1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)

178 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 5,89 MB

Nội dung

--- NGUYỄN THỊ THANH HIỀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CHỦ YẾU CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG Bactrocera dorsalis Hendel HẠI CÂY ĂN QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO

Trang 1

-

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CHỦ YẾU

CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG Bactrocera dorsalis

Hendel HẠI CÂY ĂN QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG TỔNG HỢP Ở MỘC CHÂU, SƠN LA

Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật

Mã số : 62.62.01.12

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Lê Đức Khánh

2 GS TS Phạm Văn Lầm

HÀ NỘI, NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nghiên cứu khoa học đã nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Trang 3

Luận án được thực hiện tại Bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật và một số tỉnh ở miền Bắc, Việt Nam Tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật; Tập thể cán bộ Bộ môn Côn trùng Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đã dành cho tôi

Tôi xin gửi lời cảm ơn TS Cardoso Pereira Rui Manuel đã tạo điều kiện để tôi tham gia học tập về ruồi đục quả tại Trường Đại học Griffith, (Australia) và Thái lan Trong quá trình học tập tôi cũng nhận được sự giúp

đỡ về chuyên môn của các chuyên gia nghiên cứu Ruồi đục quả từ Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong nhóm Nghiên cứu Ruồi đục quả, bộ môn Côn trùng đã luôn chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu và giúp đỡ tôi trên mọi phương diện

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo Sau đại học cùng tập thể cán bộ và quý thầy cô đã giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến chồng, con, cha mẹ, anh chị em và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hết lòng động viên tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình viii

MỞ ĐẦU iii

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về ruồi đục quả 7

1.2.1 Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả 7

1.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả 9

1.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả 12

1.2.4 Biện pháp phòng chống ruồi đục quả 18

1.3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 28

1.3.1 Thành phần loài, phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả 28

1.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả 29

1.3.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả 32

1.3.4 Biện pháp phòng chống ruồi đục quả 34

1.4 Những vấn đề quan tâm 35

Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 Địa điểm nghiên cứu 36

2.1.1 Các địa điểm nghiên cứu 36

2.1.2 Vài nét về địa điểm nghiên cứu đồng ruộng 36

2.2 Thời gian nghiên cứu 37

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 37

2.3.1 Vật liệu nghiên cứu 37

2.3.2 Dụng cụ nghiên cứu 37

2.4 Nội dung nghiên cứu 38

2.5 Phương pháp nghiên cứu 38

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần loài, tác hại của ruồi đục quả 38

Trang 5

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học 40

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học 47

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống diện rộng ruồi đục quả Phương Đông hại quả đào mèo theo hướng tổng hợp 51

2.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 52

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53

3.1 Thành phần loài và tác hại của ruồi đục quả ở một số tỉnh miền Bắc 53 3.1.1 Thành phần loài và phân bố của ruồi đục quả 53

3.1.2 Thành phần loài ruồi đục quả theo cây ký chủ 57

3.1.3 Ruồi đục quả và cây ký chủ của chúng ở Mộc Châu, Sơn La 59

3.1.4 Tác hại của ruồi đục quả 61

3.2 Đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis 65 3.2.1 Tập tính sinh sống của ruồi đục quả Phương Đông 65

3.2.2 Thời gian phát triển các pha phát dục và vòng đời 66

3.2.3 Sinh sản của ruồi đục quả Phương Đông 68

3.2.4 Nhiệt độ khởi điểm phát dục, số lứa của ruồi đục quả Phương Đông 73

3.2.5 Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis 74

3.2.6 Ký chủ của loài ruồi đục quả B dorsalis 79

3.3 Đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông 81

3.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các pha phát dục 81

3.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non 83

3.3.3 Sự phát sinh và yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis ở vùng Mộc Châu (Sơn La) 94

3.4 Biện pháp quản lý ruồi đục quả B dorsalis theo hướng tổng hợp tại Mộc Châu, Sơn La 108

3.4.1 Xác định thời điểm phòng trừ 109

3.4.2 Biện pháp quản lý ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis theo hướng tổng hợp trên diện rộng tại Mộc Châu (Sơn La) 111

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 118 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải

bẫy CuE bẫy Cue eugenol

DT Thời gian tăng đôi số lượng cá thể trong quần thể

bẫy ME bẫy Methyl eugenol

K Tổng tích ôn hữu hiệu

FTD Số lượng ruồi bắt trong một ngày của một bẫy

Q Tổng tích ôn năm của khu vực Sơn La

r Tỷ lệ gia tăng tự nhiên

RH Ẩm độ tương đối của không khí (%)

Ro Hệ số nhân của một thế hệ

T Thời gian một thế hệ tính theo đời con

Tc Thời gian một thế hệ tính theo mẹ

tc Nhiệt độ khởi điểm phát dục

toC Nhiệt độ không khí (độ C)

Y Số lứa lý thuyết trong năm của ruồi B.dorsalis

λ Giới hạn tăng tự nhiên

ISPM 8 Hiệp ước số 8 về Tiêu chuẩn quốc tế xác định vùng

dịch hại ISPM 35 Hiệp ước số 35 về Tiêu chuẩn tiếp cận hệ thống

dịch hại ruồi đục quả PPRI Viện Bảo vệ thực vật

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

3.1 Thành phần loài và phân bố của ruồi đục quả ở một số

3.2 Thành phần loài ruồi đục quả theo cây trồng tại 4 tỉnh

3.3 Mức độ gây hại của ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae tại

3.4 Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 67 3.5 Tỷ lệ giới tính ruồi đục quả Phương Đông nuôi trong

buồng sinh thái (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) 70 3.6 Tỷ lệ trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông đẻ

3.7 Thời gian đẻ trứng và sức đẻ trứng của trưởng thành ruồi

đục quả Phương Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,

3.8 Tổng tích ôn hữu hiệu và số lứa lý thuyết ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis tại Mộc Châu (Sơn La, 2010-2012) 74 3.9 Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis

3.10 Một số chỉ tiêu sinh học liên quan tới bảng sống của ruồi

đục quả Phương Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,

3.11 Phổ cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis

Trang 8

3.12 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của ruồi đục quả

Phương Đông nuôi bằng thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ

3.13 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ trưởng thành

cái đẻ trứng ở ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo vệ

3.14 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến sức đẻ trứng của

trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông(Viện Bảo vệ

3.15 Khối lượng nhộng ruồi đục quả Phương Đông khi nuôi

sâu non bằng các loại thức ăn khác nhau (Viện Bảo vệ

3.16 Tỷ lệ hoàn thành phát triển các pha của ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis khi nuôi sâu non bằng các thức

ăn khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012- 2013) 93 3.17 Ẩm độ và nhiệt độ không khí ở một số thời gian trong

năm và thời điểm trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông

3.18 Tình hình xuất hiện thiên địch của ruồi đục quả Phương Đông 107 3.19 Tỷ lệ quả đào mèo bị ruồi đục quả gây hại theo cấp độ chín

với màu vỏ khác nhau (Mộc Châu, Sơn La, 2007- 2011) 109

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

3.1 Vết châm đẻ trứng quan sát ngoài vỏ quả và bên trong

ruột một số loại quả (Viện Bảo vệ thực vật, 2009-2013) 62 3.2 Tỷ lệ ruồi có trứng thành thục du nhập vườn quả đào

trong 3 năm tại xã Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La 66 3.3 Ống đẻ trứng của con cái loài ruồi B dorsalis 68

3.5 Tinh hoàn con đực ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis 69 3.6 Số lượng trứng thu được tại các thời điểm thu trong ngày

3.7 Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 73 3.8 Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của ruồi đục quả

B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật, 2012-2013) 77 3.9 Thời gian phát dục pha trứng của ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ thực

3.10 Thời gian phát dục pha sâu non và nhộng của ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo

3.11 Thời gian trước đẻ trứng và vòng đời của ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis ở nhiệt độ nuôi khác nhau (Viện

3.12 Tổng thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của

ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực

Trang 10

3.13 Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến tỷ lệ giới tính ở

trưởng thành loài ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo

3.14 Thức ăn nuôi sâu non và tuổi thọ của trưởng thành ruồi

đục quả Phương Đông B dorsalis (Viện Bảo vệ thực vật,

3.15 Biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu, (Sơn La)

3.16 Mùa chín của các loại quả là thức ăn của pha sâu non và

diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis vào bẫy dẫn dụ tại Mộc Châu (Sơn La) 100 3.17 Số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B

dorsalis vũ hoá từ một quả của các loại quả khác nhau

3.18 Diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả thu được

trong bẫy dẫn dụ tại xã Lóng Luông và tiểu khu Cờ Đỏ

3.19 Diễn biến số lượng trung bình trong ba năm của trưởng

thành ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis vào bẫy dẫn

dụ tại xã Lóng Luông (Mộc Châu, 2010 - 2012) 104 3.20 Diễn biến số lượng trung bình của trưởng thành ruồi đục

quả Phương Đông B dorsalis vào bẫy tại tiểu khu Cờ Đỏ

3.21 Số lượng trung bình trưởng thành ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis vào dẫn dụ tại các địa điểm nghiên cứu

3.22 Diễn biến số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ

lệ quả đào mèo bị hại (Mộc Châu, 2010 - 2012) 110 3.23 Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm 112

Trang 11

năm 2010 (Mộc Châu, Sơn La, 2010)

3.24 Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm

3.25 Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm

3.26 Tỷ lệ quả đào mèo bị hại trong các công thức thí nghiệm

3.27 Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm

3.28 Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm

3.29 Tỷ lệ số lượng ruồi trưởng thành đã vào bẫy dẫn dụ ở các

công thức thí nghiệm trong ba năm (Mộc Châu, Sơn La,

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả chiếm vị trí quan trọng trong đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp Với điều kiện khí hậu đa dạng, nước ta có điều kiện phát triển nhiều chủng loại cây ăn quả Nhiều loại quả trở thành thương hiệu cho các vùng miền như vải thiều Lục Ngạn, cam sành Hà Giang, ổi Thanh Hà, đào Mộc Châu, mận Tam hoa Sơn La, Đến nay đã có những sản phẩm quả tươi của nước ta vươn được ra thị trường quốc tế như thanh long Bình thuận, Bưởi Năm roi Hàng năm việc xuất khẩu những loại quả này mang về nguồn ngoại

tệ không nhỏ cho đất nước Tuy nhiên, để có sản phẩm quả tươi đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, bên cạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng, người sản xuất phải đối mặt với những yêu cầu cao về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm quả tươi Để đạt được những yêu cầu này đòi hỏi người sản xuất phải thực hiện tốt các giải pháp quản lý dịch hại theo hướng tổng hợp

Cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng ở Việt Nam bị rất nhiều loài sâu hại tấn công Chẳng hạn, đến năm 2013, trên các loại cây ăn quả có múi ở nước ta đã ghi nhận được 265 loài chân đốt là sâu hại; trên cây nhãn, cây xoài tương ứng có 129 và 123 loài sâu hại,… (Phạm Văn Lầm, 2013) [23] Trong đó, các loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae là một trong các nhóm sâu hại rất phổ biến, quan trọng và nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng Tác hại của ruồi đục quả kéo dài từ trước khi thu hoạch quả cho đến thời điểm tới tay người tiêu dùng

Ruồi đục quả có khả năng dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của ruồi đục quả nằm trong phạm vi 20 - 28○C Ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae có phổ cây ký chủ rộng, có thời gian vòng đời không dài, trưởng thành cái có sức

