Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 71 - 111)

3.2.2.1 Về vận tải

Đáp ứng yêu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiểm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát huy lợi thế về vận tải đường thủy nội địa của khu vực. Tốc độ tăng trưởng vận tải bình quân :

Hàng hóa: - Về tấn: bình quân 6,8%năm. - Về tấn.km: bình quân 8,3%/năm Hành khách: - Về hành khách:bình quân 7,6%/năm. - Về hành khách.km: 9,6%/năm. [ 16 ].

Dự báo tăng trưởng vận tải đường thủy nội địa ở Nam Bộ đến năm 2020 được thể hiện trên bảng 3.1

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu vận tải khu vực Nam Bộ đến năm 2020 Đối tượng vận tải Sản lượng vận tải Đơn vị Thực hiện Năm 2012 Dự báo Năm 2020 Hàng Vận chuyển Triệu tấn 97,7 170

Luân chuyển Triệu tấn.Km 11.618 22.000

Hành khách

Vận chuyển Triệu hành khách 134,5 241,2

Luân chuyển Triệu hành khách.Km 2.762 5.750,4

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, Bộ Giao thông vận tải

3.2.2.2 Về đội tàu

Phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa, theo hướng tăng tải trọng, tăng sức kéo của tàu, cơ cấu hợp lý (tàu kéo đẩy 30 - 35%, tàu tự hành 65 – 70%).

Đội tàu đến năm 2020 :

- Tàu vận chuyển hàng hóa: tổng trọng tải đội tàu đạt 65 triệu tấn.Phương tiện.

- Tàu vận chuyển hành khách: tổng trọng tải đội tàu đạt 1,3 triệu hành khách.Phương tiện [ 16 ].

3.2.2.3 Về luồng tuyến

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Bến Kéo (Tây Ninh): dài 170 km, quy hoạch nâng cấp chung toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Bến Súc: dài 90km, đảm bảo tuyến đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến cảng Sài Gòn – Mộc Hóa (Long An): giữ cấp hiện tại, đảm bảo cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến cảng Sài Gòn – Hiếu Liêm (sông Đồng Nai): dài 90 km. Tiếp tục phá đá ngầm và thanh thải chướng ngại vật trên luồng, thay thế các cầu đường bộ có tĩnh không chưa tương ứng với cấp sông quy hoạch; đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (tuyến duyên hải): đoạn qua vùng dài 16 km; đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua kênh Xà No): đoạn qua vùng dài 167 km; duy trì đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): đoạn qua vùng dài 130 km, duy trì đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua kênh Đồng Tháp Mười) đoạn qua vùng dài 107 km đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên: đoạn qua vùng 105 km; nâng cấp; cải tạo tuyến đạt cấp IV kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến kênh Chợ Gạo: dài 28,5 km từ sông Vàm Cỏ Đồng Nai đến sông Tiền (Tiền Giang). Hoàn thành nâng cấp, cải tạo nạo vét lòng sông cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Cửa Tiểu - Biên giới Campuchia: đoạn qua vùng 73 km; duy trì tuyến đạt cấp I kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến sông Hậu qua cửa Định An - Tân Châu (An Giang): đoạn qua vùng dài 107,5 km; duy trì tuyến đạt cấp I kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (cửa sông Ông Đốc): dài 158 km, nâng cấp, cải tạo tuyến đạt cấp III kỹ thuật đường thủy nội địa.

- Tuyến liên kết nội vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp: đoạn qua vùng dài 12 km; nâng cấp, cải tạo tuyến đạt cấp IV kỹ thuật đường thủy nội địa[ 16 ].

3.2.2.4 Về cảng, bến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cấp 03 cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh: cảng Phú Đinh, cảng Nhơn Đức và cảng Long Bình, tiếp nhận tàu đến 3.000 DWT, công suất đến năm 2020 là 1,5 triệu tấn/năm.

- Xây mới cảng Tân An (Long An) cho tàu cỡ 500÷5.000 DWT.

