1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông

92 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 6. Thời gian và địa bàn nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.2.2. Nhận thức bản thân 25 1.2.3. Mối liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân [12, tr 14- 15] 29 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT 35 VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 35 2.1. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu 35 2.2. Quy trình thu thập dữ liệu 38 2.3. Những thống kê sơ bộ 38 2.4. Phân tích kết quả nghiên cứu 41 2.4.1. Hiện tượng bị bắt nạt qua thang đo bắt nạt 41 2.4.2. Nhận thức bản thân qua thang đo CATS 57 Biểu đồ 2.15. Điểm trung bình thang đo bắt nạt tổng và nhận thức tổng 66 2.4.3. Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 Thang đo bắt nạt 87 Thang đo nhận thức bản thân 87 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT 35 VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 35 Biểu đồ 2.15. Điểm trung bình thang đo bắt nạt tổng và nhận thức tổng 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 DANH SÁCH BẢNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT 35 VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 35 Biểu đồ 2.15. Điểm trung bình thang đo bắt nạt tổng và nhận thức tổng 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt nạt là hành vi cố ý gây tổn thương về mặt tinh thần hay thể xác diễn ra trong một mối quan hệ. Bắt nạt được xem là vấn đề nghiêm trọng về mặt cá nhân, xã hội và học đường, ảnh hưởng tới số lượng không nhỏ học sinh. Hiện tượng bắt nạt có thể khiến môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh. Bắt nạt cũng có thể có những hậu quả lâu dài, cho cả nạn nhân (học sinh bị bắt nạt) và thủ phạm (học sinh đi bắt nạt). Ở độ tuổi từ 9 đến dậy thì, nhận thức phát triển mạnh mẽ và phân thành hai loại chính là nhận thức tích cực và nhận thức tiêu cực ngày càng rõ rệt (Harter, 1990). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên hệ rõ rệt giữa việc bị bắt nạt và sự phát triển của các mẫu nhận thức tiêu cực về bản thân ở độ tuổi 9 đến dậy thì (ví dụ như nghiên cứu của Cole, Maxwell, Dukewich, & Yosick, 2010 trên trẻ em Mỹ; nghiên cứu của Phạm Thị Ánh & Nguyên Thị Si, 2011 trên trẻ em Việt Nam). Tuy vậy chưa có nghiên cứu về mối liên hệ này ở vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là lứa tuổi sau dậy thì (khoảng 15 đến 18 tuổi). Nhận thức bản thân có thể được định nghĩa là một hệ thống phức tạp, năng động, có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được. Ví dụ một đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tự làm được gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủ nhận những gì mình làm được. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bị bắt nạt có mối quan hệ chặt chẽ tới nhiều loại hình nhận thức khác nhau. Cụ thể là, bắt nạt có liên hệ với những sự gán ghép tiêu cực đối với nạn nhân của nó. Khi một đứa trẻ bị trêu chọc, và thủ phạm liên tục dùng những lời lẽ hoặc ám chỉ nạn nhân như là một kẻ xấu xa, yếu, điên, hâm, đần độn, ngu dốt, ngớ ngẩn v.v, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cách nạn nhân nhìn nhận về chính bản thân mình. Trong trường hợp 1 này, nhận thức tiêu cực sẽ tăng lên và nhận thức tích cực giảm xuống. Các kết quả nghiên cứu cắt dọc hoặc cắt ngang (dài hạn) đều chứng minh mối liên hệ trên là đúng (Callaghan and Joseph, 1995; Neary & Joseph, 1994; Graham and Juvonen, 1998) [12, tr. 5]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh thực trạng trẻ bị bắt nạt cũng như những hậu quả tiêu cực của nó. Còn ở Việt Nam, gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về rất nhiều trường hợp những học sinh bị bạn bè cùng trang lứa đánh đập hành hung như báo Dân trí (dantri.com.vn) ngày 01/04/2009 có bài viết “Bị đánh tập thể, một nữ sinh ngất xỉu”. Không chỉ đơn thuần bắt nạt, đánh đập, hành hung bạn mà những kẻ bắt nạt còn quay lại những hình ảnh bắt nạt để tung lên mạng, ngày 12/03/2010 có bài viết: “Thêm một clip học sinh bị bạn hành hung dã man”, “Sốc với clip nữ sinh đánh đập xé áo bạn trên phố”. Học sinh bị bắt nạt có thể hình thành