Những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo phát triển đội ngũ thuyền

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 62 - 64)

thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển không ngừng, quá trình quốc tế hóa sản xuất; ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, diễn ra không ngừng và ngày càng sâu rộng, đòi hỏi người người lao động phải có trình độ chuyên môn; kỹ năng tay nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường có yêu cầu cao về kỹ thuật và phát triển không ngừng. Vì vậy chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như cho thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị nói riêng.

Đối với nghề Điều khiển phương tiện thủy nội, mặc dù có chính sách giảm 70% học phí cho người học, người học được học tập, thực hành trên thiết bị, phương tiện hiện đại ( do nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa được Nhà nước đầu tư nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN ).

Tuy nhiên hiện nay nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa vẫn có ít người chọn lực để học. Vì những lý do sau :

nhọc, nguy hiểm, do đó ít người chọn nghề này để làm việc. Vì vậy ít người chọn nghề Điều khiện phương tiện thủy nội địa để học.

- Mặc dù có Nhà nước có chính sách giảm 70% học phí cho người học nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa hệ chính quy, nhưng lại chưa cơ chế chính sách lương ưu đãi hợp lý đối với thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa. Vì vậy chưa thu hút người học lựa chọn nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa để học.

- Đối với đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa, theo mô hình đào tạo hiện nay, có 2 loại hình đào đó là đào tạo chính quy tập trung và đào tạo ngắn hạn ( bổ túc nghề ) vừa làm vừa học. Đặc điểm công việc của thuyền viên phương tiện thủy nội địa là thường xuyên và liên tục làm việc trên phương tiện thủy nội địa, phương tiện vận tải nên hoạt động đi lại khắp nơi, không ở một địa điểm cố định. Vì vậy để phù hợp với trình độ văn hóa, phù hợp với điều kiện làm việc của mình, thuyền viên phương tiện thủy nội địa hầu hết đều chọn loại hình đào tạo ngắn hạn để học tập và phát triển nghề nghiệp ( chiếm khoảng 81% ). Điều này dẫn đến chất lượng đội ngũ thuyền trưởng hiện nay còn thấp.

- Do muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa, hộ gia đình có tham gia kinh doanh vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ hiện nay thường sử dụng đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa chưa có bằng thuyền trưởng vì trả lương thấp. Số thuyền trưởng này chưa qua đào tạo, tay nghề có được do được truyền nghề theo kiểu cha truyền con nối và quá trình tích lũy kinh nghiệm. Điều này đã vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, đồng thời cũng tạo thói quen cho những người chưa có bằng thuyền trưởng không có ý thức trong việc phải học tập phát triển nghề nghiệp để có bằng thuyền trưởng để hành nghề theo đúng quy định pháp luật.

Chương 3. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THUYỀN TRƯỞNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

KHU VỰC NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 62 - 64)