1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập chuyên sâu về phát triển xã hội

14 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 225 KB

Nội dung

NỘI DUNG ĐỀ TÀI: BÀI TẬP CHUYÊN SÂU VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI “Dựa vào số liệu của Việt Nam trên các báo cáo Human Development Report và World Development Report hãy nhận xét những thay đổi trong HDI, Gini, tỷ lệ nghèo của Việt Nam.” I. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HUMAN DEVERLOPMENT INDEX – HDI 1. Lý luận: Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990. Hiện nay chỉ số HDI được Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá tiến bộ trong sự phát triển con người ở các nước trên thế giới. HDI đo thành tựu trung bình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển, đó là: - Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ lúc sinh. - Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đến trường. - Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính bằng đôla Mỹ (USD). Ở Việt Nam, chỉ số HDI được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996, căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số 1989. Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần: tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Công thức xác định các chỉ số này như sau: a) Chỉ số tuổi thọ: Chỉ số tuổi thọ Tuổi thọ thực tế - Tuổi thọ tối thiểu Tuổi thọ tối đa - Tuổi thọ tối thiểu b) Chỉ số giáo dục: 1 Chỉ số giáo dục 2 * Tỷ lệ biết chữ + Tỷ lệ đến trường 3 c) Chỉ số thu nhập Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau: Chỉ số thu nhập = Chỉ số tuổi thọ + Chỉ số giáo dục + Chỉ số thu nhập 3 Các giá trị biên (tối đa - max và tối thiểu - min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/ người thực tế theo PPP là giá trị quốc tế, được áp dụng chung cho tất cả các nước. Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI Chỉ tiêu Max Min Tuổi thọ (năm) 85 25 Tỷ lệ (người lớn) biết chữ (%) 100 0 Tỷ lệ đến trường (hay Tỷ lệ nhập học các cấp) (%) 100 0 GDP thực tế/ người (PPP. USD) 40.000 100 Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có được chỉ số HDI theo công thức sau: HDI = log (Thu nhập thực tế) - log (Thu nhập tối thiểu) log (Thu nhập tối đa) - log (Thu nhập tối thiểu) Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000, trong đó 1,000 là cao nhất, là đích vươn tới, còn 0,000 là thấp nhất.Trên cơ sở giá trị này, Cơ quan báo cáo con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia các nước trên thế giới thành 3 nhóm như sau: + Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499. + Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799. + Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000. Việc đánh giá chỉ số HDI cho thấy, quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách của nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên. Như vậy thách thức đặt ra với mỗi quốc gia trên toàn thế giới là phải tìm ra những giải pháp để rút ngắn khoảng cách về HDI nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của mỗi người dân trong xã hội. 2. Xu hướng chỉ số phát triển con người ở Việt Nam trong thời gian gần đây: 2 Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt là trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người. Ta có thể xem xét bảng số liệu sau: Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 Tuổi thọ bình quân 68,2 68,6 69,0 70,5 70,8 73,7 74,3 Tỷ lệ biết chữ 93,4 92,7 90,3 90,3 90,3 90,3 90,3 Tỷ lệ đến trường 67,0 64,0 64,0 64,0 63,0 63,9 62,3 GDP/đầu người 1.996 2.070 2.300 2.490 2.745 3.071 2.600 Chỉ số HDI 0,688 0,688 0,691 0.704 0,709 0,733 0,725 Xếp hạng HDI 109/173 109/175 112/162 108/175 109/177 105/177 116/182 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm) Dựa vào số liệu trên chúng ta có thể đánh giá một số điểm cơ bản về quá trình phát triển con người ở Việt Nam trong thời gian qua như sau: - Về tuổi thọ: xu hướng tăng tuổi thọ thể hiện liên tục qua các năm, mạnh nhất là giai đoạn 2004- 2005 khi chỉ trong vòng 1 năm tuổi thọ bình quân tăng thêm 2,9 năm. Điều này cho thấy trong những năm qua các chương trình, chính sách về