Trang 13

sinh sản cao Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn chúng có thể thiết lập quần thể với mật độ cao và gây ra những tổn thất kinh tế khá nặng Ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae rất dễ lan truyền theo các loại quả tươi từ vùng này đến vùng khác Khi ngẫu nhiên xâm nhập vào một vùng lãnh thổ nào đó, ruồi đục quả dễ dàng thiết lập quần thể mới, nhanh chóng trở thành đối tượng dịch hại nghiêm trọng cho vùng mới xâm nhập Đây là lý do mà nhiều nước đưa các loài ruồi đục quả vào danh sách những loại côn trùng cần kiểm soát

và là đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng của nhiều nước (Đào Thị

Ngọc Hiền và nnk., 2011) [13]

Để các loại quả có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu, nghề trồng cây ăn quả ở nhiều nước quốc gia đã phải kiểm soát rất chặt chẽ đối với nhóm ruồi đục quả ngay trên đồng ruộng bằng những biện pháp phòng trừ khác nhau phù hợp với điều kiện từng nước và từng loại cây ăn quả (như bao quả, bẫy bắt ruồi trưởng thành đực, phun thuốc BVTV, phun bả protein, thả ruồi triệt sản, vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ, v.v…)

Ở nước ta, ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae gây hại trên hầu hết các loại cây ăn quả, gây tổn thất lớn cho người sản xuất Một số loại quả

có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam như bưởi, vú sữa, xoài, thanh

long cũng đều bị ruồi đục quả gây hại (Lê Đức Khánh và nnk., 2004;

Phạm Văn Lầm, 2013) [18] [23]

Huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) thuộc khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí có trị

số trung bình năm đạt khoảng 18,5°C; lượng mưa trung bình/năm là 1560

mm và độ ẩm không khí trung bình 85% Mộc Châu có mùa đông lạnh khô với nhiệt độ có thể xuống 2- 4°C Khu vực này thích hợp cho phát triển trồng những cây ăn quả ôn đới đặc sản như mận, hồng, đào Đây là một lợi

Trang 14

thế so sánh mà nhiều tỉnh khác trong cả nước không có được Cây đào mèo tại Mộc Châu là một trong những cây đặc sản, là cây bản sắc văn hóa của người dân tộc ít người H’Mông Đào mèo là cây trồng xoá đói giảm nghèo,

đã góp phần giảm thiểu nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện ở vùng Mộc Châu Tuy nhiên, khi phát triển cây đào mèo thành cây trồng hàng hóa thì quả đào Mèo bị ruồi đục quả gây hại ngày càng gia tăng Hàng năm, tỷ lệ quả đào mèo bị ruồi đục quả gây hại khá cao, nếu không áp dụng biện pháp phòng trừ thì tỷ lệ này có thể đạt 70 - 100% vào thời kỳ thu hoạch rộ (Lê

Đức Khánh và nnk., 2004) [18]

Thực tế, ruồi đục quả gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho tất cả các loại cây ăn quả, rau ăn quả trồng tập trung ở nước ta Nhưng cho đến nay, ở nước

ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ruồi đục quả họ Tephritidae Một

số nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu phục vụ cho kiểm dịch thực vật và

xử lý một số loại quả tươi để xuất khẩu (Nguyễn Hữu Đạt, 2003, 2007; Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển, 2004) [3][5][4] Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu đã thực hiện trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài (FAO, ACIAR,…) chủ yếu tập trung phát hiện thành phần loài ruồi và ký chủ của chúng ở nước ta Những nghiên cứu ruồi đục quả họ

Tephritidae nói chung và loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis

nói riêng liên quan đến giai đoạn trước thu hoạch còn khá hạn chế Đặc biệt, những nghiên cứu này hầu như chưa được thực hiện ở vùng núi phía Bắc trên các cây ăn quả ôn đới như mận, đào

Xuất phát từ những vấn đề trình bày ở trên, nghiên cứu sinh đã lựa

chọn đề tài cho luận án là: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis (Hendel) hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La”

Trang 15

2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1 Mục đích

Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông làm cơ sở đề xuất, áp dụng các biện pháp phòng chống loài côn trùng hại này theo hướng tổng hợp đạt hiệu quả cao, bền vững đối với cây đào mèo ở vùng Mộc Châu (Sơn La) nói riêng và các cây ăn quả khác trong phạm vi cả nước nói chung

2.2 Yêu cầu

- Xác định thành phần loài ruồi đục quả họ Tephritidae và tác hại của loài ruồi đục quả Phương Đông;

- Xác định được các đặc điểm cơ bản về hình thái và sinh vật học của

ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis (Hendel);

- Xác định được tình hình phát sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến biến

động số lượng của quần thể ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis tại huyện

Mộc Châu, Sơn La;

- Đề xuất và áp dụng một số biện pháp phòng chống ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis ở vùng trồng cây ăn quả ôn đới theo hướng tổng

hợp và thân thiện với môi trường

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài luận án đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài ruồi đục quả, cây ký chủ của chúng ở vùng nghiên cứu, các đặc điểm sinh vật học, ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng phát triển, tác động của một số yếu

tố đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera

dorsalis và hiệu quả của biện pháp phòng chống giai đoạn trước thu hoạch đối

với loài côn trùng hại này ở điều kiện huyện Mộc Châu (Sơn La)

Trang 16

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài luận án đã đề xuất được các biện pháp phòng chống ruồi đục quả Phương Đông theo hướng quản lý tổng hợp đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn

La Kết quả của đề tài đồng thời góp tài liệu làm cơ sở hoàn thiện quy trình

quản lý ruồi đục quả B dorsalis gây hại trên các cây trồng khác ở nước ta

nói chung

4 Đối tượng, phạm vi

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ruồi đục quả họ Tephritidae và ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis

(Hendel)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đi sâu phát hiện thành phần loài ruồi đục quả ở vùng nghiên cứu, xác định những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài

ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis Đồng thời đánh giá hiệu quả của một

số biện pháp phòng chống ruồi đục quả Phương Đông theo hướng quản lý

tổng hợp ở điều kiện huyện Mộc Châu (Sơn La)

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Đã xác định được 21 loài ruồi đục quả họ Tephritidae, 31 loại quả là

ký chủ chúng tại vùng Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai Ghi

nhận bổ sung loài B carambolae cho vùng cây ăn quả Mộc Châu (Sơn La)

Khẳng định ruồi đục quả Phương Đông là loài rất phổ biến, gây hại nặng, với

20 loại quả ký chủ của nó ở tỉnh Sơn La

- Cung cấp một cách hệ thống các dẫn liệu mới về đặc điểm sinh vật

học, sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis

- Bước đầu đề xuất giải pháp phòng chống ruồi đục quả Phương Đông

B dorsalis một cách hiệu quả, thân thiện ở vùng Mộc Châu (Sơn La)

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Ruồi đục quả họ Tephritidae được ghi nhận như một nhóm dịch hại mang tính toàn cầu Chúng phân bố và gây hại trên nhiều loại cây ăn quả từ vùng ôn đới đến các vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Ruồi đục quả họ Tephritidae có thành phần loài khá phong phú và có phổ ký chủ rất đa dạng thuộc các họ thực vật khác nhau (Ian và Marlene, 1992) [53] Tuy nhiên, thành phần loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae ở các vùng sinh thái khác nhau rất không giống nhau, thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào thành phần loài thực vật là cây ký chủ của chúng

Những hiểu biết về đặc điểm riêng về sinh vật học và sinh thái học của từng loài ruồi đục quả là cơ sở khoa học chắc chắn để đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả

Sâu non (giòi) của các loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae đều sinh sống và gây hại ở bên trong quả của các loại thực vật Do đó, việc nghiên cứu diễn biến số lượng của quần thể ruồi đục quả chỉ có thể thông qua theo dõi diến biến số lượng của pha trưởng thành vào các loại bẫy khác nhau

Với tập tính sống ở bên trong các loại quả nên các biện pháp (kể cả biện pháp hóa học) phòng trừ sâu non của ruồi đục quả thường không cho hiệu quả cao Để phòng trừ ruồi đục quả họ Tephritidae, hiện nay chủ yếu tập trung sử dụng các biện pháp tiêu diệt pha trưởng thành Các dẫn liệu khoa học

về diễn biến số lượng trưởng thành của ruồi đục quả họ Tephritidae hay ruồi đục quả Phương Đông là căn cứ quan trọng để đề xuất thời điểm áp dụng các biện pháp tiêu diệt pha trưởng thành của ruồi đục quả

Sự phát sinh của ruồi đục quả nói chung và của loài ruồi đục quả Phương Đông nói riêng ở trong các vườn quả khá phức tạp, tuỳ thuộc vào thời

Trang 18

gian trong năm và các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện khí hậu, sự hiện diện của các loại quả là thức ăn của pha sâu non,…) Mật độ quần thể của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông thường biến động rất lớn Số lượng trưởng thành của loài này vào bẫy dẫn dụ đạt rất thấp trong những tháng mùa đông hay những tháng có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn Ngược lại, số lượng trưởng thành của chúng lại tăng cao trong những tháng có nhiệt độ từ 24°C đến 29°C

và vào mùa quả của các cây ký chủ (dẫn theo Muhammad, 2002) [61] Những hiểu biết về tình hình phát sinh phát triển của ruồi đục quả Phương Đông trong các điều kiện sinh thái cụ thể sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp phòng chống loài côn trùng hại này một cách hiệu quả và bền vững

Trên đây là những cơ sở khoa học để triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài

1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về ruồi đục quả

1.2.1 Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả

1.2.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của ruồi đục quả

Có khoảng 4.000 loài ruồi đục quả họ Tephritidae đã được phát hiện trên toàn thế giới (dẫn theo Ian và Marlene, 1992) [52] Trong số này có 50 loài là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho các loại cây rau ăn quả, cây ăn quả

và 30 loài là đối tượng gây hại thứ yếu Tại Australia đã thống kê có 278 loài ruồi đục quả họ Tephritidae (Drew, 2010) [44] Tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương chỉ riêng thuộc phân họ Dacinae đã ghi nhận có 642 loài ruồi đục quả đục quả (Drew và Romig, 1996) [42]

Sự phân bố của các nhóm ruồi đục quả ở các vùng và khu vực trên thế giới có sự khác nhau khá rõ Các tác giả Ian và Marlene (1992) [52] đã thống

kê ở khu vực các nước Châu Phi thuộc phía nam của sa mạc Sahara có 140

loài thuộc giống Bactrocera, 65 loài thuộc giống Ceratitis và khoảng 170 loài thuộc giống Dacus, chúng được gọi chung là nhóm Afrotropical Ruồi đục

Trang 19

quả ở khu vực New Zealand và đảo ở Thái Bình Dương là nhóm Oceanic

Nhóm này gồm 270 loài thuộc giống Bactrocera và Ceratitis, 27 loài thuộc giống Dacus Ruồi đục quả ở khu vực Châu Âu, vùng nhiệt đới châu Á, Trung

Đông và phía Bắc Phi gọi là vùng của nhóm Palaearctic Nhóm này có 13 loài

của giống Bactrocera và Ceratitis, 5 loài thuộc giống Dacus và 22 loài thuộc giống Rhagoletis Ruồi đục quả ở khu vực Canada, Mỹ và miền núi phía Bắc