ý định trả thù, và khi trả thù thì rất khốc liệt, đã để lại những hậu quả đáng tiếc như trên trang Pháp luật của báo Tiền phong (tienphong.vn) ngày 23/02/2008 có đưa vụ án “Học sinh lớp 12 nhờ côn đồ đâm chết bạn học”; trên báo điện tử VnExpress - tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 30/09/2009 có bài viết “Học sinh đâm chết bạn vì bị bắt nạt”; trên báo vtc (vtc.vn) ngày 02/09/2010 cũng có bài viết tương tự “Bị bắt nạt, nữ sinh lớp 10 rút dao đâm chết bạn”. Hình thức bắt nạt rất đa dạng, ngoài những hành vi đánh đập, hành hung mà còn có rất nhiều hình thức bắt nạt khác như tẩy chay, cô lập, nói xấu sau lưng, lấy trộm đồ hay bóc lột tiền bạc và tài sản của người bị bắt nạt. Trên báo Dân trí (dantri.com.vn) ngày 03/05/2011 có bài viết về việc con bị trấn lột cả năm mà bố mẹ không biết. Còn rất nhiều thông tin khác từ nhiều nguồn khác nhau, đều cho thấy một thực tế là học sinh bị bắt nạt và sự nhận thức về việc đó chưa tốt nên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trước thực tế đó, Bộ giáo dục đã yêu cầu các Sở 2 báo cáo về bạo lực học đường. Trên báo Dân trí thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu rằng: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo Dân trí tôi thực sự rất choáng và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo dục này… Tôi rất sốt ruột và đã yêu cầu Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cần điều tra ngay xem ở trường nào và nhờ công an vào cuộc” [12, tr.5]. Thông qua một vài dẫn chứng được nêu ở trên, có thể nói, bắt nạt đã và đang là vấn đề nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và xã hội. Với những lí do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu hiện trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa. 2.2. Tìm hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đo nhận thức. 2.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông. 2.4. Đưa ra một số khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần - tâm lý trẻ em trong trường học. 3. Giả thuyết nghiên cứu 3.1. Hiện tượng học sinh bị bắt nạt có tồn tại ở học sinh trung học phổ thông và dưới các hình thức khác nhau. 3.2. Việc bị bắt nạt có liên quan một cách có ý nghĩa với nhận thức tiêu cực về bản thân. 3.3. Có sự khác nhau về hiện tượng bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữa các cấp học, các lớp học, các trường học, vùng miền khác nhau 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ở học sinh, bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt và nhận thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận thức. 4.2. Dùng Thang đo bắt nạt của các tác giả Mynard và Joseph và thang đo nhận thức bản thân ở trẻ em (CATS) để điều tra trên 393 học sinh trung học phổ thông. 4.3. Tập hợp và xử lý số liệu dùng phần mềm SPSS, từ đó phân tích kết quả nghiên cứu. 4.4. Đưa ra những khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa hiện tượng bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông. 5.2. Khách thể nghiên cứu: 393 học sinh từ 3 trường trung học phổ thông. - Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội -Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội -Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. 6. Thời gian và địa bàn nghiên cứu 6.1. Thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2011. 6.2. Địa điểm: Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội; Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội; Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. 4 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu sẵn có từ các giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học, các luận văn, luận án, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thang đo bắt nạt của Mynard và Joseph (2000), thang đo nhận thức CATS (Children’s Automatic Thoughts Scale) của Schniering và Rapee (2002). 