Giải pháp cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 85 - 111)

Đề xuất các giải pháp cơ chế chính sách cho đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa:

* Sửa đổi Luật dạy nghề và các quy định liên quan đến dạy nghề trong các Bộ luật, Luật phù hợp với nhu cầu phát triển đào tạo nghề.

* Có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề.

* Có chính sách phân luồng mạnh mẽ học sinh phổ thông vào học nghề.

* Có chính sách đối với người lao động qua đào tạo nghề, hổ trợ người học nghề, có chế độ chính sách mới đối với một số nghề đặc thù, độc hại, nguy hiểm, trong đó có nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa.

* Có cơ chế, chính sách quy định doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và sử dụng lao động.

* Có chính sách tài chính về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật: đầu tư tập trung và đầu tư đồng bộ trang thiết bị dạy nghề đối với nghề trọng điểm cho trường trọng điểm.

* Có cơ chế đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa và nghiêm khắc xử lý vi phạm. Trên cơ sở đó quy định bắt buột các doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa phải biên chế đủ thuyền trưởng trên phương tiện thủy nội địa và phải có bằng thuyền trưởng phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định. Quy định bắt buột thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi hành nghề phải được đào tạo và phải có bằng thuyền trưởng phù hợp.

* Có cơ chế quản lý công tác đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa: tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo; công tác cấp bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa tại các cơ sở đào tạo.

* Có cơ chế phân cấp, đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phù hợp với trình độ đầu vào, chương trình đào tạo và trình độ chuẩn đầu ra như sau:

- Đối với đào tạo chính quy:

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa đào tạo chính quy được phát triển đến hạng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhất.

- Đối với đào tạo ngắn hạn:

Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa đào tạo ngắn hạn ( bổ túc nghề ) phát triển giới hạn chỉ được đến hạng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhì.

KẾT LUẬN

Ở bất kỳ thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước nói chung, phát triển ngành kinh tế nói riêng. Tuy nhiên vai trò quyết định của nguồn nhân lực chỉ trở thành hiện thực khi nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ, có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu trước mắt và lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của ngành kinh tế nói riêng. Điều này cho thấy rằng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, cũng như trong chiến lược phát triển ngành kinh tế.

Với điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Bộ là có một hệ thống sông ngòi; kênh rạch tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy nội địa, phân bố đều và nối các khu đô thị, các khu công nghiệp với nhau, giao thông vận tải đường thủy nội địa đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ.

Với thực trạng đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa đang hành nghề hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhiều thuyền trưởng chưa qua đào tạo; chưa có bằng thuyền trưởng. Điều này cho thấy đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ. Vì vậy vấn đề đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khu vực Nam Bộ hiện nay là yêu cầu cấp thiết.

Để thực hiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa đảm bảo chất lượng, đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành vận tải đường thủy nội địa, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ, Nhà nước cần có cơ chế chính sách hổ trợ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ

sở đào tạo nghề nâng cao năng lực đào tạo, nâng co chất lượng đào tạo, có chính sách hổ trợ người học theo học nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề ( thuộc loại nghề độc hại, nguy hiểm ). Các cơ sở đào tạo phải tự nâng cao năng lực đào tạo: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để gằn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, đánh giá và sử dụng nguồn nhân lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[ 1 ]. Nguyễn Duy Dũng (2008 ), Đào tạo và quản lý nhân lực – Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

[ 2 ]. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Số liệu thống kê.

[ 3 ]. Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về Vận tải đường thủy ký ngày 17/12/2009.

[ 4 ]. http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/2008_HongLeTo_1.htm “ Giáo dục dạy nghề ở Nhật Bản: Chìa khóa đi vào hiện đại hóa; kinh nghiệm đào tạo kỹ thuật ở cấp giáo dục phổ thông

[5 ]. Luật giao thông đường thủy nội địa. [ 6 ]. Luật dạy nghề.

[ 7 ]. Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao

động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

[ 8 ]. Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

[ 9 ]. Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định điều kiện của cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

[ 10 ]. Quyết định số 19/2008/QĐ-BGTVT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên

môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.

[ 11 ]. Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề.

[ 12 ]. Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong đào tạo nghề chính quy.

[ 13 ]. Quyết định số 1690/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phêduyệt các trường thuộc Bộ Giao thông vận tải được lựa chọn nghề trọng điểm để hổ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015.

[ 14 ]. Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020.

[ 15 ]. Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020.

[ 16 ]. Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

[ 17 ]. Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015.

[ 18 ]. Thông tư 08/2010/TT-BLĐTBXH ngày 12/4/2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Quy định chương trình khung nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề.

