Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa được đào tạo phát triển từ các trường đào tạo nghề. Hiện nay do tập quán, do nhận thức xã hội nên học nghề không phải là con đường lựa chọn để học tập của hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, vì vậy công tác đào tạo nghề nói chung, công tác đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa nói riêng chưa được phát triển.
Những kinh nghiệm để phát triển đào tạo nghề nói chung và đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nôi địa nói riêng:
Kinh nghiệm nước ngoài
Nhật Bản coi đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó có dạy nghề là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. Nhật bản ban hành Luật Dạy nghề năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập và phát triển hệ thống đào tạo nghề. Các hình thức đào tạo nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường, “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” cho những công nhân không có việc làm và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc. Đào tạo nghề luôn được quan tâm đầu tư phát triển, năm 1985 Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “ phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề. Vì vậy đào tạo nghề ở Nhật Bản rất phát triển và tất cả người lao động đều được đào tạo và phát triển nghề nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề [ 1 ], [ 4 ]
Kinh nghiệm các trường đào tạo thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa
Đối với đào tạo chính qu:
Các trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy I, Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thủy II được phép đào tạo chính quy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa đã có một số biện pháp nhằm tổ chức có hiệu quả công tác đào tạo phát triển thuyền trưởng phương tiện nội địa như sau:
- Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy nghề, đáp ứng yêu cầu rèn luyện tay nghề cho người học,
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa trong đào tạo, đánh giá và giải quyết việc làm,
- Có chế độ chính sách hổ trợ tài chính cho người học
Những biện pháp này đã đem lại hiệu quả rỏ nét, đó là trong những năm qua lượng người học nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa hệ chính quy có tăng lên, chất lượng đào tạo được nâng cao, đội ngũ thuyền trưởng được đào tạo chính quy đã khẳng định được năng lực trong công tác.
Đối với đào tạo ngắn hạn ( bổ túc nghề cấp cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa ):
Các trường được phép đào tạo không chính quy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa đã có một số kinh nghiệm trong việc phát triển công tác tổ chức bổ túc nghề cho thuyền viên phương tiện thủy nội địa như sau :
- Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy nghề phù hợp với nội dung bổ túc nghề.
- Tổ chức các khóa học vừa làm vừa học, phù hợp với đối tượng người học là thuyền viên đang làm việc trên các phương tiện thủy nội địa để tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên tham gia học tập.
- Phối hợp với các địa phương khu vực Nam Bộ tổ chức các khóa học tại chỗ với thời gian linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh công việc của người học.
- Tổ chức các khóa học theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa.
Các hình thức tổ chức đào tạo trên đã tạo điều kiện cho thuyền viên phương tiện thủy nội địa chưa qua đào tạo có điều kiện tham gia học tập nâng cao tay nghề và lấy bằng thuyền trưởng để hành nghề theo đúng quy định.
NGŨ THUYỀN TRƯỞNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC NAM BỘ