7.2.1. Để đo mức độ bị bắt nạt ở học sinh, tác giả dùng thang đo của Mynard và Joseph (2000). Thang đo này được dịch ra tiếng Việt bởi một người Việt giỏi tiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởi một người Mỹ giỏi tiếng Việt. Một số câu trong bảng hỏi như “Bảo bạn khác không chơi với tôi nữa”, hay “Nói xấu tôi với người khác”, hay “Đấm tôi” (xem phụ lục) mô tả những hành vi bắt nạt. Phương án trả lời bao gồm 4 mức độ, tương ứng với điểm đánh giá thang 4 là: 0 = "Không bao giờ", 1= "Đôi khi", 2 = "Thường xuyên", 3 = "Luôn luôn". Phiên bản mà tác giả sử dụng để phân tích bao gồm 20 câu, bao trùm 4 lĩnh vực : (1) Bắt nạt về các mối quan hệ; (2) Bắt nạt về thể chất/cơ thể; (3) Bắt nạt về sở hữu; (4) Bắt nạt về giá trị, hay hạ thấp giá trị nạn nhân. Trong nghiên cứu này, hệ số alpha Cronbach cho toàn bộ thang đo 20 câu là 0.825, ở mức rất phù hợp, cho thấy thang đo này có đủ độ tin cậy để đo hiện tượng trẻ bị bắt nạt. 7.2.2. Thang đo suy nghĩ tự động ở trẻ em (The Children's Automatic Thoughts Scales - CATS) của các tác giả Shniering và Rapee (2002) là một bảng hỏi tự thuật được thiết kế nhằm mục đích đánh giá nhận thức tiêu cực về bản thân ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thang đo này cũng được dịch ra tiếng Việt bởi một người Việt giỏi tiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởi một người Mỹ giỏi tiếng Việt. Thang đo yêu cầu trẻ đánh giá mức độ thường 5 xuyên (tần suất) những suy nghĩ trong tuần qua. Phiên bản mà tác giả sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 40 câu. Phương án trả lời cho mỗi câu bao gồm: 0=Hoàn toàn không, 1=Thỉnh thoảng, 2=Khá thường xuyên, 3=Thường xuyên, 4=Luôn luôn). Thang đo CATS tính điểm toàn bộ thang đo cũng như từng lĩnh vực nhận thức. Có 4 tiểu thang đo là: (1) Những đe dọa cá nhân; (2) Những đe dọa từ xã hội hoặc từ môi trường bên ngoài; (3) Những thất bại của bản thân và (4) Những ý định thù địch. Trong nghiên cứu này, hệ số alpha Cronbach của toàn bộ bảng hỏi 40 câu là 0.942, cho thấy độ tin cậy phù hợp của bảng hỏi. 7.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phần mềm SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình còn dùng ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm. Đồng thời sử dụng tương quan (correlations) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Nêu được mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt, các tiểu thang đo bắt nạt với thang đo nhận thức tiêu cực ở bản thân và các tiểu thang đo nhận thức. - Nêu được sự khác biệt về bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữa các cấp học, các lớp học, các vùng miền, các trường học khác nhau. - Đưa ra được tỉ lệ học sinh bị bắt nạt ở từng hình thức, ở từng mức độ và tỉ lệ học sinh có nhận thức tiêu cực ở từng lĩnh vực. - Cuối cùng, đưa ra được những khuyến nghị trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường. 9. Kế hoạch nghiên cứu Dự kiến đề tài được thực hiện trong vòng 9 tháng kể từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. 6 Nội dung công việc Thời gian dự kiến Nghiên cứu lý luận: - Thu thập các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án có liên quan đến hiện tượng bắt nạt ở học sinh. - Nghiên cứu các tư liệu sách giáo trình, sách tham khảo và tư liệu điện tử về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Từ 05/ 09/ 2010 đến 30/ 12/ 2010. Xây dựng đề cương khóa luận và viết chương cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Từ 05/ 01/ 2011 đến 15/ 02/ 2011. Phát phiếu điều tra (bảng hỏi về bắt nạt và nhận thức bản thân) Từ 16/ 02/ 2011 đến 28/ 02/ 2011. Nhập số liệu và xử lý số liệu Từ 01/ 03/ 2011 đến 10/ 03/ 2011. Phân tích số liệu, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hợp lý. Từ 11/ 03/ 2011 đến 25/ 03 / 2011 Hoàn thiện đề tài và viết khóa luận Từ 26/ 03/ 2011 đến 10/ 05/ 2011. Chuẩn bị báo cáo và trả lời phản biện 11/ 05/ 2011 đến 30/ 05/ 2011 10. Cấu trúc của khóa luận 1. Mở đầu 2. Chương 1: Cơ sở lý luận 7 [...]