[ 19 ]. Thông tư số 32/2009/TT-BGTVT ngày 30/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

[ 20 ]. Thông tư số 09/2012/TT-BGTVT ngày 23/3/2012 của Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

[ 21 ]. Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của 3 Bộ Giáo dục & Đào tạo – Bộ Tài chính – Bô Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hổ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 – 2015.

[ 22 ]. Thông tư số 25/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp.

[ 23 ]. Thông tư số 28/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị dạy nghề trình độ cao đẳng nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa.

[ 24 ]. Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê dân số và lao động.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1 Chương trình đào tạo chính quy nghề Điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa Mã nghề: 50840101

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 46

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp:

- Được cấp bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề;

- Được cấp bằng Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhì sau 6 tháng tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhì.

Thời gian đào tạo: 3 năm (36 tháng) I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về kết cấu phương tiện thuỷ, bố trí các trang thiết bị trên tàu và công dụng của nó;

+ Nắm vững nguyên lý điều khiển tàu thủy;

+ Biết nguyên lý hoạt động của máy tàu và hệ thống điện tàu thủy, có thể vận hành máy khi cần thiết;

+ Biết cách phán đoán, dự báo về thời tiết có ảnh hưởng đến hành trình của phương tiện thông qua các thông tin, các hiện tượng tự nhiên hoặc qua các thiết bị chuyên ngành;

+ Nhận biết các loại phương tiện thuỷ nội địa, hiểu biết phương pháp đóng phương tiện, phân loại nguyên vật liệu sử dụng;

+ Nắm vững Luật Giao thông phương tiện thủy nội địa để xử lý đúng các tình huống trong quá trình điều khiển tàu;

+ Nắm được phương pháp lắp ghép các đội hình phương tiện vận tải;

+ Nắm vững độ sâu mực nước, chiều cao của các cấu trúc thượng tầng để tính toán an toàn;

+ Biết cách xác định vị trí và kiểm soát tuyến đi bằng kiến thức địa dư đã học; nắm vững đặc điểm của các tuyến luồng, bến cảng chính để điều khiển tàu an toàn;

+ Nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, nhận biết các loại hàng hoá biết các đặc tính của chúng; biết các phương pháp, thủ tục giao nhận hàng hoá; bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển;

+ Có các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua tài liệu sách báo và các thông tin trên internet, có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh phục vụ cho chuyên ngành;

+ Biết sử dụng hải đồ để xác định hướng đi, trên các tuyến ven biển;

+ Biết sử dụng các thiết bị Hàng hải để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản và các quy định về chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;

+ Nắm vững Luật Hàng hải có liên quan phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp; + Có các kiến thức tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao.

- Kỹ năng:

Làm được các công việc của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhất, cụ thể:

+ Thành thạo việc chèo xuồng, làm dây, bảo dưỡng tàu;

+ Sử dụng được các trang, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm và biết phương pháp cứu người ngã xuống nước;

+ Thành thạo và hướng dẫn cho thuỷ thủ các nút dây, đấu cáp, đấu dây, lắp ráp và sử dụng các loại ròng rọc, puly, tời;

+ Thực hiện công việc vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị về dây, cáp, tời, hệ thống truyền động;

+ Đo dò luồng lạch;

+ Đo mớn nước phương tiện;

+ Chỉ huy mọi người trên phương tiện để xử lý khi phương tiện có tình huống khẩn cấp, nguy cơ mất an toàn hoặc bị tai nạn;

+ Chủ động thực hiện tốt các công việc chuẩn bị cho một chuyến hành trình của phương tiện;

+ Điều động tàu an toàn khi ra vào bến, neo đậu và hành trình trong mọi tình huống;

+ Sử dụng được các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn;

+ Thực hiện tốt quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa;

+ Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan hợp đồng vận tải;

+ Lập được các kế hoạch về kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên boong, hệ thống lái, các thiết bị cấp cứu; vệ sinh và bảo dưỡng vỏ phương tiện;

+ Lập kế hoạch và tổ chức một chuyến đi an toàn hiệu quả cho loại phương tiện được điều khiển theo quy định;

+ Thao tác được các đường tàu chạy và dẫn dắt tàu bằng các thiết bị hàng hải, trên các tuyến ven biển;

+ Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu: rađa, máy định vị GPS, la bàn từ, máy đo sâu, tốc độ kế và các trang thiết bị khác để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;

+ Thành thạo trong việc xử lý thế cân bằng của tàu khi chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;

+ Viết các văn bản liên quan đến hoạt động của phương tiện, của thuyền viên;

+ Giao tiếp đơn giản trong chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Báo cáo kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao

2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Có tư tưởng chính trị vững vàng, lập trường kiên định, có tinh thần yêu nước và

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực vận tải đường thủy nội địa khu vực nam bộ đến năm 2020 (thuyền trưởng) (Trang 85 - 111)