y tế để chăm lo sức khỏe cho cộng đồng đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực. Các chương trình tiêm chủng quốc gia, thực hiện chi trả BHYT, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ,… được chú trọng triển khai đến từng địa phương, đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ y tế. Các chương trình hướng dẫn chăm sóc sức khỏe được tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên báo đài giúp mỗi người hiểu được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển nên bữa ăn hàng ngày của người dân cũng được chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn. Tất cả các yếu tố này cùng tác động tổng hợp làm cho tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng cao trên bản đồ thế giới. - Về giáo dục: có sự phát triển không tốt nếu không muốn nói là đang đi thụt lùi khi tỷ lệ đến trường và tỷ lệ biết chữ ngày càng giảm. Thực tế trong những năm qua Chính Phủ luôn chú trọng cải cách chương trình giáo dục, tăng cường phổ cập đến các đối tượng không có điều kiện đến trường, mở thêm nhiều trường lớp, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa để mọi người dân đều có cơ hội học tập nâng cao trình độ. Thế nhưng các thống kê trên lại cho thấy những nỗ lực của chúng ta dường như chưa mang lại kết quả tương xứng. - Về thu nhập: Mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Việt Nam tăng từ 1996 USD/người năm 2000 lên 2.600 USD/người năm 2007, trước đó thời điểm năm 2005 chúng ta đã đạt đến mức 3.071 USD/người. Điều này cho thấy tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam tăng lên đáng kể trong giai đoạn mà tỷ lệ tăng dân số ở mức bình quân mỗi năm 1,2%-1,3%. Đây là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế. Tuy vậy trong khi sự phân hóa giàu nghèo 3 ngày càng tăng giữa các tầng lớp dân cư thì chỉ số GDP bình quân trên đầu người cũng chưa cho thấy được thực sự thu nhập của đại bộ phận người dân đã được cải thiện hay chưa. 3. Nhận xét: Những thay đổi tích cực trong chỉ số HDI của Việt Nam phản ánh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển chủ chốt như mức sống, y tế, giáo dục. Giá trị HDI tăng từ 0,688 năm 2000 lên 0,733 vào năm 2006, đến năm 2007 sụt giảm nhẹ còn 0,725 chủ yếu do sự ảnh hưởng của yếu tố giáo dục. Theo đánh giá của UNDP, trong những năm qua Việt Nam được coi như một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người. Điều này khẳng định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hướng vào sự phát triển xã hội, sự phát triển con người, phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong khi HDI của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể thì thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng theo chỉ số HDI lại bị sụt giảm. Cụ thể chúng ta đã để vuột mất thứ hạng 105 (vị trí tốt nhất đã đạt được) vào năm 2005 và rơi xuống hạng 116 ở bảng tổng sắp mới nhất. Nhìn tổng thể qua một thời kỳ từ năm 2000-2007 ta cũng thấy Việt Nam hầu như chưa có sự chuyển biến tốt trên bảng xếp hạng. Nguyên nhân là do trong khi chúng ta nỗ lực phát triển thì các nước trên thế gới cũng nỗ lực không kém và có vẻ như họ đã đạt được kết quả tốt hơn chúng ta. Có thể xem xét chỉ số HDI của Việt Nam so với một số nước láng giềng quen thuộc: Bảng số liệu HDI của Việt Nam và một số quốc gia lân cận Quốc gia 1990 1995 2000 2005 2007 Xếp hạng năm 2007 Malaysia 0.737 0.767 0.797 0.821 0.829 66 Thái Lan 0.706 0.727 0.753 0.777 0.783 87 Trung Quốc 0.608 0.657 0.719 0.756 0.772 92 Việt Nam 0.599 0.647 0.688 0,733 0.725 116 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm) Như vậy, trong 17 năm qua (từ 1990-2007) HDI của nước ta về giá trị đã tăng lên được 0,126 (tức 21,03%), song về thứ hạng, nước ta vẫn ở tốp các nước sau thứ 100, thuộc tốp sau của nhóm có HDI trung bình và chưa có dấu hiệu cải thiện. Malaysia là nước đang phát triển và cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng vị trí của họ trên bảng xếp hạng là 66 cho thấy mức sống của người dân nước này tốt hơn Việt Nam như thế nào. Thực tế cho thấy, HDI của nước ta đang ở tình trạng có các chỉ số thành phần vận động không đều: Chỉ số tuổi thọ phát triển tốt, chỉ số kinh tế có tăng lên lẫn giảm xuống còn chỉ số giáo dục hầu như là giảm liên tục. Vấn đề đặt ra là cần nhận diện được động thái HDI giai đoạn vừa qua về giá trị và thứ hạng, về từng chỉ số kinh tế, giáo dục, y tế, tuổi thọ. Do đó trong thời gian tới Việt Nam cần chú ý phát 4 triển đồng đều tất cả các mặt cấu thành của HDI. Hiện tại chỉ số kinh tế có khả năng tăng nhanh nhất, song cần chú ý đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, đặc biệt là vấn đề việc làm và môi trường. Chỉ số giáo dục có thể tăng được với những nỗ lực lớn, song cần chú ý đến chất lượng giáo dục đang có chiều hướng suy giảm. II. HỆ SỐ GINI 1. Lý luận: Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý Corrado Gini và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang tên "Variabilità e mutabilità". Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối. Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập). Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm. Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng. Tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy, hệ số Gini mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối thu nhập, trong một số trường hợp, chưa đánh giá được các vấn đề cụ thể. Tính hệ số Gini: Khi có số liệu thống kê về mức thu nhập của người dân một nước cụ thể, ta có thể tính hệ số Gini của quốc gia này theo các bước sau: - Bước 1: Xếp dân số theo thứ tự thu nhập tăng dần. - Bước 2: Chia dân số thành năm nhóm đặt tên tương ứng với thu nhập: nghèo nhất, nghèo, trung bình, khá, giàu. - Bước 3: Tính thu nhập từng nhóm và tính tỷ lệ thu nhập của nhóm so với thu nhập cả nước. - Bước 4: Tính phần trăm thu nhập tích lũy (cộng dồn) của từng nhóm tương ứng với phần trăm dân số tích lũy. 5 - Bước 5: Vẽ đường biểu diễn các kết hợp giữa dân số tích lũy và thu nhập tích lũy (Vẽ đường cong Lorenz) Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm (1,1). Nó không thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối. Một đường Lorenz điển hình là đường lõm hướng về gốc (0,0). Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao. - Bước 6: Tính hệ số Gini: Hệ số Gini chính là tỷ lệ diện tích hình lưỡi liềm được giới hạn bởi đường chéo 0E và đường cong Lorenz so với diện tích hình tam giác vuông có cạnh huyền là đường 0E. 2. Xu hướng hệ số Gini của Việt Nam: Khi tình hình kinh tế của một quốc gia ngày càng phát triển thì ngoài những lợi ích mà quốc gia đó đạt được thì họ còn phải gánh chịu những hệ lụy đi kèm, khoảng cách giàu nghèo hay sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là một trong những hậu quả đó. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung trên. Chúng ta hãy xem xét hệ số Gini của Việt Nam trong những năm qua để có sự nhìn nhận cơ bản về những tác động của sự phát triển kinh tế đến sự bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cư. Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 1998-2007 Năm 1998 2002 2004 2007 Hệ số Gini 0.361 0.370 0.344 0.378 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm) 6 So với cách đây hơn 10 năm chỉ số Gini của Việt Nam hầu như không có biến động mạnh, từ mức 0.361 năm 1998 lên mức 0.378 vào năm 2007. Tuy nhiên trong thời gian qua có những thời điểm chúng ta đã có những bước tiến đáng kể khi chỉ số Gini giảm từ mức 0.37 ở năm 2002 xuống còn 0.344 vào năm 2004, nhưng rất tiếc chúng ta đã không giữ được sự ổn định và để chỉ số này quay về cao hơn mức ban đầu. 3. Nhận xét: Hệ số Gini là chỉ tiêu kinh tế đo lường sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các nhóm người có thu nhập khác nhau trong nền kinh tế. Từ đó chúng ta nhìn nhận ra nhiều vấn đề khác về mặt xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Với chỉ số Gini còn ở mức dưới 0.4 sau nhiều năm đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa thì Việt Nam được đánh giá là khá thành công khi vẫn giữ được khoảng cách giàu-nghèo ở mức chấp nhận được, hay đảm bảo sự phát triển nền kinh tế bền vững. Xã hội cần có động lực để phát triển, khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Vấn đề của mỗi nước là làm sao để điều này không quá lớn nhằm tránh ảnh hưởng đến những