... trong đó việc bị bạn khác thường xuyên trêu chọc, bắt nạt có thể dẫn tới nhận thức tiêu cực về bản thân ở học sinh [19] 1.2 Bắt nạt và nhận thức bản thân 1.2.1 Bắt nạt và bị bắt nạt Bị người khác bắt nạt xảy ra với tất cả mọi người ít nhất là một lần trong cuộc đời Và việc bắt nạt ở tuổi học trò là chuyện xảy ra thường xuyên Hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt đang được quan tâm nhiều hơn bởi trẻ em ngày... trạng bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh 4 Chương 3: Một số biện pháp giáo dục cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nâng cao nhận thức bản thân ở học sinh 5 Kết luận và khuyến nghị 6 Tài liệu tham khảo 7 Phụ lục 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ... Milich, và Harris (2007) đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều của bắt nạt bạn cùng lứa tới mẫu nhận thức bản thân hoặc quá trình nhận thức có liên quan tới việc bị bắt nạt Hoglund và Leadbeater (2007) nghiên cứu mức độ trong đó nhận thức tiêu cực về người khác có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bắt nạt và trầm cảm, lo âu ở mẫu học sinh lớp 6 và 7 Do sai lệch về nhận thức, một số học sinh có thể bắt nạt bạn... liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân [12, tr 14-15] Bắt nạt và nhận thức về bản thân đã được các nghiên cứu chứng minh là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Các nghiên cứu chỉ ra rằng bắt nạt liên quan tới giá trị bản thân nói chung, nhiều lĩnh vực của khả năng mà trẻ tự nhận thức Gibb, Benas, Crossett, và Uhrlass (2007) đã thực hiện nghiên cứu hồi tưởng ở những người lớn trẻ tuổi, tập trung vào... trình hoạt động học tập và lao động Vì vậy mà khả năng tư duy logic và khả năng nhận thức của các em học sinh trung học phổ thông cũng cao hơn học sinh tiểu học và trung học cơ sở Tóm lại, ở tuổi thanh niên, các em học sinh đã đạt đến mức trưởng thành về cơ thể Các em có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối, rất khỏe mạnh và đẹp Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự phát... và nhận thức ở nạn nhân, như cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin Tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh ngày càng là vấn đề bức xúc của xã hội, nên được nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu Từ việc phát hiện ra những hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt đã khiến cho các nhà tâm lý học và giáo dục học nhận thấy cần tìm ra những nguyên nhân gây ra hiện tượng bắt nạt, từ... ngăn chặn bắt nạt trong học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Là một phần trong sáng kiến của chính phủ, chương trình này sẽ được phổ biến cho tất cả các trường công lập ở Na Uy Hiện tại một số lượng lớn các trường học ở Mỹ đang sử dụng chương trình này Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình này đã đem lại kết quả tích cực như số lượng học sinh bắt nạt và bị bắt nạt giảm rõ rệt (30-50%),... các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng Trong các quan hệ đó người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người “chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới học sinh cuối trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống đó là phải chuẩn bị. .. sử bị bạn bè bắt nạt và ứng xử không tốt của bố mẹ vào các triệu chứng trầm cảm hiện tại Họ cũng kiểm tra liệu nhận thức tích cực và tiêu cực có vai trò trong các mối quan hệ này hay không Các tác giả tìm ra rằng mức độ cao của nhận thức tiêu cực và mức độ thấp của nhận thức tích cực giải thích cho phần đáng kể của mối quan hệ giữa các báo cáo về bị bạn cùng lứa bắt nạt và các triệu chứng trầm cảm hiện. .. định nghĩa nhận thức là một hệ thống phức tạp, năng động và có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được Ví dụ một đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tự làm được gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủ nhận những gì mình làm được 1.2.2.2 Nhận thức bản thân 25 Nhận thức bản thân là khả năng phản ánh hiện thực khách quan (lời . giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ở học sinh, bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt và nhận thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận. cực ở bản thân, trong đó việc bị bạn khác thường xuyên trêu chọc, bắt nạt có thể dẫn tới nhận thức tiêu cực về bản thân ở học sinh [19]. 1.2. Bắt nạt và nhận thức bản thân 1.2.1. Bắt nạt và bị. 9 1.2.2. Nhận thức bản thân 25 1.2.3. Mối liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân [12, tr 14- 15] 29 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT 35 VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 35 2.1.

