CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT
2.4. Phân tích kết quả nghiên cứu
2.4.1. Hiện tượng bị bắt nạt qua thang đo bắt nạt
Biểu đồ 2.6 : Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở 4 mức độ.
21.12
7.89
Biểu đồ 2.6 cho thấy, số em thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất một hình thức bắt nạt là 21.12%. Tức là cứ 100 em thì có khoảng 22 em bị bắt nạt, các em không bị bắt nạt ở lĩnh vực này thì sẽ bị bắt nạt ở lĩnh vực khác. Đây là con số bất ngờ và đáng lo ngại, không ai nghĩ rằng số lượng học sinh trung học phổ thông bị bắt nạt lại lớn như vậy. Số em học sinh bị cả 4 hình thức bắt nạt thì thấp hơn, chỉ có 1.02%, tức cứ 100 em thì sẽ có khoảng 2 em bị cả 4 hình thức bắt nạt. Những em học sinh này phải chịu quá nhiều sự bắt nạt về cả tinh thần và thể chất. Mặc dù là con số nhỏ nhưng cũng là điều đáng phải lưu tâm bởi ảnh hưởng để lại về tâm lý, về sức khỏe khi các em bị bắt nạt không phải nhỏ. Phân tích từng lĩnh vực mà học sinh trung học phổ thông bị bắt nạt sẽ giúp làm sáng rừ hơn thực trạng và tớnh chất mà học sinh trung học phổ thụng bị bạn bố bắt nạt hiện nay.
2.4.1.2. Bị bắt nạt về các mối quan hệ
Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về các mối quan hệ.
Mức độ Không bao giờ
Đôi khi Thường xuyên
Luôn luôn
SL % SL % SL % SL %
Cố tình làm cho em gặp rắc rối với bạn bè của mình
281 71.5 102 26 5 1.3 5 1.3
Bảo bạn khác không chơi với em nữa
348 85.3 41 10.4 2 0.6 2 0.6
2.29 1.02
Nói xấu sau lưng em với người khác
184 46.8 179 45.5 12 3.1 18 4.6 Cố tình làm cho bạn bè chống
đối em
342 90 32 8.1 5 1.3 2 0.6
Khiến người khác không nói chuyện với em
349 88.7 41 10.4 2 0.6 1 0.3
Bảng số liệu 2.4 cho ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về các mối quan hệ chiếm khoảng từ 0.9% đến 7.7%. Tỉ lệ này dao động khá lớn, như vậy cũng cho thấy có rất nhiều hình thức bắt nạt về các mối quan hệ, và mỗi hình thức lại có tác động tiêu cực tới người bị bắt nạt khác nhau nên tỉ lệ trẻ thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt của mỗi hình thức cũng khác nhau.
Trong một số hình thức kể trên thì hình thức bắt nạt bằng việc nói xấu sau lưng với những người khác chiểm tỉ lệ lớn nhất. Điều đó có nghĩa là hình thức bắt nạt người khác bằng việc nói xấu sau lưng họ được kẻ đi bắt nạt sử dụng nhiều nhất trong tất cả các hình thức bắt nạt về mối quan hệ. Ở học sinh trung học phổ thông, các em rất coi trọng tình bạn, nhu cầu giao tiếp của các em với các bạn đồng lứa tăng lên[4, tr. 213]. Phải chăng đây là phương thức vừa dễ thực hiện, lại hiệu quả, khiến cho những học sinh bị bắt nạt có những lo lắng khi thấy những người khác nhìn mình, lo rằng họ đang nói xấu mình, lo lắng những mối quan hệ của các em bị rạn nứt, đặc biệt là quan hệ bạn bè, các em lo lắng không còn bạn bè, không còn ai tâm sự và chơi cùng…
2.4.1.3. Bị bắt nạt về thể chất
Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về thể chất.