mục tiêu chung, chẳng hạn không làm cho những người nghèo tự ti và cảm thấy bị bỏ rơi, không có một nhóm dân chúng vì quá nghèo làm tăng cao các tệ nạn xã hội,… đồng thời tạo ra diện mạo đồng đều cho sự phát triển của cả nước. Hình dạng địa lý Việt Nam nằm trãi dài qua nhiều vùng miền với những đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên khá khác biệt kéo theo mức sống người dân có sự chênh lệch lớn. Điều này cùng với sự tăng tốc của phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp trong thời gian qua là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch về thu nhập trong dân chúng. Hiểu được điều này nên cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Chính Phủ luôn chú trọng quan tâm đến tầng lớp dân cư kém phát triển hơn thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, các dự án phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng cụm dân cư vượt lũ, hình thành các làng nghề và vùng chuyên canh trồng trọt để người dân an tâm sinh sống và có nguồn vốn làm kinh tế nâng cao thu nhập. Song song đó vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng thông qua chương trình “bê tông hóa nông thôn” xây dựng các tuyến giao thông mới đến những khu vực chưa có đường xá đi lại hoặc trãi nhựa các đường giao thông hiện hữu để người dân di chuyển dễ dàng diễn ra khá rầm rộ trong những năm gần đây. Điều này không chỉ rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các khu vực mà còn rút ngắn được khoảng cách kinh tế giữa nông thôn với thành thị, hai thành phần chính trong sự chênh lệch về mức thu nhập. Các yếu tố trên và nhiều vấn đề khác nữa đã và đang góp phần làm cho chỉ số Gini của Việt Nam ở mức thấp. Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu chung của tất cả các nước trên thế giới, trong đó rút ngắn khoảng cách giàu nghèo là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam là nước Xã Hội Chủ Nghĩa thì vấn đề đặt ra càng cấp thiết để đảm bảo sự công bằng xã hội. Tuy nhiên vấn đề hạn chế sự tăng trưởng của hệ số Gini không phải quốc gia nào cũng làm được. Chúng ta xem xét chỉ số Gini của một số quốc gia đang phát triển lân cận: 7 Bảng hệ số Gini của Việt Nam và một số nước lân cận Năm 1997 1998 2000 2001 2002 2004 2007 Malaysia 0,492 - - - - - 0,379 Thái Lan - 0,414 0,432 - 0,420 - 0,425 Trung Quốc - 0,403 - 0,447 - 0,469 0,415 Việt Nam - 0.361 - - 0.370 0.344 0.378 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sự phát triển ấn tượng của Malaysia trong thời gian qua, chỉ trong vòng 10 năm hệ số Gini của quốc gia này đã giảm 0,113 đơn vị, tương đương tỷ lệ giảm 22,97%. Trong khi đó các nước Trung Quốc và Thái Lan có giữ được ổn định và thậm chí giảm nhưng không đáng kể. Xét về hệ số Gini các nước này đều cao hơn Việt Nam nên ta có thể nhận định rằng ở Việt Nam có sự bình đẳng về thu nhập hơn. Tuy nhiên nhìn theo xu hướng chúng ta sẽ thấy các nước đang giảm dần trong khi chúng ta lại đang tăng dần, và liệu như với tốc độ giảm của Malaysia trong vài năm nữa thì chúng ta có còn thấp hơn? Ngoài ra, xét về kinh tế các nước này đều có những điểm mạnh lẫn những điểm yếu hơn so với Việt Nam, tuy nhiên về đặc điểm kinh tế và con người thì khá tương đồng và tất cả các nước này đều đang xếp trên Việt Nam rất nhiều trên bảng tổng sắp. Điều này buộc Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới để đảm bảo chúng ta đang đu đúng hướng và đi với tốc độ bằng với tốc độ của thế giới. III. TỶ LỆ NGHÈO: 1. Lý luận: Xây dưng và phát triển đất nước đó chính là đòi hỏi khách quan ở bất kỳ chế độ xã hội nào ở Quốc Gia. Đảng và Nhà nước ta đã định hướng rõ ràng mục tiêu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trước mắt chính đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng vế kinh tế và mục tiêu lâu dài là xây dựng đất nước phồn vinh. Qua các lần bổ sung từ các Hội nghị đại biểu toàn quốc, nhiều kỳ Đại hội Đảng, đến Đại hội Đảng lần thứ IX đã chính thức sử dụng cụm từ “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” trong cộng cuộc . Giàu là giàu cả về kinh tế, vật chất lẫn giàu về văn hoá, tinh thần. Dân giàu thì nước mới mạnh, …hằng năm Nhà nước ta điều đưa ra những phương hướng biện pháp để cải thiện chăm lo đời sống 8 nhân dân qua các chính sách chế độ y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… dựa trên các số liệu thống kê hằng năm, từng thời điểm cụ thể. Chỉ số nghèo đói con người là một dấu hiệu của đời sống ở một đất nước, là chỉ tiêu của tồ chức phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP). Đối với các nước phát triển cao, UNDP cho rằng chỉ tiêu này có thể phản ánh tốt mức độ thiếu thốn so với chỉ số phát triển con người (HPI). 