Ngày đăng: 15/10/2014, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. D. Olweus (1978). Gây hấn trong trường học: những kẻ bắt nạt và những cậu bé chuyên gây rối. Washington, D.C.: Hemisphere (Wiley) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gây hấn trong trường học: những kẻ bắt nạt và những cậu bé chuyên gây rối
Tác giả: D. Olweus
Năm: 1978
2. D. Olweus (1993). Bắt nạt trong trường học: Chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì. Oxford: Blackwell Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắt nạt trong trường học: Chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì
Tác giả: D. Olweus
Năm: 1993
3. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009 ), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tâm lý học giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
4. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009 ), Tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tâm lý học phát triển
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
5. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh (2009). Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
6. N. Đ. Lêvitốp (1972). Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học Sư phạm
Tác giả: N. Đ. Lêvitốp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1972
7. Ngô Giang Nam (2009). Hình thành kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho học sinh trung học phổ thông qua môn đạo đức lớp 2. Tạp chí giáo dục, số 206 kì 2 tháng 1 năm 2009, tr 50 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho học sinh trung học phổ thông qua môn đạo đức lớp 2
Tác giả: Ngô Giang Nam
Năm: 2009
8. Nguyễn Minh Hằng (2003). Một số đặc điểm tâm lý ở trẻ em có cha mẹ ly hôn. Tạp chí Tâm lý học, tháng 2 - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tâm lý ở trẻ em có cha mẹ ly hôn
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Năm: 2003
9. Nguyễn Văn Tường (2010). Nghiên cứu về bạo lực học đường. Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về bạo lực học đường
Tác giả: Nguyễn Văn Tường
Năm: 2010
10. Nguyễn Văn Tường (2010). Tâm lý học nhận thức. Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhận thức
Tác giả: Nguyễn Văn Tường
Năm: 2010
11. Nông Thị Ngọc (2010). Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của học sinh trung học phổ thông hiện nay.Khóa luận tốt nghiệp, ngành sư phạm lịch sử, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của học sinh trung học phổ thông hiện nay
Tác giả: Nông Thị Ngọc
Năm: 2010
12. Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si (2010). Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh. Nghiên cứu khoa học sinh viên, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh
Tác giả: Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si
Năm: 2010
13. PTS. Vũ Dũng .Tâm lý tuổi vị thành niên. Tạp chí tâm lý học, số 4, 1998, tr 17- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý tuổi vị thành niên
14. Trần Ngọc Khuê (1998). Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Tạp chí xã hội học, tr.438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Ngọc Khuê
Năm: 1998
15. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2009). Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông. Tạp chí tâm lý học số 11(128), 11-2009. Số đặc biệt nhân thành lập Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông
Tác giả: Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole
Năm: 2009
16. Vũ Thị Cúc. Một số đặc điểm của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Tạp chí Gia đình và trẻ em, kỳ I, tháng 5/2007,tr 18.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
17. Callaghan, S., & Joseph, S. (1995). Self-concept and peer victimization among school children. Personality and Individual Difference Vol. 18, No. 1, 161-163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Self-concept and peer victimization among school children
Tác giả: Callaghan, S., & Joseph, S
Năm: 1995
18. Card, N. A., & Hodges, E. V. (2008). Peer victimization among school children: correlations, causes, consequences, and consideration in assessment and intervention. School psychology quartely Vol.23, No.4, 451-461 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peer victimization among school children: correlations, causes, consequences, and consideration in assessment and intervention
Tác giả: Card, N. A., & Hodges, E. V
Năm: 2008
19. Cole, D. A., Maxwell, M. A., Dukewich, T. L., & Yosick, R. (2010) . Targeted peer victimization and the construction of positive and negative self- cognitions: Connections to depressive symptoms in children. Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology, 39, 3, 421–435 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Targeted peer victimization and the construction of positive and negative self-cognitions: Connections to depressive symptoms in children
