Cơ sở phát triển

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 69 - 71)

* Điều kiện tự nhiên về luồng tuyến

- Các sông chính khu vực Nam Bộ đều rộng và sâu, lòng sông tương đối ổn định, địa hình bằng phẳng nên lưu tốc thấp, dòng chảy ổn định, các kênh đào sâu.

- Các sông rộng và sâu nên có thể xây các cảng lớn cho các tàu 500 – 1.000 T vào sâu trong sông như các cảng Đồng Nai, Thị Vải, Cát Lái, Nhà Bè, Mỹ Tho, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.

- Chênh lệch mực nước giữa các mùa thấp.

Các điều kiện tự nhiên về luồng tuyến trên rất thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy nội địa.

* Lợi thế của ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa

- Vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng.

- Chi phí vận tải thấp, bình quân chi phí vận tải đường thủy nội địa ở Việt Nam vào khoảng 33% so với chi phí vận tải bằng đường bộ và khoảng 85% so với chi phí vận tải bằng đường sắt.

- Không gây nhiều tác động đến môi trường. Về tiêu thụ năng lượng và phát khí thải nhà kính như CO2 và CH4 (mê tan) thì vận tải đường thủy nội địa tương đương vận tải đường sắt, thấp hơn từ 20 – 25% so với vận tải đường bộ. Về phát thải khí Oxit nitơ (NOx), một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị, lượng phát thải trong vận tải đường thủy nội địa chỉ bằng 1/2 đường sắt và 1/7 đường bộ. Do đó vận tải đường thủy nội địa là biện pháp hữu hiệu để thực hiện phát triển bền vững, vì không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, làm chậm lại quá trình nóng dần lên của trái đất [ 25 ]. - Vận tải thủy nội địa đã góp phần giảm ách tắc cho giao thông đường bộ,

đặc biệt ở các khu vực trung tâm nối tới cảng biển. Rất nhiều cảng nằm sâu trong nội địa ở khu vực phát triển chiến lược, vận tải đường thủy nội địa tạo nên hệ thống giao thông vận tải có thể kết hợp với các phương thức vận tải và hội nhập vào mạng lưới giao thông vận tải đa phương thức. Sử dụng các phương tiện thủy nội địa cở lớn có thể thay thế vài trăm xe tải. Vì thế vận tải đường thủy nội địa là biện pháp hữu hiệu để giảm ách tắc và tai nạn giao thông.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi và lợi thế của ngành, việc đầu tư tập trung có kế hoạch để phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa một cách

đồng bộ về luồng tuyến, cảng bến, phương tiện vận tải và nhân lực, gắn kết với mạng lưới giao thông khác tạo thành hệ thống liên hoàn; thông suốt thực hiện vai trò quan trọng trong việc phát triển vận tải đa phương thức nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, hiệu quả, an toàn để đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông vận tải, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững khu vực Nam Bộ là yêu cầu rất cần thiết cho chiến lược phát triển vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 69 - 71)