Mêxicô có khoảng 60 loài gọi là nhóm Nearctic Ruồi đục quả ở vùng Châu

Mỹ là phân nhóm Neotropical với khoảng 180 loài thuộc giống Anastrepha, một vài loài thuộc phức hợp loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis và

Ceratitis capitata và 21 loài thuộc giống Rhagoletis Giống ruồi đục quả Bactrocera được ghi nhận là quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương và đa số

các loài trong giống này thuộc nhóm kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên

thế giới (Roger Vargas et al., 2012) [95]

Loài ruồi đục quả Phương Đông nằm trong giống Bactrocera, thuộc nhóm loài B dorsalis Loài ruồi đục quả này xuất hiện ở California, Florida

vào năm 1987 và đã bị tiêu diệt, nhưng đến 1989 nó lại xuất hiện trở lại Loài ruồi đục quả này chưa ghi nhận có ở khu vực châu Âu Tại châu Á, loài ruồi đục quả Phương Đông đã ghi nhận có ở Đài Loan từ năm 1912 Từ đó đến nay, loài ruồi đục quả Phương Đông đã mở rộng phân bố tới nhiều nước khác nhau thuộc châu Á và Thái Bình Dương như Ấn Độ, Paskistan, Nepan, Việt Nam, Lào, Thái Lan,…(dẫn theo Xuanwu Wan et al., 2011) [84]

1.2.1.3 Ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả

Ở giai đoạn trước thu hoạch, tỉ lệ hại của loài ruồi đục quả Carpomya

vesuviana Costa trên quả táo đạt từ 10,4 % đến 47% Loài ruồi đục quả Địa

Trung Hải gây ra tỉ lệ quả bị hại là 20-25% trên cây cam quýt, 91% trên cây đào, 55% trên cây mơ và 15% cho cây mận ở Jordan (Allwood và Leblanc, 1996) [34] Một số ít các loài ruồi đục quả gây hại ngay khi quả vừa mới hình thành

Trang 20

Ruồi đục quả Phương Đông là một trong những loài gây hại nghiêm trọng cho nhiều loại quả của nhiều nhóm cây trồng, nhưng ít gặp gây hại quả của các cây

họ bầu bí Theo Waterhouse (1993) [97], loài ruồi đục quả này được xếp là một trong năm loài ruồi đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á

Giai đoạn sau thu hoạch, ruồi đục quả thuộc nhóm đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên thế giới Ruồi đục quả làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu rau quả do luật kiểm dịch thực vật của nhiều nước cấm nhập rau-quả từ những vùng có ruồi đục quả Tuỳ theo nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp mà có yêu cầu kiểm dịch về các loài ruồi đục quả Việc kiểm soát ruồi đục quả ở mỗi quốc gia được thực hiện dựa trên những qui ước quốc

tế chung như hướng dẫn về phương pháp tiếp cận để quản lý những loài ruồi đục quả quan trọng (ISPM 35 của FAO, 2012) [47], qui ước về xác định vùng dịch hại (ISPM No.8 của FAO năm 1998) [46], v.v…

Nhiều quốc gia trên thế giới phải chi kinh phí khá cao cho nghiên cứu nhằm kiểm soát ruồi đục quả Theo Allwood và Leblanc (1996) [34], chính phủ New Zealand phải chi tới 6 triệu đô la New Zealand nhằm kiểm soát loài ruồi đục quả Địa Trung Hải vào năm 1986 Ở nước Australia, hàng năm mức chi cho phòng trừ ruồi đục quả lên tới 850 triệu đô la Australia mà tổn thất năng suất vẫn ước tính khoảng 100 triệu đô la Australia

1.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả

1.2.2.1 Tập tính sống

Loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis và các loài ruồi đục quả

nói chung khi trưởng thành bước vào giai đoạn thành thục, trứng phát triển trong cơ thể con cái và chúng sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây ký chủ nơi có nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là protein Những loài ruồi đục quả sống

ở vùng khí hậu khác nhau có tập tính chọn nơi giao phối khác nhau Loài ruồi

đục quả Phương Đông B dorsalis có xu tính ưa màu vàng, loài Rhagoletis

pomonella ở Bắc Mỹ có xu tính với màu đỏ (Drew và Romig, 1999) [43] Các

Trang 21

loài ruồi đục quả nhiệt đới thì thường chọn những quả chín thành thục và vỏ mềm để đẻ trứng (Allwood và Ema, 2003) [36]

1.2.2.2 Thời gian phát triển các pha và vòng đời

Ruồi đục quả (Tephritidae) trải qua 4 pha phát dục gồm pha trứng, pha sâu non, pha nhộng và trường thành Thời gian phát triển các pha các pha phát

dục có khác nhau giữa Thí dụ loài Bactrocera oleae có thời gian phát triển

pha trứng là 2- 4 ngày, pha sâu non kéo dài 10 -14 ngày, pha nhộng khoảng

10 ngày và tuổi thọ trưởng thành kéo dài 1- 2 tháng (Christenson và Foote, 1960) [39] Thời gian hoàn thành vòng đời có sự khác nhau giữa các loài và trung bình là 19 - 33 ngày (Allwood và Ema, 2003) [36]

Loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis có thời gian phát triển

trứng là 1 - 20 ngày, thời gian sâu non kéo dài 9 - 35 ngày, thời gian nhộng là

10 - 30 ngày Tuổi thọ của pha trưởng thành kéo dài 1 - 3 tháng (dẫn theo Ian

và Marlene, 1992) [52] Khi nuôi bằng thức ăn với thành phần có củ cà rốt, thời gian bắt đầu thu trứng đến bắt đầu trứng nở kéo dài 30 - 32 giờ, sâu non tuổi 1 xuất hiện rộ vào giờ thứ 40 - 41, sâu non tuổi 2 xuất hiện rộ vào gìờ thứ

76 - 84, sâu non tuổi 3 xuất hiện rộ vào giờ thứ 104 - 120 Thời gian của pha nhộng kéo dài trung bình 7,5 ngày (Manoto và Tuazon, 1992-1993) [60]

1.2.2.3 Khả năng sinh sản

Tuỳ loài ruồi đục quả, số lượng trứng do một trưởng thành cái đẻ được

rất khác nhau Ví dụ, một trưởng thành cái loài Anastrepha fraterculus đẻ được 200 - 400 trứng và một trưởng thành cái loài Bactrocera oleae chỉ đẻ

được 200 - 250 trứng (Christenson và Foote, 1960) [39] Ở điều kiện phòng thí nghiệm, một trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông đẻ trung bình được 10 trứng/ngày Trong thời gian sống, một trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông có thể đẻ được khoảng 1236 trứng

Theo tài liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả Pablo Liedo và James (1996) [73], nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm,

Trang 22

ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis có tỷ lệ tăng thực tự nhiên là 0,14; hệ

số nhân của một thế hệ là 712; thời gian một thế hệ kéo dài 50 ngày và thời gian tăng đôi quần thể là 4,3 ngày Roger Vargas et al (1997) [80] ghi nhận loài ruồi đục quả Phương Đông có hệ số nhân là 560,2; tỷ lệ tăng thực tự nhiên là 0,140; thời gian một thế hệ kéo dài 77,4 ngày và thời gian tăng đôi số lượng cá thể trong quần thể là 4,9 ngày

1.2.2.4 Thức ăn của ruồi đục quả

Dinh dưỡng cần thiết cho sâu non và trưởng thành loài ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis nói riêng và ruồi đục quả họ Tephritidae bao gồm

các loại axít amin, các vitamin, đường, khoáng chất và các vi lượng tăng trưởng Đối với trưởng thành ruồi đục quả, thức ăn cần thiết gồm nước, vi khuẩn và protein Đây là những chất cơ bản cần cho sự hình thành và phát triển buồng trứng của trưởng thành cái

Thức ăn cho sâu non của ruồi đục quả gồm thành phần là các loại quả

và một số loài ruồi đục quả có sự ưa thích với một họ thực vật đặc trưng Thí

dụ giống Tephritinea hại chủ yếu họ thực vật Asteraceae, giống Dacus hại chủ yếu họ thực vật Cucurbitacae (Ian và Marlene, 1992) [52]

Sâu non loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis ở Pakistan có thức

ăn là các quả của vài loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae (Ian và Marlene, 1992) [52] Thống

kê các nghiên cứu đến năm 2004 của Hui và Jian (2005) [51] cho thấy loài

ruồi đục quả Phương Đông đã sử dụng trên 100 loại quả thực vật làm thức ăn

ở pha sâu non Các loại quả này bao gồm những quả của cây ăn quả (như xoài

Monghifera indica L., cam Citrus reticulate B., đào Prunus persica B.), cây

công nghiệp dài ngày (như cà phê Coffea arabica L.), cây rau quả (như ớt

Capsicum annuum L., dưa hấu Citrullus laratus M.) và một số cây dại

Trang 23

1.2.2.5 Nghiên cứu về chất dẫn dụ của ruồi đục quả

Đa số trưởng thành đực của đa số các loài ruồi đục quả giống

Bactrocera khi đã thành thục về sinh dục bị hấp dẫn mạnh bởi chất Methyl

eugenol, còn giống Zeugodacus bị hấp dẫn bởi chất Cue eugenol Đây là hai

loại chất có hoạt tính sinh học cao Lợi dụng đặc tính này có thể nghiên cứu

sử dụng những chất có hoạt tính sinh học cao làm bẫy chất dẫn dụ để tiêu diệt con đực, dự tính dự báo sự xuất hiện và theo dõi mật độ quần thể của ruồi đục quả Các tác giả nghiên cứu đầu tiên về chất dẫn dụ ruồi đục quả là Beroza và Green (1963) [38], Steiner (1952), Jacobson et al (1971) [65], Những tác giả này đã chỉ ra sức hấp dẫn ruồi đục quả của các chất như Kairomone và Allomone thực vật, Parapheromone, Pheromone, mùi vị thức ăn Có 3 nhóm parapheromone chuyên tính gồm Parapheromone trimedlure (viết tắt là TML) dẫn dụ các loài ruồi đục quả Địa Trung Hải; nhóm parapheromone methyl eugenol (viết tắt là ME) hấp dẫn các loài ruồi đục quả thuộc phân giống

Bactrocera; nhóm parapheromone cuelure eugenol (viết tắt là CuE) dẫn dụ

các loài ruồi đục quả thuộc phân giống Zeugodacus (Clarke et al., 2005) [87]

Con đực của 70 loài ruồi đục quả trong nhóm loài B dorsalis bị hấp dẫn bởi

bẫy bả chứa cue eugenol; 20 loài ruồi đục quả bị hấp dẫn bởi methyl eugenol

và chỉ có 13 loài ruồi đục quả không bị hấp dẫn bởi hai chất trên (Keng-Hong Tan, 2003) [55] Chất dẫn dụ thường sử dụng đối với loài ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis là methyl eugenol (ME)

(1-2-dimethoxy-4-allylbenzene) dưới dạng dụng dịch hoặc dạng keo (gel)

1.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của ruồi đục quả

1.2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu phát triển của ruồi đục

quả Phương Đông B dorsalis Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng của loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis nuôi ở nhiệt độ 30°C chỉ bằng một nửa so với khi nuôi ở nhiệt độ 20°C (Liu et al., 1985) [91]