20. Diamanduros, T., Downs, E., & Jenkins, S. J. (2008). The role of school psychologists in the assessment, prevention, and intervention of cyberbullying.Psychology in Schools Vol. 45(8), 693-704 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of school psychologists in the assessment, prevention, and intervention of cyberbullying
Tác giả: Diamanduros, T., Downs, E., & Jenkins, S. J
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.  Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau (Trang 42)
Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực (Trang 43)
Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 45)
Bảng số liệu 2.4 cho ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên và luôn luôn bị  bắt nạt về các mối quan hệ chiếm khoảng từ 0.9% đến 7.7% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng s ố liệu 2.4 cho ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về các mối quan hệ chiếm khoảng từ 0.9% đến 7.7% (Trang 46)
Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 46)
Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 47)
Bảng 2.5 cho ta thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về thể  chất chiếm tỉ lệ khoảng từ 1.3%  đến 6.1% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.5 cho ta thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về thể chất chiếm tỉ lệ khoảng từ 1.3% đến 6.1% (Trang 47)
Bảng 2.6 cho thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về sở hữu  chiếm tỉ lệ từ 0.6% đến 5.1% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.6 cho thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về sở hữu chiếm tỉ lệ từ 0.6% đến 5.1% (Trang 48)
Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ (Trang 51)
Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và  các hình thức bắt nạt ở các khối lớp. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp (Trang 53)
Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường (Trang 54)
Bảng 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường (Trang 55)
Bảng 2.12 cho thấy, điểm trung bình bắt nạt tổng ở học sinh thành phố lớn  hơn ở học sinh nông thôn - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.12 cho thấy, điểm trung bình bắt nạt tổng ở học sinh thành phố lớn hơn ở học sinh nông thôn (Trang 57)
Bảng 2.14.  Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.14. Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt (Trang 59)
Bảng 2.15. Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm%) - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.15. Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm%) (Trang 60)
Bảng 2.16. Nhận thức về những thất bại của bản thân (Số lượng và tỉ lệ phần trăm) - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.16. Nhận thức về những thất bại của bản thân (Số lượng và tỉ lệ phần trăm) (Trang 61)
Bảng 2.17. Nhận thức về những mối đe dọa từ xã hội  hoặc môi trường xung quanh - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.17. Nhận thức về những mối đe dọa từ xã hội hoặc môi trường xung quanh (Trang 63)
Bảng 2.18. Nhận thức về những mối đe dọa về thể chất (Số lượng và Tỉ lệ phần trăm) - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.18. Nhận thức về những mối đe dọa về thể chất (Số lượng và Tỉ lệ phần trăm) (Trang 64)
Bảng 2.18 cho thấy, những ý nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện trong đầu các  em, có 3.8 % các em thường xuyên hoặc luôn luôn cho rằng  “Có vấn đề gì đó - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.18 cho thấy, những ý nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện trong đầu các em, có 3.8 % các em thường xuyên hoặc luôn luôn cho rằng “Có vấn đề gì đó (Trang 65)
Bảng 2.20. Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.20. Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức (Trang 66)
Bảng 2.21. Sự khác nhau về nhận thức của 3 khối lớp ở các nhóm nhận thức. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.21. Sự khác nhau về nhận thức của 3 khối lớp ở các nhóm nhận thức (Trang 68)
Bảng 2.22 cho thấy trường trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng  có nhận thức tiêu cực cao nhất ở hầu hết các nhóm nhận thức do bắt nạt gây nên - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.22 cho thấy trường trung học phổ thông dân lập Đinh Tiên Hoàng có nhận thức tiêu cực cao nhất ở hầu hết các nhóm nhận thức do bắt nạt gây nên (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w