Mức độ
Hình thức
Không bao
giờ Đôi khi Thường
xuyên
Luôn luôn
SL % SL % SL % SL %
Đấm em 267 67.9 102 26 20 5.1 4 1
Đá em 283 72 90 22.9 14 3.6 6 1.6
Làm em bị thương 340 86.5 48 12.2 5 1.3 0 0
Đánh em 338 86 48 12.2 6 1.5 1 0.3
Đẩy em 268 68.2 108 27.5 14 3.6 3 0.8
Bảng 2.5 cho ta thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về thể chất chiếm tỉ lệ khoảng từ 1.3% đến 6.1%. Có 1.3% các em thường xuyên bị làm bị thương, có 6,1% các em thường xuyên hoặc luôn luôn bị đấm, 5.2% các em thường xuyên hoặc luôn luôn bị đá. Đây thực ra là những hành vi bạo lực, gây hấn trong học đường. Hình thức bắt nạt về thể chất dễ thấy và phát hiện nhất, và cũng có thể gây những hậu quả tai hại về thể chất cho các em. Đây là độ tuổi thể lực đã phát triển hoàn thiện nhất, nên các em có dư thừa sức mạnh để có thể làm bị thương những người yếu hơn. Đôi khi những cú đấm, đá… được các em coi là đùa nhưng không may có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Con người sinh ra, ai cũng mong muốn có được thân thể khỏe mạnh. Thật đáng trách khi chỉ vì sự giận dữ nhất thời mà dẫn đến việc làm tổn thương người khác.
2.4.1.4. Bị bắt nạt về sở hữu
Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về sở hữu.
Mức độ Không bao giờ
Đôi khi Thường xuyên
Luôn luôn
SL % SL % SL % SL %
Lấy cái gì của em mà em không cho
237 60.3 136 34.6 9 2.3 11 2.8 Cố tình làm hỏng đồ của em 321 81.7 66 6.8 5 1.3 1 0.3
Lấy trộm đồ của em 354 90 32 8.1 5 1.3 2 0.6
Làm bẩn quần áo của em bằng cách nào đó
287 72.9 102 26 3 0.9 1 0.3
Cố ý làm hỏng đồ của em 342 86.9 49 2.5 2 0.6 0 0
Bảng 2.6 cho thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về sở hữu chiếm tỉ lệ từ 0.6% đến 5.1%. Bắt nạt về sở hữu có vẻ như ít nghiêm trọng hơn hai hình thức bắt nạt trên, nhưng nó cũng gây nhưng những phiền toái cho các em, khi các em bị chiếm đồ dùng, bị bôi bẩn quần áo, thậm chí nặng hơn như trấn lột tiền hoặc tài sản. Hiện tượng trấn lột cũng phổ biến trong học sinh và gây sợ hãi cho không ít em, nguy hiểm hơn nếu ai không cho hoặc chống cự thì kẻ trấn lột (thường là những em học sinh lớp trên, có sức khỏe và có
“đồng bọn”) hăm dọa, hành hung, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần học tập của các em. Hơn ai hết, bản thân mỗi học sinh cũng cần cảnh giác cao độ, tránh đi lại một mình ở nơi vắng vẻ. Nếu bị đe dọa, trấn lột nên sớm báo với gia đình, công an khu vực để kịp ngăn chặn.
2.4.1.5. Bị bắt nạt về giá trị nhân phẩm
Bảng 2.7. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về giá trị nhân phẩm.