Trang 24

Thời gian trước đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông là 30,4 ngày

nếu được nuôi ở nhiệt độ 19°C, nhưng thời gian này rút ngắn hơn (là 17,4 ngày) nếu nuôi ở nhiệt độ 36°C (Yang et al., 1994) [85]

Thời gian vòng đời của loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis là

102, 38 và 77 ngày tương ứng khi nuôi ở nhiệt độ 20°C, 30°C và 25°C (Liu et

al., 1985) [91] Trong thí nghiệm khác với các mức nhiệt độ là 16°C, 18°C,

24°C, 29°C và 32°C, thời gian vòng đời của loài ruồi đục quả Phương Đông tương ứng kéo dài 133,2; 77,4; 45,1; 33,4 và 28,1 ngày (Roger Vargas et al., 1997) [79]

Số lượng trứng do trưởng thành cái đẻ được cũng rất khác nhau khi

nuôi ở các mức nhiệt độ khác nhau Trưởng thành cái loài ruồi B dorsalis khi được nuôi ở nhiệt độ 16oC đã đẻ được 40,8 trứng; 690,6 trứng ở nhiệt độ

18°C; 1512 trứng ở nhiệt độ 24°C; 602,8 trứng ở nhiệt độ 29°C và ở nhiệt độ

32°C đã đẻ được 77,9 trứng (Roger Vargas et al., 1997) [80]

Tỷ lệ sống sót ở các giai đoạn phát triển của loài ruồi B dorsalis khi

nuôi ở các mức nhiệt độ khác nhau cũng rất khác nhau Thí dụ, ở các mức nhiệt độ 16°C, 18°C, 24°C, 29°C và 32°C, trứng của ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis có tỷ lệ không bị hỏng đạt tương ứng là 86,1%; 90,9%;

90,0%; 91,9% và 88,3% (Roger Vargas et al., 1997) [79]

Nghiên cứu của Broufas et al.(2009) [92] đã cho biết ẩm độ có ảnh

hưởng đến thời gian sống của trưởng thành, số lượng trứng/con cái và tỷ lệ

trứng nở của loài ruồi ô liu (Bactrocera olive Rossi) Theo đó, thời gian sống

của loài ruồi này là 18,9; 33,5; 47,6; 49,8; 30,5 ngày khi nuôi ở điều kiện ẩm

độ tương ứng lần lượt là 12%, 33%, 55, 75 và 94%; Số lượng trứng/ con cái là 109,4 trứng ở điều kiện ẩm độ 12% nhưng cao gần gấp đôi 214,9 trứng khi nuôi ở ẩm độ 33%; Tỷ lệ trứng nở đạt 12,3% trong điều kiện ẩm độ 12% và gấp gần 6 lần là 77,2% khi được nuôi tại ẩm độ 33%

Trang 25

1.2.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, Kamala Jayanthi (2002) [54] đã sử

dụng 5 loại quả nuôi sâu non loài ruồi B dorsalis và nhận ra có sự khác

nhau về thời gian hoàn thành vòng đời của loài côn trùng này khi sử dụng các thức ăn khác nhau Thời gian vòng đời khi nuôi bằng quả chuối giống Robuta và Elakki kéo dài 19 ngày, nuôi bằng quả ổi kéo dài tới 23 ngày, bằng quả đu đủ là 18,5 ngày và bằng quả xoài là 26 ngày Theo tác giả này, thời gian vòng đời ở công thức nuôi bằng đu đủ ngắn hơn cả là do thịt quả

đu đủ mềm và nhanh hỏng hơn các loại quả khác trong thí nghiệm Theo Liu

et al (1985) [91], vòng đời của loài ruồi đục quả này kéo dài tới 62 ngày khi nuôi sâu non bằng chuối và là 70 ngày khi nuôi bằng cam Jacobi et al

(2001) [66] đã sử dụng khế và dứa làm thức ăn nuôi sâu non ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis Với thức ăn là khế, thời gian phát triển của pha

sâu non kéo dài trung bình là 11,5 ngày và tỷ lệ chết đạt rất thấp (chỉ là 19%) Trong khi đó, sâu non được nuôi trên dứa có thời gian phát triển ngắn hơn và chỉ là 8,9 ngày với tỷ lệ chết cao hơn, đạt tới 70%

Thức ăn nuôi sâu non khác nhau còn ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của trưởng thành Kamala Jayanthi (2002) [54] đã nuôi sâu non ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis bằng quả chuối giống Robuta, giống Elakki, quả ổi,

quả xoài và quả đu đủ ở nhiệt độ 28°C ± 1 Kết quả thí nghiệm này cho thấy khi nuôi sâu non bằng quả xoài có tỷ lệ đực : cái ở pha trưởng thành đạt cao nhất và là 1:1,7 Tỷ lệ này đạt cao thứ hai khi thức ăn là quả ổi (với tỷ lệ đực: cái là 1,09: 1) Nuôi sâu non bằng quả đu đủ và quả chuối giống Robuta, chuối giống Elakki tỷ lệ đực : cái đạt thấp nhất, tương ứng là 1:1; 1:0,92 và 1:1,09 Khi nuôi bằng thức ăn dạng dung dịch có thành phần chính protein, bột đậu tương, đạm đậu tương đã ghi nhận tỷ lệ đực : cái ở mức tương đương nhau (Mahfuza Khan et al., 2011) [58]

Trang 26

1.2.3.3 Tình hình phát sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

* Tình hình phát sinh

Năm 1967 tại Manoa và Nuuanu (Hawaii), loài ruồi đục quả Phương

Đông có đỉnh cao thứ nhất trong năm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đỉnh cao

thứ hai từ 9 đến tháng 11 Số lượng ruồi đục quả vào bẫy của tháng 10 năm

1967 là 54.000 con, tháng 9 năm 1968 bắt được 55.800 con Số ruồi đục quả thấp nhất trong năm 1967 là vào tháng 9 chỉ có 1.900 con tại Nuanu và 200 con trong tháng 6 năm 1968 (Frank et al., 1970) [48] Các tác giả này không cung cấp cụ thể số liệu về nhiệt độ và ẩm độ mà chỉ đề cập tới các mùa trong năm (mùa mưa, mùa khô hoặc mùa xuân, hạ, thu và đông)

Tại tỉnh Pakchong (Thái Lan) đã theo dõi số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy Số lượng trưởng thành vào bẫy đã tăng từ trung bình

6 con/bẫy ở tháng 1 lên 39 con/bẫy vào tháng 6 Số lượng này bắt đầu giảm dần

từ tháng 7 (chỉ bắt có 19 con/bẫy) và đến tháng 12 không thu được ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy (Keawchoung et al., 2000) [56] Muhammad (2002) [61] quan sát tại vườn xoài ở Pakistan ghi nhận đỉnh cao số lượng ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis đạt 10 con/bẫy/ngày là vào tháng 8 Tại tỉnh Suzhou

(Trung Quốc) loài ruồi đục quả Phương Đông có đỉnh cao số lượng vào bẫy từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng của loài ruồi đục quả này đạt rất thấp từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (Yuan Meng et al., 2008) [96] Tại tỉnh Fujian (Trung Quốc), đỉnh cao số lượng của loài ruồi đục quả này bắt gặp trong khoảng từ tháng 7 tới tháng 9 (Zhou et al., 2008) [89]

* Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển

Yếu tố thời tiết

Độ ẩm môi trường có ảnh hưởng đến mật độ quần thể ruồi đục quả trong tự

nhiên Ví dụ, ở Ấn Độ, mật độ quần thể ruồi đục quả loài Bactrocera cucurbitae

tăng nhanh khi có mưa, nhưng lại bị giảm mạnh vào thời kỳ khô hạn (Allwood và

Trang 27

Ema, 2003) [36] Những nghiên cứu tại New Caledonia từ năm 1993 đến 1995 cho thấy số lượng trưởng thành ruồi đục quả bắt từ 120 bẫy (tại 41 địa điểm) vào mùa mưa (từ tháng 2 đến tháng 3) đạt trên 1.000 con, thậm chí cao điểm đến trên 2.500 con, nhưng vào mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 10) đỉnh cao số lượng của chúng chưa đạt tới 750 con (Amice và Sales, 1996) [37] Nghiên cứu của

Nripendra và Hirak (2010) [88] tại Himalaya ghi nhận ruồi đục quả loài B

cucurbitae hoạt động mạnh hơn ở những tháng ấm và có mưa (tháng 6 - tháng 8,

với nhiệt độ 25 - 37°C) so với những tháng lạnh và khô (tháng 12 - tháng 2 năm sau, với nhiệt độ 8 - 23°C)

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự xuất hiện ngoài tự nhiên của loài ruồi đục

quả Phương Đông B dorsalis Ví dụ, chưa ghi nhận được sự xuất hiện của

loài này ở châu Âu là do nơi này có mùa đông với nhiệt độ quá thấp Các

nghiên cứu đã ghi nhận nhiệt độ tối ưu để trưởng thành đục quả Phương Đông

sinh trưởng phát triển là 20 - 28°C (Wu et al., 2000) [90] Các loài ruồi đục quả khác ở vùng nhiệt đới ưa thích mức nhiệt độ 25 - 29°C Riêng đối với ruồi

đục quả loài B zonata có nhiệt độ thích hợp là 23 - 25°C (Frank et al., 1970)

[48] Sâu non của loài đục quả Phương Đông sẽ chết khi nhiệt độ ở dưới 15°C (He et al., 2002) [50] Trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông không tồn tại

trong điều kiện nhiệt độ dưới 13°C Khả năng bay của trưởng thành loài này

sẽ giảm khi điều kiện nhiệt độ ở dưới 18°C (He et al., 2002) [50] Số lượng

sâu non ruồi đục quả Phương Đông thu từ một quả ổi bị hại tại Hawaii trong

mùa hè và mùa thu nhiều gấp 15 - 20 lần so với chỉ tiêu này ở trong mùa đông (Frank et al., 1970) [48]

Ruồi đục quả thích hợp và tăng khả năng di chuyển ở ánh sáng với cường độ cao hơn 400 lux, lý tưởng là ở cường độ 800 lux Cường độ ánh sáng từ 200 lux tới 300 lux thì chỉ thích hợp cho sự giao phối Ánh sáng có tác động khá rõ đến hoạt động giao phối Ví dụ, loài ruồi đục quả Phương

Trang 28

Đông được nuôi trong môi trường đủ ánh sáng thường có hoạt động giao phối

và đẻ trứng sớm hơn so với khi được nuôi trong môi trường ánh sáng yếu (Allwood, 1996) [35] Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới sự mắn đẻ của trưởng thành cái và hoạt động sống của trưởng thành ruồi đục quả nói chung Những trưởng thành cái khoẻ mạnh thường hoạt động mạnh khi ánh sáng có cường

độ cao và hoạt động của nó sẽ giảm dần khi ánh sáng yếu

Yếu tố thức ăn

Nghiên cứu tại New Caledonia, các tác giả Amice và Sales (1996) [37]

đã đưa ra nhận xét ngoài nhiệt độ và lượng mưa, loại quả làm thức ăn cho sâu non có vai trò quan trọng đến biến động mật độ quần thể của ruồi đục quả