2. Xu hướng Thay vì nghèo đo bằng thu nhập, HPI sử dụng các chỉ số về kích thước cơ bản nhất của sự tước đoạt: một cuộc sống ngắn, thiếu giáo dục cơ bản và thiếu tiếp cận với các nguồn lực công cộng và tư nhân. HPI tập trung vào những thiếu thốn trong ba yếu tố thiết yếu của đời sống con người đã được phản ánh trong HDI (chỉ số phát triển con người): tuổi thọ, kiến thức và một tiêu chuẩn sống đàng hoàng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam sử dụng công thức của HPI-1 là thước đo cho chỉ số HPI. Công thức tính: HPI-1 = P1: Xác suất khi sinh không còn sống sót đến tuổi 40 (thời gian 100) P2: tỷ lệ người lớn mù chữ. P3: trung bình của dân số không được tiếp cận với nguồn nước được cải thiện trẻ thiếu cân so với độ tuổi α: 3 Tỷ lệ nghèo phần nào thể hiện tình trạng kinh tế của mỗi quốc gia. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. Chương trình phát triển Liện Hợp Quốc (UNDP) cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả giảm tỷ lệ nghèo rất ấn tượng, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực. Bảng tổng hợp số liệu về tỷ lệ nghèo HPI-1 của Việt Nam qua báo cáo từ năm 2005 đến 2009: Chỉ tiêu Năm báo cáo Số liệu năm Năm báo cáo Số liệu năm Năm báo cáo Số liệu năm Năm báo cáo Số liệu năm Năm báo cáo Số liệu năm 2009 2007 2007- 2008 2005 2006 2004 2005 2003 2004 2002 Xếp hạng/Các nước đang phát triển 55/135 36/108 33/102 47/103 41/95 9 Giá trị HPI-1 (%) 12.4 15.2 15.7 21.2 20 Số lượng người sống sót đến tuổi 40 (% Trong nhóm) 5.8 2005- 2010 6.7 2000- 2005 9.4 2000- 2005 9.4 2000- 2005 10.7 2000- 2005 Tỷ lệ mù chữ ở người trưởng thành (%) 9.7 1997- 2007 9.7 1995- 2005 9.7 2004 9.7 2000- 2005 9.7 2002 Dân số không sử dụng nguồn nước được cải thiện (%) 8 2006 15 2004 15 2004 27 2003 23 2000 Trẻ em dưới trọng lượng tuổi (từ 5 tưởi trở xuống) (%) 25 2000- 2006 27 1996- 2005 28 1996- 2004 33 1995- 2003 33 1995- 2002 Tỷ lệ dân cư ở mức nghè khó, thu nhập 1.25$/ngày (%) 21.5 2000- 2007 17.7 1990- 2002 Tỷ lệ dân cư ở mức nghè khó, thu nhập 2$/ngày (%) 48.4 2000- 2007 63.7 1990- 2002 Mức nghèo khó Quốc gia 28.9 2000- 2006 28.9 1990- 2004 28.9 1990- 2003 50.9 1990- 2002 50.9 1990- 2001 HPI-1 xếp hạng nghèo nàng thu nhập -13 -5 (Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP các năm) Tổng quát chỉ số HPI-1 của Việt Nam giảm đáng kể từ năm 2002 đến năm 2007, giảm 7.6% (từ 20% xuống còn 12.4%). Các yếu tố tác động làm giảm đáng kể chỉ số HPI-1 này là: - Thứ nhất: Tỷ trọng tỷ lệ nghèo giảm rất nhiều từ 10.7% năm 2002 xuống còn 5.8% năm 2007 (giảm 4.9%) Một trong những chương trình hành động của UNDP tại Việt Nam là sau một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đang đứng trước thách thức phải duy trì những thành tựu đầy ấn tượng về giảm nghèo. Điều đó đòi hỏi khắc phục tình trạng bất bình đẳng và tập trung hỗ trợ người nghèo đang bị tách biệt với đà tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn giải quyết những vấn đề được đặt ra bởi nhu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. UNDP đang hỗ trợ Chính Phủ trong việc phát triển năng lực nhằm theo dõi và phân tích tình hình nghèo đói và gợi ý các giải pháp xóa đói giảm nghèo. UNDP hợp tác với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo ở cấp cơ sở, trao quyền cho các cộng đồng địa phương và chai sẽ bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước để có thể nhân rộng tại Việt Nam. 10 [...]