Mức độ Câu hỏi
Không bao
giờ Đôi khi Thường
xuyên
Luôn luôn
SL % SL % SL % SL %
Bàn tán về gia đình em 337 85.7 53 13.4 1 0.3 2 0.6 Nói rằng em không thể chơi
với họ
363 92.3 26 6.5 1 0.3 3 0.9 Nói với em rằng em ngu ngốc 283 72 98 25 8 2 4 1 Từ chối không nói chuyện với
em
320 81.4 68 17.3 1 0.3 4 1
Nhổ nước bọt vào em 385 98 7 1.8 1 0.3 0 0
Ở lứa tuổi này các em đang được hoàn thiện về nhân cách và phẩm chất vì vậy mà bắt nạt về giá trị phẩm chất con người của các em cũng đươc những “kẻ đi bắt nạt” lựa chọn. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy, tỉ lệ các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt giá trị nhân phẩm từ khoảng 0.3% đến 3%. Tỉ lệ các em
thường xuyên và luôn luôn bị nói rằng “em là đồ ngu ngốc” chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bản thân mỗi chúng ta, khi nhận được những lời khích lệ sẽ có xu hướng nỗ lực, cố gắng, phấn đấu để có thể làm được tốt hơn, nhưng nếu thường xuyên hoặc luôn luôn bị mọi người cho rằng mình là đồ ngốc, sẽ khiến chúng ta nản lòng, không muốn cố gắng nữa, bởi có cố gắng nữa thì kết quả cũng không được thừa nhận. Điều đó quả thực có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến các em, các em cảm thấy mặc cảm, tự ti, thiếu cố gắng…Ngoài ra, những hình thức xúc phạm khác đối với nạn nhân như cho rằng nạn nhân ngu ngốc, không thèm nói chuyện, hay nói là không thể chơi cũng sẽ khiến các em bị bắt nạt khó chịu, đau khổ.
Những kẻ bắt nạt có thể vì ghanh tị với bạn học giỏi, được thầy cô giáo quý mến nên đã bắt nạt giá trị nhân phẩm của bạn bằng những lời xúc phạm như “trông ăn mặc kì dị giống dở hơi, hâm hấp, điên khùng…” hay “ đúng là đồ đầu to, mắt cận”, “đầu thì to nhưng óc bằng quả nho”…
2.4.1.6. So sánh giữa các hình thức bắt nạt
Biểu đồ 2.7 . Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở các hình thức khác nhau
Nhìn vào biểu đồ 2.7 và qua những phân tích ở trên ta thấy, bị bắt nạt về thể chất (Bắt nạt về cơ thể) và bắt nạt về các mối quan hệ chiếm tỉ lệ các em thường xuyên và luôn luôn là cao hơn cả. Vì vậy chúng ta có thể phát hiện ra các
9.92 9.67
7.38
5.34
em bị bắt nạt dễ dàng nhất và nhiều nhầt khi thấy các em không có nhiều bạn bè, không được chơi cùng các bạn, hay ngồi 1 mình, thấy trên người các em có vết bầm tím, quần áo xộc xệch, nhàu nát, lấm lem… thì đó chính là biểu hiện của các em bị bắt nạt. Tuy nhiên cũng không thể không quan tâm đến những trường hợp mà các em bị bắt nạt về sở hữu và giá trị nhân phẩm, mặc dù biểu hiện của 2 hỡnh thức bắt nạt này khụng được rừ ràng, nhưng bằng cỏch quan tõm, gần gũi, hỏi chuyện, tâm sự với các em thì cũng sẽ phát hiện ra những học sinh bị bắt nạt ở 2 hình thức này mà sẽ có những biện pháp giúp đỡ các em về mặt tinh thần.
2.4.1.7. So sánh bắt nạt ở nam và nữ
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ phần trăm bắt nạt ở nam và nữ về từng lĩnh vực bắt nạt.