Đỉnh cao số lượng của quần thể 4 loài ruồi đục quả B facialis (Coquillett), B

passiflorae (Froggatt), B.xanthodes (Broun) và B melanotus (Coquilett) trùng

với thời điểm mùa của loại quả là thức ăn chính (Leweriqila et al., 1996) [64] Qủa đào ở tỉnh Côn Minh (Trung Quốc) là ký chủ ưa thích của loài ruồi đục quả Phương Đông, mùa quả đào chín là yếu tố gây ra biến động về số lượng của quần thể loài này trong vùng (Hui Ye và Jian, 2005) [51] Roger Vargas et al (1990) [77] đã ghi nhận quả ổi là một trong hai loại quả ưa thích của loài ruồi đục quả Phương Đông và là yếu tố có ảnh hưởng tới đỉnh cao mật độ quần thể của loài ruồi đục quả này trong vườn ổi tại Hawaii

Yếu tố thiên địch

Nhóm bắt mồi ít có ảnh hưởng đến mật độ quần thể của ruồi đục quả ở những vùng sản xuất thương mại Các loài bắt mồi đối với giai đoạn trứng, sâu non hoặc nhộng của các loài ruồi đục quả đã phát hiện được gồm nhện lớn

giống Argiope spp., kiến loài Pheidole megacephala, dơi, bọ đuôi kìm

Chelisoches morio, chim và động vật ăn các loại quả

Đã ghi nhận được ba loài ong ký sinh sâu non có ảnh hưởng đến sự

phát triển của loài ruồi đục quả Phương Đông (Clause et al., 1965) [41] Đó

Trang 29

là các loài ong Opius oophilus Fullaway ký sinh giai đoạn trứng-sâu non, loài

O vandenboschi Fullaway ký sinh sâu non tuổi 1, loài O longicaudatus var malaiensis Ashmead ký sinh hạn chế cho sâu non tuổi 2 và tuổi 3 Loài ong Psyttalia incisi (Silvestri) (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh cuối giai đoạn

trứng đầu giai đoạn sâu non được Silvestri mô tả lần đầu tiên năm 1916 Loài này được ghi nhận ở Đài Loan năm 2004 với tỷ lệ ký sinh đạt từ 20% đến 30% trên loài ruồi đục quả Phương Đông (Chen và Liang, 2005) [40]

Ngoài các kết quả được đề cập ở trên, nghiên cứu về ruồi đục quả còn được thực hiện trên các khía cạnh khác như: nghiên cứu về đặc điểm phân loại, di truyền học nhằm xác định sự đa dạng sinh học của loài ruồi đục quả Phương Đông

B dorsalis tại các vùng sinh thái, nghiên cứu sự di cư, ảnh hưởng của các chất dẫn

dụ đến ruồi đục quả bị triệt sản, nghiên cứu kỹ thuât nhân nuôi quần thể,

1.2.4 Biện pháp phòng chống ruồi đục quả

1.2.4.1 Biện pháp xử lý quả tươi phục vụ xuất nhập khẩu

Để có thể xuất khẩu được các loại quả tươi cần tiến hành các biện pháp nhằm tiêu diệt trứng hay sâu non ruồi đục quả có trong các loại quả cần xuất khẩu Một số hoá chất có thể dùng cho mục đích này như fenthion và dimethoate, thuốc xông hơi methyl bromide và ethylen dibromide Cũng có thể xử lý chiếu xạ quả,

xử lý nhiệt (biện pháp dùng nước nóng, hơi nước nóng, khí nóng, xử lý lạnh) Việc ứng dụng biện pháp nào nêu trên phải dựa vào yêu cầu của nước nhập khẩu quả tươi Tuy nhiên, thường được xử lý lạnh ở nhiệt độ 0°C, 5°C; 1°C và 1,5°C trong khoảng thời gian tương ứng là 11, 12 và 14 ngày đối với quả măng cụt tươi Cũng có thể xử lý diệt sâu non ruồi đục quả ở bên trong quả bằng hơi nước nóng ở

46°C với thời gian xử lý dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc kích cỡ quả, nhưng thường trong khoảng từ 65 đến 90 phút Hạn chế của những biện pháp này là gây ảnh hưởng đến chất lượng quả và có tác dụng phụ đến sức khoẻ người tiêu dùng Biện pháp xử lý nhiệt không sử dụng được đối với những quả nhiệt đới do dễ làm hỏng

tế bào quả (dẫn theo Nguyễn Hữu Đạt, 2007) [5]

Trang 30

Biện pháp vệ sinh đồng ruộng được thực hiện dưới hình thức thu gom,

xử lý quả rụng, quả bị ruồi đục quả gây hại còn ở trên cây và thu hái quả từ cây thức ăn khác của ruồi đục quả nhưng không là loại cây chính đang cần phòng trừ chúng Theo dõi ở Hawaii cho thấy quả quả đu đủ bị loài ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis và loài B cucurbitae gây hại liên tục trong 21 tháng

Thực tế không phải lúc nào quả đu đủ cũng có trên cây Như vậy, rõ ràng là các loài ruồi đục quả này đã tấn công ngay cả những quả đu đủ đã bị rụng Tỷ lệ

quả quất (Fortunella japonica Thunb.) rụng xuống đất có ruồi đục quả loài B

passiflorae Froggat đạt là 35% Trong khi đó, những quả quất hái trên cây chỉ

với 7% có ruồi đục quả loài B passiflorae (Allwood và Leblanc, 1996) [34]

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện đơn lẻ biện pháp này thì chỉ thu được kết quả nhất định, hiệu quả không cao Biện pháp này chỉ đem lại hiệu quả kinh tế nhất khi phối hợp với biện pháp phun bả Protein

Thu hoạch quả sớm

Biện pháp này được thực hiện trước khi quả bước vào giai đoạn mẫn cảm với ruồi đục quả Ví dụ, với quả đu đủ giống Eksotika (giống chuyên để xuất khẩu của Malaysia) được thu tại thời điểm vỏ quả có màu hơi vàng thì

Trang 31

hoàn toàn có thể tránh được bị ruồi đục quả gây hại (Vijayseganran, 1996) [83] Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả đối với những loài ruồi đục

quả có tập tính gây hại ở thời kỳ quả còn xanh như loài ruồi đục quả chuối B

musae (Tryon) (Allwood và Leblanc, 1996) [34]

Phòng chống ruồi đục quả bằng các biện pháp canh tác như thay đổi thời vụ sản xuất, vệ sinh đồng ruộng và thu hoạch quả sớm có thể cho hiệu quả nhất định phụ thuộc điều kiện áp dụng

1.2.4.3 Sử dụng giống chống chịu

Ở Fiji có 2 giống ớt (Red fire và Hot rod) được trồng để xuất khẩu mà không cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật do không bị ruồi đục quả

tấn công (Allwood, 1996) [33] Agus và Tati (1971) [32] ghi nhận giống xoài

Gedong có tính chống chịu với loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis

Khandelwal và Nath (1978) [57] đã nghiên cứu lai tạo giống dưa hấu

Citrullus lanatus (Thunb) chống chịu tốt với ruồi đục quả loài D cucurbitae

Biện pháp sử dụng giống chống chịu đem lại hiệu quả kinh tế cao và có lợi cho môi trường Tuy nhiên, các giống cây trồng có khả năng chống chịu với ruồi đục quả lại thường là giống bản địa, năng suất thấp do vậy khó có thể nhân rộng biện pháp này trong sản xuất

1.2.4.4 Biện pháp thủ công vật lý

Bao gói quả

Mục đích của các biện pháp này nhằm tạo ra rào cản ngăn không cho ruồi đục quả tiếp xúc trực tiếp với quả, ruồi đục quả không thể đẻ trứng vào quả được Đây là biện pháp bao bọc quả trước khi quả bước vào giai đoạn chín, giai đoạn mà quả mẫn cảm nhất với ruồi đục quả Biện pháp này được

áp dụng để trừ ruồi đục quả khế và quả hồng xiêm ở Malaysia cho kết quả tốt,

tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây hại giảm từ 100% xuống chỉ còn 15 - 20% Hạn chế của biện pháp này là chỉ thuận tiện dùng cho những loại quả có cuống dài,

Trang 32

ở những nơi có giá trị công lao động rẻ và loại quả cần bảo vệ có giá trị kinh

tế cao, thích hợp cho những nơi gần cư dân sinh sống (Allwood, 1996) [33]

Sử dụng bẫy màu sắc

Một số loài ruồi đục quả bị hấp dẫn bởi một màu nhưng cũng có những

loài bị nhiều loại màu hấp dẫn Ruồi đục quả loài Rhagoletis pomonella Wash

bị hấp dẫn bởi màu đỏ có bôi chất keo dính trộn nước ép quả táo chín, ruồi

đục quả Queensland thích màu xanh, ruồi đục quả loài B xanthodes thích màu nâu (Allwood, 1996) [33] Loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis bị

hấp dẫn bởi nhiều loại màu, nhưng số lượng ruồi đục quả bắt trong bẫy màu vàng, mầu trắng nhiều hơn trong bẫy màu cam, đỏ, xanh nhạt, xanh tối và màu đen (Roger Vargas et al., 1990) [77]

Sử dụng bẫy dẫn dụ

Người sử dụng biện pháp này đầu tiên có thể là Payne vào năm 1973

Sử dụng bẫy dẫn dụ có thể xác định được sự hiện diện của ruồi đục quả tại vùng điều tra, hỗ trợ chương trình phòng trừ tổng hợp, triệt sản ruồi đục quả và phát hiện loài ruồi đục quả mới xâm nhập Các chất treo trong bẫy dẫn dụ là chất có hoạt tính sinh học cao Các chất dẫn dụ này có sức hấp dẫn hơn cả thức

ăn và có thể có hiệu quả phán tán xa tám trăm mét Các chất có hoạt tính sinh học cao dùng làm chất mồi của bẫy thường được treo bên trong vỏ bẫy Các vỏ bẫy này có nhiều kiểu dáng khác nhau như bẫy McPhail, bẫy Nakagawa (Drew

và Romig, 2010) [45], bẫy đa dụng Multilure, bẫy mở Open bottom dry, bẫy gấp vàng Yellow panel, bẫy C&C (Cook and Cunningham), kiểu bẫy Cham P, kiểu Tephri, kiểu Steiner Tuỳ theo mục đích và loài ruồi đục quả được nghiên cứu mà lựa chọn kiểu bẫy cho phù hợp (Clarke et al., 2005) [87]

Các chất dẫn dụ này, khi sử dụng làm bẫy ruồi đục quả thường được trộn với một số loại thuốc hoá học gây chết đối với ruồi đục quả như thuốc 2,2-Dichlorovinyl dimethyl phosphate, Naled và malathion (Clarke et al., 2005) [87]

Trang 33

Số lượng bẫy treo trên một héc ta thường tuỳ thuộc vào loài ruồi đục quả cần tiêu diệt và địa hình vườn Ví dụ, đối với ruồi đục quả loài

Anastrepha suspensa Loew nên treo 45 bẫy cho một hecta Tác giả Allwood

(1996) [33] khuyến cáo trên mỗi ki- lô- mét vuông có thể đặt 250 mồi và thay mồi 6-8 tuần một lần Chiều cao từ mặt đất lên điểm treo bẫy cũng tuỳ thuộc vào kiểu vườn, khoảng 2 mét đối với vườn cây ăn quả hoặc treo dưới tán cây nếu ở khu rừng