- Xây dựng mới và nâng cấp một số cảng thủy nội địa, gồm các cảng : Tân Châu, Bình Long (An Giang), Tắc Cậu (Kiên Giang), sông Ông Đốc (Cà Mau). Trong đó, cảng Tân Châu cho tàu có trọng tải từ 500 ÷ 2.000 DWT, đồng thời có vai trò là đầu mối cho phương tiện thủy nội địa giao thương với Cam-pu-chia.

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cảng, bến thủy nội địa do địa phương quản lý hiện có cho các tàu có trọng tải từ 500 ÷ 1.000 DWT; xây dựng, nâng cấp một số cảng khách cho tàu có trọng tải từ 100 ÷ 250 ghế [ 16 ].

3.3 Dự báo nhu cầu đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ

3.3.1 Vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ hội khu vực Nam Bộ

Với điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Bộ có một hệ thống sông ngòi; kênh rạch chằng chịt trên một địa hình tương đối bằng phẳng tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy nội địa thuận lợi, phân bố đều và nối các khu đô thị, các khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ, nối khu vực Đông Nam Bộ với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng thời gắn kết với mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, thông suốt.

Có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải khu vực Nam Bộ, vận tải đường thủy nội địa giữ vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã

hội khu vực Nam Bộ. Nhất là trong xu thế phát triển vận tải đa phương thức hiện nay, vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam.

Trong năm 2012 theo thống kê, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ chiếm khoảng 49% so với cả nước; lượng hành khách vận chuyển bằng đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ chiếm khoảng 30% so với cả nước. Riêng lượng hàng hóa giao lưu giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đầu mối thành phố Hồ Chí Minh do vận tải thủy nội địa đảm nhận chiếm tới 82%.

Vận tải quá cảnh Việt Nam – Campuchia là tuyến vận tải đường thủy nội địa quan trọng trên sông Mekong đã được khẳng định trong Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong ký kết năm 1995 giữa 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan về tự do hóa giao thông vận tải thủy. Năm 1998, Hiệp định về vận tải đường thủy được ký kết giữa Việt Nam và Campuchia, tiếp đến ngày 17/12/2009 Việt Nam và Campuchia ký kết Hiệp định về vận tải đường thủy bổ sung cho Hiệp định ký kết năm 1998 trong đó cho phép thực hiện tự do giao thông đường thủy trên hệ thống sông Mekong. Hiệp định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quá cảnh và qua biên giới, giúp cho hoạt động giao thương hàng hóa khu vực thành phố Hồ Chí Minh – đồng bằng sông Cửu Long – Campuchia phát triển. Cũng theo Hiệp định, việc liên kết cảng Phnom-Penh với cảng Cần Thơ, các cảng thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc mở tuyến vận tải container để nối các cảng này với nhau sẽ tạo thành tuyến vận tải thuận lợi, làm cho giao thông vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ phát triển, [ 3 ].

3.3.2 Nhu cầu đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải, dự báo phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ đến năm 2020 như sau :

- Tàu vận chuyển hàng hóa: tổng trọng tải đội tàu đạt 65 triệu tấn.Phương tiện – tăng bình quân 8%/năm.

- Tàu vận chuyển hành khách: tổng trọng tải đội tàu đạt 1,3 triệu hành khách.Phương tiện – tăng bình quân 9%/năm.

Theo thống kê năm 2012, số lượng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa các hạng khu vực Nam Bộ còn thiếu 69.218 người – chiếm 48% (Bảng 2.7 và Biểu đồ 2.1).

Với vai trò của vận tải đường thủy nội địa trong phát triển kinh tế ở khu vực Nan Bộ thời hội nhập, với quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa khu vực Nam Bộ và với thực trạng đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ hiện nay, cho thấy nhu cầu đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa có chất lượng ( có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, có ý thức chấp hành pháp luật giao thông ) là rất lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ.