Nhìn vào biểu đồ 2.8 ta thấy, tỉ lệ phần trăm học sinh nam thường xuyên hoặc luôn luôn bị bắt nạt nhiều hơn nữ ở tất cả các hình thức bắt nạt. Có 10.75%
số học sinh nam , 9.18% số học sinh nữ bị bắt nạt về các mối quan hệ tức là cứ 100 học sinh nam thì có khoảng 11 em học sinh nam bị bắt nạt về các mối quan hệ, cứ 100 em học sinh nữ thì có khoảng 10 em học sinh nữ bị bắt nạt về các mối quan hệ. Điều đó cho thấy về hình thức bắt nạt quan hệ thì ở nam và nữ có số lượng học sinh bị bắt nạt tương đương nhau. Có 13.98% số học sinh nam, 5.8%
số học sinh nữ bị bắt nạt về cơ thể (bắt nạt về thể chất). Tức là cứ 100 học sinh nam sẽ có khoảng 14 em học sinh bị bắt nạt về thân thể, cứ 100 em học sinh nữ
10.75 9.18
13.98
5.8
9.69 5.31
5.91 4.83
thì cơ khoảng 6 em học sinh bị bắt nạt về thân thể. Số lượng học sinh nam bị bắt nạt về thân thể nhiều gấp hơn 2 lần số học sinh nữ. Có nghĩa là học sinh nữ vì được coi là phái yếu nên cũng ít bị kẻ đi bắt nạt dùng đến bạo lực. Có 9.69% số học sinh nam, 5.31% học sinh nữ bị bắt nạt về sở hữu. Tức là cứ 100 em học sinh nam có khoảng 10 em học sinh nam và cứ 100 em học sinh nữ có khoảng 6 em học sinh nữ bị bắt nạt về sở hữu. Có 5.91% số học sinh nam, 4.83 số học sinh nữ bị bắt nạt về giá trị nhân phẩm. Tức là cứ 100 em học sinh nam hoặc nữ sẽ có khoảng 6 em học sinh nam hoặc 5 em học sinh nữ bị bắt nạt về giá trị nhân phẩm.
Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ.
Hình thức bắt nạt Nam Nữ Chỉ số p
Bắt nạt tổng 5.28 4.42 0.076
Bắt nạt về quan hệ 1.29 1.47 0.296
Bắt nạt về cơ thể 1.76 1.12 0.01
Bắt nạt về sở hữu 1.45 1 0.03
Bắt nạt về giá trị nhân phẩm
0.77 0.83 0.635
Nhìn vào bảng trên, ta thấy hiện tượng bắt nạt nhìn chung ở nam phổ biến hơn ở nữ. Điều này có thể nói lên rằng hiện tượng bắt nạt, đặc biệt là hiện tượng bắt nạt cơ thể ở nữ không nhiều hơn ở nam (1.12<1.76), thực tế là gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về các học sinh nữ đánh nhau đã làm xôn xao dư luận, giống như hiệu ứng đám đông khiến chúng ta lầm tưởng rằng các em học sinh nữ ngày nay còn “ngổ ngáo”, “đầu gấu” hơn các em học sinh nam. Nhưng điều đó đã được nghiên cứu này chứng minh là hoàn toàn không đúng. Có thể trước đây hiện tượng đánh nhau ở học sinh nữ vẫn diễn ra
nhưng không có các phương tiện thu phát hình dễ dàng như ngày nay khi mà có 9/10 em học sinh có điện thoại di động có đầy đủ các chức năng quay phim, chụp ảnh. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ có cảm giác là hiện tượng bắt nạt ở các học sinh nữ ngày nay phổ biến hơn trước, nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về vấn đề này.
Biểu đồ 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ.