Kết quả sử dụng bẫy dẫn dụ khá thành công ở một vài nơi như đảo Rota tại Marianas (năm 1965), ở Califolia (năm 1974) và ở đảo Amami của Nhật Bản (năm 1988) Biện pháp này đặc biệt phù hợp với những vùng biệt lập về địa lý (Allwood, 1996) [33] Biện pháp treo bẫy dẫn dụ thường được phối hợp với các biện pháp khác trong phòng trừ ruồi đục quả như phun bả Protein, biện pháp triệt sản Hiệu quả của sự phối hợp này khá cao khi phòng trừ

những loài ruồi đục quả thuộc nhóm loài ruồi đục quả Phương Đông B

dorsalis Điểm lưu ý khi phối hợp với các biện pháp khác là cần dùng số

lượng bẫy nhiều Ví dụ, trên diện tích 1 km² ở Mauritius đã đặt 1.000 bẫy nhằm giảm sức ép quần thể của ruồi đục quả Phương Đông trong chương trình phòng trừ bằng kỹ thuật triệt sản (Nagel và Peveling, 2005) [69] Để làm tăng hiệu quả của việc dùng bẫy dẫn dụ, thường có sự phối hợp giữa kiểu dáng vỏ bẫy, màu sắc vỏ bẫy, mùi vị của bẫy Ví dụ, sử dụng bẫy hình cầu màu đỏ có tẩm nước quả táo chín sẽ hấp dẫn mạnh ruồi đục quả loài

Rhagoletis pomonella Wash Bẫy màu xanh da trời hấp dẫn ruồi đục quả loài

B tryoni ở Queensland (Drew và Romig, 1999) [43]

Biện pháp bẫy dẫn dụ là sử dụng riêng lẻ hiệu quả rất kém Ví dụ, ở Hawaii đã áp dụng biện pháp này để phòng trừ loài ruồi đục quả Phương

Đông B dorsalis hại quả đu đủ Kết quả ở nơi sử dụng bẫy dẫn dụ vẫn có tỉ lệ

quả bị hại đạt 44-48% (Sabine, 1992) [81] Do vậy, sử dụng bẫy dẫn dụ

Trang 34

thường phải dùng số lượng bẫy nhiều và ở nơi cách ly về địa lý thì mới mong giảm được quần thể của ruồi đục quả trên đồng ruộng

Sử dụng bẫy thức ăn

Đối với con cái của ruồi đục quả họ Tephritidae thường bị hấp dẫn bởi thức ăn có chứa protein Lợi dụng đặc tính này đã sử dụng bẫy thức ăn để tiêu diệt ruồi đục quả Việc sử dụng bẫy thức ăn đầu tiên được cho là vào năm

1889 tại Australia với loại bả có thành phần gồm đường, mật đường, si rô và nước quả ép Năm 1916, Maxwell - Lefroy đã trộn casein, đường và nước thành loại bả hấp dẫn được loài ruồi đục quả Địa Trung Hải Năm 1937, Macphai phát hiện ra hỗn hợp dung dịch bã bia với đường hấp dẫn nhiều loài

ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha Steiner là người tiên phong sử dụng bả

Protein hydrolysed trong phòng trừ ruồi đục quả vào năm 1952 (Mangan, 2005) [59] Bả Protein hydrolysed đầu tiên được sử dụng có thành phần gồm

3 - 5% dung dịch bả + 2% thuốc trừ sâu (Malathion) và được phun với lượng

100 - 200 ml trên 1m2 tán lá cây (Vickers,1996) [82]

Cơ chế tác động của bả protein là do nhu cầu buộc phải ăn thêm protein của trưởng thành cái để trứng của chúng phát triển Trong bả có thuốc trừ sâu nên khi con cái ăn bả ở trên bề mặt tán lá cây và bị nhiễm thuốc sâu và bị chết Bả protein chỉ cần phun ở một điểm bất kỳ trên tán lá cây mà không cần phải phun phủ cả tán lá cây (Allwood và Drew, 1996) [35]

Bả Maurit là một trong số loại bả protein được sử dụng rộng rãi ở châu

Á và cho hiệu quả tốt Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây hại ở vườn đối chứng tăng dần từ 8,6% lên 27,1% (trên cây ổi) và tăng từ 2% lên 26,9 % (trên cây xoài) Trong khi đó, ở vườn có phun bả protein tỷ lệ quả bị hại giảm từ 35,5% xuống còn 0% (trên cây ổi) và từ 0% đến 1% (trên cây xoài) (Leweriquila et

al., 1996) [64] Biện pháp sử dụng bả Protein ở Nam Phi đã làm tỉ lệ quả ổi bị hại giảm xuống còn 4%, ở Nadi tỷ lệ này trên cây xoài giảm từ 25% xuống

Trang 35

còn 1-2 % (Allwood, 1996) [33] Tại Queensland, biện pháp này được triển khai phòng chống ruồi đục quả cam trong suốt 20 năm đã đem lại hiệu quả cao

và được cho là biện pháp bắt buộc dùng đối với nhóm rau quả trồng với mục tiêu xuất khẩu (Allwood và Drew, 1996) [35] Tại Hawaii, bả protein phun lên

giá thể để phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis hại quả đu đủ cho

hiệu quả khá Hiệu quả phòng trừ ruồi ở vườn phun bả lên giá thể đạt 54,5% và

ở vườn phun bả protein lên lá đạt 45,4% (Pi˜nero et al., 2010) [94]

Sử dụng bẫy bả thức ăn được xếp vào nhóm biện pháp bắt buộc đối với vùng chuyên canh cho xuất khẩu do có nhiều tính ưu việt hơn các biện pháp

đã đề cập trước đó.Tuy nhiên, cũng có một vài hạn chế nhất định khi ứng dụng biện pháp này Thứ nhất, diện tích áp dụng nhỏ so với diện tích xung quanh không được phun bả sẽ dẫn đến việc vườn được phòng trừ dần dần sẽ

bị ruồi đục quả từ vườn lân cận du nhập vào Thứ hai, do khi phun có trộn với thuốc hóa học vì vậy ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới nhóm côn trùng có ích Tuy nhiên, lợi ích của biện pháp này là cho hiệu quả phòng trừ cao, chi phí thấp, ít gây độc hại cho môi trường và giảm thiểu được hiện tượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm Do đó, biện pháp này được sử dụng rộng rãi đặc biệt luôn là ưu tiên số một trong các chương trình IPM đối với ruồi đục quả ở khu vực Nam Thái Bình Dương

1.2.4.5 Biện pháp triệt sản

Nguyên lý của biện pháp là sử dụng nguồn Cô-ban 60 hoặc Ce-si-um

137 chiếu vào nhộng đực trong một thời gian nhất định để gây bất dục đực Liều chiếu (Gy) khác nhau tùy từng loài ruồi đục quả và mục đích thí nghiệm

Ở Thái Lan, nhộng ruồi đục quả Phương Đông được chiếu tia Gamma 220 ở liều chiếu 80 Gy hai ngày trước khi vũ hoá (Orankanok et al., 2011) [71],

nhộng ruồi đục quả loài B philippinensis chiếu ở liều 65 Gy (Obra và

Resilva, 2011) [72] Các nhộng đã được chiếu xạ đem thả vào tự nhiên cho vũ

Trang 36

hoá Ruồi đục quả trưởng thành vũ hoá từ nhộng triệt sản vẫn giữ được hoạt động sống và các chức năng sinh lý bình thường sẽ đi giao phối với con cái bình thường, nhưng trứng do những con cái này đẻ ra sẽ không nở Theo thời gian, quần thể ruồi đục quả ở những nơi này sẽ giảm đáng kể hoặc bị triệt tiêu hoàn toàn và hình thành vùng không có ruồi đục quả “ free zone” Hiệu quả của biện pháp này khá tốt Ví dụ, tỷ lệ quả đào bị hại là 60% năm 1984 giảm còn 10% vào năm 1993 (Juro Koyama, 2004) [68]

Biện pháp này được cho là tiến bộ kỹ thuật và đã áp dụng ở nhiều nước

ở khu vực Nam Mỹ từ năm 1957-1959, Mexico giai đoạn 1972-1991, Hawaii năm 1975, Mỹ năm 1982, Mexico và Guatemala năm 1991, Thái Lan năm 1985-1993 (Jonh, 1998; Juro Koyama, 2004) [67][68]

Ưu điểm của biện pháp triệt sản là vẫn giữ được cân bằng thái trong tự nhiên, không sử dụng hoá chất trên đồng ruộng, quản lý được quần thể ruồi đục quả ở phạm vị rộng và phù hợp với vùng sản xuất lớn tập trung Tuy nhiên, biện pháp này có những hạn chế nhất định như chi phí đầu tư lớn, chỉ

áp dụng khi mật độ quần thể của ruồi đục quả ở mức thấp Khi mật độ quần thể của ruồi đục quả ở mức cao biện pháp này không cho hiệu quả như mong muốn Thí dụ, ở California, đã dùng biện pháp triệt sản loài ruồi đục quả

Phương Đông B dorsalis gây hại quả đu đủ trên diện tích 63 héc ta Mặc dù

quần thể của ruồi đục quả Phương Đông trong tự nhiên đã giảm hơn 99%, nhưng tỉ lệ quả đu đủ bị hại vẫn đạt tới 44 - 48% (Sabine, 1992) [81]

1.2.4.6 Biện pháp sinh học

Biện pháp sử dụng thiên địch được áp dụng đầu tiên vào năm 1902

trong phòng trừ ruồi đục quả loài Ceratits capitata (Pablo Montoya và Pablo

Liedo, 2000) [74] Hiệu quả của biện pháp này được ghi nhận thông qua tỷ lệ

ký sinh vật chủ khá cao Loài ký sinh Diachasmimoapha kraussii Fullaway kí

sinh được từ 8% sâu non tuổi 1 đến 58% sâu non tuổi 3 của ruồi đục quả loài

Trang 37

B latifron; sâu non của ruồi đục quả loài Ceratitis capitata bị kí sinh từ 10%

sâu non tuổi 1 đến 64% sâu non tuổi 3 (Pauline et al., 1998) [75]

Peters (1996) [76] đã thống kê các chương trình sử dụng tác nhân sinh

học phòng chống loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis tại Hawaii (năm

1946) và Fiji (năm 1950) Tại Hawaii đã nhân nuôi thử nghiệm 7 loài ký sinh

Đó là các loài ong Fopius arisanus, F vandenboschi, Diachasmimorpha var

malaiensis, var noealedonicus và var taiensis, Psyttalia incisi, Aceratoneuromyia indica Kết quả cho thấy loài Fopius arisanus có hiệu quả

ký sinh vượt trội với tỷ lệ ký sinh khoảng 70% ở vườn ổi và là tác nhân chính

để đối phó với ruồi đục quả Phương Đông Tác giả cũng cho biết trong quá trình ký sinh, một số loài vi sinh vật cùng xâm nhiễm vào vật chủ và chúng sẽ làm tăng khả năng chết cho vật chủ lên tới 95% Tại Fiji từ năm 1951 đến

1954 có 4 loài ký sinh được thử nghiệm nhưng chỉ có loài F arisanus,

Diachasmimorpha longicaudata có hiệu quả Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây

hại thấp hơn 10 năm trước khi thả ký sinh Trong điều kiện lý tưởng và có ký

chủ ưa thích (như ruồi đục quả Phương Đông) thì tỷ lệ ký sinh của loài F

arisanus có thể đạt tới 70% Tại Malaysia, ruồi đục quả Phương Đông bị ký

sinh bởi Fopiis arisanus, F vandenboschi, Diachasmimorpha longieaudata

đạt tỷ lệ tương ứng là 24,0%; 8,7% và 3,3% (Waterhouse, 1993) [97]