3.4 Giải pháp đào tạo phát triển đội ngũ thuyền trưởng vận tải đường thủy nội địa địa

3.4.1 Giải pháp tăng cường năng lực đào tạo cho cơ sở đào tạo3.4.1.1 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 3.4.1.1 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

Một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đây là cầu nối giữa đào tạo và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dần đến sản xuất, giúp cho người học có cái nhìn trực quan, cụ thể hơn về nghề nghiệp đang theo học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề nhất thiết phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải là đầu tư tập trung và đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Phương tiện thiết bị dạy học nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề được quy định tại Danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành. Danh mục thiết bị dạy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa là danh mục bao gồm các loại thiết bị dạy nghề, quy định số lượng của từng loại thiết bị dạy nghề mà cơ sở đào tạo nghề phải trang bị để tổ chức dạy và học cho 01 lớp học thực hành tối đa 18 người học và lớp học lý thuyết tối đa 35 người học đối với nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề [ 23 ] .

Để có kinh phí thực hiện đầu tư tập trung và đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa, cơ sở đào tạo phải tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Các nguồn vốn có thể sử dụng đầu tư như sau:

- Vốn tái đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của cơ sở đào tạo. - Vốn từ nguồn vốn liên kết, tài trợ của các doanh nghiệp.

- Vốn xin Nhà nước cấp từ nguồn kinh phí Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015 [ 17 ].

3.4.1.2 Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đào tạo toàn diện trong nhà trường được quyết định bởi chất lượng đội ngũ giáo viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Một số giải pháp để năng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

* Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhà trường về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường thông qua tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, các buổi sinh hoạt chuyên môn.

* Tuyển dụng, thu hút, bố trí đội ngũ giáo viên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng giáo viên. Đây là khâu đầu tiên, quan trọng tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ, phải đặc biệt chú trọng đến trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên khi tuyển dụng.

- Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách để thu hút đội ngũ giáo viên giỏi. - Xây dựng kế hoạch và bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn,

sở trường, nguyện vọng của giáo viên nhằm phát huy tối đa thế mạnh của từng giáo viên

* Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên bằng các hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đa dạng:

- Về năng lực chuyên môn : tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng ngoại ngữ; tin học, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế giáo viên tự học tập; tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn; kỹ năng thực hành.

- Về năng lực sư phạm: tạo động lực cho giáo viên không ngừng phát huy và học tập nâng cao năng lực sư phạm, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên. Tổ chức thường xuyên hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở Khoa chuyên môn, hoạt động dự giờ, hoạt động hội giảng để đội ngũ giáo viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm sư phạm với đồng nghiệp.

- Về năng lực nghiên cứu khoa học: tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp nghiên cứu khoa học, xây dựng Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường và tổ chức cho giáo viên thực hiện.

* Tăng cường công tác quản lý kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên.

* Xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên tự đào tạo nâng cao trình độ.

3.4.1.3 Tăng cường nâng cao chất lượng rèn luyện kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho người học

Ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề, năng lực thích ứng nghề và đạo đức nghề nghiệp góp phần rất quan trọng quyết định khả năng, năng lực làm việc và sự phát triển nghề nghiệp của người học trong quá trình làm việc. Vì trong quá trình làm việc, ngoài khả năng ứng dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề đã được học vào thực hiện công việc, người học nào có khả năng ứng phó; xử lý tốt các tình huống trong công việc, sớm thích nghi với môi trường làm việc và có thái độ yêu nghề, gắn bó và tâm huyết với nghề sẽ làm tốt công việc được giao và phát triển nhanh về nghề nghiệp cũng như thích ứng nhanh với những biến đổi trong lao động nghề nghiệp.

Chất lượng đầu ra của người học ( bao gồm trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, kỹ năng ứng xử, năng lực thích ứng nghề và đạo đức nghề nghiệp ) nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đến phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa. Vì có kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề, có kỹ năng ứng xử; kỹ năng quan hệ xã hội, có đạo đức nghề nghiệp được hình thành trong quá trình học tập; rèn luyện, người học sẽ đảm nhận tốt công tác

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 71 - 111)