Nhìn chung có sự khác biệt về hiện tượng bắt nạt ở nam và nữ. Nhìn vào biểu đồ 2.9, xét tổng thể và xét về tất cả các hình thức bắt nạt thì hiện tượng bắt nạt ở nam vẫn phổ biến hơn. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở hình thức bắt nạt về cơ thể và bắt nạt về sở hữu (p < 0.05), nghĩa là ở nam, hiện tượng bắt nạt về cơ thể và bắt nạt về sở hữu nhiều hơn ở nữ. Còn điểm trung bình chung về bắt nạt tổng ở nam lớn hơn ở nữ cho ta thấy ở nam có vẻ bị bắt nạt nhiều hơn ở nữ nhưng chỉ số p của bắt nạt tổng là 0.076 > 0.05 cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghĩa là các em nam có thể bị bắt nạt nhiều hơn ở lĩnh vực này nhưng ở lĩnh vực khác thì các em học sinh nữ lại bị bắt nạt nhiều hơn. Và trong trường hợp bắt nạt về giá trị và bắt nạt bắt nạt về quan hệ ở nữ có điểm trung bình cao hơn ở nam nhưng chỉ số p > 0.05 nên sự khác biệt tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là ở nữ hiện tượng bắt nạt về giá trị nhân phẩm và bắt nạt về quan hệ nhiều hơn ở nam. Điều đó cũng dễ hiểu bởi các em nữ thường “mồm mép” và
“chua ngoa” hơn các em học sinh nam. Đặc biệt, ở các học sinh nữ do sự trưởng thành sớm nên nhu cầu tình bạn thân mật xuất hiện sớm hơn và yêu cầu về tình bạn cao hơn ở các em học sinh nam. Vì vậy các em học sinh nữ thường có cảm xúc tiêu cực hơn các em học sinh nam khi có bất đồng xảy ra. Các em nam không quan tâm đến những bất đồng như là những gì đe dọa tình bạn của họ, mà khi xung đột các em thường yêu cầu nhau làm cái gì đó nhiều hơn[4, tr.236]. Lợi dụng đặc điểm tâm lý đó mà các em học sinh nữ thường hay nói xấu sau lưng, hay bàn tán về bạn mình, tất cả những điều đó đều đạt mục đích làm phá vỡ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp của các em bị bắt nạt, khiến các em không còn bạn bè, bị cô lập, bị bạn bè xa lánh, dè bỉu.
2.4.1.8. So sánh hiện tượng bắt nạt giữa các khối lớp
Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp.
Hình thức bắt nạt Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chỉ số p
Bắt nạt tổng 4.48 4.65 6.06 0.58
Bắt nạt về quan hệ 1.21 1.47 1.6 0.196
Bắt nạt về cơ thể 1.35 1.2 2.06 0.09
Bắt nạt về sở hữu 1.2 1.18 1.32 0.822
Bắt nạt về giá trị nhân phẩm 0.7 0.79 1.07 0.105
Biểu đồ 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp.
Nhìn vào bảng 2.9 và biểu đồ 2.10, ta thấy nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa hiện tượng bắt nạt ở các khối lớp vì điểm trung bình khác nhau không nhiều và hệ số p > 0.05 cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên xét về tổng thể những con số này cũng đáng để chúng ta lưu tâm vì dường như hiện tượng bắt nạt ngày càng diễn ra nhiều hơn khi các em học lên lớp cao hơn. Điều này đi ngược với suy nghĩ của chúng ta khi chúng ta cho rằng khi lên lớp cao hơn, sự hiểu biết của các em nhiều hơn, các em chín chắn hơn, trưởng thành hơn, có nhận thức cao hơn khiến cho hiện tượng bắt nạt sẽ giảm.
2.4.1.9. So sánh hiện tượng bắt nạt giữa các trường
Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường.
Hình thức bắt nạt THPT Thuận Thành số I
THPT Tây Hồ
THPT Đinh Tiên Hoàng
Chỉ số p
Bắt nạt tổng 4.72 4.98 4.7 0.88
Bắt nạt về quan hệ 1.24 1.53 1.36 0.353
Bắt nạt về cơ thể 1.6 1.43 1.18 0.238
Bắt nạt về sở hữu 1.07 1.21 1.37 0.29
Bắt nạt về giá trị nhân phẩm 0.81 0.8 0.8 0.999
Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy, không có sự khác nhau giữa hiện tượng bắt nạt ở các trường vì điểm trung bình khác nhau không nhiều và chỉ số p > 0.05.
Tuy nhiên những con số này cũng nói lên được rằng không nên có định kiến với học sinh của các trường dân lập, đặc biệt là học sinh trường dân lập có nhiều học sinh cá biệt như Đinh Tiên Hoàng. Không hoàn toàn tất cả các em học sinh học ở các trường này đều là những học sinh nghịch ngợm, không biết phải trái, đúng sai, hay là những kẻ đi phá rối, bắt nạt những người khác. Những em học sinh như vậy chỉ là thiểu số, không thể cào bằng tất cả mà làm tổn thương những em học sinh vốn ngoan ngoãn nhưng không may mắn, không đủ thông minh, hoặc