Hiệu quả ký sinh của ong ký sinh sâu non tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 của loài ruồi đục quả Phương Đông ở Hawaii khá tốt Từ tháng 6 đến tháng 12 những năm 1947- 1949 và 1950, số lượng ruồi đục quả Phương Đông bắt được hàng ngày trong một bẫy dẫn dụ trung bình là 2.000 con Sau khi thả ong ký sinh (năm 1951), số lượng trưởng thành của loài ruồi đục quả này bắt trong bẫy giảm đáng kể, chỉ còn 400 - 500 con/bẫy Số lượng sâu non trong quả ổi từ 8,5 con/quả bị hại ở năm 1950 giảm xuống còn 2,6 con/quả bị hại vào năm 1955 Tỷ lệ sâu non bị ký sinh ở giai đoạn này đạt trung bình 60 - 79,1% (Clause et al., 1965) [41]

Trang 38

Tuy nhiên, việc sử dụng ký sinh để phòng chống ruồi đục quả nói

chung và loài ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis nói riêng còn gặp nhiều

khó khăn Các khó khăn đó là thiếu những thông tin cơ bản về loài ký sinh, chưa nhân nuôi được lượng lớn liên tục để có ký sinh thả ra ngoài tự nhiên và việc vận chuyển các ký sinh này giữa các lãnh thổ/vùng miền còn vướng những quy định kiểm dịch thực vật (Peters, 1996) [76] Cho đến nay có rất ít chương trình lớn đi riêng lẻ theo hướng biện pháp này mà thường phối hợp với trong chương trình phòng trừ ruồi đục quả theo hướng tổng hợp

1.2.4.7 Biện pháp hóa học

Lịch sử sử dụng thuốc hoá học phòng trừ ruồi đục quả được bắt đầu ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 Thuốc DDT được sử dụng sớm nhất và sau này được thay thế bằng các thuốc có hoạt chất khác như fenthion, dimethoat, pyrethroid để tiêu diệt trưởng thành ruồi đục quả (Heather, 1989) [49] Các thuốc này đồng thời có tác dụng diệt trứng, sâu non của ruồi đục quả, làm giảm tỷ lệ thiệt hại xuống thấp

Theo thống kê của FAO (1986), việc sử dụng biện pháp hoá học phòng trừ ruồi đục quả là biện pháp khá phổ biến ở nhiều nước châu Á Thuốc hoá học được sử dụng chủ yếu theo phương pháp phun phủ toàn bộ tán lá cây và , ruồi đục quả tiếp xúc với thuốc trên tán lá sẽ trúng độc và chết Một số loại thuốc có tác dụng thấm sâu thì diệt trứng và sâu non ở trong quả Mặt tích cực của biện pháp này là đem lại hiệu quả cao ngay lập tức Tuy nhiên, do phun vào giai đoạn quả chuẩn bị thu hoạch nên dễ để lại dư lượng thuốc hoặc khó đảm bảo thời gian cách ly Một số loại quả có nhiều vụ quả trong một năm (hồng xiêm, khế, ổi,…) thì lượng thuốc dùng sẽ nhiều lần, tiêu diệt luôn cả ký sinh và côn trùng có lợi (Drew, 2010) [44]

1.2.4.8 Phòng chống tổng hợp trên diện rộng

Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả theo hướng tổng hợp trên diện rộng

có khả năng quản lý quần thể của chúng một cách ổn định ở mức thấp nhất

Trang 39

Vùng phòng trừ bao trùm tất cả các chủ sản xuất đơn lẻ có cùng một loại sản phẩm chính, hoặc có thể cả vùng địa lý có phổ ký chủ khác nhau của ruồi đục quả Biện pháp này hạn chế được sự xâm nhập vào vùng sản xuất thương mại của trưởng thành ruồi đục quả từ các cây ký chủ trồng xen, các vườn bỏ hoang không được phòng trừ hoặc các vườn riêng lẻ của hộ gia đình Phòng trừ ruồi đục quả theo hướng tổng hợp trên diện rộng được áp dụng rộng rãi ở Hawaii, Thái Lan Hiệu quả của biện pháp khá ổn định Ví dụ, ở Thái Lan quy

mô áp dụng là 70 km² và thực hiện liên tục trong 4 năm cho tỷ lệ quả ổi bị hại giảm từ 82% ở năm 1997 xuống còn 4,2% vào năm 2004 (Orankanok et al.,

2007; Vargas et al., 2008) [71] [80]

1 3 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.3.1 Thành phần loài, phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả

1.3.1.1 Thành phần loài và sự phân bố của ruồi đục quả

Kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 [28] ghi nhận có 12 loài

ruồi trong họ ruồi đục quả Trypetide gồm Chaetodacus cucurbitae Coquille;

Chaetodacus (= Strumeta) ferruginae Fabricius; Chaetodacus sp.; Diarhegma eburata Zia; Oxyaciura formosae Hendel; Rhabdochaeta sp.; Trypanea amoena Frfld; Trypanea stellata Fuesly; Zeugodacus caudatus

Fabricius; Zeugodacus scutellatus Hendel; Zeugodacus sp Kết quả điều tra

côn trùng năm 1997 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật [29] ghi nhận có 3 loài

thuộc họ ruồi đục quả Trypetidae gồm Bactrocera correcta Bezzi; Bactrocera

dorsalis Hendel và Bactrocera pyrifoliae Drew and Hancook Kết quả thực

hiện dự án TCP/VIE/8823 (A) “Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam” và Dự án CS/1998/005 của ACIAR “Quản lý ruồi hại quả nhằm tăng cường sản xuất quả và rau ở Việt Nam” ghi nhận có 30 loài ruồi đục quả ở Việt Nam Trong

đó, có 8 loài ruồi đục quả có ý nghĩa kinh tế Kết quả điều tra đến năm 2010 ghi nhận có 36 loài ruồi đục quả tại 5 vùng sinh thái nông nghiệp Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 27 loài, Đồng Bằng sông Hồng có 18 loài,

Trang 40

Bắc Trung Bộ có 14 loài, Đông Nam Bộ có 20 loài và vùng đồng bằng sông

Cửu Long có 22 loài (Lê Đức Khánh và nnk., 2010) [21] Tại Bình Thuận có

15 loài ruồi đục quả (Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk., 2011) [15]

1.3.1.2 Ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả

Đánh giá ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả thông qua tỷ lệ quả bị ruồi đục quả gây hại Tỷ lệ quả bị hại do ruồi đục quả gây ra là rất lớn Tỷ lệ quả bị ruồi

đục quả gây hại trên cây táo (Ziziphus jujuba) là 40% vào cuối vụ sớm, trên cây đào (Prunus persicae) là 100% vào cuối vụ, trên cây sơ ri (Barbados cherry) vào cuối vụ là 62%, trên cây hồng xiêm (Achras sapota) là 98%, (Lê Đức Khánh và

nnk., 2004) [18] Ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis là một trong ba loài

ruồi đục quả gây hại có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở vùng trồng cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2011) [30]

1.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của ruồi đục quả

1.3.2.1 Thời gian phát triển các pha và vòng đời

Các kết quả công bố trong nước về nội dung này được phân theo hai nhóm mục đích nghiên cứu Nhóm thứ nhất với mục đích phục vụ công tác diệt ruồi đục quả cho giai đoạn sau thu hoạch (Nguyễn Hữu Đạt, 2003, 2007;

Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển, 2004; Phạm Thị Mỹ Nhan và nnk., 2013;

Võ Thị Bảo Trang và nnk., 2012; Dương Minh Tú và nnk., 2001) [3] [5][4]

[24] [26] [25] và nhóm thứ hai phục vụ quản lý ruồi đục quả cho giai đoạn

trước thu hoạch (Huỳnh Trí Đức và nnk., 2001) [10]

Sâu non được nuôi bằng bột ngô ở nhiệt độ 24 - 26oC và ẩm độ 61 -

72%, ruồi đục quả Phương Đông B dorsalis có thời gian phát triển của pha

sâu non là 11,97 - 14,17 ngày, nhộng kéo dài 10,73 - 11,5 ngày Tỷ lệ trứng

nở đạt hơn 60%, tỉ lệ sâu non vào nhộng ở thế hệ thứ nhất đạt 78%, trưởng

thành cái đẻ được 1 - 1,6 trứng/con cái/tuần (Dương Minh Tú và nnk., 2001) [25] Vòng đời của ruồi B dorsalis ở điều kiện nhiệt độ nuôi 28oC và ẩm độ 70-80%, tính từ trứng đến trứng đầu tiên của thế hệ tiếp theo là 25 ± 1,2 ngày

