cải tạo xã hội và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần

1.2 SỰ VẬN DỤNG CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ VÀO SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

1.2.1 Sự vận dụng của Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

Vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử đã được HồChí Minh đề cập từ rất sớm, trong quá trình bôn ba hải ngoại tìm đườngcứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp Trướchết là tư tưởng “Dân là gốc nước” Trong tư tưởng Hồ Chí Minh “dân làgốc” thống nhất với “dân là chủ”

“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân

thật, Hà Nội, trang 123.

Trang 11

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”(3).Đối với cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự, Người quan niệm đây

là sự nghiệp của nhân dân, dựa vào nhân dân là một bảo đảm chắc chothắng lợi của cuộc đấu tranh Hồ Chí Minh đã dạy: “Công an có baonhiêu người? dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng

ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân… Khi nhân dân giúp đỡ

ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ tahoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”(4)

Tư tưởng của Người trở thành cơ sở lý luận vững chắc cho công tácvận động phát huy vai trò quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc hiện nay

1.2.2 Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

Tư tưởng “quần chúng nhân dân làm nên lịch sử” được Đảng ta vậndụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng trong suốt hơn 80 năm qua Đạihội VI của Đảng đã rút ra bài học: “Trong toàn bộ hoạt động của mình,Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động”(5) Hội nghị lần thứ 8 khóa VI đã

đề ra nghị quyết 8B về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăngcường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội đã thể hiện rõ thêm nhiều khía cạnh quan trọng

về công tác quần chúng trong tình hình mới Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII đến lần thứ XI của Đảng đã làm phát triển toàn diện nhữngnội dung của đường lối đại đoàn kết dân tộc; ghi nhận bước phát triểnmới nhận thức của Đảng vai trò của quần chúng nhân dân trong sựnghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc Từ thực tiễn vai trò của quần chúng nhândân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở nước ta trong côngcuộc đổi mới, ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số521/QĐ-TTg, quy định ngày 19 tháng 8 hàng năm là ngày hội “Toàn dânbảo vệ an ninh tổ quốc”, đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn củaquần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo bệ an ninh tổ quốc

Trang 12

1.3 VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO

Bảo vệ an ninh tổ quốc là bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự

an toàn xã hội của đất nước

Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc vai trò của quần chúng

nhân dân được thể hiện ở nhiều mặt: Thứ nhất, quần chúng nhân dân là

nền tảng, là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

Thứ hai, quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp tham gia công tác

phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm, quản lý, giáo dục

cải tạo người phạm tội Thứ ba, quần chúng nhân dân tham gia xây

dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch vững mạnh

1.3.2 Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc của lực lượng Công an nhân dân

Khái niệm “Quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc” dùng

để chỉ hoạt động của quần chúng nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ anninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước

Phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc là một

hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo quần chúng nhândân tham gia xây dựng, quản lý nền an ninh trật tự và phòng ngừa, pháthiện, đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìntrật tự an toàn xã hội

“Tổ chức vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc”

là quá trình các cơ quan chức năng sử dụng tổng hợp các hình thức, nộidung, phương pháp để tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, động viênquần chúng nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiệnđấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phầnbảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Các tổ chức làm công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổquốc bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã

Trang 13

hội Các tổ chức này hoạt động trong một cơ chế thống nhất, theo

những chức năng, nhiệm vụ riêng, trong đó Công an là lực lượng nòng

cốt trong công tác tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc

Kết luận chương 1

Trong lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều quan điểm tích cực vềvai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử Những tư tưởng đó cóthể tìm thấy trong triết học phương Đông cổ đại, một số học thuyết triếthọc phương Tây trước Mác và ngoài mácxít Tuy nhiên do chịu sự chiphối của quan niệm duy tâm về lịch sử nên phần lớn những học thuyết

đó đã mắc phải những hạn chế nhất định

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng một quy luật cơ bản là quy luật

sự gia tăng không ngừng vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.Vai trò của quần chúng nhân dân thể hiện trong tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội: sản xuất vật chất, đấu tranh cải tạo xã hội và sáng tạo

ra giá trị văn hóa tinh thần Quan điểm đó đã được V.I Lênin kế thừa,làm sâu sắc thêm và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Nga vàxây dựng nước Nga Xôviết

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng lý luận củachủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch

sử vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở nước ta Trong sự nghiệp đổimới hiện nay, muốn quần chúng nhân dân thực sự là người chủ của quátrình xây dựng xã hội mới nói chung và bảo vệ an ninh tổ quốc nóiriêng thì điều quan trọng nhất là mọi đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng phải đáp ứng những lợi ích chính đáng của quần chúng nhândân, và đó cũng là bài học lịch sử quý báu của Đảng trong điều kiện lịch

sử mới

Vận động quần chúng nhân bảo vệ an ninh tổ quốc là một nội dungquan trọng trong toàn bộ công tác dân vận của Đảng nhằm phát huy vaitrò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.Đồng thời đó là biện pháp cơ bản, có ý nghĩa chiến lược của lực lượngCông an nhân dân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranhchống các loại tội phạm, bài trừ tai nạn, tệ nạn xã hội và các hành vi viphạm khác về an ninh trật tự xã hội

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w