... tuy có giảm nhưng chưa thật sự hiệu quả, vì đời sống kinh tế Việt Nam tại những vùng sâu, vùng xa, miền núi, đời sống kinh tế còn rất khó khăn do chưa phát triển về kinh tế, bên cạnh đó thiên tai lũ lụt hằng năm, thiếu điều kiện được đến trường, tiếp cận xã hội phát triển là những nguyên nhân làm trẻ trậm phát triển về nhận thức cũng như thể trạng Và chính tỉ lệ này đã góp phần ảnh hưởng đến tỷ lệ HPI-1... hợp với sự phát triển chung của cả nước và hoà nhập với thế giới Số trẻ em trong độ tuổi mà không được đến trường ngày càng giảm, và các em này vẫn còn rất nhiều cơ hội về sau để học tập, phấn đấu vươn lên Bác Hồ nói:“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Thực hiện lời dạy của Người, đất nước ta đã và đang xây dựng một xã hội học tập Ở đó mọi người được tạo điều kiện và cố gắng phấn đấu học tập thường... chất lượng giáo dục cơ sở ở nước ta còn thấp, khiến số người mù chữ tiếp tục tăng cao Mù chữ gắn liền 11 với các thách thức xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng về thu nhập, không tôn trọng quyền con người và người nghèo bị gạt ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội - Thứ ba: Mức sống hợp lý – thiếu tiếp cận với những điều kiện kinh tế chung được đo bằng trung bình không trọng số của... 2010 xuống dưới 15% Trong những tháng đầu năm 2010, công tác XĐGN đã được chú trọng thực hiện, tập trung mạnh vào các nội dung: Tín dụng ưu đãi hộ nghèo, dạy nghề cho người nghèo, đào tạo cán bộ giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt 12 khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế và nâng cao nhận thức pháp luật… Người nghèo - với vai trò là đối tượng thụ... các biện pháp chương trình hành động về y tế, văn hóa, gió dục, Và vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của UNDP chính là giúp người nghèo có được cuộc sống tốt đẹp hơn IV ĐÁNH GIÁ CHUNG HDI, Gini và tỷ lệ nghèo đo lường ba vấn đề riêng biệt nhưng lại có sự quan hệ mật thiết với nhau Các yếu tố phát triển kinh tế, sự đầu tư cho giáo dục và y tế và chính sách xã hội của một quốc gia sẽ đồng loạt ảnh... công việc 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Các báo cáo phát triển con người của UNDP từ năm 2002 đến năm 2009 2 Trang web Bách khoa toàn thư – vi.wikipedia.org 3 Trang web- www.xaluan.com 4 Trang web của Ngân hàng thế giới - http://data.worldbank.org 5 Bài “Chú trọng công bằng xã hội của Giảng viên Lê Minh Tiến - Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng 6 Bài “Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam” của GS.TSKH...Theo số liệu của Humam Development Report ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn... án Quốc gia được triển khai với mục tiêu tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi lúc, mọi nơi Từ đó đến nay, mỗi năm cả nước huy động được hàng vạn người đến các lớp học xóa mù chữ, hàng triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng Các... tính toán về xác suất khi sinh không còn sống sót đến tuổi 40 (% trong nhóm), 20052010 là 5.8% - Thứ hai: Kiến thức- bị loại ra ngoài thế giới đọc và viết được đo bằng tỷ lệ mù chữ của người trưởng thành Tỷ lệ người dân còn thiếu kỹ năng biết chữ tuổi trưởng thành từ năm 2002 đến năm 2007 là vẫn giữ nguyên ở con số là 9,7% Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, với nhận thức mới về xoá mù... vấn đề được đề cập Theo đó khi kinh tế phát triển đi kèm với các chính sách xã hội được duy trì đều đặn và có hiệu quả thì đời sống của mọi đối tượng dân cư đều được nâng lên, tức tỷ lệ nghèo giảm hay yếu tố GDP/đầu người tăng lên Điều này tác động làm cho chỉ số giáo dục và tuổi thọ tăng theo do khi người dân có điều kiện kinh tế họ sẽ chú trọng hơn đến các vấn đề về học vấn và sức khỏe,… Khi các vấn . đang phát triển về khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người. Điều này khẳng định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hướng vào sự phát triển xã hội, sự phát triển. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: BÀI TẬP CHUYÊN SÂU VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI “Dựa vào số liệu của Việt Nam trên các báo cáo Human Development Report và. vùng sâu, vùng xa, miền núi, đời sống kinh tế còn rất khó khăn do chưa phát triển về kinh tế, bên cạnh đó thiên tai lũ lụt hằng năm, thiếu điều kiện được đến trường, tiếp cận xã hội phát triển

Ngày đăng: 15/10/2014, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w