Ngày đăng: 16/10/2014, 19:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thu Cúc, (2000), Côn trùng và nhện hại trên cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 320 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Côn trùng và nhện hại trên cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Cúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2000
2. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Hoà, Lê Quốc Điền, Huỳnh Thanh Lộc, Đỗ Hồng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Phước Sang, Phạm Tấn Hảo, Nguyễn Ngọc Anh Thư, (2010), Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm SOFRI Protein để phòng trừ ruồi đục quả trên một số loại rau quả, Báo cáo kết quả KHCN dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm SOFRI Protein để phòng trừ ruồi đục quả trên một số loại rau quả
Tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Hoà, Lê Quốc Điền, Huỳnh Thanh Lộc, Đỗ Hồng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Phước Sang, Phạm Tấn Hảo, Nguyễn Ngọc Anh Thư
Năm: 2010
3. Nguyễn Hữu Đạt, (2003), “Ruồi đục quả và biện pháp xử lý sau thu hoạch bằng hơi nước nóng ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học : Bảo vệ thực vật phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tâynguyên, tr. 45-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Ruồi đục quả và biện pháp xử lý sau thu hoạch bằng hơi nước nóng ”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học : Bảo vệ thực vật phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây " nguyên
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Năm: 2003
4. Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển, (2004), “Một số dẫn liệu về sinh học và thức ăn nhân tạo của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5/ 2004, tr. 3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số dẫn liệu về sinh học và thức ăn nhân tạo của ruồi đục quả "Bactrocera dorsalis" Hendel"”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5/ 2004
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt và Bùi Công Hiển
Năm: 2004
5. Nguyễn Hữu Đạt, (2007), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis Hendel, Tephritidae, Diptera) gây hại quả xoài sau thu hoạch và biện pháp xử lý để thanh trừchúng, đảm bảo chất lượng xoài xuất khẩu, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr. 21; 35-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis Hendel, Tephritidae, Diptera) gây hại quả xoài sau thu hoạch và biện pháp xử lý để thanh trừ " chúng, đảm bảo chất lượng xoài xuất khẩu
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Năm: 2007
6. Lê Quốc Điền, Nguyễn Phước Sang, Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Văn Hoà, (2011), “Biện pháp phòng trừ tổng hợp 2 loài ruồi đục trái Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezz (Diptera : Tephritidae) trên Sơ ri và Thanh long ”, Báo cáo tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp phòng trừ tổng hợp 2 loài ruồi đục trái "Bactrocera dorsalis" Hendel và "Bactrocera correcta" Bezz (Diptera : Tephritidae) trên Sơ ri và Thanh long ”
Tác giả: Lê Quốc Điền, Nguyễn Phước Sang, Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Văn Hoà
Năm: 2011
7. Lê Quốc Điền, (2013), Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả B.carambolae Drew& Hankock và Bactrocera tau Walker(Diptera:Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp trường đại học Cần Thơ 183 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học của hai loài ruồi đục quả B.carambolae Drew& Hankock và Bactrocera tau "Walker " (Diptera:Tephritidae) vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trước và sau thu hoạch
Tác giả: Lê Quốc Điền
Năm: 2013
8. Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh, (2009), “Điều tra thành phần loài sâu hại, thiên địch và ruồi đục trái trên cây thanh long tại tỉnh Long An, 2009”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 2, tr. 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần loài sâu hại, thiên địch và ruồi đục trái trên cây thanh long tại tỉnh Long An, 2009”, "Tạp chí Bảo vệ thực vật số 2
Tác giả: Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh
Năm: 2009
9. Nguyễn Văn Đĩnh, (1994), Nghiên cứu đặc điếm sinh học và biện pháp phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, 149 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điếm sinh học và biện pháp phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và vùng phụ cận
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Năm: 1994
10. Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Graham Burnip, (2001), “Một số đặc điểm sinh học của ruồi đục trái loài Bactrocera correcta ”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả, Viện Cây ăn quả Miền Nam, trang 226-232, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sinh học của ruồi đục trái loài "Bactrocera correcta "”, "Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cây ăn quả
Tác giả: Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Graham Burnip
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2001
11. Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Nguyễn Hoàng Vũ, (2003), “Phòng trừ ruồi đục trái trên một số loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam”, Kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên nghành bảo vệ thực vật, tr. 162- 166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng trừ ruồi đục trái trên một số loại cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam”, "Kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên nghành bảo vệ thực vật
Tác giả: Huỳnh Trí Đức, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Ngọc Thuỳ, Nguyễn Hoàng Vũ
Năm: 2003
12. Drew, R.A.I., Hà Minh Trung, Lê Đức Khánh, (2001), Kết quả thực hiện dự án Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam , TCP/VIE 8823(A) 1999- 2000, tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thực hiện dự án Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam , TCP/VIE 8823(A) 1999- 2000
Tác giả: Drew, R.A.I., Hà Minh Trung, Lê Đức Khánh
Năm: 2001
13. Đào Thị Ngọc Hiền, Đàng Nguyên Lưu Vi Vy, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Đạt, Lê Văn Huy, Nguyễn Văn Lẫm, Lê Đình Đôn, (2011), “Mối quan hệ di truyền trong phân loại ruồi đục quả Bactrocera carambolae và Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ di truyền trong phân loại ruồi đục quả "Bactrocera carambolae
Tác giả: Đào Thị Ngọc Hiền, Đàng Nguyên Lưu Vi Vy, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Đạt, Lê Văn Huy, Nguyễn Văn Lẫm, Lê Đình Đôn
Năm: 2011
14. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, Trần Thanh Toàn, Trần Thúy Hằng, Vũ Thị Thùy Trang, (2011), “Kết quả sử dụng bẫy mang bả Protein phòng trừ ruồi hại quả Thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Bảo vệ thực vật Số 6, tr. 24-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sử dụng bẫy mang bả Protein phòng trừ ruồi hại quả Thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận"”, Tạp chí Bảo vệ thực vật Số 6
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, Trần Thanh Toàn, Trần Thúy Hằng, Vũ Thị Thùy Trang
Năm: 2011
15. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, (2011), “Thành phần loài ruồi hại quả (Tephritidae: Diptera) và ký chủ của chúng tại vùng Thanh long, Bình thuận”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 9, tr. 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loài ruồi hại quả (Tephritidae: Diptera) và ký chủ của chúng tại vùng Thanh long, Bình thuận”, "Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 9
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải
Năm: 2011
16. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, Vũ Thị Thuỳ Trang, Trần Thanh Toàn, Trần Thị Thuý Hằng, Đặng Đình Thắng, Lê Công Hoàng, Đào Kim Dung, Nguyễn Hữu Quang, Lê Ngọc Thành, (2012), Nghiên cứu biện pháp quản lý ruồi hại quả Thanh long trên diện rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm quả xuất khẩu tại Bình thuận, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp nhà nước về giải quyết vấn đề cấp thiết tại địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biện pháp quản lý ruồi hại quả Thanh long trên diện rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm quả xuất khẩu tại Bình thuận
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Lê Quang Khải, Vũ Thị Thuỳ Trang, Trần Thanh Toàn, Trần Thị Thuý Hằng, Đặng Đình Thắng, Lê Công Hoàng, Đào Kim Dung, Nguyễn Hữu Quang, Lê Ngọc Thành
Năm: 2012
17. Võ Văn Huy, Võ Thị Lan và Hoàng Trọng, (1997), Ứng dụng SPSS for Windows để xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng SPSS for Windows để xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu
Tác giả: Võ Văn Huy, Võ Thị Lan và Hoàng Trọng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Năm: 1997
18. Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Đào Đăng Tựu, Trần Thanh Toàn, Phan Minh Thông, Vũ Thị Thuỳ Trang, Đặng Đình Thắng, Vũ Văn Thanh, (2004), Báo cáo thực hiện năm thứ 3 dự án Quản lý ruồi hại quả nâng cao năng suất rau và quả ở Việt nam, Báo cáo tại hội nghị khoa học Viện Bảo vệ thực vật năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện năm thứ 3 dự án Quản lý ruồi hại quả nâng cao năng suất rau và quả ở Việt nam
Tác giả: Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Đào Đăng Tựu, Trần Thanh Toàn, Phan Minh Thông, Vũ Thị Thuỳ Trang, Đặng Đình Thắng, Vũ Văn Thanh
Năm: 2004
22. Đặng Xuân Kỳ, Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Đĩnh và Vũ Thanh Hải, (2008), “Một số nét về sâu bệnh hại bí xanh (Benincasa hispida Cogn) và biện pháp phòng chống ở Yên Châu, Sơn la”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5, tr. 19-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét về sâu bệnh hại bí xanh ("Benincasa hispida" Cogn) và biện pháp phòng chống ở Yên Châu, Sơn la”, "Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ, Trần Văn Sáng, Nguyễn Văn Đĩnh và Vũ Thanh Hải
Năm: 2008
23. Phạm Văn Lầm, (2013),“Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Lầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. 2. Thành phần loài ruồi đục quả theo cây trồng tại 4 tỉnh thành - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3. 2. Thành phần loài ruồi đục quả theo cây trồng tại 4 tỉnh thành (Trang 69)
Hình 3.1. Vết châm đẻ trứng quan sát ngoài vỏ quả và bên trong ruột - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.1. Vết châm đẻ trứng quan sát ngoài vỏ quả và bên trong ruột (Trang 73)
Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả Phương Đông B. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 78)
Hình 3.3.  Ống đẻ trứng của con cái loài ruồi  B. dorsalis - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.3. Ống đẻ trứng của con cái loài ruồi B. dorsalis (Trang 79)
Hình 3.4. Buồng trứng con cái loài B. dorsalis - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.4. Buồng trứng con cái loài B. dorsalis (Trang 80)
Bảng 3.6. Tỷ lệ trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông đẻ trứng - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.6. Tỷ lệ trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đông đẻ trứng (Trang 81)
Hình 3.6. Số lượng trứng thu được tại các thời điểm thu trong ngày - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.6. Số lượng trứng thu được tại các thời điểm thu trong ngày (Trang 82)
Bảng 3.9. Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông  B. dorsalis - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.9. Bảng sống của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis (Trang 86)
Bảng 3.11. Phổ cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.11. Phổ cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại (Trang 90)
Hình 3.9. Thời gian phát dục pha trứng của ruồi đục quả Phương Đông - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.9. Thời gian phát dục pha trứng của ruồi đục quả Phương Đông (Trang 93)
Hình 3.10. Thời gian phát dục pha sâu non và nhộng của ruồi đục quả  Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.10. Thời gian phát dục pha sâu non và nhộng của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) (Trang 93)
Hình 3.11. Thời gian trước đẻ trứng và vòng đời của ruồi đục quả  Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ nuôi khác nhau - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.11. Thời gian trước đẻ trứng và vòng đời của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis ở nhiệt độ nuôi khác nhau (Trang 94)
Hình 3.12. Tổng thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của ruồi  đục quả Phương Đông B - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.12. Tổng thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 98)
Hình 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến tỷ lệ giới tính ở trưởng  thành loài ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.13. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi sâu non đến tỷ lệ giới tính ở trưởng thành loài ruồi đục quả Phương Đông (Viện Bảo vệ thực vật, 2013) (Trang 99)
Hình 3.14. Thức ăn nuôi sâu non và tuổi thọ của trưởng thành ruồi đục  quả Phương Đông B - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.14. Thức ăn nuôi sâu non và tuổi thọ của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 102)
Hình 3.15. Biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.15. Biến động số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông (Trang 106)
Hình 3.16. Mùa chín của các loại quả là thức ăn của pha sâu non và diễn  biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.16. Mùa chín của các loại quả là thức ăn của pha sâu non và diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 111)
Hình 3.19. Diễn biến số lượng trung bình trong ba năm của trưởng thành  ruồi đục quả  Phương Đông B - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.19. Diễn biến số lượng trung bình trong ba năm của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 115)
Hình 3.20.  Diễn biến số lượng trung bình của trưởng thành ruồi đục quả  Phương Đông B - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.20. Diễn biến số lượng trung bình của trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 116)
Hình 3.21. Số lượng trung bình trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.21. Số lượng trung bình trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông B (Trang 117)
Hình 3.22. Diễn biến số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ lệ - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.22. Diễn biến số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy dẫn dụ và tỷ lệ (Trang 121)
Hình 3.23. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm năm - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.23. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm năm (Trang 123)
Hình 3.24. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.24. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí (Trang 123)
Hình 3.25. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm năm - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.25. Trưởng thành ruồi đục quả vào bẫy dẫn dụ ở thí nghiệm năm (Trang 124)
Hình 3.26. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại trong các công thức thí nghiệm năm - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.26. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại trong các công thức thí nghiệm năm (Trang 125)
Hình 3. 27. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3. 27. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm năm (Trang 126)
Hình 3.28. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.28. Tỷ lệ quả đào mèo bị hại tại các công thức thí nghiệm (Trang 126)
Hình 3.29. Tỷ lệ số lượng ruồi trưởng thành đã vào bẫy dẫn dụ ở các  công thức thí nghiệm trong ba năm (Mộc Châu, Sơn La, 2010-2012) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Hình 3.29. Tỷ lệ số lượng ruồi trưởng thành đã vào bẫy dẫn dụ ở các công thức thí nghiệm trong ba năm (Mộc Châu, Sơn La, 2010-2012) (Trang 127)
Bảng 3. Diện tích một số loại cây ăn quả  phổ biến tại huyện Mộc Châu (Sơn La,  2010-2012) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3. Diện tích một số loại cây ăn quả phổ biến tại huyện Mộc Châu (Sơn La, 2010-2012) (Trang 154)
Bảng 4.  Phân  bố trồng  Đào tại  một  số địa  điểm  thuộc huyện  Mộc Châu  (Sơn  La,  2010-2012) - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học chủ yếu của loài ruồi đục quả phương đôngđông Bactrocera dorsalis Hendel hại cây ăn quả và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp ở Mộc Châu, Sơn La (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 4. Phân bố trồng Đào tại một số địa điểm thuộc huyện Mộc Châu (Sơn La, 2010-2012) (Trang 155)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w